.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 

 

Những nạn nhân gián tiếp

  • PSN - 14.07.2009 | DĐPNBN-II | Chung

Các em thân thương!

Những ngày qua, với những gì xảy đến cho Bát Nhã, đã cuốn hết tâm trí tôi về vùng Cao ngyên đó, nơi có gần 400 tu sĩ trẻ đang bị cô lập, triệt đường điện, nước và lương thực, bị khủng bố, áp lực tinh thần ngày đêm, tôi thương quí Thầy, các chú, các cô bao nhiêu  thì tôi nghĩ nhiều về một Tăng thân trẻ hơn tuy rằng số lượng chỉ hơn 150 em thuộc thế hệ 9X, các em cũng đang gián tiếp chịu chung một kiếp nạn, các em có mặt ở khắp các xã nhưng chủ yếu vẫn là Đ’ramb’ri rồi đến Bảo Lâm và Bảo Lộc.

Tôi được nghe một Thầy kể chuyện về các em ‘’thời điểm đó Thầy chỉ là môt sư chú‘’ Thầy kể cho tôi nghe về những buổi tổ chức sinh hoạt chơi vui cùng các em, hướng dẫn các em tu tập, kèm cặp các em về văn hóa, cầm tay dắt các em đi thiền hành, thầy đưa cho tôi xem những tấm hình chụp chung với các em, có những cảnh các em đang dành nhau để được đứng gần các Thầy, các Cô để chụp, có cái thì em này níu áo, em kia ôm tay, thật là dễ thương và thân tình, Thầy cho tôi biết: tất cả những điều gì các em gặp phải trong gia đình hay ngoài xã hội, ở nhà trường mà đã làm cho các em buồn, giận hoặc khó giải quyết, các em đều tìm đến các thầy, cô để tâm  sự, để tìm sự vỗ về, chia sẻ và lời khuyên .Thầy cũng nói: Sự trong sáng, vô tư, và tình yêu thương, sự tin tưởng của các em vào các Thầy các Cô, nó nuôi dưỡng Thầy rất nhiều.

Tôi biết rằng trong những ngày qua là những thử thách cực kỳ to lớn trong mỗi em, các em bức xúc, hoang mang, các em mất phương hướng vì những gì đang diễn ra trước mắt các em, các em không thể hiểu được như thế nào cả. Các em đã đặt biết bao câu hỏi: Nguyên nhân nào? Vì sao? đâu là sự thật? Và các em bất lực trong việc  đi tìm lời giải đáp thỏa đáng. Lâu nay với các em: Bát Nhã chỉ có một, Chùa Bát Nhã và tu viện Bát Nhã là một, quí Thầy lớn, các Thầy các Cô trẻ, các em đều kính trọng và yêu thương như nhau, mặc dầu các Thầy Cô trẻ các em gần gủi hơn.

Các em đang bị tổn thương tinh thần, tình cảm một cách trầm trọng. Điều tôi lo sợ nhất là: những dấu ấn của ngày này sẽ nghi đậm trong tim của các em, sẽ rất khó phai nhòa, và sẽ bám theo các em cho đến khi trưởng thành và đi vào cuộc đời, những tổn thương này nơi các em nếu không được tháo gỡ, chuyển hóa, sẻ có ảnh hưởng thật lớn tới tâm tư tình cảm và lối hành xử của các em sau này. Biết hiện cảnh các em đang lạc lỏng, hoang mang, dao động khổ sở như thế, nhưng cũng thật khó để giải thích như thế nào cho các em hiểu, vì vấn đề thật tế nhị không khéo lại làm tổn thương thêm cho các em, nên tôi cứ chần chờ cho tới hôm nay.

Tôi quyết định giới thiệu cho các em quen biết hai người chị, khi các em đọc hết tâm sự của hai chị này rồi, tôi tin rằng: tự mỗi em sẽ có câu trả lời cho riêng mình.


