.

PSN
BỘ MỚI 2008
HỘP THƯ

                           TRANG CHÍNH

Hãy tự thắp đuốc mà đi !
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày


 

 

 Thiền sư Thích Nhất Hạnh

DUY THỨC HỌC

1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30

  • PSN - 11.11.2009 - Pháp thoại của Sư ông Làng Mai trong mùa An cư kiết đông 1989 - 1990
    Chân Thuyên & Chính Bình
    phiên tả
    Chân Tịnh Không & Chân Tịnh Lạc biên tập
    Chân Đức & Chân Minh
    hiệu đính.
     

6.

Sở tri và năng tri

- Khi con liên tưởng tới sở tri và năng tri thì con nhớ lời thầy nói: nếu chúng ta niệm là năng huân, trong khi đối tượng chúng ta gọi là sở, phải không thưa thầy? Nếu như vậy, con thấy chữ sở với chữ năng có hơi khác, vì khi niệm con nghĩ rằng sở?

Đúng vậy, nó khác với năng sở kia. Trong Duy thức học, năng huân là những cái có thể đi vào trong tâm thức của chúng ta, mà không phải là người làm công việc huân. Ví dụ như chúng ta gieo một cái hạt vào trong đất, thật ra nó có ba cái: người gieo, hạt gieo và đất. Đúng ra người gieo hạt là năng trồng, còn cái hạt là sở trồng, đất là không gì cả. Nhưng ở đây năng sở khác hơn, đất là sở huân tức là tiếp nhận. Tiếp nhận cái gì? Tiếp nhận hạt bắp là năng huân. Thành ra chữ năng sở không giống với năng tri, sở tri.

 

Bất khả tư nghị

- Thưa thầy, một trường hợp con thấy rất là ngạc nhiên. Thí dụ như khi con có một công việc gì đó, lúc đó con tự nhủ lòng: ngày mai con dậy bốn giờ rưỡi sáng. Nếu những lúc con không dặn lòng thì có thể là ngày mai con dậy năm giờ hoặc trễ hơn. Nhưng khi con ý thức như vậy thì ngày mai con dậy đúng bốn giờ rưỡi, nếu có sai thì chừng nửa phút thôi. Như vậy thì cái gì làm việc trong chúng ta để thấy được điều đó ?

Có nhiều người cũng dặn dữ lắm, nhưng không thức đúng giờ, chắc là computer thức tốt hơn.

- Nhưng con ngạc nhiên ở chỗ là điều trước hết con phải nhìn đồng hồ, ví dụ khi con dặn đồng hồ, con nói bây giờ là tám giờ, hay là mười giờ rưỡi. Nhưng nếu như con không nhìn đồng hồ thì con không giữ được khoảng đó. Vì vậy con nghiệm ra rằng, chắc là thức nào đó trong con biết khoảng cách một giờ là như thế nào, để nó báo cho con biết, hoặc là có thể lúc đó con mắt con nó làm việc, nó thấy cái đồng hồ và con rất là ngạc nhiên, con không hiểu tại sao.

Có nhiều người cũng muốn thức dậy đúng giờ nhưng không được. Phải nhờ đồng hồ reo hoặc phải nhờ người gọi. Thành ra người như Tâm Lai là ít lắm. Chúng ta chỉ có thể cắt nghĩa là bất khả tư nghị thôi, tức là tàng thức, a-lại-da thức (ālayavijñāna) của chúng ta bất khả tư nghị lắm, nó làm cho chúng ta giác ngộ. Hôm trước tôi đã nói rằng: vấn đề giác ngộ không phải chỉ là công trình của thức thứ sáu, mà thức thứ tám nó cũng làm việc. Cho nên ở đây là thức thứ tám làm việc đó, tức là chúng ta giao cho nó một công tác. Giao một cách khác, không phải như là sai phái mà là lòng dặn lòng, cái đó hay lắm. Có nhiều người muốn được như vậy mà cũng không được. Có nhiều người nói phải dậy lúc năm giờ thì hơi lo. Lo rồi ngủ không được, có nhiều người như vậy.

 

Nhân chi sơ tính vô ký

- Thưa thầy hôm trước học lại bài, anh Tâm Phúc có đưa ra câu hỏi: Tại sao thức thứ tám là vô phú vô ký, thức thứ bảy lại là hữu phú vô ký ?

- Con nói: Thức thứ tám vô phú bởi vì nó giống như một mảnh đất mở ra giữa đất trời, nhận tất cả những gì rơi xuống, không có bị che phủ cho nên chúng ta gọi là vô phú. Vô ký tại vì tất cả những gì rơi xuống nó đều nhận hết, không có phận biệt tốt xấu, nhận hết tất cả gọi là vô ký. Thức thứ bảy hữu phú, tại nó có một bản năng tự vệ, tức là có bản năng chấp ngã, có một cái màn để tự bảo vệ nó.

Đó là một sự tích lũy của những tà kiến, của những nhận thức sai lầm về của ta, hay là không phải của ta, vì vậy nên nó bị cái màn đó che phủ. Nhưng cái màn đó có thể lấy đi được. Nếu nó hoàn toàn ác, hoàn toàn xấu thì nó không bao giờ có thể trở thành ra trong trắng được. Thành ra quan niệm vô ký là quan trọng lắm. Tại vì nếu nó không vô ký thì không thể nào có được sự chuyển hóa. Thức thứ bảy cũng phát xuất từ thức thứ tám. Chúng ta biết rằng các chủng tử tuy có thiện, ác, vô ký. Nhưng các chủng tử có thể biến đổi được. Thành thử những cái màn che phủ, những cặp kính màu che phủ lên trên thức thứ bảy cũng là những chủng tử, phát sinh từ những chủng tử của sự vô minh mê mờ. Nhưng những chủng tử đó cũng có thể hóa cải, chuyển hóa được. Cho nên nó vẫn là vô ký như thường. Ở trong đạo Nho có người nói rằng: nhân chi sơ tính bản thiện. Tức là con người lúc được sanh ra có cái tánh vốn là thiện, tức là không phải vô ký, không phải ác. Chỉ vì xã hội, hay vì tập quán, thói quen được học hỏi về sau, cho nên con người mới xấu ra thôi. Người mới sinh ra là một thiên thần rất trong trắng. Nhân chi sơ tính bản thiện, tánh tương cận tập tương viễn, do gần gũi những cái xấu thành ra chúng ta xa dần bản tính hồn nhiên thiện của chúng ta đi thôi. Nhưng đối với đạo Bụt thì cái đó rất sai, nếu đã toàn thiện rồi thì không thể chuyển thành ác được.

