.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)

BBC NÓI VỀ
THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH

Thích Thích Nhất Hạnh là một thiền sư nổi danh trên thế giới, là một  văn nhân, một thi nhân, một học giả, mà cũng là một người đấu tranh cho hòa bình. Bên cạnh đức Đạt Lai Lạt Ma thì Thầy là bậc đạo sư nổi tiếng nhất trên thế giới hiện nay. Ngoài ra Thầy còn là tác giả của trên một trăm cuốn sách, trong đó gồm có những "xếp hạng bán chạy nhất“ (bestsellers)  như những cuốn Hòa Bình Từng Bước Chân (Peace is Every Step), Phép lạ của sự  Tỉnh thức (The Miracle of Mindulness), Chúa  ngàn  đời, Bụt ngàn đời (Living Buddha Living Christ) và Giận (Anger)

Thầy Thích Nhất Hạnh  sanh năm 1926, Thầy xuất gia năm 16 tuổi. Chỉ 8 năm sau Thầy dựng lên Trung tâm  Phật giáo  Ấn quang (An Quang Buddhist Institute) tại Sài Gòn. Năm 1961 Thích Thích Nhất Hạnh -người được những  môn đồ  gọi là Thầy- đã xuất ngoại du học tại Hoa Kỳ và giảng dạy môn Tôn giáo đối chiếu tại các đại học Columbia và Princeton. Hai năm sau Thầy quay trở về quê hương để góp phần hướng dẫn  nỗ lực hòa bình của Phật giáo.

Rằm tháng hai năm 1964 Thầy thành lập Dòng tu Tiếp hiện (the Order of Interbeing), vào đúng giai đoạn chiến tranh leo thang khốc liệt tại Việt Nam, lúc mà  giáo lý của Đức Thế Tôn cần thiết vô cùng để đối đầu lại với hận thù, bạo động và chia rẽ đang bao phủ khắp quê nhà. Vào giai đoạn này. Dòng tu bao gồm một số nhỏ những thành viên chí nguyện dấn thân vào những công tác xã hội và hành trì theo lý tưởng của Đạo Phật Đi Vào Cuộc Đời. Dòng tu được xây dựng trên căn bản của 14 giới Tiếp Hiện, cũng còn được gọi là những phương pháp thực tập chánh nhiệm. Cũng trong năm ấy với một nhóm những giảng sư và sinh viên đại học tại Việt nam ngài thành lập nên Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội đào tạo những nhóm tác viên trẻ tuổi dấn thân vào những làng mạc xa xôi giúp xây cất  những trường học, những bệnh xá và gầy dựng lại những thôn xóm đã bị hủy diêt vì đạn bom. [ Tháng 2 năm 1964 Thầy thành lập Viện Cao Đẳng Phật Học tại Sài Gòn, và chỉ non 14 tháng sau nó được Thầy nâng lên thành Viện đại học Vạn Hạnh (bổ túc của Phù Sa) ].

Hai năm sau, vào năm 1966, Thầy rời Việt nam ra xứ ngoài để vận động kêu gọi hòa bình. Nhà cầm quyền  đương thời vì thế cấm cửa không cho phép Thầy  hồi hương. Năm 1967 khi đề nghị Hội đồng Nobel trao giải Nobel Hòa bình cho Thầy, ông Martin Luther King đã phát biểu:  "Ông thầy tu mãnh khảnh xuất thân từ Việt nam này, ngài là một học giả uyên thâm. Những phát kiến cho hòa bình của ngài, nếu áp dụng được, sẽ dựng nên một tượng đài cho tinh thần  hòa đồng, tình huynh đệ  và nhân bản".