Các em hãy làm quen với chị Tâm Khánh Nguyện trước nhé, chị Nguyện ở thật xa, cách chúng ta hơn 1000 cây số, chị đang ở Hà nội nhưng trái tim của chị cũng đang hướng về Bát Nhã thân yêu, chị Khánh Nguyện chỉ nghe nói về Bát Nhã nên để thực chứng, chị đã làm một chuyến đi, một mình khăn gói đến Bát Nhã, và chỉ có mươi ngày ở trong lòng Bát Nhã, sống thật sự với Bát Nhã chị chuyên tâm thực tập, chị đã cảm nhận Bát Nhã đã là máu, là thịt của mình, chị đã thật sự sống trong cái gọi là tình người mà lâu nay chị nghĩ rằng chỉ có trong sách vở, các em hãy theo dõi cảm nhận của chị :

‘’…Những ưu tư lo buồn bỗng nhiên như rơi mất ở phía sau. Sau những buổi thực tập, như thể tôi như trẻ ra, những hạt giống yêu thương và vui tươi nó được gieo dần gieo dần vào tôi mỗi lần như thế… Bát Nhã ơi, không yêu thương em làm sao được, khi em cho tôi nhiều đến thế. Em rộng lòng lắm em cứ cho và cho thôi, em cho mắt tôi thêm sáng, cho nụ cười tôi thêm tươi, em cũng lấy của tôi nhiều lắm, em lấy đi bao tủi hờn, buồn giận, những buồn đau đã kết thành đá tảng, thành nhà ngục nhốt kín tâm hồn tôi suốt mười mấy năm trời, em yêu tôi bằng tình yêu trời biển, bằng sự tươi mới tinh khiết của thiên nhiên, bằng tình người thắm đượm cái chất tinh ấy, tôi đi khắp nơi để tìm kiếm, để rồi thấy được tận mắt ở đây, những gì mình nghĩ chỉ có trong sách vở…’’

Các em thương, chị Nguyện của các em, đã có nhiều khổ đau mà lâu nay đã phải nhốt kín tận đ‎áy lòng, và niềm đau lâu ngày đã kết thành đá tảng, nhưng chỉ có mươi ngày ngắn ngủi, sống hết mình, thực tập hết lòng với một pháp môn tu tập đúng, với tình yêu to lớn rọi chiếu vào, và ngục tù đã được phá tan, đá tảng cũng đã mềm chảy.


Người thứ hai tôi muốn giới thiệu với các em: chị Chi Mai, chị ở Sài Gòn, có thể vì thời điểm chị muốn tìm hiểu pháp môn của Làng Mai, thì các thầy giáo thọ của Làng Mai đã phải rời  khỏi Việt Nam, nhưng lúc ấy lại có khóa tu ở bên Thái Lan ‘’Để có một tương lai’’ dành cho thanh niên Đông Nam Á và chỉ có 7 ngày ngắn ngủi, chị và một cô em họ đã lặn lội qua Thái Lan để tham dự, chúng ta nghe tâm sự của chị khi chị nói chuyện với cô em, những gì chị chuyển hóa được qua sự tu tập.

‘’…Chị nhớ mình đã được đọc những cuốn sách rất hay do nhà xuất bản Trí Việt phát hành: ’Dám mơ ước’, ’Dám thành công’, ‘Dám thất bại’, ‘Dám đương đầu’, ‘Dám tha thứ’, và chị thấy chị em mình đang viết lên những trang sách rất đặc biệt, tựa đề cuốn sách ấy là: ’Dám yêu thương’.  Bởi vì phương pháp chánh niệm mà các Thầy hướng dẫn luôn nhắc nhở chúng ta hãy thực tập nhìn sâu, hành động và bày tỏ tình thương với những người ta nghét bỏ và cả những người nghét bỏ ta. Để thương được một người khó thương thật chẳng dễ dàng chút nào, nên chị dùng tiếng: ‘dám’ và  khi thực tập chánh niệm chúng ta mới dám yêu thương được phải không em? Việc hiểu mô hình tâm lý đó  đã phần nào gíúp chị dễ dàng thông cảm và ôm ấp được cảm thọ của bản thân mình và cảm thọ của những người chung quanh.

Khi trở về lại Việt Nam, hai tuần sau chị đã thực tập và đã hòa giải được với mẹ hai của chị, chị đã tháo gở được tri giác sai lầm về chính bản thân mình và mẹ hai. Tri giác sai lầm đã tồn tại trong gia đình chị hơn 10 năm qua, và khiến cho mỗi thành viên phải chịu đựng đau khổ quá nhiều.

