.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 


Yêu thương Bát Nhã và yêu thương cả
những con người gây tổn thương cho Bát Nhã

"Chị tin rằng 200 con người gây bạo động trên Bát Nhã kia cũng vậy, không ai muốn đi gây gổ, không ai muốn làm tổn thương đến người anh em, đến huynh đệ của mình đâu. Và chúng ta thương Bát Nhã thì chúng ta cũng cần phải thương lấy họ. Họ cũng là nạn nhân thôi. Có thể họ là nạn nhân của những tri giác sai lầm hay của những thói quen tiêu cực trong quá khứ hoặc nạn nhân của một thành kiến nào đó…"

  • PSN - 30.09.2009 | Chi Mai

TPHCM, Tháng 6 Năm 2009

Mèo con của chị,

 

Chị vừa nhận điện của em thông báo về tình hình Bát Nhã, em khóc rất nhiều, thương sư thầy, sư cô và các phật tử Bát Nhã rất nhiều. Em cũng nói em rất tức giận về 200 con người đã gây bạo động trên Bát Nhã. Chị xin lỗi vì ngay lúc đó chị cũng hốt hoảng và lo lắng như em nên chị chỉ biết lắng nghe và trấn an mình, trấn an em.

 

Bây giờ chị mời em, hãy ngồi xuống cùng chị. Chị cần em lắng nghe rồi. Chị cũng tin rằng, lúc này, em cũng cần nghe chị trò chuyện phải không?

 

Em biết không? Trời Sài Gòn về đêm mùa mưa khá mát mẻ, chị vừa ngắm hai cây xương rồng đá ngoài hiên, chúng chưa trổ bông nhưng lá xanh và nhiều lộc lắm. Thi thoảng, chị học Sư Ông, chạm tay vào những chiếc lá và trò chuyện với 2 cây xương rồng ấy. Khi thì chị thấy mình là những hạt diệp lục nằm sâu trong từng chiếc lá, tràn đầy sức sống. Khi thì chị thấy mình già đi cũng sẽ tàn tạ như chiếc lá vàng dưới gốc cây ấy và chị tự nhủ với lòng mình: Cuộc đời vô thường, vô ngã như vậy thì mình phải sống thế nào cho có ý nghĩa, cho hạnh phúc và thảnh thơi.
 

 

Kỉ niệm về khoá tu “Để có một tương lai” với  sư thầy, sư cô Làng Mai.

 

Chị đang nghĩ đến kỉ niệm chị em mình ở Thái Lan, trong những ngày tham dự khoá tu “Để có một tương lai” dành cho thanh niên Đông Nam Á do sư thầy và sư cô Làng Mai tổ chức. Chị em mình được nhường riêng cho một phòng ngủ trên gác nhà nghỉ. Từ khung cửa sổ nhìn ra ngoài có thể thấy những cây cổ thụ to cao, xung quanh bám đầy những cây hoa lan đủ loại. Những chú sóc ngộ nghĩnh trèo cây hái xoài, nhảy nhót tưng tưng. Đất nước Thái Lan lúc đó đang rất bạo động vậy mà chị em mình thì vẫn cảm thấy bình an và thanh thản. Có thể vì lẽ đó mà ngày đầu tiên, chị em mình ngủ quên, đến 12 giờ trưa mới dậy… tìm đồ ăn sáng. Hôm đó, chị em mình đã bị các chị lớn chọc quê. Các chị ấy đã phân công nhau chăm sóc cho chị em mình bằng cách mỗi ngày cử một người leo lên gác gọi chị em mình dậy cho đúng giờ.

 

Trước khi đến Thái Lan, Mèo Con đã từng tu tập ở Bát Nhã rồi, nên mọi việc với em ở đây thật đơn giản nhưng với chị thì không. Bữa cơm đầu tiên, các thầy hướng dẫn phải ăn chánh niệm. Chị ăn thật chậm, rồi đến cuối bữa thì tá hoả vì mọi người ăn gần xong hết mà tô cơm của mình thì còn nguyên. Cuối cùng, chị phải ăn tăng tốc hơn nữa để đứng lên cùng với mọi người. Còn nhớ sau bữa cơm đó em cười chị ăn thất niệm, còn chị thì nói với em là: chị nhận ra một điều chánh niệm không phải là chậm.