Năm 1969 Thầy hướng dẫn Phái đoàn Hòa bình Phật giáo tham dự Hội nghị Hòa bình Paris và thành lập Unified Buddhist Church (UBC) tại Pháp quốc. Lúc khởi đầu Giáo hội đặt cơ sở tại Thiền Đường Sweet Potatoes năm 1975. Pháp Từ của Thầy được truyền bá mỗi lúc một rộng rãi và tăng đoàn phát triển mạnh mẽ. Năm 1982 Làng Mai (Plum Village) được thành lập. Tọa lạc tại miền nam nước Pháp, Làng Mai là một Trung tâm Thiền tập và là cơ sở của Dòng tu Tiếp hiện. Mỗi năm hàng ngàn người khắp nơi trên thế giới từ những truyền thống tâm linh khác nhau khắp nơi đổ về Làng Mai để nghe pháp thoại và tu tập. Đây là trú xứ thường xuyên của Tăng đoàn (đoàn thể của những người tu tập) gồm khoảng 150 các thầy, các sư cô cùng các cư sĩ thường trú (Số thiền sinh gia tăng theo thời gian, tính đến nay thì đã vượt xa con số 150 / PS bổ túc).

Điểm nổi bật của pháp môn thầy Thích Nhất Hạnh trao truyến là việc nhấn mạnh đến yếu tố hạnh phúc, hạnh nguyện  dấn thân vào đời và áp dụng được phương pháp thực tập chánh niệm vào đời sống hàng ngày. Chánh niệm là có mặt trong phút giây hiện tại để có thể có thể nhận diện được những gì đang xẩy ra trong thân, trong tâm ta và cả trong thế giới chung quanh ta. Pháp môn Thầy dạy chú trọng đến thực tập hơi thở và tỉnh thức đầy chánh niệm từng hơi thở một. Thầy vẫn thường nhắc nhở đệ tử, bất cứ một việc gì xẩy ra đều có thể là cơ hội ngàn vàng để ta có thể tiếp xúc được với thực tại nhiệm mầu, cả đến như chuyện rửa bát hay lái xe. Thầy dạy chúng ta cần nên chấm dứt cuộc nội chiến trong tâm mình, lắng dịu lại cái bung xung trong tâm mình và trở về với giây phút hiện tại. Khi ta được an lành, khi ta hạnh phúc thì ta có thể mỉm nụ cười và ai ai trong gia đình, trong toàn thể xã hội quanh ta đều được hưởng lợi lạc từ niềm an lành của ta. Nhờ thế ta có thể  thực chứng ý nghĩa câu "Không có con đường đẫn tới hạnh phúc – Hạnh phúc là Con đường".

thichnhathanh.shtml

 

 Theo dấu thiền sư 7

Thy trò cùng học "thở có ý thức"

  • PSN 11.08.2012 | Tiểu Ký

Ngày thứ hai 23 tháng 7, 2012, trong gần hai giờ đồng hồ, khoảng 70 giáo viên và nhân viên trường Shandin Hill midle school tại San Bernadino đã được nghe cô Mỹ Dung Trần cùng hai cô bạn Gina và Maja thuyết trình về phép Thở có ý thức, một phương pháp thực tập chánh niệm giản dị, ai cũng làm được và có thể đem dạy cho học sinh từ 6 tuổi trở lên.


Giáo viên nghe thuyết trình

Mỹ Dung là một cô giáo thuộc học khu Garden Grove, năm nay 30 tuổi, bạn của Natalie Trần. Hai người cùng thực tập Chánh niệm từ mấy năm qua. Cô tạm thay thế Natalie Trần, trong buổi thuyết trình nói trên vì Natalie bận giảng dạy ở ngoại quốc.

Năm nay 32 tuổi, cô Natalie có bằng Tiến sĩ Giáo Dục, hiện là giáo sư dạy tại Cal State College Fullerton (California). Cô cùng bạn (Mỹ Dung) và ba người học trò của cô là Gina, Maja và Jeffica đang tiến hành một dự án viết một giáo trình gồm nhiều bài dạy cách thực tập Chánh niệm, dành cho thầy cô giáo tiểu học. Tự chứng nghiệm bằng cách thực hành các bài giảng đó, trước khi dạy cho học trò, Mỹ Dung cho biết cô chỉ chia sẻ với các đồng nghiệp những gì mà cô đã thực nghiệm trong lớp cô giảng dạy. “Đây không phải là lý thuyết xuông, mà là những gì chúng tôi đã thử và thấy kết quả”

