.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 

 

Việt Nam có biện pháp
đối với vị thiền sư thẳng thắn

  • PSN - 8.08.2009 | World - NZ Herald News | 4:00 AM thứ Ba 04 tháng Tám, 2009

“Vietnam moves on outspoken sage” là tựa đề của The New Zealand Herald News được nhiều tờ báo nỗi tiếng khác trích thuật và đăng tải rộng rãi trong các phương tiện truyền thông quốc tế. Bài báo miêu tả sự căng thẳng của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam với sự tự do tín ngưỡng đang được thử nghiệm trong một tranh chấp ở Tu viện Bát Nhã, nơi các đệ tử xuất gia của thầy Nhất Hạnh đang tu tập. Trong đó lý do chính được bài báo nêu ra là do áp lực từ phía Trung quốc vì Thiền Sư đã bênh vực đức Datlai Lama, cũng như những ý kiến xây dựng đất nước Việt Nam của Thiền Sư trong cuộc hội kiến với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết... Phù Sa kính gửi đến bạn đọc bản dịch như dưới đây:

 

HÀ NỘI: Quan hệ đôi lúc căng thẳng của Cộng Sản Việt Nam với sự tự do tín ngưỡng đang được thử nghiệm trong một tranh chấp về một Tu viện nơi các đệ tử xuất gia của thầy Nhất Hạnh, một thiền sư nổi tiếng, đang tu tập.

 

Trong bốn năm qua, các tăng ni tu viện Bát Nhã ở miền trung Việt Nam đã thiền tập theo pháp môn của vị thầy minh triết Việt Nam 82 tuổi, vị thiền sư Phật giáo có lẽ nổi tiếng nhất thế giới chỉ sau ngài Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng. Nhưng gần đây, họ đang sống trong một hoàn cảnh cùng quẫn có thể kiểm tra được tính nhẫn nhục của cả những người giác ngộ nhất.

 

Trước tiên, chính quyền địa phương đã cắt điện, nước và điện thoại. Sau đó, một nhóm côn đồ đã tấn công Tu viện với đao búa, đập phá các cửa sổ, làm hư hại tòa nhà và đe dọa các Tăng Ni ở đó.

 

Chính quyền Cộng sản đã ra lệnh cho 379 nhà sư phải dời khỏi Tu viện. Họ nói tình trạng bế tắc này phát sinh từ sự bất đồng ý kiến giữa hai nhóm tu sĩ trong Tu viện. Nhưng các đệ tử của thầy Nhất Hạnh tin rằng họ đã bị trừng phạt vì thầy Nhất Hạnh đã khen ngợi ngài Đạt Lai Lạt Ma và kêu gọi (nhà nước) mở rộng tự do tín ngưỡng ở Việt Nam.

 

Sự kiện này đánh dấu một bước quay ngược rõ rệt so với cách đây 4 năm, khi vị thiền sư đang định cư ở Pháp được trở về lại quê hương sau 39 năm sống tha hương. Năm 1966, ông ta đã bị buộc rời khỏi Nam Việt Nam vì chỉ trích cuộc chiến Việt Nam. Sự trở về của ông năm 2005 đã được thông tin trên trang đầu của các tờ báo thuộc nhà nước và ông đã gặp thủ tướng (Phan văn Khải).

 

Vị trụ trì của Bát Nhã thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã chính thức mời các đệ tử (giáo thọ) của thầy Nhất Hạnh (về VN) đào tạo các Tăng Ni theo pháp môn Làng Mai (ở Bát Nhã).

 

Nhiều người đã cho tất cà những điều này là bằng chứng, là chính quyền Cộng sản đã nới rộng những hạn chế tự do tín ngưỡng.

 

Nhưng sự hòa hợp đã bị rạn nức từ năm ngoái. Trung Quốc đã bực bội về ý kiến ủng hộ ngài Đạt Lai Lạt Ma và làm áp lực phía Việt Nam không cho thầy Nhất Hạnh phát biểu trong một hội nghị Phật giáo Quốc tế nhóm họp ở Hà Nội (Vesak 2008). Thầy Nhất Hạnh nói rằng Việt Nam nên cho phép ngài Đạt Lai Lạt Ma tham dự hội nghị Vesak và Trung Quốc nên cho phép ngài về lại Tây Tạng giống như thầy Nhất Hạnh được trở về Việt Nam.

 

Tháng mười năm ngoái, chủ tịch của Ủy Ban Tôn Giáo đã cáo buộc Làng Mai, Tu viện của thầy Nhật Hạnh ở miền Nam nước Pháp, đã thông báo những tin tức sai lạc về Việt Nam trên trang nhà Làng Mai. Ông ta nói các tu sĩ đệ tử của thầy Nhất Hạnh phải dời khỏi Bát Nhã và nhấn mạnh rằng, thầy trụ trì Đức Nghi, sở hữu chủ chính thức, muốn họ phải đi. Một cộng tác viên nói rằng các tu sĩ đã tỏ ra rất ngạc nhiên vì thầy trụ trì đã thăm tu viện (Làng Mai ở Pháp) hai ba lần và tỏ ra kính trọng thầy Nhất Hạnh.

 

Tuy nhiên, những người ủng hộ thầy Nhất Hạnh nói là họ đã bị sách nhiễu.

 

Thầy Nhất Hạnh từ chối làm rùm beng thêm sự việc. Ông ta khen ngợi các đệ tử Bát Nhã đã hành xử bất bạo động và nói mọi ý tưởng là họ có những ý đồ chính trị là tri giác sai lầm.