 

Khi đi thiền hành, chị lại nhớ về cha chị ở Việt Nam, cha vừa bị tai biến, một chân bị liệt và chưa thể bước đi được. Chị muốn trở về với bước chân và hơi thở nhưng không thể. Cứ mỗi lần thiền hành là hình ảnh cha chị lại trỗi dậy. Chị rất đau khổ, chỉ khi trò chuyện cùng với một sư cô, những hạt giống đau khổ trogn lòng chị mới được giải toả. Em nhớ không? Đêm đó chị đã tâm sự với em. Có lẽ cảm giác sợ rằng mình vô tâm với cha nên buộc chị phải nghĩ về ông khi chị bước chân đi. Nhưng thực ra đó chỉ là những lo lắng vô ích, làm chị mất đi niềm hạnh phúc thực sự đang hiện diện quanh mình. Chỉ khi chị bình an, chị mới có thể giúp được bản thân và cha chị. Những lần đi thiền hành sau đó, chị đã tìm cách đi sát sau bước chân của sư thầy, sư cô để cảm nhận năng lượng vững chãi và bình an. Đến ngày thứ 3 thì em nhận xét chị ăn, ngủ, đi, đứng vững chãi, thanh thản hơn phải không? Em cũng đồng ý với chị chánh niệm không phải là vô tâm đúng không?

 

Em có nhớ ngày chị ngồi cạnh em nghe pháp thoại của sư cô Linh Nghiêm, sư thầy Pháp Khâm và sư thầy Pháp Dung nói về mô hình tâm lý: tàng thức, ý thức; về các loại thức ăn cho sức khoẻ thể chất và tâm hồn con người không? Bữa đó, em đã hỏi chị lạnh hay sao mà nổi da gà trên cánh tay? Nhưng thực ra, hôm đó chị thấy các thầy giảng hay quá. Chị đã từng làm về lĩnh vực phát triển tiềm năng con người. Chị đã từng nghe những diễn giả trong và ngoài nước nói về những mô hình hoạt động của tâm lý con người. Tuy nhiên, khi nghe các sư thầy giảng, chị thấy dễ hiểu và thú vị quá. Chị đã ghi lại tỉ mỉ bài giảng và note lại những phần mình chưa hiểu để đợi đến ngày vấn đáp.

 

Chị nhớ mình đã được đọc những cuốn sách rất hay do nhà xuất bản Trí Việt phát hành: “Dám mơ ước”, “Dám thành công”, “Dám thất bại”, “Dám đương đầu”, “Dám tha thứ”… và chị thấy rằng chị em mình đang viết lên những trang sách rất đặc biệt, tựa đề của cuốn sách ấy là: “Dám thương yêu”.  Bởi vì phương pháp chánh niệm mà các sư thầy hướng dẫn, luôn nhắc nhở chúng ta hãy thực tập nhìn sâu, hành động và bày tỏ tình thương với những người chúng ta đã ghét bỏ và với cả những người ghét bỏ chúng ta. Để thương được một người khó thương thật chẳng dễ dàng chút nào nên chị mới dùng tiếng “dám”. Và khi thực tập chánh niệm chúng ta mới “dám thương yêu” được phải không em? Việc hiểu được mô hình tâm lý đó đã phần nào giúp chị dễ dàng thông cảm và ôm ấp được cảm thọ của bản thân mình, và cảm thọ của những người xung quanh.

 

Khi trở về Việt Nam, hai tuần sau, chị đã thực tập và hoà giải được với người mẹ hai của chị. Chị đã tháo gỡ được những tri giác sai lầm về chính bản thân mình và về mẹ hai. Tri giác sai lầm tồn tại trong gia đình chị hơn 10 năm qua và khiến cho mỗi thành viên phải chịu đựng đau khổ quá nhiều.
 

 

Hãy thương sư thầy, Phật tử và cả những con người đang gây bạo động ở Bát Nhã.

 

Chị nhớ, khi ngồi trên xe từ Thái Lan về Việt Nam, chị em mình đã trò chuyện với nhau và cùng nhận ra rằng. Chúng ta gặp nhau và quen nhau trong khoá tu vì đều nhận ra phương pháp Thiền Làng Mai có thể giúp ích cho bản thân mình, xã hội mình sống an lạc, đoàn kết và hạnh phúc. Chị tin rằng, 400 người trên Bát Nhã cũng vậy. Các sư thầy, sư cô và quý Phật tử trên đó không phải đang cố gắng bảo vệ chủ nghĩa tôn giáo mù quáng mà trên hết là vấn đề bảo vệ nền tảng đạo đức xã hội. Những khoá tu có nhiều lợi lạc, những câu chuyện chuyển hoá tích cực trong bản thân mỗi người và gia đình Phật tử xảy ra sau mỗi khoá tu đã minh chứng điều đó. Vì vậy, chúng ta thương và có quyền tin tưởng vào sự vững chãi và trong sáng các sư thầy, tin tưởng vào sự bảo vệ của pháp luật nhà nước Việt Nam, tin tưởng vào sự bảo vệ của dư luận… dành cho Bát Nhã.

