.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 

 

Bát Nhã đêm lạnh lắm!

  • PSN - 5.07.2009 | Diễn đàn Pháp nạn chùa Bát Nhã II

Người Việt trẻ - 5 juillet 2009 00:54

 

Kính gửi Ban biên tập, em xin được chia sẻ.
Cầu xin Tam Bảo gia hộ, che chở cho con thuyền Bát Nhã cập bến của bình an.
Ngàn lần em xin cảm ơn công đức của Ban biên tập.

 

Kính lạy Đức Thế Tôn,

Đêm qua con ngủ ngon quá. Trước khi ngủ, con nghe lời Thế Tôn, con ngồi yên, theo dõi hơi thở, niệm Bụt, và đọc kinh "Khơi suối yêu thương".

Con biết ở Bát Nhã đêm lạnh lắm. Con biết thiếu điện, mà đặc biệt là thiếu nước, thiếu lương thực là khổ lắm. Lại trong tình cảnh những người xung quanh họ cứ thử thách tâm lý mình hoài, không phải dễ đâu, họa chăng chỉ có là kim cương thì mới vững vàng được những lúc như thế này.

Cơ mà Bụt ơi, sáng nay con tỉnh dậy, con thấy trong người nhẹ khỏe làm sao, đầu óc cũng tỉnh sáng và trong tâm con chỉ còn có yêu thương. Con nghe lời Bụt, con nương theo con thuyền Bát Nhã của chư Bụt, chư Tổ, hòa tâm con làm một với dòng suối của hiểu và thương của trăm ngàn nơi đang đổ về Bát Nhã thương yêu. Và con thấy thương lắm những người dân nghèo, những người anh em dân tộc bị kích động, cầu xin chư Bụt, chư Tổ ban cho họ cam lộ của thương yêu, để tâm trí họ được khai minh, họ được tỉnh thức kịp thời, được trở về với cuộc sống hiền lành, chân chất của mình. Ai cũng có một gia đình phía sau, họ cũng có cha mẹ, có anh em, bà con, có vợ, có chồng và có những đứa con. Vậy thì trong họ cũng có nhiều tình thương lắm. Họ cũng là những đóa hoa, cũng là tiếng chim ca véo von buổi sớm mai, là hạt ngọc sương mai tinh khiết của đất trời. Về đi, các bạn của tôi ơi, hãy là chính mình, là đóa hoa của hiểu biết, của yêu thương.

Lịch sử Việt Nam đã ghi, vào thời thịnh trị, nhằm xây dựng một nước Đại Việt hùng mạnh, vua Lý Thánh Tông đem đạo vào đời, mà cuộc đời ấy, theo nhà vua, phải lấy việc phụng sự dân tộc, lấy sự đồng tâm nhất trí làm mục đích để tập trung vào hành động thiết thực, cứu thế bằng đức tin. Vua đã tìm thấy trong Phật học triết lý sinh thành dưỡng dục theo nghĩa lâu dài nối tiếp, là phương tiện dạy cho dân hiểu mình là ai, lấy ý chí tự cường để thắng số mệnh, phụng sự cho sự phồn vinh bền vững của quốc gia. Cũng do vậy, dân chúng Đại Việt tìm thấy nguồn cảm hứng vừa sâu rộng, vừa cao siêu của mình ở tình yêu hiện thực và đại đồng Phật giáo, ở lòng từ bi bác ái. Nhân dân đến với đạo không phải vì chán ngán cuộc đời mà vì muốn sống cuộc đời cao cả là đời sống tâm linh. Những nhà tu hành đời Lý không phải là những người chán đời đi ở ẩn mà là những người xuất thế để nhập thế, những người có học vấn muốn giúp đời và giúp người.

Trong thời đại hiện nay, khi mà kinh tế phát triển, xã hội đi lên, thì có một thực tại không thể phủ nhận là các tệ nạn xã hội ngày càng hoành hành. Đạo pháp chân chính chẳng phải như dòng nước cam lộ của Đức Quán Thế Âm rửa trôi những uế tạp ấy, để cuộc sống và con người trở nên thanh lương, hiền hòa ư? Vả lại, đất nước thởu nào cũng cần đến nhân tâm, dân thái bình thì nước thịnh trị.

Ông cha ta từ ngàn xưa đã luôn nêu cao đạo làm người, tình người chẳng phải là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam ư? Như Nguyễn Trãi khi xưa, trong Bình Ngô đại cáo, ông viết:

Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo,

Con vâng lời Bụt, con kế thừa truyền thống anh hùng của tổ tiên, cha ông, nuôi lớn trong con chí nguyện từ bi, bởi lẽ đó là gốc rễ của cuộc đời này. Trong một đất nước mà "hào kiệt thời nào cũng có", con tin rằng những trái tim lớn, những trí tuệ lớn sẽ lên tiếng để trả lại công bằng cho những người con thân thương của Thế Tôn.


Kính thư,
Con ngàn lần cúi lạy,
Người Việt trẻ.

Đây là ý kiến riêng của tác giả, không nhất thiết phản ánh chủ trương của Phù Sa.

... Và còn nhiều, rất nhiều thư của rất nhiều Đồng bào, Phật tử tỏ tình liên đới, thương yêu đến với 400 vị tu sĩ trẻ đang bị bắt cô lập tại Bát Nhã.

Vì thì giờ, nhân sự của Phù Sa rất giới hạn, xin bà con, cô bác thông cảm, chúng tôi sẽ cố gắng hết mình để đưa được tất cả những tấm lòng nhân ái của quý bà con, cô bác đến với Bát Nhã trong những ngày kế tiếp.

Chân thành cảm ơn quý vị!
Phù Sa.


PHÁP NẠN CHÙA BÁT NHÃ II rất mong đón nhận ở các bạn những: thư từ, ý kiến, nhận định, tường thuật, hình ảnh, âm thanh...  Mỗi tiếng nói là một viên gạch xây nền công lý nước nhà, và nhất là là góp phần quyết định cho sự sinh tồn của Tu viện Bát Nhã. Hãy gửi thư về chúng tôi qua địa chỉ: phusaonline@gmail.com Trân trọng cám ơn các bạn!


Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen!

ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

CHƯƠNG MỤC

PHẬT SỰ

PHÁP ĐÀM

VU LAN 2551

VESAK 2552 (2008)

VẤN ĐỀ GIÁO HỘI TN

ĐẠO BỤT HIỆN ĐẠI HÓA

THEO DẤU THIỀN SƯ 3 | 4 | 5 | 6

LIÊN MẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.