Bà hiệu trưởng Carmen Beck và cô Giám học Sangeeta Carmona (Academic coach) của trường Shandin Hill (1150 học sinh), cũng là những người đã học phép thở chánh niệm với cô Natalie Trần tại Fullerton. Bà Carmen cho biết: “Chỉ năm phút sau khi thực tập, tôi đã khóc vì thấy mình được an lạc tức thì; và sau một buổi thực tập, bệnh nhức đầu kinh niên (migrain) của tôi đã đỡ rất nhiều, có thể nói là hầu như khỏi hẳn.” Cô Giám học công nhận hiệu quả giảm áp lực (antistress) của phép thở có ý thức là một sự thực rõ ràng. Hai người đều nói tới hoàn cảnh khó khăn vì kinh tế xuống dốc của tỉnh lỵ San Bernadino (mới bị vỡ nợ), phụ huynh thất nhiệp rất nhiều, nên con em họ bị ảnh hưởng. Khi tới trường, các em thường có tinh thần không an vui, mà rất căng thẳng. Từ đó, các giáo viên cũng bị áp lực theo, chuyện giảng dạy trở nên khó khăn hơn.


Cô Giám học Sangeeta Carmona                              Bà hiệu trưởng Carmen Beck  

Bà Carmen cho biết “tuổi của học sinh Middle school chúng tôi từ 11 tới 14, là tuổi mới lớn, tâm sinh lý rất phức tạp. Đó là thời gian rất quan trọng cho các quyết định về chuyện học, và về cuộc đời. Khi học được cách thở, cách sống tỉnh thức, các em có ý thức về con người mình, thì các em sẽ được sáng suốt hơn khi cần quyết định về tương lại của chúng.

Hai vị chỉ huy trường Shandin Hill đã mời cô Nathalie và nhóm của cô tới nói chuyện cho các giáo viên trong trường. Hai bà hy vọng khi giáo viên áp dụng phép Thở có ý thức cho học trò, thì trẻ sẽ được thoải mái trong khi học tập, thầy dạy cũng dễ dàng hơn mà trò học cũng sẽ tiến bộ hơn.

Tài liệu dùng trong buổi nói chuyện của cô Mỹ Dung đã được trưởng nhóm Natalie cùng các cộng sự viên soạn thảo thành các bản vẽ và sơ đồ chiếu trên màn hình. Cả 4 thành viên cũng đã làm việc với cô Natalie mấy tháng qua để soạn ra một xấp giáo trình (tài liệu dạy học) có tên là “Let’s be mindful!” (Hãy tỉnh thức!), trong đó họ giải nghĩa chữ Mindfulness (Tỉnh thức hay có chánh niệm), áp dụng vào học đường như sau:

“Chánh niệm nhằm tạo ra một môi trường trong đó cả thầy lẫn trò đều sinh hoạt một cách tích cực khi họ có ý thức về thân và tâm của họ... Chánh niệm giúp trẻ em có thể học để biết giá trị của tình thương và sự kính trọng. Trẻ có thể sẽ bớt lo âu, căng thẳng và sẽ nhớ bài vở hơn, khả năng chú ý và làm việc gia tăng, cũng như biết cách cư xử trong xã hội, thì trẻ sẽ dễ thành công ở đời.

“Bản nháp cuốn Let’s Be Mindful mà chúng tôi được coi gồm nhiều bài thực tập giản dị để các giáo viên hướng dẫn cho học trò làm theo. Chẳng hạn như bài học nhận xét cái tâm (mind) lo lâu, căng thẳng của mình, giống như một bình nước vẩn đục khi ta bỏ cát vô. Nếu để im mấy phút, cát sẽ lắng xuống và nước sẽ lắng trong. Trẻ em được thực tập thở chánh niệm sẽ hiểu rằng khi lắng tâm lại, để các cảm xúc trôi qua, thì các em sẽ có bình an.


Mỹ Dung thí nghiệm bỏ cát vô bình nước

Trẻ cũng được dạy phép đếm hơi thở vô/ra bằng các viên sỏi hay bằng cách vẽ theo đường viền từng ngón tay. Các em cũng được học cách thư dãn toàn thân, cách khen ngợi vài tính tốt của bạn ngồi kế bên – như tưới nước cho một bộng hoa được tươi tắn v.v….