 

PHÁP MÔN “PHẬT GIÁO DẤN THÂN”

 

Bây giờ và Ở đây: Pháp môn “Phật giáo Dấn thân” được Thích Nhất Hạnh khởi xướng, dạy người ta sống trong giây phút hiện tại, lắng nghe người khác để hiểu các quan điểm của họ. Những người theo pháp môn này thực hành các kỹ thuật thiền và thở để giữ thân tâm thư giãn trong Bây giờ và Ở đây, không nương dựa vào quá khứ hay những cảm xúc tiêu cực.

 

Làm tốt: Dòng tu Tiếp hiện của thầy Nhất Hạnh khuyến khích các hoạt động nhằm thúc đẩy hòa bình và giảm nghèo. “Không nói những điều có thể tạo ra sự bất hòa và làm tan vỡ đoàn thể”. Thực hiện mọi nỗ lực để hòa giải và giải quyết tất cả các xung đột, dù nhỏ là một trong những giới của Dòng tu Tiếp hiện.

 

Truy cập bài báo tại đây : http://www.nzherald.co.nz/world/news/article.cfm?c_id=2&objectid=10588493

 

Nguyên bản tiếng Anh:

 

Vietnam moves on outspoken sage

 

4:00AM Tuesday Aug 04, 2009

 

HANOI - Communist Vietnam's sometimes edgy relationship with religious freedom is being tested in a dispute over a monastery inhabited by disciples of Thich Nhat Hanh, a renowned Zen master.

 

For four years, the Buddhist monks and nuns at Bat Nha monastery in central Vietnam have meditated and studied the teachings of the 82-year-old Vietnamese sage who is perhaps the world's best-known living Buddhist after Tibet's Dalai Lama. But lately, they are in a standoff that could test the patience of even the most enlightened.

 

First, local authorities cut off their power, water and telephones. Then, a mob descended on their compound with sledgehammers, smashing windows, damaging buildings and threatening occupants.

 

Communist authorities have ordered the 379 monks to leave. They say the standoff stems from disagreements between two Buddhist factions at the monastery. But Nhat Hanh's followers believe they are being punished because of Nhat Hanh's praise for the Dalai Lama and his call to broaden religious freedom in Vietnam.

 

The affair represents a remarkable turnaround from four years ago, when the France based Zen master returned to his native land after 39 years of exile. In 1966 he had been forced out of South Vietnam for criticising the Vietnam War. His return in 2005 made the front pages of state-owned newspapers, and he met the Prime Minister.

 

The abbot at Bat Nha, which belonged to the official Buddhist Church of Vietnam, invited Nhat Hanh's followers to train monks in their brand of Buddhism.

 

Many saw all this as evidence that the Communist government was easing restrictions on religious freedom.

 

But the harmony began to unravel last year. The Chinese were upset about comments supporting the Dalai Lama and pressured Vietnam to bar him from addressing an international Buddhist gathering in Hanoi. Nhat Hanh had said that Vietnam should allow the Dalai Lama to attend the Hanoi gathering and China should allow the Dalai Lama to return to Tibet, just as Nhat Hanh was allowed to return to Vietnam.

 

Last October, the chairman of Vietnam's National Committee on Religious Affairs accused Plum Village, Nhat Hanh's monastery in southern France, of publishing false information about Vietnam on its website. He said that Nhat Hanh's followers should leave Bat Nha and stressed that Abbot Duc Nghi, the property's original owner, wanted them to go. An associate said the followers were surprised because the abbot had visited the monastery two or three times and seemed to respect Nhat Hanh.

 

However, Nhat Hanh's supporters say there has also been harassment.

 

Nhat Hanh denies trying to stir up trouble.

 

He praised his Bat Nha followers for remaining peaceful and said any notion that they harboured what some said were political aims was a "delusion"

 

ENGAGED IN THE STUDY OF BUDDHISM

IN THE MOMENT

The brand of "Engaged Buddhism" promoted by Thich Nhat Hanh (right) teaches people to live in the present moment, to listen carefully to others and to understand their points of view. Followers practise meditation and breathing techniques to keep them relaxed and in the here and now, not dwelling in the past or on negative emotions.

 

DO GOOD

Nhat Hanh's "Order of Interbeing" encourages followers to do works aimed at promoting peace and alleviating poverty.

 

"Do not utter words that can create discord and cause the community to break," is one of the Zen master's precepts. "Make every effort to reconcile and resolve all conflicts, however small."


PHÁP NẠN CHÙA BÁT NHÃ II rất mong đón nhận ở các bạn những: thư từ, ý kiến, nhận định, tường thuật, hình ảnh, âm thanh...  Mỗi tiếng nói là một viên gạch xây nền công lý nước nhà, và nhất là là góp phần quyết định cho sự sinh tồn của Tu viện Bát Nhã. Hãy gửi thư về chúng tôi qua địa chỉ: phusaonline@gmail.com Trân trọng cám ơn các bạn!


Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen!

ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

CHƯƠNG MỤC

PHẬT SỰ

PHÁP ĐÀM

VU LAN 2551

VESAK 2552 (2008)

VẤN ĐỀ GIÁO HỘI TN

ĐẠO BỤT HIỆN ĐẠI HÓA

THEO DẤU THIỀN SƯ 3 | 4 | 5 | 6

LIÊN MẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.