Có một triết gia khác như là Tuân Tử nói rằng: nhân chi sơ tính bản ác. Con người vốn là ác, nhưng nhờ pháp chế, nhờ giáo dục, nhờ văn hóa thành ra nó tốt lên, nó đẹp lên. Nó cũng có thể vướng vào lý luận, là nó đã xấu rồi thì không thể nào làm thành ra tốt được. Nếu quyết định tánh của nó là ác rồi thì không có thể nào chuyển hóa được. Vì vậy trong đạo Bụt có nói rằng: nhân chi sơ tánh vô ký. Tức là khi sanh ra thì tánh của chúng ta là vô ký, không phải thiện và không phải ác. Nhưng có khả năng thiện hơn, hoặc ác hơn là do sự huân tập. Có một học giả người Trung Hoa tên là Đại Viên, ông có sáng tác một tác phẩm về Duy thức toàn là những bài tụng có ba chữ. Ông gọi là Duy thức Tam Tự kinh, phóng tác từ tác phẩm Tam Tự Kinh nhân chi sơ tánh bản thiện của Trung Hoa ngày xưa. Hồi nhỏ tôi cũng có học tác phẩm đó. Học ba chữ dễ lắm: nhân chi sơ, tánh vô ký, phi thiện ác, danh tàng thức, nhất thiết chủng, giai nhiếp tàng, vạn pháp bổn, thiện ác tướng. Học thuộc lòng như vậy đến khi đem ra dạy thì nhớ ra, dạy rất là dễ. Nếu muốn thì chúng ta sẽ học Duy Thức Tam Tự kinh. Đó là công trình tiếp nối của những Phật tử thời bây giờ, để làm cho giáo lý của Bụt ngày càng rõ càng dễ học. Nhân chi sơ không phải là tánh bản thiện, nhân chi sơ cũng không phải là tánh bản ác, theo đạo Bụt là nhân chi sơ tánh vô ký. Hơn nữa mình biết chữ vô ký ở đây có nghĩa là có khả năng có thể chuyển hóa. Vô ký đi đôi với nghĩa dị thục, là có sự thay đổi và nó chín ra.

 

Nghiệp

Trong đạo Bụt có một quan niệm về nghiệp. Nhiều người không học đạo Bụt, rất dể hiểu lầm. Tưởng nghiệp là một sức mạnh vô hình, nó đã được định sẳn trước và chúng ta chỉ đi theo nó thôi. Nhưng chữ nghiệp chỉ có nghĩa là hành động, là action. Nghiệp có ba loại là: thân nghiệp, khẩu nghiệp ý nghiệp. Vì một tư tưởng là một action, là một chủng tử nên tư tưởng có quả của nó. Thành ra khi chúng ta động tâm, chúng ta phát nguyện một cái gì thì thế giới rún động liền. Một tư tưởng có ảnh hưởng trên trăng sao, trên trái đất, trên nhân thế. Khi Bụt quyết định rằng: lần này nếu ngồi xuống mà không đập vỡ được cái màn vô minh thì không đứng dậy nữa. Đó là một tư tưởng, nhưng tư tưởng đó ghê lắm, nó run động cả trăng sao, đó là một ý nghiệp. Trong nghiệp gồm có hai phần là nhân quả. Khi có một tư tưởng như vậy thì đó là nghiệp nhân, và ảnh hưởng của tư tưởng đó tạo ra gọi là nghiệp quả. Vừa mới có một tư tưởng thôi thì tư tưởng đó đã bắt đầu tác động trong người chúng ta. Nó đã có chủng tử và nó đã thay đổi con người chúng ta rồi. Ví dụ người đó có ý định muốn giết thì tự nhiên trong con người anh ta bị nhiễm độc liền lập tức, đó là ý nghiệp. Còn khi chúng ta nói ra một câu, thì câu nói đó là một nghiệp nhân và ảnh hưởng của câu nói đó là nghiệp quả, gọi là khẩu nghiệp. Nghiệp quả của khẩu nghiệp cũng lớn lắm. Vì hạnh phúc của những người trong gia đình hoặc trong xã hội, nó tùy thuộc vào cách chúng ta nói rất nhiều. Chúng ta có thể nói một câu mà làm tan nhà nát cửa của người khác, hoặc tan nhà nát cửa của chính chúng ta nữa. Như quý vị đã biết, lời nói có thể tạo hạnh phúc, và lời nói cũng có khả năng rất lớn để có thể phá tan hạnh phúc. Đừng cho rằng lời nói là một nghiệp nhẹ. Không, lời nói là một nghiệp rất nặng. Chỉ cần nói một câu thôi là công trình xây dựng mấy chục năm tan nát hết. Ví dụ như hai vợ chồng sống với nhau bao nhiêu năm mà nói một câu, câu nói đó có thể làm cho hết tình hết nghĩa. Ảnh hưởng của một câu nói rất quan trọng, cho nên người ta nói rằng: trước khi nói mình phải uốn lưỡi chừng bảy lần. Chắc mỏi lưỡi lắm! Nhưng đó là một cách nói để cho chúng ta thấy rằng, một câu nói rất là quan trọng. Nhưng ngược lại, câu nói cũng có thể tạo ra hạnh phúc rất là lớn. Đôi khi chỉ cần nói ba chữ thôi, người kia run lên, người kia sung sướng quá, người kia bất tỉnh luôn. Thành ra người tu đâu cần phải có nhiều tiền nhiều bạc mới làm cho người khác hạnh phúc, chỉ cần nhiều tư tưởng hay, nhiều lời nói hay là đủ làm cho người khác có hạnh phúc rồi. Và nghiệp thứ ba là thân nghiệp, tức là những động tác của cơ thể. Động tác của ý, động tác của miệng và bây giờ đến động tác của cơ thể. Cơ thể của chúng ta có thể có nhiều động tác. Một cử chỉ vụng dại, một cử chỉ tàn ác là có thể làm chết người. Nhưng một cử chỉ dịu dàng, hiểu biết lại có thể an ủi được người khác, có thể cứu được người khác. Có một quan niệm rất là sai lầm rằng: nói mình phải giàu rồi mình mới có thể làm được việc thiện, giúp người bớt khổ. Chúng ta phải đánh bật cái đó ra khỏi nhận thức của chúng ta và của những người khác. Tôi mơ làm triệu phú để cứu giúp kẻ bần hàn. Hoặc nói rằng: con học bác sĩ sau này con sẽ giúp được nhiều người. Nhưng kỳ thực, học bác sĩ chưa chắc có thể giúp được ai. Học bác sĩ rồi, nội lo cho đời sống của mình bây giờ cũng không được nữa, tại vì đời sống bác sĩ bây giờ rất là bận rộn. Chị Chân Ý có một lần nói với tôi như thế này: Thầy ơi, con không học thuốc, con nghĩ là con học Phật pháp mà con sẽ giúp cho nhiều người hơn. Tôi rất là phục. Học thuốc, làm bác sĩ thì không còn thì giờ cho mình nữa, đừng nói là cho người. Thành thử bác sĩ có danh vọng, có thể có nhiều tiền nhưng không có thì giờ. Vì vậy khi chị Chân Ý nói câu đó thì thầy thấy rằng người này đã thấy được sự thật : con học Phật pháp, con có thể giúp đời được nhiều hơn.