 

Nhưng trên hết, chị muốn em hãy cùng chị bình tĩnh để hiểu và thương 200 thanh niên đã gây ra tình trạng bạo động ở Bát Nhã. Chỉ khi hiểu và thương được họ, chúng ta mới có thể có những suy nghĩ và hành động mang lại bình an cho chúng ta, cho Bát Nhã và cho chính 200 con người ấy nữa. Nếu người khác không tu tập theo pháp môn của Sư Ông, họ sẽ nói chị điên mất. Không! Chị tin là em hiểu: chị đang rất tỉnh táo.

 

Ngày chị quyết định làm lành với mẹ hai, chị đã gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề thuyết phục bản thân mình. Thi thoảng, có những lần, nỗi tức giận của chị dành cho mẹ hai lại trỗi dậy. Chỉ vì chị nghĩ đến một vài việc làm, một vài lời nói không lấy gì là thiện cảm lắm của mẹ dành cho mình và mọi người. Những lúc đó chị ngồi lại với bản thân để quán chiếu về những khó khăn của mẹ hai chị đã phải trải qua trong cuộc sống,  rồi cả những hành động không đúng của mình dành cho mẹ. Đôi khi, chị đã khóc rất nhiều vì nhận ra bản thân mình quá vô tâm, không chịu hiểu những khó khăn, mặc cảm, sợ hãi vì phải làm mẹ kế. Hay những hạt giống tiêu cực đã vô tình bị gieo vào tiềm thức mẹ hai chị trong quá khứ để mẹ có những hành xử như hiện tại.
 

 

Mèo Con thân yêu,

 

Chị tin rằng 200 thanh niên gây bạo động trên Bát Nhã kia cũng vậy, không ai muốn đi gây gổ, không ai muốn làm tổn thương đến người anh em, đến đồng loại của mình đâu. Và chúng ta thương Bát Nhã thì chúng ta cũng cần phải thương lấy họ. Họ cũng là nạn nhân thôi. Có thể họ là nạn nhân của những tri giác sai lầm hay của những thói quen tiêu cực trong quá khứ hoặc nạn nhân của một thành kiến nào đó…

 

Em sẽ hỏi chị: Vậy chúng ta không hành động gì để yểm trợ Bát Nhã và cứ để yên cho 200 con người kia gây bạo động chăng?. Chị sẽ kể cho em câu chuyện này nhé. Ngày hôm qua, khi nghe tin về Bát Nhã, một cô bạn của chị đã gọi cho mấy người quen là phóng viên của những tờ báo lớn để thông báo tình hình, xin viết bài yểm trợ. Một giờ  đồng hồ sau thì cô bạn phải gọi lại cho mấy vị phóng viên ấy và hướng dẫn cho họ cách viết bài chánh niệm để tránh tình trạng: vì muốn bảo vệ Bát Nhã mà đưa ra những lời bình luận thất thiệt, gây chia rẽ, tổn hại cho Bát Nhã và cho cả 200 người gây bạo động kia.

 

Chị em mình sẽ cam kết với nhau rằng, chúng ta chỉ hành động khi trong lòng không còn chút tức giận, kỳ thị và hoang mang. Khi đó, chúng ta sẽ tự biết mình phải làm gì để yểm trợ Bát Nhã phải không em?

 

Chị tặng em một thông điệp của Sư Ông mà chị rất thích: “Không có gì quý hơn tình huynh đệ”. Chúng ta sẽ thực tập sự vững chãi, thảnh thơi qua từng bước chân, từng hơi thở để biết yêu bản thân mình, biết yêu thương nhau, biết yêu thương Bát Nhã, biết yêu thương 200 con người gây bạo động kia nữa.

 

Chị mong em hãy cầu nguyện cho sự bình an của Bát Nhã và cho cả 200 con người gây bạo động.

Chị tin Bát Nhã sẽ sớm bình an trở lại.

 

Chị: Chi Mai.

 


PHÁP NẠN CHÙA Bát Nhã II rất mong đón nhận ở các bạn những: thư từ, ý kiến, nhận định, tường thuật, hình ảnh, âm thanh...  Mỗi tiếng nói là một viên gạch xây nền công lý nước nhà, và nhất là là góp phần quyết định cho sự sinh tồn của Tu viện Bát Nhã. Hãy gửi thư về chúng tôi qua địa chỉ: phusaonline@gmail.com Trân trọng cám ơn các bạn!


Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen!

ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

CHƯƠNG MỤC

PHẬT SỰ

PHÁP ĐÀM

VU LAN 2551

VESAK 2552 (2008)

VẤN ĐỀ GIÁO HỘI TN

ĐẠO BỤT HIỆN ĐẠI HÓA

THEO DẤU THIỀN SƯ 3 | 4 | 5 | 6

LIÊN MẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.