Hai cô Natalie và Mỹ Dung cho biết, các cô học được những bài thực tập Chánh niệm từ các khóa giảng tại tu viện Lộc Uyển và Làng Mai. Mùa Xuân vừa qua, Natalie có dịp học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với hàng trăm thầy giáo tham dự khóa tu học tại Anh quốc, nên cô có hứng khởi làm dự án “Let’s Be Mindful” nói trên. Hai sư cô An Nghiêm và Châu Nghiêm thuộc tăng đoàn Làng Mai là hai vị giảng sư đã dạy cho Natalie rất nhiều điều.

Theo giáo viên Thanh Loan (Florida), phong trào giảng dạy phép thở chánh niệm cho học sinh mới bắt đầu từ năm 2011, và các giáo viên trẻ tuổi khắp nơi tham gia khá nhiều, vì khi họ áp dụng cho học trò thì có kết quả rất khả quan: trẻ biết giữ im lặng khi thầy cô yếu cầu, và chúng chú tâm hơn vào bài giảng. Trẻ em học hành tiến bộ, và đỡ nóng giận hơn trước. Cô Thanh Loan là người Thiên chúa giáo, nhưng cô áp dụng phép thực tập Chánh Niệm theo truyền thống Làng Mai một cách rất thoải mái, vì “nó không có gì trái chống với những gì Chúa đã giảng dạy…”


Mỹ Dung, Gina và Maja sau khi giảng

Mong sao phép thực tập thở có ý thức (thực tập Chánh niệm) này sẽ đáp ứng được nhu cầu giúp trẻ em Âu Mỹ bớt bạo động, ngăn ngừa tận gốc những thảm họa như vụ anh chàng James Eagan Holmes mới nổ súng giết người bừa bãi trong rạp hát tại Aurora, tiểu bang Colorado ngày 20 tháng 7, 2012. Mười hai người vô tội bị chết và tới 58 người bị thương trong vụ này. Sau đó hai tuần, 6 người Mỹ cũng lại bị sát hại khi thanh niên Wade Michael Page xông vô một đền thờ của người theo đạo Sikh tại Oak Creek thuộc tiểu bang Wisconsin để bắn giết (ngày 5 tháng 8, 2012). Báo chí Mỹ nói tới những nguyên nhân gần xa gây nên sự xáo trộn tâm lý của các sát nhân, trong đó có phim ảnh bạo động, giáo dục gia đình lỏng lẻo vì cha mẹ ly dị, học đường thiếu kỷ luật và thiếu cả môn học luân lý căn bản v.v…

Trong kỳ Thiền sư Nhất Hạnh tới giảng pháp cho gần một ngàn nhân viên công ty Google (năm 2011), tại miền bắc California, thống đốc tiểu bang Gerry Brown đã xin yết kiến Thiền sư và ông rất tâm đắc về đề nghị “dạy cho học sinh thực tập Chánh Niệm” của vị thầy mà Thống đốc đã mấy lần được tu học. Nghe nói vị Thống đốc này đã đưa ông hiệu trưởng của một trường tư thục tới ngay sau buổi diện kiến để nghe thầy Pháp Dung (trụ trì tu viện Lộc Uyển) nói rõ hơn về chương trình thực tập Chánh Niệm – giúp trẻ biết sống hài hòa trong trường lớp, bảo vệ môi sinh, biết xử lý những cảm xúc mãnh liệt như giận dữ, ganh ghét v.v…

 

 Tiểu Ký – 7/2012

Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen

ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

CHƯƠNG MỤC :

PHẬT SỰ

VU LAN 2551

VẤN ĐỀ GIÁO HỘI TN

ĐẠO BỤT HIỆN ĐẠI HÓA

PHÁP NẠN CHÙA BÁT NHÃ III - II

THEO DẤU THIỀN SƯ 3 | 4 | 5 | 6 | 7

LIÊN MẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM :

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.