Chúng ta phải có thì giờ thì mới thương được. Chúng ta phải có thì giờ thì mới có thân nghiệp, ý nghiệp và khẩu nghiệp. Nó có thể xây dựng được cho hạnh phúc của người xung quanh, và trước hết nó xây dựng hạnh phúc cho chính chúng ta. Có khi chúng ta nói một câu mà hối hận suốt đời. Có khi chúng ta nói một câu xong, rồi ba chục năm sau nghĩ rằng : trời ơi, nếu ngày hôm đó mình không nói câu đó, chắc là mình hối hận chết đi. Thành ra quý vị có câu gì mà phải nói hôm nay thì phải nói đi, đừng đợi ba chục năm sau phải nói là: tại sao hồi đó mình không có nói câu đó. Ví dụ như khi tôi gặp mục sư Martin Luther King ở trong hội nghị ở bên Genève. Ông mời tôi lên trên phòng của ông để ăn sáng. Tôi có nói như thế này : một người đứng ra để tranh đấu cho người bị áp bức kỳ thị chủng tộc, và đứng ra để bênh vực cho Việt Nam như là Martin thì chúng tôi coi như là một vị Bồ tát. Ở Việt Nam có nhiều người coi Martin là một vị Bồ tát. Nói một câu như vậy thôi. Sau đó có hai tháng thì Martin Luther King bị ám sát chết. Khi tôi nghe tin đó rồi, tôi mừng vì mình đã nói được câu đó trước khi Martin chết. Đó có phải là một câu nói hợp thời hay không ? Nếu mình không nói được câu đó, mình sẽ hối hận. Chúng ta sống chung quanh những người, có lẽ chúng ta phải nói câu gì đó để sau này khỏi hối hận. Và chúng ta cũng biết rằng, chúng ta không nên nói câu gì đó, nếu nói câu đó thì sau này chúng ta cũng sẽ hối hận.

Thành ra khẩu nghiệp rất quan trọng, thân nghiệp cũng vậy. Đâu phải làm lao tác ngày đêm mới có thể giúp người có hạnh phúc. Chỉ cần một sự săn sóc, một cử chỉ rất là nhỏ, một cái chắp tay rất là trân trọng đối với một em bé, thì em bé tự nhiên thấy nhân cách của nó lớn lên. Có thể vì cái chắp tay cung kính của mình đối với em bé mà em bé sau này sẽ thành một đức Bụt. Nó tìm thấy đức tin ở nơi bản thân, nơi con người của nó. Cho nên mỗi cử chỉ dầu là nhỏ nhặt đến mấy, nó cũng có cái giá trị. Cái đó gọi là nghiệp nhân, đi đến nghiệp quả. Khi Jean-Paul Sartre viết trong tiểu thuyết của ông, ông ta nói rất là đúng: con người là tổng thể của những nghiệp của nó. Nghiệp này không phải là của thân thể mà là của tư tưởng, của lời nói nữa. Vì vậy câu nói đó của Sartre có đầy Phật tính.

Khi một hành động dấy lên, phát lên, dầu hành động đó là hành động của ý, hay của khẩu, hay của thân thì bắt đầu đã có một sự lên đường rồi. Lên đường đi về đâu ? Lên đường đi về khổ đau hay là hạnh phúc. Cái sức lực đó gọi là dẫn nghiệp. Đây là một danh từ Duy thức : dẫn nghiệp. Tức là một cái nghiệp nó đưa chúng ta đi. Đi về đâu, thì chiếc xe đưa chúng ta đi là một nghiệp. Nghiệp có công dụng chuyên chở, nên gọi là dẫn nghiệp. Khi nghiệp đó chín, nó thể hiện hoàn toàn thì gọi là mãn nghiệp, mãn tức là đầy, tròn. Nghiệp có thể là thiện, là ác, hay là vô ký. Đó là cách chia sẻ thông thường: thiện nghiệp, ác nghiệp. Nhưng không có nghiệp nào là không có dẫn và không có mãn. Không có cái gì mà không có đưa tới, dầu nó đưa tới cái vô ký thì cũng là đưa tới. Một nghiệp mà chúng ta gọi là vô thưởng vô phạt, nó đưa tới chuyển vô thưởng vô phạt, nhưng không chắc là tại vì nó bất tư nghị. Ví dụ như chúng ta nói một câu chuyện, không nói xấu ai mà cũng không có khen ai, chúng ta nghĩ rằng câu chuyện đó có tính cách vô ký. Nhưng đôi khi chúng ta dùng thì giờ để nói câu chuyện đó, nó đã không tốt rồi. Tại vì thì giờ đó có thể dùng để làm cho mình có hạnh phúc thêm, hay người khác có hạnh phúc thêm. Trong cái vô ký đó có dính một chút cái bất thiện ở trong : nhàn cư vi bất thiện. Nhàn cư thì đâu có làm hại ai đâu, nhưng mà nó sẽ đưa tới chỗ bất thiện. Cho nên xã hội này đem tất cả trẻ em nhốt vào trong trường học, để cho khỏi làm bậy, đó là một phương pháp. Nếu để thanh thiếu niên ra ngoài trường học mà không cho làm gì hết, có thể sẽ nguy hiểm. Thành ra trong khi chúng ta nghĩ rằng giáo dục là một điều rất cần thiết cho thanh thiếu niên, chúng ta cũng phải thấy cái mặt trái của nó ở trong đó. Nói như vậy không có nghĩa là để đi đến một kết luận nào cả, nhưng trên sự thật trường học là chỗ để cho trẻ em không có thì giờ để làm những chuyện mà người lớn không thích. Cũng như ở các nước mới trở thành xã hội chủ nghĩa, họ khiến cho con người đi học tập cả ngày cả đêm, để không có thì giờ chống đối.

Nói như vậy chỉ để cho quý vị thấy rằng là chữ thiện, chữ ác, chữ vô ký nó không có thuần túy là nghiệp. Nó có thể là không phải hoàn toàn thiện, hoàn toàn ác hay hoàn toàn vô ký. Trong nghiệp có thể có một ít thiện, một ít ác, một ít vô ký ở trong đó, sự thật là như vậy. Chúng ta không nên chia chẻ một cách tuyệt đối. Cũng như kỳ trước tôi nói: ranh giới giữa thực vật và động vật, cũng như ranh giới giữa thực vật và khoáng vật không có rõ ràng. A-lại-da thức (ālayavijñāna) được gọi là dị thục thức phải không? Dị thục thức tức là nó chín. Thiện, ác và vô ký đều là những dẫn nghiệp, nó đưa tới mãn nghiệp. Khi nó chín thì tạo ra một cái mà nhìn vào tổng thể chúng ta thấy giá trị của nó, hạnh phúc cũng như là giác ngộ.

Tàng thức của chúng ta cũng vậy, nó có thiện nghiệp, ác nghiệp, thân nghiệp, khẩu nghiệp, vô ký nghiệp. Những nghiệp đó đều đi tới chỗ chín và cuối cùng chúng ta có một thực tại, nó biểu hiện ra thành thế giới, nó biểu hiện thành ra thân căn, tâm thức. Giá trị của đời sống đó tức là cái ngon, hay là cái không ngon của cái nồi chứa đủ thứ đó.

