.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 


Tâm thư của một sinh viên Phật tử
gửi quý Hòa thượng HĐTS - GHPGVN

  • PSN - 17.04.2009 | Tâm Thư
    Diệu Trâm - Nguyễn Tuyết Hương

Kính gởi:  - Hòa thượng Thích Trí Tịnh,

                 - Hòa thượng Thích Trí Quảng

                 Hội đồng Tri Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
               
 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Quận 3 - TP. Hồ Chí Minh

 

TP Hồ Chí Minh khuya ngày 5 tháng 4 năm 2009

  

Hôm nay thứ bảy, thường thì con phải đi học thêm Anh Văn nhưng thứ bảy này lại là ngày giỗ tổ Hùng Vương, mồng bốn tháng tư nên mọi người được nghỉ.

 

Ba hôm trước, một bạn cùng lớp rũ con đi tu học ở tu viện Bát Nhã. Bạn nói ở đây các thầy sư cô trẻ như mình mà có đời sống rất thanh thoát vì có núi đồi và có tu học thảnh thơi chứ không chật chội như các chùa ở Thành Phố. Con chuẩn bị rất kỷ chuyến đi, rũ được em trai con cùng đi và có phép của ba mẹ. Xe buýt con ngồi là xe số 4 trong 6 xe 50 chỗ ngồi cùng đi chung từ Tân Phú thẳng tiến Bảo Lộc, Lâm Đồng, xã Damb’ri.

 

Cổng chùa Bát Nhã bị công an tự ý khóa trái từ bên ngoài. (photo PS)

Xe chúng con tới cổng chùa Bát Nhã còn sớm. Cảnh núi đồi rất đẹp và lúc đó mới 2 giờ 30 chiều, núi rừng phía sau thiền đường to lớn bên trong hiện ra thật đẹp. Con thầm nhủ, đáng công ngồi 4 giờ xe! Nhưng con ngạc nhiên: Dạ ủa? Chùa mà sao khóa cổng vào?

 

Các chị bạn từng đi Bát Nhã nói chùa này có tới ba cổng, chắc cổng này bên trong cần sửa chữa... mình đi vòng qua cổng phía các sư cô đi. Tới cổng các sư cô thì có một sư cô nhỏ xíu, mặt rất dễ thương. Vậy mà bị chảy máu tay khá nhiều vì bị một thanh niên đập cồng vào tay khi sư cô không cho các thanh niên Công An đến khóa cửa cấm không cho tụi con vào?!

 

Sao lạ vậy? Mấy người thanh niên này mặt hầm hầm dữ dằn quá thưa Hòa Thượng, các bạn nói nhỏ đó là Công An mặc thường phục đó.

 

Chúng con phụ với các sư cô gỡ luôn cái cổng để không ai khóa được. Tụi con trở ra cổng lớn định nói 3 xe buýt đậu trước cổng thiền đường lớn, vì cửa khóa không vào được thì nên đi ngả của chúng con, vì chúng con gỡ tháo bỏ cổng rồi. Nhưng các bạn nói không cần, mấy Phật tử trong các xe buýt kia đang chuyển hành lý qua cổng sắt và đi bộ lách qua nhà hàng xóm.

 

Quý thầy từ bên trong đi ra rất đông, vừa gặp được quý thầy thì có nhiều bác, nhiều chị bật khóc, tủi thân tại sao mình đi chùa mà không cho vào. Thấy chúng con khóc, quý thầy bèn hát lên thật vui: Đã về, đã tới,... hùng dũng và dễ thương vô cùng. Thế là chúng con nín khóc và hát theo. Vừa khóc vừa cười! Có một bác tới nói chuyện với mấy anh Công An nhưng họ vẫn không cho chúng con vào.

 

Bạch Hoà Thượng, có lệnh nào cấm Phật tử đi chùa không ạ? Ở Thành Phố chúng con đi chùa thoải mái mà sao ở đây Công An không cho vào. Các anh chị và các bác cùng đi xe với chúng con nói rằng họ đi dự khóa tu ở đây từ ba năm nay - dạ thưa Hòa Thượng, tu ở đây là một loại thọ bát quan trai của chúng con ở Thành Phố đó - cứ mỗi thứ bảy chủ nhật đầu tháng một lần, chưa bao giờ có chuyện lạ đời như vậy xảy ra. Đã ba năm nay, thoải mái, không hề có chuyện này. Con nghĩ bụng sao mình rủi vậy, sao chánh quyền có nhiều chánh sách khác nhau vậy, sao chùa ở TP thì thọ bát quan trai được, ngủ lại chùa được còn ở lại đây cấm?

 

Cuối cùng thì hơn ba trăm người chúng con cũng vào được thiền đường lớn để lạy Phật ăn chiều và để nghe hướng dẫn chỗ ngủ, đi uống nước và trở lên được quý sư cô hướng dẫn tổng quát cách tu học tại chùa này khi đi (đi từng bước, an trú trên bước chân bình an), khi sắp hàng khất thực (không nói chuyên lông bông, để tâm an trú nơi hơi thở an bình, nhìn núi đồi trùng điệp bao quanh cho khoẻ và mỉm cười) khi ăn cũng để tâm trên thức ăn, phát khởi lòng biết ơn người trồng trọt, cấy, gặt, xay giả gạo, nấu thành hạt cơm dẻo thơm cho mình ăn. Chúng con sướng quá, tuy không niệm A Di Đà Phật nhưng tâm an trú nhẹ nhàng như trong cõi tịnh độ, chỉ nhìn phần tích cực đừng để tâm suy nghĩ phê phán này kia.

 

Thế là buổi cơm chiều lần đầu tiên trên đời con cảm thấy ăn cơm sao mà hạnh phúc quá. Thưa Hòa Thượng con nói thiệt đó. Thức ăn ở đây sao như ngon hơn ở TP có lẽ tại trời lạnh rồi tâm mình định và nhìn sâu tràn đầy biết ơn từng thức ăn, mà cũng có thể vì các thầy các sư cô xung quanh dễ thương?

 

Ăn xong chúng con rửa chén trong những thau nước ấm có xà phòng sẳn, cũng trong chánh niệm, nghĩa là miệng không nói chuyện mà tâm cũng không nói nữa. Chỉ rửa cho sạch thôi.

 

Sau đó chúng con tập họp lên thiền đường để thiền lạy. Thiền lạy là như sám hối với Phật vậy. Bạch Hoà Thượng, bài sám pháp mà sư cô đọc quá tha thiết và cảm động. Con nghe lần đầu nước mắt cứ chảy ròng! Lạy Sám Pháp Địa Xúc xong chúng con vừa ra khỏi thiền đường ai về xóm mà hồi chiều quý sư cô chia cho nghỉ tạm ở đâu thì Công An lại vào, họ tới bên dãy mấy vị Nam cư sĩ ngủ trên lầu của nhà bếp.

 

Vì có em trai con cùng đi nên em con chạy tới cho con hay là Công An tới đòi đuổi đi về Sài Gòn liền thì làm sao? Con nói thì mình mới tập: An trú trong hiện tại, tiếp xúc với cái gì may mắn. Thì em cứ an trú đi. Không đi đâu hết! Con nhắc em Thông của con: “May mắn là mình đến được chỗ này rất bình yên, mấy thầy mấy sư cô còn trẻ mà thật bình tỉnh và tỏa rạng tình thương, thôi em về với quý thầy đi!"

 

Các sư cô trong Xóm con ở dễ thương chi lạ! Các sư cô cứ khuyên chúng con trở về hơi thở và đừng trả treo, đừng hỏi móc mấy anh Công An là “Tụi tôi đi tu chứ bộ đi ăn trộm sao mà các anh bắt trở về nhà?”. “ Các anh biết rõ mà nhà chúng tôi ở TPHCM chứ đâu phải ở gần đây?” “sao các anh không để thì giờ đi bắt ma cô trộm cướp mà tới đây làm khó dễ người đi tu?” Có bạn nói: “các anh Công An là giữ an ninh công cộng mà chúng tôi đang tu học, đang được quá an ninh thì các anh vô đây làm mất an ninh hết!

 

Các sư cô khẽ đưa tay suỵt bạn ấy và nói các em chỉ nên cười thôi, đừng có thái độ không dễ thương với bất cứ ai! Bạn Tuyết vọt miệng nói: Nè tối rồi, nếu các anh bắt chúng tôi ra về mà khi qua đèo đêm hôm khuya khoắt có chuyện gì xảy ra anh chịu trách nhiệm không? Một bác cư sĩ cùng đi với chúng con nói dễ thương với mấy anh Công An là: nếu trở về Sài Gòn thì cũng hai giờ khuya mới tới TP, cha mẹ các em sẽ hỏi: Ủa sao đi tu bát quan trai nói chiều chủ nhật về mà bây giờ mới 2 giờ rưởi khuya đã về. Các em sẽ nên nói lý do nào? Nói: Công An đuổi không cho đến chùa hay nói sao? Mấy ông Công An trẻ hơi cảm động nói: “Chúng tôi đâu có muốn làm khó dễ chi quý vị đâu, nhưng cấp trên bảo chi làm vậy đâu dám từ chối”. Khi đó một ông Công An lớn tuổi hùng hổ chạy ra mở xấp lấy tờ giấy đọc bức thư của Ủy Ban Nhân Dân Thị Xã Bảo Lộc ngày 2.04.2009

 

Xem toàn văn ở đây

Bác Mai nói: Thưa quý anh, cái giấy này nhắm các thầy sư cô tu ở đây, không cho họ tổ chức khóa tu nhưng họ có tổ chức đâu? Chính tôi đây nè, cùng nhiều cha mẹ học sinh sinh viên khác cùng đi trong chuyến này đây như bác Tuấn, bác Lộc... đứng ra tổ chức mướn xe dùm các cháu và chỉ đường tài xế đi. Các ông lạ gì tuổi trẻ ngày nay đâu biết chiến tranh giặc giả như hồi chúng tôi, các cháu có khuynh hướng ham bơi “gem” lên mạng xem các chương trình bậy bạ, đi quán cà phê đêm, nhảy và lắc trong những ngày thứ bảy chủ nhật. Hậu quả xấu cho xã hội không lường được. Các cháu con chúng tôi chịu đi là chúng tôi mừng quýnh, mấy thuở mà có môi trường cho chúng nó tu? Vậy sao nhà nước cấm. Đây là lệnh của Nhà Nước đàn áp tôn giáo chứ gì? Các ông ấy hầm hầm bỏ đi và nói: Nếu không ra về bây giờ khuya này 11 giờ sẽ có xe đến hốt cho biết.

 

Nghe thế, sợ các em bị bắt lẽ tẽ nên quý thầy quý sư cô ra lệnh tất cả hơn 300 người chúng con đi từ Sài Gòn lên tập trung ngủ tại thiền đường lớn. Quý thầy cũng xách nóp vãi lên ngủ. Nam phía bên trái bàn thờ và bên Nữ bên phải bàn thờ. Vừa năm xuống cũng hơn 11 giờ đêm chợt thấy đèn xe chiếu sáng chúng con ngồi nhỏm dậy chuẩn bị nếu Công An cho xe đến hốt thì sẽ khóa cửa lại không cho vô! Nhưng hú hồn, hai sư cô lái xe từ xóm xa bên dưới cách ba trăm thước khệ nệ đem túi ngủ, mền, chiếu cho chúng con mượn để mà ngủ không bị lạnh! Dạ thưa Hòa Thượng người tu ở đây dễ thương quá đi, giống là con của Phật thiệt đó, con bạch Hoà Thượng.

 

Chúng con ngủ từ 12 giờ khuya tới 4 giờ 30 sáng mới có chuông đánh thức, quý thầy nói thường ngày là 3 giờ 30 là dậy nhưng thương chúng con bị quấy nhiễu tới khuya nên cho ngủ thêm một giờ. Vậy mà chúng con muốn dậy không nổi. Nhưng khi đèn bật sáng trong thiền đường ai nấy đều tỉnh và đi làm vệ sinh xong thì về ngồi thiền, tụng kinh sáng, như chưa bao giờ có chuyện gì xẩy ra đêm hôm qua. Chúng con ra ăn sáng, đi thiền hành chung quanh suối, bình yên lắm thưa Hòa Thượng.

 

Vào lại thiền đường thì tới giờ Pháp thoại – Nghe quý thầy quý sư cô nói là “có tụi con là Phật tử từ Sài Gòn lên hay Phật tử từ Bảo Lộc vô, hay không có Phật tử cư sĩ thì các sư cô và các thầy lớn vẫn phải thay phiên nhau mà giảng pháp thoại cho gần 400 sư cô sư chú mỗi hai ngày một lần, và nhất là sáng chủ nhật". Thế nên chúng con hạnh phúc được nghe ké.

 

Bỗng nhiên mọi người hơi giật mình vì mấy anh công an hồi hôm lại vào và quây phim sư cô Hội Nghiêm đang thuyết pháp. Chúng con biết họ muốn chứng minh là sư cô vi phạm Lệnh Của Công An Thị Xã Bảo Lộc cấm các sư cô tổ chức khóa tu.

 

Thưa Hoà Thượng tại sao? Đó là vi phạm quyền Công Dân của các người theo Phật rồi, của các vị tu sĩ ở đây và của Phật tử cư sĩ chúng con rồi. Chúng con có biểu tình chống ai đâu? chúng con không đi nhảy nhót uống rượu và thuốc lắc, chúng con đi tu, ngồi thiền hằng tháng một cuối tuần tại sao cấm?

 

Vậy là nhà nước muốn chúng con đừng đi chùa, chỉ nên đi uống rượu, nhảy và nhai thuốc lắc phải không? Uống rượu và nhai thuốc lắc để cho quên đời xấu xa quên cái mặt hầm hầm của bác Công An hùng hổ đọc pháp lệnh Ủy Ban Nhân Dân Bảo Lộc nhưng Nhân Dân đâu có tệ như thế. Đây là Ủy Ban Công An đàn áp tôn giáo.

 

Xin Hoà thượng thương tuổi trẻ chúng con, thương tuổi trẻ các sư cô sư chú ở Bát Nhã. Hoà Thượng biên thư yêu cầu nhà nước không được can thiệp vô trách nhiệm, vi phạm quyền Công Dân Việt Nam của quý Thầy quý Sư Cô, vi phạm quyền tín ngưỡng, quyền đi chùa tu học của chúng con. Con xin Hòa Thượng đề nghị nhà nước Trung Ương thu hồi cái thư của ông Dương Kim Viên, Ủy Ban Nhân Dân Thị Xã Bảo Lộc kia.

 

Con kính bái

Diệu Trâm

Nguyễn Tuyết Hương


Lê Trung Tín - 20 avril 2009 15:12

Bao năm nay Nhà nước không ngừng cổ vũ khuyến khích nếp sống văn minh, văn hóa. Bất cứ nơi nào hễ ra đường là thấy ngay những biểu ngữ cổ động thành lập Phường, Khóm, Xã, Thôn Văn hóa... Ấy vậy mà tại sao UBND Bảo Lộc lại ra lịnh cấm Phật tử đến chùa Bát Nhã tu tập? Tại sao lại có chuyện trái ngược với chủ trương của Nhà nước đến như thế? Tại sao ở những chùa khác thì không sao, mà chỉ áp dụng riêng cho tu viện Bát Nhã? Phật tử ở đây đã làm gì nên tội, tại sao có chuyện phân biệt đối xử đến như thế?

Chúng tôi nghĩ, bổn phận của UBND cũng như ngành Công an được lập ra để bảo đãm cho sư an toàn của xã hội, bảo vệ hiền dân, chứ không phải lập ra để ngăn chận, làm khó người Phật tử đến chùa tu tập như thế này. Và Giáo Hội Phật Giáo được lập ra không ngoài mục đích Hoằng dương chính pháp, giúp đỡ, khuyến khích, bảo vệ đời sống tu hành của tu sĩ và tín đồ. Rất mong chính quyền Trung ương và HĐTS GHPGVN nhận thức rõ trách nhiệm của mình, và sớm chấm dứt cảnh tình đầy nghịch lý này.

Cám ơn!
Lê Trung Tín - Đà Lạt

Nguyễn Thanh Hải - 19 avril 2009 21:20

Xem tâm thư của Diệu Trâm mà lòng đau khó tả. Làm cha làm mẹ ai chẳng muốn cho con đến chùa tu tập. Vậy mà giờ đây, các em đi chùa mà bị công an ngăn cản, quả là một nghịch lý. Chẳng lẽ nhà nước lập ra ngành Công an chỉ để bắt nạt người hiền đức?

Kính mong nhà chức trách quan tâm chuyện Bát Nhã, không thể để mấy ông trong Ủy Ban Nhân Dân thị xã Bảo Lộc phá sự yên tịnh tu tập của Phật tử. Người ngoài nhìn vào tưởng Việt Nam không được tự do tôn giáo, có phải là con sâu làm rầu nôi canh không? Ngoài ra nó cũng đi ngược với đường hướng của chính phủ Việt Nam và Giáo Hội Phật giáo hiện nay.

Kính thư
Phật tử Nguyễn Thanh Hải - Đức quốc

Lê khánh Thọ - 19 avril 2009 12:41

Đọc tâm thư của Diệu Trâm, tôi rất đau lòng thương cho tuổi trẻ Việt nam tại quê nhà: "không được tự do tín ngưỡng, không được quyền đi chùa tu học".

Tôi tha thiết kính mong quý Hòa thượng HĐTS - GHPGVN, cùng tiếng nói của các vị có lương tâm trên thế giới đề nghị nhà nước Trung Ương thu hồi bức thư của ông Dương kim Viên, Ủy Ban Nhân Dân thị xã Bảo Lộc.

Kính
Họa sĩ Lê khánh Thọ - France


PHÁP NẠN CHÙA BÁT NHÃ II rất mong đón nhận ở các bạn những: thư từ, ý kiến, nhận định, tường thuật, hình ảnh, âm thanh...  Mỗi tiếng nói là một viên gạch xây nền công lý nước nhà, và nhất là là góp phần quyết định cho sự sinh tồn của Tu viện Bát Nhã. Hãy gửi thư về chúng tôi qua địa chỉ: phusaonline@gmail.com Trân trọng cám ơn các bạn!


Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen!

ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

CHƯƠNG MỤC

PHẬT SỰ

PHÁP ĐÀM

VU LAN 2551

VESAK 2552 (2008)

VẤN ĐỀ GIÁO HỘI TN

ĐẠO BỤT HIỆN ĐẠI HÓA

THEO DẤU THIỀN SƯ 3 | 4 | 5 | 6

LIÊN MẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.