Ngày chị quyết định làm lành với mẹ hai, chị đã gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề thuyết phục bản thân mình, thỉnh thoảng có những lần nỗi tức giận của chị dành cho mẹ hai, lại trổi dậy, chỉ vì chị nghĩ đến một vài việc làm, một vài lời nói không lấy gì làm thiện cảm lắm của mẹ dành cho mình và cho mọi người, những lúc đó chị ngồi lại với bản thân, đề quán chiếu về nhũng khó khăn của mẹ hai, chị đã phải trải qua trong cuộc sống, rồi cả những hành động không đúng của mình dành cho mẹ, đôi khi chị khóc rất nhiều vì nhận ra bản thân mình quá vô tâm, không chịu hiểu khó khăn, mặc cảm, sợ hãi vì phải làm mẹ kế, hay những hạt giống tiêu cực đã vô tình bi gieo vào tiềm thức của mẹ hai chị trong quá khứ, để mẹ có những hành xử như hiện tại.’’

Các em thân thương, khi đọc những dòng tâm sự trên của chị Chi Mai các em nghĩ gì? Và chúng ta sẽ đọc tiếp nhưng gì chị nghĩ về hiện tình của Bát Nhã.

‘’…Chị tin rằng 200 người gây bạo động trên Bát Nhã kia cũng vậy không ai muốn gây khổ, không ai muốn làm tổn thương đến người anh em, đến đồng loại của mình đâu, và chúng ta thương Bát Nhã thì chúng ta cũng cần phải thương lấy họ, họ cũng là nạn nhân thôi, có thể họ là nạn nhân của tri giác sai lầm, hay của những thói quen tiêu cực trong quá khứ, hoặc là nạn nhân của một thành kiến sai lầm nào đó.’’

Chị tặng em một thông điệp của Sư Ông mà chị rất thích; ‘không có gì quí hơn tình huynh đệ’. Chúng ta sẽ thực tập sự vững chãi, thảnh thơi qua từng bước chân, từng hơi thở, để biết yêu bản thân mình, biết yêu thương nhau, biết yêu thương Bát Nhã, biết yêu thương 200 người gây bạo động kia nữa’’


Các em thương, qua tâm sự trên của hai chị: Nguyện và Mai mặc dầu đến với Pháp Môn của Làng Mai không bao lâu nhưng với sự hết lòng tu tập đã chuyển hóa được bản thân mình, gia đình của mình, đem lại tình yêu thương và sự an lạc, thật thần kỳ các em nhỉ.

Một pháp môn mà có thể giúp cho mọi người nhanh chóng và hết sức cụ thể, chuyển hóa được nỗi khổ, niềm đau, đem lại sự an lạc và giúp cho mọi người có một tình yêu thương lớn có thể ôm trọn không phân biệt: người ta ghét, hay người ghét ta. Những thực chứng, cụ thể như thế thì chúng ta có thể tin tưởng, nương tựa vào nó để tu tập không?

Tôi xin mượn lời kết của tâm sự chị Nguyện để làm lời cuối thư này,  tin rằng qua lá thư này mỗi em sẽ rút ra cho mình một nhận định đúng, và các em sẽ có lại bình an trong tâm hồn.

‘’…Cái nhắm vào, đâu phải Bát Nhã bên ngoài, Bát Nhã của tường gạch nhà cửa. Người ta muốn xóa bỏ hình ảnh  Bát Nhã, muốn lấy đi cái hồn của Bát Nhã, nhưng người ta đâu có biết rằng. Hồn Bát Nhã ở muôn nơi, hạt giống Bát Nhã đã được gởi về muôn nẽo, được nở hoa, trong tim của mỗi người.

 

Chung
Xuân Lộc-Đồng Nai.

Đây là ý kiến riêng của tác giả, không nhất thiết phản ánh chủ trương của Phù Sa.


PHÁP NẠN CHÙA BÁT NHÃ II rất mong đón nhận ở các bạn những: thư từ, ý kiến, nhận định, tường thuật, hình ảnh, âm thanh...  Mỗi tiếng nói là một viên gạch xây nền công lý nước nhà, và nhất là là góp phần quyết định cho sự sinh tồn của Tu viện Bát Nhã. Hãy gửi thư về chúng tôi qua địa chỉ: phusaonline@gmail.com Trân trọng cám ơn các bạn!


Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen!

ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

CHƯƠNG MỤC

PHẬT SỰ

PHÁP ĐÀM

VU LAN 2551

VESAK 2552 (2008)

VẤN ĐỀ GIÁO HỘI TN

ĐẠO BỤT HIỆN ĐẠI HÓA

THEO DẤU THIỀN SƯ 3 | 4 | 5 | 6

LIÊN MẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.