Ví dụ như ngày hôm nay chúng ta có một hành động, hành động đó tạm gọi là một thiện nghiệp. Đó là dẫn nghiệp đi lên. Tôi vẽ một mũi tên để cho thấy rằng cái nghiệp đang dẫn mình đi về cái hướng đó, đường ngang này tạm gọi là vô ký. Có thể là ngày mai mình sẽ làm một ác nghiệp, ác nghiệp dẫn mình đi xuống dưới cái lằn này. Hai nghiệp đó phát ra và dẫn đi, khi mãn nó sẽ thành ra cái gì? Hồi nhỏ khi học thì nói cái này là 1, cái này là 2. Mình làm một hình chữ nhật thì biết rằng mình sẽ đi về chỗ này, đó là mãn nghiệp. Còn nếu ngày mốt mình làm thêm một ác nghiệp ở đây nữa, thì mình sẽ đi về ngũ thú lục đạo. Mình luân hồi về đâu là tùy theo giá trị của nghiệp lực của mình. Mình sẽ đi về đây, không đến nỗi phải đi về đây, vì mình có thiện nghiệp trên này nó vớt. Mình xuống đây tức là xuống sâu rồi, nếu mình có một cái nghiệp vào đây nữa thì mình sẽ xuống tới chỗ này. Nhưng nếu trên này mình có một thiện nghiệp, như vậy nó sẽ cứu mình đi lên, tức là trên mức trung bình. Ví dụ này rất là hay, tất cả những nghiệp của mình: thân, miệng và ý, đều là những động tác đưa mình đi tới. Khi nó phối hợp với nhau là một tổng thể dị thục, lúc đó nó đưa tới một đời sống, một sự phát hiện ra căn thân, thế giới và hoàn cảnh của mình. Giá trị đời sống của mình tùy thuộc vào những nghiệp nhân của mình. Cho nên mỗi khi mình làm được một hành động gì tốt đẹp, tự nhiên trong lòng chuyển đổi và khỏe liền lập tức. Mới dẫn thôi, chưa mãn mà đã khỏe rồi. Đó là ý niệm về dẫn nghiệp và mãn nghiệp.

Đứng về phương diện nghiệp nhân, chúng ta đã thấy rằng phải hết sức cẩn thận, tại vì không có nghiệp nào mà không dẫn và không đi tới mãn. Do đó chúng ta nên cẩn thận từ ý nghĩ, từ lời nói, từ việc làm. Chúng ta có thể nói rằng: cẩn thận về lời nói và việc làm thì được, nhưng làm sao cẩn thận về tư tưởng, tư tưởng nó muốn nghĩ gì thì nghĩ, làm sao mình có thể cẩn thận được. Chính đó là chỗ mà phương pháp quán niệm đi vào. Chúng ta biết rằng: trên cái phẳng của ý thức, hể khi nào chúng ta có một tư tưởng thì tư tưởng đó tự nhiên sẽ được huân vào làm một chủng tử trong a-lại-da thức (ālayavijñāna). Cho nên nếu chúng ta duy trì những tư tưởng đen tối, sầu đau, ganh ghét, giận dữ lâu ngày trên cái mặt phẳng đó, thì chúng ta sẽ lãnh đủ tất cả những chủng tử của chúng. Cho nên chúng ta phải làm sao thiết lập, liên lạc với những mầu nhiệm của cái đẹp, cái hay, để chúng ta có thể sống những giờ phút tỉnh thức, an lạc. Để những chủng tử rơi rớt trong tâm thức chúng ta, nó trở nên những chủng tử tốt, làm tư lương vốn liếng cho đời sống tương lai.

Vì vậy cho nên khi có một tư tưởng ở trong tâm thì chúng ta phải nhận biết tư tưởng đó, giá trị của tư tưởng đó, bản chất của tư tưởng đó. Và khi chúng ta nhận biết rồi thì tư tưởng đó không còn nguyên như vậy nữa. Chúng ta biết rằng đây là một tư tưởng bất thiện, đây là một tư tưởng xấu thì tự nhiên tư tưởng đó được biến chuyển. Còn nếu chúng ta nói đây là một tư tưởng tốt, tư tưởng rất hay thì tư tưởng đó cũng biến chất, tức là nó được khuyến khích, nó được nâng đỡ và nó tồn tại lâu dài hơn. Trong khi chúng ta đi thiền hành mười lăm phút, chúng ta thở và chúng ta tập trung tâm ý để có thể liên lạc, tiếp xúc với những mầu nhiệm của vũ trụ như là bông hoa, như là mặt trời, như là không khí trong lành. Chúng ta đưa vào những chủng tử của sự trong lành, mát mẻ, yêu đời. Chúng ta biết rằng cái công viên đó, cái núi tuyết đó, nó không phải chỉ hiện hữu trong tánh cảnh, nó hiện hữu trong đới chất cảnh. Đôi khi trong một nhà giam, hay trong một đêm đen, nếu chúng ta muốn tiếp xúc với những cái đó, chúng ta vẫn có thể tiếp xúc được. Chúng ta biểu hiện núi tuyết đó trong ta và ta tiếp xúc với nó.

 

- Thưa thầy, khi mình có một tư tưởng phát hiện ra và mình nhận biết được tư tưởng đó là một tư tưởng xấu. Như thầy đã dạy là mình không có cần phải xua đuổi nó, mình chỉ cần nhận biết nó thôi. Thưa thầy cái gì đã khiến cho cái tư tưởng xấu đó nó biến dạng, hay nó bớt xấu đi. Trong khi tư tưởng thiện thì mình cũng nhận biết nó và mình nuôi dưỡng nó thì được nó rơi vào ?

Một tư tưởng nếu xấu, nhưng khi có chánh niệm, có sự nhận biết tức là có chánh niệm trong tâm mình thì chánh niệm đó là sự tỉnh thức, là tốt. Nó soi vào tâm niệm xấu thì tâm niệm xấu tự nhiên biến chất. Cũng như bóng tối ở trong phòng, khi đưa ánh sáng vô thì mình không can thiệp nhiều. Bóng tối đó sẽ bớt đi nếu là cây đèn cầy, và nó sẽ hết tối đi nếu đó là một cây đèn điện. Hơn nữa, khi mình biết đó là một tư tưởng xấu thì ngay chuyện nhận biết, nó đã làm công việc đó rồi, không cần sự xua đuổi. Cái đó hay lắm, tại vì ngồi quán sát những tư tưởng, những tình ý của mình mà không đàn áp nó, không can thiệp vào nó là một phương pháp rất hay mà trong tâm lý học trị liệu chưa có.

Núi tuyết không phải chỉ nằm trong tánh cảnh, nó nằm ngay trong độc ảnh cảnh. Cho nên chúng ta có thể tiếp xúc được với núi tuyết đó ngay trong khi chúng ta ở trong phòng tối. Vì vậy chúng ta có nhiều cách để có thể duy trì những an lạc, những mầu nhiệm trong tâm mình. Đừng để cho những cái bất thiện, những cái đen tối nó chiếm ngự tâm mình quá lâu và nó tạo thành những chủng tử xấu.

 

Nội kết

Trong những kinh về quán niệm, tức là kinh căn bản của thiền tập, có hai kinh mà quý vị phải học thuộc lòng và nghiên cứu cho nhiều. Đó là kinh căn bản thiền tập trong lúc Bụt còn tại thế, là kinh Quán niệm hơi thở và kinh Bốn lĩnh vực quán niệm. Kinh Bốn lĩnh vực quán niệm tôi đã tìm ra ba tụng bản. Một tụng bản bằng chữ Pali và hai tụng bản bằng chữ Hán. Tụng bản thứ hai là của phái Sarvastivada và tụng bản thứ ba là của phái Mahasanghika. Trong tụng bản thứ hai của phái Sarvastivada có một đoạn mà tôi không thấy ở trong tụng bản Pali. Trong đoạn đó có danh từ nội kết, rất là quan trọng. Thành ra có bản Pali không cũng chưa hay. Nội kết có thể dịch là những cái đóng cục ở phía bên trong. Kinh nói là: khi mắt chạm vào sắc và mình có nhãn thức thì có thể là có nội kết trong tâm. Khi tai nghe âm thanh là mình có cái nghe, mình có nhĩ thức, cũng có thể có nội kết ở trong tâm. Nội kết đó không có nghĩa chỉ là những cái xấu, nó cũng có thể là những cái tốt, hay là những cái đẹp. Ví dụ như khi mình uống rượu mà bị nghiện rượu, thì cái đó cũng là nội kết. Mà nghiện rượu thì người ta thích lắm, tại vì uống rượu vô nó ngon, nó ngọt, nó cay. Đó có thể là một lạc thọ. Thành ra nội kết không hẳn chỉ là những cái khổ thọ thôi, nó có những cái lạc thọ. Nhưng những cái lạc thọ đó sau này có thể tạo thành khổ thọ dài dài. Nội kết là do chuyện tiếp xúc giữa nhãn và sắc, nhĩ và thanh, tỷ và hương, thiệt và vị, thân và xúc, ý và pháp. Tất cả những thứ đó đều có thể đưa vào nội kết. Ví dụ như mình thấy một cô nào đẹp quá, thì cái nhãn thức làm thành một nội kết, một nội kết rất là dễ thương, rất dễ chịu nhưng mà nó là nội kết. Thành ra anh đi vô lớp học, anh cũng nghĩ tới chuyện đó. Anh đi về nhà anh cũng nghĩ tới chuyện đó. Anh bỏ quên hết tất cả những chuyện khác và cái đó nó trở thành ra một cái hiện tượng, nó khống chế những hiện tượng khác, anh không làm ăn gì được nữa. Tại vì anh có một sự đam mê ở trong anh, đó là một cái nội kết. Một nội kết rất là êm dịu, rất là dễ chịu, nhưng nó có tính cách phá hoại chứ không có tính cách xây dựng. Tại vì khi anh yêu thì anh có thể có thêm năng lực, anh có thể có thêm sức mạnh. Nhưng những cái khác cũng có, nó tùy theo. Đôi khi anh yêu rồi thì anh gan lắm, anh có thể không có sợ chết, anh có thêm đức vô úy. Có những cái mình phải công nhận, là khi có tình yêu thì người ta có thêm năng lực, nhưng mà nó cũng là một nội kết. Cũng như ghiền rượu, uống rượu thì thích lắm, nhưng sau này cái gan nó lãnh đủ và hệ thống thần kinh nó lãnh đủ, rồi có những cái khổ thọ nó sinh ra. Chúng ta đừng để bị nhồi sọ, mình nói: cái này là cái này, cái kia là cái kia, cái này có thể là vừa thế này vừa thế kia. Nói như vậy là để tránh thái độ giáo điều. Lỗ mũi mình chạm vào mùi hương, nó sanh ra tỷ thức. Vì vậy các cô ưa xức những thứ nước hoa, để có thể tạo ra được một cái nội kết ở nơi người khác! Có nhiều thứ nước hoa rất là đắt tiền. Và các cô thấy rất rõ tác dụng của nước hoa trong đời sống xã hội, vì vậy các cô muốn mua những thức nước hoa rất là đắt, rất là tốt. Tại vì nó giúp cho người kia nhớ mình và các cô chỉ dùng một thứ nước hoa thôi. Các cô không dùng hôm này thứ nước hoa này, hôm khác thứ nước hoa khác. Không biết có đúng hay không, tôi đoán như vậy thôi.

Tất cả những sắc, thanh, hương, vị, xúc đều có thể gây nội kết. Nội kết dễ chịu hay nội kết khó chịu, nhưng đều là nội kết cả. Và nhất là ý, ý tức là mạt-na  tiếp xúc với các pháp sanh ra ý thức. Người ta nói mình một câu nào đó thì câu đó đi vô, đôi khi cái nội kết nó nhỏ. Nhưng càng nghĩ càng giận, càng nghĩ càng sâu sắc, càng thấm thía. Đó là thức thứ sáu. Càng nghĩ thì càng giận, càng giận thì nội kết càng mạnh. Vì vậy cho nên ý thức là một cái amplifier của những nội kết. Amplifier dịch là máy tăng cường (khuyếch đại), đây không phải chỉ là thanh, nó còn có hương trong đó nữa. Và nhất là khi có vô minh ở trong đó thì cái máy amplifier của chúng ta rất là mạnh. Nó làm cho nội kết càng ngày càng lớn, chúng ta tưởng tượng ra như thế này, như thế kia. Ví dụ như ghen chẳng hạn, nó là một nội kết. Mình lại giàu tưởng tượng, thành ra mình tưởng tượng cái này, cái khác. Và nó thành ra một cục rất lớn ở trong mình, đó là nội kết. Những nội kết đó có mặt ở trong a-lại-da của mình và nó làm cho thức thứ bảy, tức là mạt-na ý càng ngày càng nặng.

Kỳ trước tôi có nói về những ước muốn vô thức của mình, những đè nén, những cái này cái kia trong tâm thức của mình. Ý thức là phải tiếp xúc với cái thực tại của xã hội. Vì vậy trong khi tỉnh, nó cố gắng làm cho thân khẩu ý đừng đi ngược lại với cái thực tại của xã hội nhiều quá. Nó ngăn ngừa những ước muốn, những giận hờn của mình không cho phát hiện. Tại vì nếu phát hiện như vậy thì nguy lắm. Chỉ khi nào trong giấc ngủ, con người của mình không tiếp xúc với xã hội thì ý thức mới có thể đi đôi với ý, tức là với mạt-na thức một cách dễ dàng. Cho nên trong giấc mơ, ý-thức chịu làm những điều mà trong khi tỉnh nó không làm. Nó đi vào trong a-lại-da thức, nó lục lọi những chủng tử, những khuynh hướng, những ẩn ức để nó sống. Thành ra những giấc mơ đó thiết lập được một ít sự thăng bằng. Nó giải tỏa bớt những sự giằng co ở trong người của mình. Nhưng có một điều mà tôi nhận thấy rằng: những cảm thọ ở trong giấc mơ có một cường độ lớn hơn những cảm thọ trong khi mình tỉnh. Có lẽ là tại vì ý-thức và mạt-na không bị những cái áp chế của xã hội. Thành ra cái buồn, cái lo, cái sợ cái giận ở trong giấc mơ, cường độ của chúng lớn hơn là bình thường. Trong giấc mơ, cái buồn của chúng ta rất là sâu, cái sợ của chúng ta rất là lớn. Cảm giác khoái lạc của chúng ta cũng mạnh hơn: cay rất cay, đắng rất đắng, lạnh rất là lạnh. Tức là cường độ tăng thêm trong khi chúng ta nằm mơ. Sung sướng, chúng ta cũng sung sướng cực kỳ. Khi trong giấc mơ chúng ta trở về với quê hương tuổi nhỏ và gặp lại được những nhân vật trong thời thơ ấu. Chúng ta sung sướng lắm, chúng ta nhẹ nhàng lắm. Nhưng ban ngày ngồi làm cho sống dậy những cái đó thì không có bằng. Mộng bao giờ nó cũng đẹp hơn thật, mộng bao giờ nó cũng dữ hơn thật, cũng khổ hơn thật. Nó đẹp hơn, nó vui hơn nhưng mà nó cũng xấu hơn. Xấu thì nó rất là xấu, khổ thì nó rất là khổ. Nếu quý vị xét những giấc mơ của quý vị và xét những cảm thọ của quý vị trong giấc mơ, quý vị sẽ thấy như vậy. Nếu cứ đè nén riết thì nó sẽ có tình trạng che lấp, giả dối, rồi đến khi chịu không nổi nữa thì nó có cái hiện tượng là đổ vỡ. Trong lúc đó thì ý thức của mình nó bị bít lấp, rồi cái ý nó trực tiếp biểu hiện ra trong đời sống hàng ngày của mình. Mình nói, mình làm những điều mà người ta cho là điên. Nhưng nếu nói được, làm được những cái điều đó là đỡ cho mình lắm. Đó là một phương tiện tự vệ của con người mình biểu hiện ra như vậy.

 

Dùng thiền quán để hóa giải

Hôm trước tôi có kể chuyện của hai mẹ con. Trong vô thức của bà mẹ, bà không muốn con đi lấy chồng, vì đi lấy chồng là đời bà hết rồi. Có nhiều bà mẹ không muốn con đi lấy vợ, tại vì khi con mình đi lấy vợ và sống với vợ, tức là con mình phản bội mình rồi. Có một bà mẹ đã bỏ thuốc chuột vào cho hai đứa chết, vì nghĩ rằng con trai của mình như vậy là hết thương mình rồi. Nhưng khi hai đứa con chết thì bà khổ nhiều thêm nữa. Do đó cái khôn khéo hơn hết là bà phải thấy rằng, thay vì mình có một đứa con, bây giờ mình có thêm một đứa con thứ hai nữa, khéo léo là như vậy. Nhưng bà đã làm ngược lại, bà tiêu diệt luôn cả hai đứa. Có một bà mẹ kia u mê và nghĩ rằng, nếu con bà đi lấy chồng thì đời bà không còn lý do để tồn tại nữa. Vì vậy cho nên tiềm thức của bà khiến cho bà bệnh, để cho đứa con ở lại nhà săn sóc cho bà. Và đứa con có hiếu thật, nhưng cô ta cũng yêu anh chàng của cô ta lắm, không được đi sống với anh chàng thì cũng không xong. Nhưng cô ta ở lại nhà để lo cho mẹ, lo hết lòng vì cô có hiếu thật và thấy rằng không thể nào không không lo cho mẹ được. Nhưng có một bữa đó cô đặt cái chén hơi mạnh. Bà mẹ mới hỏi: không biết là con có thương mẹ thiệt hay không? Cô ta đã nói một cách rất thành thật: nếu con không thương mẹ thì tại sao con ở lại đây với mẹ. Nhưng ở trong đó chúng ta thấy rằng hành động đặt cái chén mạnh xuống như vậy là nó từ trong tiềm thức mà đi ra. Cái ý, cái mạt-na nó đi ra. Rồi nếu cô gái thấy được thì cô sẽ giật mình, tại sao mình có thể làm một cử chỉ như vậy. Nếu cô là người có học Bụt rồi thì cô có thể nhận thức được, đó là một hành động bất thường. Tại vì phương pháp của kinh quán niệm là mình ý thức được tất cả những gì đang xảy ra trong giờ phút hiện tại. Mình nói gì thì mình biết mình đang nói gì. Mình làm gì thì mình biết mình đang làm gì. Mình nghĩ gì thì mình biết mình đang nghĩ gì. Vì vậy mình có khả năng nhận diện những pháp đang xảy ra. Điều này quan trọng lắm. Điều quan trọng này tâm lý học trị liệu Tây phương không có khả năng, chưa làm được. Tại vì nó cần một sự tu tập mới làm được. Chuyện này là người bệnh phải làm, nhưng nếu chúng ta làm từ trước khi có bệnh, thì chúng ta sẽ không bị bệnh. Tại vì những triệu chứng đầu xảy ra là chúng ta đã biết rồi. Hành động bực bội đặt cái chén mạnh xuống, nó là một con quái vật lòi đầu ra. Nó mới lòi có chút xíu thôi, nếu chúng ta là người có tỉnh thức, chúng ta sẽ biết được có cái gì ở trong. Nó là đầu mối của một cuộn dây. Nó mới có chút xíu là mình có thể nắm đầu mối đó mình kéo và mình đi tới được cái vô thức của mình. Mình biết được sự mâu thuẫn chống chọi trong thân tâm của mình. Những người tới với bác sĩ tâm lý là những người không có khả năng làm như vậy. Bác sĩ phải nhìn, phải quan sát dùm. Bác sĩ phải hỏi qua, hỏi lại, hỏi tới, hỏi lui. Nói chuyện giờ này sang giờ khác, tuần này sang tuần khác, tháng này sang tháng khác, hy vọng tìm ra được cái mối dây rồi kéo. Mất thì giờ lắm, mà có nhiều khi thất bại. Tại vì bác sĩ trong nghề thành ra phải học cách đó và khi mà bác sĩ thấy được một cái mối dây thì bác sĩ nắm lấy kéo ra và bàn với bệnh nhân, để hai người cùng kéo. Cuối cùng bác sĩ tìm cách, gọi là nói ra cái mà người bệnh nhân không nói ra được. Đưa cho người bệnh những câu, những chữ mà người bệnh chưa tìm ra được. Nói ra được như vậy tức là thiết lập được sự bình thường giữa ý (mạt-na) và ý thức.

Có thể nói rằng, trong ví dụ bà mẹ và người con gái. Nếu hai người không tu thì có sự bực bội lẫn nhau. Bà mẹ nói: không biết con có thương má thiệt không? Đó là sự bực bội rồi. Còn cô gái nói: dạ chắc có lẽ vì hồi hôm con ngủ ít. Nhưng ngủ ít cũng là một triệu chứng. Thành ra cô cứ nghĩ rằng, tại vì ngủ ít hay là tại vì một lý do nào đó, mà cô không biết được. Cả hai mẹ con đều không biết được cái ước muốn trong vô thức của mình. Cái bực mình đó giữa hai phía từ từ nó lên cao, nó lên cao cho đến nỗi hai người bị tràn ngập và bệnh rất là nhiều, có thể đi tới sự tan nát. Rồi nếu bác sĩ tâm thần can thiệp vô, thì bác sĩ cũng chỉ làm công việc đó thôi. Cố gắng để tìm ra một vài mối dây mà kéo. Phương pháp đó là phương pháp phân tâm học. Nền tâm lý trị liệu của Tây phương có vào khoảng một trăm tuổi thôi, trong khi Duy thức học đã có đến mấy ngàn năm. Thiền tập của chúng ta là hai ngàn năm trăm năm, mà trước Bụt đã có người biết thiền tập rồi, thiền tập xưa lắm. Chúng ta tập thiền cả năm ngàn năm rồi, còn tâm lý học trị liệu thì mới có một trăm năm thôi. Thành ra tâm lý học trị liệu mà đi tìm học ở thiền học là chuyện đúng. Cũng như mình là con người thợ đá mà đi về núi để lấy đá đẻo gọt. Trong trường hợp nếu hai mẹ con là những người đã được dự những khóa tu, hoặc là tập thiền rồi, thì có thể khi những triệu chứng đầu phát ra là họ biết. Sự bực bội đó mình nhận ra cái mặt mũi của nó, mình biết được gốc rễ tính chất của nó. Như vậy mình sẽ dùng nhiều phương pháp để hóa giải cái đó. Thứ nhất là thiền quán, mình thiền quán hóa giải để mình thấy rõ ràng cái gốc rễ của sự bực bội này là do đâu. Thứ nhất là do mẹ của mình, thứ hai là do mình không hiểu được mẹ mình. Mình phải giúp mẹ mình giải thoát, phải cho bà thấy rằng là mình đi lấy chồng thì mẹ mình không mất hạnh phúc. Mình có bổn phận phải nói rõ ra, là con đi lấy chồng nhưng con vẫn là con của mẹ, con sẽ tới thăm mẹ, con sẽ mời mẹ tới. Làm như thế nào đó để bà mẹ thấy rõ được rằng, là con gái của mình đi lấy chồng không có mất. Đời sống mình vẫn tươi đẹp như thường và thay vì mình có một đứa con, bây giờ mình có hai đứa con. Lỗi đó không phải là do một bên, lỗi luôn luôn là hai bên. Và người có tu tập, có chánh niệm là luôn luôn phải thấy được những gì đang xảy ra trong giây phút hiện tại. Tính chất của cái đó, của tư tưởng, của lời nói hay là của hành động và đi tới gốc rễ của nó. Có hai cái là gốc rễ và hoa trái. Người tu học nhìn vào cái gì cũng phải thấy được gốc rễ của cái đó và hoa trái trong tương lai của nó, cái đó gọi là quán. Nhìn vào cây chanh chưa có trái, mới có hoa thôi là mình phải thấy trái ở trong cây chanh. Nhìn vào cây chanh mình thấy được hột chanh hay là cành chanh mà đã làm thành ra cây chanh ngày hôm nay. Đó là thấy được quá khứ và tương lai ở trong cái đó. Bây giờ mình nhìn vào một em bé, mình cũng phải thấy như vậy. Mình phải thấy gốc rễ của em bé đó như thế nào và em bé nếu bây giờ như vậy thì tương lai của em bé sẽ đi đến đâu, mình phải thấy được, cái đó gọi là quán chiếu.

Ngừa bệnh thế nào cũng dễ hơn trị bệnh. Nhưng biết nguyên tắc rồi mà không thực tập thì cũng vô ích. Bằng cớ là những ông bác sĩ trị liệu tâm thần, rất là nhiều ông đi vào nhà thương điên. Trong chuyến đi Hoa Kỳ năm ngoái, tôi có nói chuyện với một số các bạn ở bên đó. Họ cho tôi biết rằng, có bốn giới đi nhà thương điên nhiều nhất. Giới thứ nhất là nha sĩ, không biết tại sao. Có lẽ là ngày nào cũng phải nhìn vào trong cái hang bí mật lởm chởm đó và đôi khi có những cái mùi hôi. Rồi nghe tiếng rú như con quái vật của cái máy làm răng. Những cái đó phải có người nghiên cứu dùm, nó tác động trên thần kinh của mình. Giới thứ hai là luật sư. Nghe nói luật sư ở bên Mỹ hiện nay rất thiếu việc làm. Bây giờ có một sự thặng dư về luật sư và họ đóng cửa những trường luật rất nhiều. Các ông luật sư phải đi chạy chọt để có việc, hễ tìm ra được một việc nào đó thì có một số tiền lớn, sống một thời gian rồi phải chạy đi kiếm một mối khác, một vụ khác. Đời sống như vậy không đều, nhiều khi phải tạo ra vấn đề để tìm việc. Vì vậy cho nên tâm lý trong đời sống của những luật sư cũng bất thường lắm. Giới luật sư là giới thứ hai đi vào nhà thương điên. Giới thứ ba là giới bác sĩ. Nếu nói rằng, tôi thành bác sĩ tôi sẽ cứu độ được rất nhiều người, nguy hiểm lắm. Không biết ở bên Pháp có khá hơn không, nhưng đời sống của các bác sĩ ở bên Mỹ như là dưới địa ngục. Tuy rằng là có giàu, có sang, nhưng không có thì giờ để sống. Một bác sĩ bỏ được năm ngày đi dự khóa tu, thì bác sĩ đó gần thành thánh rồi đó, khó lắm. Và giới thứ tư đi vào bệnh viện tâm thần là bác sĩ tâm thần, trong giới đó họ nghiện ngập xì ke nhiều lắm.

 

Hạnh phúc là vấn đề tập thể

Nói như vậy để quý vị biết rằng, thấy được nguyên tắc của tâm lý chưa hẳn là đã tránh được những sự đổ vỡ của tâm lý, mà phải thực tập. Ví vậy nếu hai mẹ con kia biết sống một nếp sống tỉnh thức để đi tới sự quán chiếu hiểu biết, mẹ có thể hiểu con thêm rằng: con mình làm thế nào có hạnh phúc hoàn toàn được, nếu nó không được sống với người yêu của nó, phải không? Nói mẹ mình làm sao có hạnh phúc được, nếu mình bỏ mẹ mình đi. Mình phải tìm ra một công thức nào đó ở trong đó, để mình sống hạnh phúc và mẹ mình cũng có thể sống hạnh phúc. Nếu mẹ mình có một nội kết, một hiểu lầm mà không giải tỏa được thì mình không có hạnh phúc. Hạnh phúc không phải là một vấn đề cá nhân, hạnh phúc là vấn đề tập thể. Trong gia đình nếu một người không có hạnh phúc là mình cũng không có hạnh phúc. Cho nên lo hạnh phúc của những người khác là lo cho hạnh phúc của chính mình. Đó là nguyên tắc nhân duyên của đạo Bụt rất rõ. Người kia không có hạnh phúc thì mình đừng hi vọng có hạnh phúc. Hai người bạn cũng vậy, hai vợ chồng cũng vậy, hai cha con cũng vậy, một trong hai không có hạnh phúc là người kia không có hạnh phúc. Thành ra hạnh phúc cá nhân là một ảo tưởng không bao giờ có. Hạnh phúc bao giờ cũng là collective. Người kia hạnh phúc thì mình mới có hạnh phúc được. Thầy trò cũng vậy, nếu trò không hạnh phúc, thầy cũng không hạnh phúc và ngược lại. Vì vậy hiểu biết là chìa khóa để mình biết được nguyên do đưa tới sự đau khổ. Nguyên do đó có thể là sự vô minh của mình, mà chắc chắn là sự vô minh của mình. Vô minh của mình đối với mình và vô minh của mình đối với người thương của mình. Và chỉ có thể hiểu mới thương được, đó là tiếng nói của đạo Bụt. Hiểu là hoa trái của thiền quán, của nếp sống tỉnh thức. Thiền quán không có nghĩa là ngồi một mạch năm sáu giờ đồng hồ mà gọi là thiền quán. Trong vấn đề trị liệu này, bà mẹ và con gái trong khi đưa trà cho nhau, trong khi nói chuyện với nhau, trong khi đi ra đi vào với nhau là tập thiền rồi. Không phải hai mẹ con vô trong thiền phòng ngồi mỗi người ba giờ đồng hồ là thành công đâu. Không, thiền ở đây là mình nhìn, mình cười, mình nói, mình săn sóc. Tất cả những điều nhỏ nhặt đó tức là sự liên hệ giữa hai người, liên hệ giữa mình và xã hội, đó là thiệt. Bây giờ ở Tây phương họ hiểu thiền tức là trốn đi, và mình ngồi yên một chỗ gọi là thiền. Để giải quyết vấn đề tâm lý, anh ngồi xếp bằng lại và anh vượt thoát. Không, anh ngồi lại như vậy có thể để anh thấy rõ thêm được, nhưng anh phải thực tập với xã hội, với người kia. Trong thiền viện có thầy và có bạn. Mình tu với thầy, tu với bạn. Con người của mình tiến lên được, nó nở ra được như bông hoa. Không phải là do mình ngồi như một cá nhân ở trong góc thiền đường, mà do mình tiếp xúc, mình học áp dụng những cái mình thấy đối với những người khác. Mình làm cho người khác có hạnh phúc và mình cũng có hạnh phúc.

Có những khóa tu trong truyền thống cũ, tôi thấy thiền sinh không dám nhìn nhau và cười. Tại các thiền viện, ngay tại thiền viện San Fransisco cũng vậy. Người khác là một trở lực cho sự tu học của mình, thành ra mình gặp người khác thì mình tránh đi. Chuyện nhìn nhau và cười với nhau, họ cho là một trở lực cho sự tu học. Nhưng ngược lại, chính sự tiếp xúc của mình với thực tại, thực tại con người, thực tại xã hội, thực tại thiên nhiên mới là sự tu. Phương pháp tu mà quý vị học ở đây là phương pháp tu hai mươi bốn giờ một ngày, nó không phải là phương pháp tu ngồi thiền mấy giờ đồng hồ một ngày, phải sống cho nó tỉnh thức. Còn nếu mình trốn đi ngồi ba bốn giờ đồng hồ một ngày, sáu bảy giờ đồng hồ một ngày, tức là mình thấy chuyện đó có thể tạo ra được một cuộc đình chiến để cho mình khỏi phải tiếp xúc. Đó là một sự trốn chạy chứ không phải là giải quyết vấn đề. Đôi khi mình ngồi lại, mình không tiếp xúc với người đó nhưng mình thấy người đó rõ hơn. Khi người đó đi khỏi, không còn gần bên mình, mình có cơ hội ngồi lại, mình hiểu được người đó. Mình thấy được người đó nhiều hơn là mình tiếp xúc hàng ngày, nó có như vậy. Thành ra sự ngồi yên một mình để thở, để nhìn sâu vào, nó rất là quan trọng. Nhưng rốt cuộc vẫn là cái liên hệ của mình với người khác. Tu là phải tu với người khác, Bụt tu là cũng để cho xã hội, tu là tu cho Da-du-đà-la, cho Rahula, cho vua Suddhodana, và cho tất cả mọi người chứ không phải là tu cho riêng mình. Vì vậy cho nên khi ngồi dưới cây bồ đề Bụt không có đơn độc. Chúng ta tu học là như vậy, không phải để giải quyết một vấn đề của cá nhân. Vì chúng ta biết rằng, cá nhân không thể có được nếu không có môi trường. Nếu chúng ta thành công thì đó là sự thành công của chung, của cha mình, của mẹ mình, của em mình, của chị mình nữa. Vì khi mình tươi như một bông hoa thì tất cả mọi người đều được hưởng.

Vì vậy pháp môn tu của chúng ta không phải là một pháp môn trốn đời, mà là một pháp môn đi vào trong đời. Nhưng không đánh mất mình, tại vì chánh niệm là viên ngọc, là ngọn đèn soi sáng cho mình và chính chỗ tu hay nhất là tu chợ. Người ta nói có ba chỗ mình tu: thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa. Tu chùa cho là dễ, tại vì muốn trốn tránh cho nên nó dễ. Còn tu ngay trong gia đình mình, mình tu làm sao cho con mình sung sướng, cho vợ mình sung sướng, cho chồng mình sung sướng, cười như hoa thì mình thành công. Tu làm sao cho xã hội thanh tịnh, an lạc. Vì vậy cho nên trong chuyến đi Ấn Độ vừa rồi, ngồi trên xe buýt mình thấy Bụt đi khắp nơi. Tất cả những chỗ mình tới là Bụt đều đã tới. Ngài tới và Ngài đi như vậy. Còn chúng ta thì lái xe buýt chạy vù vù. Mình thấy tại sao Ngài hoạt động đến như vậy, chỗ nào cũng tới, đi khắp nơi, và đi mỗi chỗ rất nhiều lần. Nếu trong lòng không được phát khởi bởi lòng từ bi, sự ưu ái đối với chúng sanh, đối với mọi loài, đối với người lớn, đối với trẻ em thì làm sao có nghị lực để làm những công việc như vậy. Tu tức là tu chung cho mọi người.

 

Tâm sở bất định

Chúng ta đã học năm tâm sở biến hành, năm tâm sở biệt cảnh và chúng ta học hai tâm sở gọi là tầmtừ vào kỳ rồi. Các tâm sở tầm và từ gọi là những tâm sở bất định. Hai tâm sở khác là hốimiên. Chúng ta có tất cả bốn tâm sở bất định. Hối tức là trạng thái hối hận trong tâm mình: tiếc, hối, ăn năn. Tại sao nó là một tâm sở bất định? Tại vì nó có thể là thiện, nó có thể là ác. Nếu mình biết hối cải những điều mình đã làm đối với người khác để cho người khác đau khổ hay là để cho mình đau khổ, thì lúc đó là một tâm sở thiện. Còn ví dụ như đang ngồi thiền, đáng lý phải thực tập hơi thở mà mình cứ ngồi hối hận hoài, không làm được gì hết thì cái hối đó lại là ác. Vì vậy cho nên đó là một tâm sở bất định, nó tùy theo trường hợp mà là thiện hay là không thiện. Miên tức là buồn ngủ, ở Làng Mai có hai người viết hai bài về ngủ trưa, bài nào cũng hay. Bài của Tâm Phước cũng hay, bài của chị Chân Đức kỳ này cũng hay. Thường thường người ta hay lên án chuyện ngủ, nhưng trong nghi thức nói rằng ngủ có khi là tốt, phải không, bất định mà. Ví dụ như mình đang làm việc gì, như lái xe hơi mà miên là bất thiện. Còn khi nghỉ ngơi để có sức khỏe ngồi thiền, hay là để làm công việc cho nó đàng hoàng, thì miên đó tốt. Cứ để cho nó miên, không sao!

Quý vị biết ở các thiền viện, có những thiền đường tổ chức như thế này: đây là thiền đường, rồi hai bên có những chỗ để cho các thầy có thể ngồi nghỉ hay là uống trà. Liêu xá chỗ khác, còn đây là năm phút bảy phút để uống trà nghỉ ngơi rồi vô. