.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 


Bụt hiện hoa hàm tiếu
(Khóa tu tiếng Pháp tại Làng Mai từ 10 đến 17.04.2009)

  • PSN - 19.04.2009 | Tin tức

[ FRANCE - PHÙSA NEW ] Tại Làng Mai, khoá tu bảy ngày hằng năm dành cho người nói tiếng Pháp vừa được hoàn mãn vào trưa ngày thứ năm 17.04.2009 tại thiền đường Hội Ngàn Sao, Xóm Hạ. Khóa tu rất đẹp, không khí rất khác với Khóa Tu Mùa Hè, biểu hiện được sức sống của đạo pháp đang lên ở đất nước của thi hào Victor Hugo, của cách mạng 1789, muốn đổi mới những lề thói quá xưa ngăn chận tiến hóa của cái đẹp và cái lành thật sự.

Đúng với tên gọi “khóa tu dành cho người nói tiếng Phápcho nên ngoài người Pháp ở nước Pháp còn có chừng 20% người Bỉ, Thụy Sĩ La Mã và Gia Nã Đại Québec. Có người tới từ Guyanne, Martinique những nơi sử dụng Pháp ngữ. Các sinh hoạt trong khóa tu như giảng dạy, thực tập, pháp đàm, chia sẻ tu tập về năm giới làm mới tình thâm v.v... đều bằng Pháp ngữ. Khóa tu tiếng Pháp thường được tổ chức hàng năm vào Lễ Phục Sinh. Thiền sinh về dự khóa này có cảm tưởng như được về đoàn tu gia đình tâm linh của họ. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, thiền sinh Pháp gây được không khí ấm cúng thân mật khiến cho các thiền sinh mới đến lần đầu cũng cảm thấy dễ chịu mà không hề có cảm tưởng lạc lõng. Khóa tu này đã kéo dài trong một tuần, và vào lúc 6 giờ sáng ngày cuối đã có lễ quy y thọ giới tại mỗi xóm cho các thiền sinh chưa có dịp quy y. Mỗi năm số thiền sinh gốc Pháp về tham dự càng ngày càng đông. Ban tổ chức phải thuê thêm nhà và khách sạn chung quanh Làng để mọi người cùng có cơ hội như nhau.

Chủ đề của khóa tu năm nay là “Con đường của Bụt: những đóng góp của Phật giáo cho một nền đạo đức toàn cầu. (Le Chemin du Bouddha: Contribution du Bouddhisme à une éthique globale). Hai sự kiện đặc biệt được ghi nhận trong khóa tu này là: công bố giới bản tân tu của Năm Giới bằng tiếng Pháp và sự chào đời của ấn bản  Nhật Tụng Thiền Môn của Làng Mai bằng Pháp ngữ (Chants du Coeur) do nhà xuất bản Sully ở Pháp ấn hành.

Trời tháng tư còn lạnh nên không tiện cho việc cắm lều, do đó mọi Xóm (Xóm Thượng tức Chùa Pháp Vân, Xóm Hạ tức Chùa Cam Lộ, Xóm Mới tức chùa Từ Nghiêm, mỗi xóm chỉ nhận có gần hai trăm thiền sinh thường trú, và chùa Sơn Hạ cũng chỉ có phòng cho chưa tới 30 người. Chùa Pháp Vân phải chăm sóc thêm cho thiền sinh Xóm Đoài, Chùa Cam Lộ chăm sóc cho Xóm Trung với 50 thiền sinh,  Chùa Sơn Hạ chăm sóc cho Xóm Tây Hồ với trên 20 thiền sinh và Chùa Từ Nghiêm chăm sóc cho thiền sinh Xóm Mới Đầu Thôn, Xóm Mới Lưng Đồi và Xóm Mới Giếng Thơm.

Trong khóa tu tiếng Pháp này, tạp chí Ici et Maintenant do đạo hữu  Patrick Olczyk chủ bút cũng ra một số đặc biệt kỷ niệm năm thứ 10 của tạp chí. Đây là tạp chí thuộc tăng thân Làng Mai bằng tiếng Pháp tương đương với tờ Mindfulness Bell của Hoa Kỳ và Bắc Mỹ Châu, tờ Here and Now tiếng Anh của Anh quốc và tờ Intersein của nước Đức. Các bạn có thể liên lạc bằng điện thư với : Ici & Maintenant :  ici.et.maintenant@skynet.be   Mindfulness Bell: editor@mindfulnessbell.org Và Intersein : info@gal-bayern.de

Tăng thân Paris cũng như các tăng thân địa phương khác trong nội địa nước Pháp đều đang lớn mạnh. Thiền Đường Hơi Thở Nhẹ tọa lạc ở số 7 Allée des Belles Vues, 93160 Noisy le Grand ngoại ô Đông Nam Paris  ngày chủ nhật và thứ năm nào cũng đầy ắp thiền sinh tới tu tập. Một tiểu tăng thân của Thiền Đường vừa được thành lập ở Sologne do một nhóm bạn trẻ người Pháp quyết định tới cùng sống lục hòa tại nông trại Maison de l’Harmonie (Ngôi Nhà Hòa Trú). Cả nhóm đều tới tham dự khóa tu để có thêm năng lượng. Bụt đang nở một nụ hoa hàm tiếu trên đất nước này, một nụ hoa xinh đẹp vô cùng. Tháng sáu này, ngày 09, 2009, đài truyền TF 2 , Voix Bouddhiste, sẽ chiếu một phim tài liệu về sinh hoạt Làng Mai. Khi nào biết giờ giấc phát sóng hay ngày có thể lên Internet hay mở  Antenne  2,  chúng tôi sẽ thông tin sau.
 

Sen công phu nở trên đất Pháp:
Lời Kinh Của Trái Tim (Chants du Coeur)

Mùa Xuân năm nay, sách Thiền Môn Nhật Tụng được xuất hiện lần đầu bằng Pháp ngữ. Đây không phải là một bản dịch Pháp văn của sách Thiền Môn Nhật Tụng của Trung Quốc, mà là một ấn bản Pháp văn của sách Nhật Tụng Thiền Môn Làng Mai. Cả một Ủy Ban biên soạn đã phải làm việc suốt gần mười năm trời mới đưa tới được sự thành tựu đẹp đẽ ngày hôm nay. Sách có một tựa đề rất đẹp: Lời Kinh từ Trái Tim (Chants du Coeur) do nhà xuất bản Sully ấn hành. Nhà xuất bản Sully (địa chỉ  B.P.171-56005, Vannes Cedex - France) và Làng Mai cùng giữ độc quyền in ấn của tác phẩm này bằng Pháp ngữ. Sách đã ra mắt ngày 12.04.2009 và trong một khóa tu tiếng Pháp tại Làng Mai được tổ chức vào dịp Lễ Phục Sinh năm nay (từ 10 đến 17.04.2009). Bìa sách được trình bày rất trang nhã. Có thư pháp Chants du Coeur của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, và biểu tượng (logo) của Làng Mai ở bìa trước. Bìa sau có hình chụp Thiền Sư và thị giả đang chấp tay trì niệm trên đỉnh núi Linh Thứu.

Sách này có thể được sử dụng cho cả hai truyền thống Thiền và Tịnh Độ, nhưng ta biết chắc rằng giới Phật tử Pháp đang tu tập theo truyền thống Mật Tông Tây Tạng cũng sẽ rất hạnh phúc được xử dụng sách. Sách dày 318 trang, gồm có sáu phần: Phần thứ nhất gồm có các bài Kinh và bài Sám cho từng ngày trong tuần, trong đó có công phu sáng, công phu chiều, từ thứ hai cho đến chủ nhật, mỗi buổi công phu đều có Kinh và Sám khác nhau. Phần thứ hai gồm có các bài kinh đã phổ nhạc như các bài Dâng Hương, Khai Kinh, Tán Tụng, Hồi Hướng, Tam Quy, Nguyện Ngày An Lành Đêm An Lành vân vân... có đủ nốt nhạc do một số các thầy và các sư cô Làng Mai phổ nhạc, như thầy Doji, thầy Pháp Liệu, sư chú Pháp Linh, sư cô Giác Nghiêm, sư cô Mai Nghiêm v.v... Phần thứ ba gồm có những nghi thức như Cúng Ngọ và Quá Đường. Phần thứ tư gồm có một số các kinh khác như Kinh Chân Đế, Chân Không, Tứ Thực, An Ban Thủ Ý, Thi Kệ Nhật Dụng và một số các bài tụng như bài Ái Ngữ Lắng Nghe và Văn Thỉnh Đại Hồng Chung. Phần thứ năm gồm những tài liệu cần thiết cho sự tu tập hằng ngày như Quy Sơn Cảnh Sách, Mười Bốn Bài Tụng Chỉ Quán, Nghi Thức Thực Tập Ba Lạy và Năm Lạy, và các bài Quán Niệm đọc trước các buổi họp chúng và soi sáng. Phần thứ sáu là phần giải thích những danh từ chuyên môn. Phần thứ Bảy nêu lên nguồn gốc và đại ý của từng Kinh được sử dụng trong toàn tác phẩm.

Trước bảy phần ấy, đã có Lời Giới Thiệu về  căn nguyên của sách và bài Hướng Dẫn cách sử dụng sách. Ban Biên Tập gồm có nhiều vị  xuất sĩ và cư sĩ giỏi tiếng Pháp đã làm việc hết lòng với sự điều hợp của sư cô Chân Định Nghiêm trong một thời gian khá lâu mới cho ra đời được pháp khí quan trọng này. Đây là một pháp bảo mà mỗi gia đình Phật Tử tại Pháp cần có.
 

Văn bản Năm Giới Tân Tu bằng tiếng Pháp.

Les Cinq Entraînements à la Pleine Conscience

Les Cinq Entraînements à la Pleine Conscience sont la base d’une vie heureuse. Ils offrent le moyen de protéger la vie et de la rendre belle. En suivant ce chemin, nous cultivons l’amour et le bonheur, et aidons les autres à faire de même.

Les cinq entraînements nous permettent d’approfondir notre compréhension de l’inter-être de toutes choses, et de mieux comprendre que notre bonheur est interdépendant du bonheur d’autrui. L’inter-être n’est pas une théorie mais une expérience vécue par les grands êtres, bouddhistes et non bouddhistes. Le mystère de l’inter-être peut être vécu à chaque moment par chacun et chacune d’entre nous : nous n’existons pas comme des entités séparées, nous sommes interdépendants de tout le cosmos. Nous sommes tissés par la Toile de l’inter-être : toute entité de l’univers n’existe que parce que les autres entités existent.

La pratique des Cinq Entraînements à la Pleine Conscience est également un entraînement à la concentration et à la vision profonde. Elle nous donne ainsi accès à la vision de l’inter-être qui nous libère de toute peur et de toute séparation.

Ces entraînements ne sont pas des commandements. Il est important de les recevoir et de les vivre dans un esprit ouvert, avec souplesse et sans dogmatisme, en tenant compte des exceptions possibles.
 

Le premier entraînement : Protection de la vie

Conscient(e) de la souffrance provoquée par la destruction de la vie, je m’engage à ne pas tuer, à ne pas laisser tuer et à ne soutenir aucun acte meurtrier dans le monde, dans mes pensées ou dans ma façon de vivre. Je suis déterminé(e) à cultiver mon attention et ma compassion, afin d’apprendre comment protéger la vie des personnes, des animaux, des plantes et des minéraux. Je trouverai les moyens d’aider les autres à voir combien la vie est précieuse, en eux et autour d’eux.

Je m’entraînerai à entrer en contact profond avec la nature interdépendante de toutes choses. Je pourrai ainsi transformer la discrimination, la peur, la colère, l’avidité, en moi et dans le monde, de manière à prévenir la violence et la guerre, qui s’exercent souvent au nom d’une religion ou d’une idéologie.
 

Deuxième entraînement : Equité et générosité

Conscient(e) de la souffrance provoquée par l’injustice sociale, le vol et l’oppression, je m’engage à respecter la propriété d’autrui et à ne pas tirer profit de l’exploitation des êtres humains ou de toute autre forme de vie. 

Je suis déterminé(e) à pratiquer la générosité et à partager mon temps, mon énergie et mes ressources matérielles avec celles et ceux qui en ont besoin.

J’apprendrai les moyens d’offrir la joie, la paix et le bonheur à tous les êtres. Je m’entraînerai à reconnaître mes véritables besoins de façon à mener une vie simple et heureuse. En transformant l’avidité en moi, je contribuerai au développement de la générosité dans le monde et à l’établissement d’une société plus juste.
 

Troisième entraînement : Conduite sexuelle responsable

Conscient(e) de la souffrance provoquée par une conduite sexuelle irréfléchie, je suis déterminé(e) à développer mon sens de la responsabilité et à ne pas avoir de relations sexuelles sans amour ni engagement à long terme. Conscient(e) que dans notre société, l’amour est souvent réduit à la sexualité, je m’engage à bâtir ma vie affective sur les quatre fondements de l’amour véritable : la bonté aimante, la compassion, la joie et l’équanimité. Je vois que le corps et l’esprit ne font qu’un, et je suis conscient(e) que la sexualité ne peut pas suffire à dissiper le sentiment de solitude et à combler les besoins affectifs. 

Afin de préserver mon propre bonheur et celui des autres, je suis déterminé(e) à traiter mon corps et celui d’autrui avec respect et non avec désinvolture. Je serai respectueux(se) de mes engagements ainsi que des engagements des autres. Je m’engage à faire tout mon possible pour éviter les conséquences d’une conduite sexuelle irresponsable, comme la désunion des couples et des familles, la situation dans laquelle la question de l’avortement devrait être affrontée, ou l’abandon des enfants. Je ferai également tout ce qui est en mon pouvoir pour protéger les enfants des abus sexuels.
 

Quatrième entraînement : Ecoute profonde et parole aimante

Conscient(e) de la souffrance provoquée par l’incapacité à écouter autrui et par des paroles irréfléchies, je suis déterminé(e) à développer une écoute bienveillante et à parler à tous avec compassion, afin de soulager les souffrances et de cultiver la joie et le bonheur.

Je m’engage à écouter profondément, sans juger ni réagir de manière impulsive, afin de comprendre réellement l’autre, et je m’entraînerai à être attentif(ve) aux perceptions erronées et aux malentendus possibles.  

Je m’engage à parler avec sincérité, en employant des mots qui inspirent la confiance en soi, qui nourrissent l’harmonie et l’espoir, et qui œuvrent à la réconciliation dans tous les conflits si petits soient-ils. Je m’entraînerai à dire la vérité de manière à ce que l’autre puisse l’accepter sans se sentir blessé. Je ne répandrai aucune information dont l’authenticité ne serait pas établie et ne condamnerai ni critiquerai ce dont je ne suis pas certain(e). Je ne chercherai pas à me mettre en valeur et à impressionner les autres.

Je m’entraînerai, grâce à la pratique de la respiration consciente, à apaiser l’énergie de la colère, qui empêche l’écoute profonde et la parole aimante.
 

Cinquième entraînement : Consommation en pleine conscience

Conscient(e) de la souffrance provoquée par une consommation irréfléchie, je suis déterminé(e) à ne pas intoxiquer mon corps et mon esprit avec des poisons comme l’alcool, le tabac ou la drogue, comme certains sites internet, films, émissions de télévision, livres ou musiques, ou encore certaines conversations.

Je suis déterminé(e) à être attentif(ve) à tout ce qui nourrit mon corps et mon esprit, de façon à entretenir une bonne santé physique et mentale. Je m’engage à consommer et à offrir uniquement des nourritures qui peuvent m’apporter le bien-être, la paix et la joie, et j’observerai profondément comment mon bien-être, ma paix et ma joie nourrissent à leur tour le corps et la conscience de mes proches, ainsi que le corps et la conscience collective de la société.

Je suis conscient(e) qu’une discipline alimentaire et mentale est indispensable pour préserver la planète, notamment en prévenant le tarissement de ses ressources et la pollution.

Au lieu de chercher dans la consommation un remède à l’insatisfaction et à la souffrance, je m’entraînerai à regarder celles-ci profondément en moi pour les transformer, et à entrer en contact avec ce qui peut me rendre heureux dans l’instant présent.

 

Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen!

ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

CHƯƠNG MỤC

PHẬT SỰ

PHÁP ĐÀM

VU LAN 2551

VESAK 2552 (2008)

VẤN ĐỀ GIÁO HỘI TN

ĐẠO BỤT HIỆN ĐẠI HÓA

THEO DẤU THIỀN SƯ 3 | 4 | 5 | 6

LIÊN MẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.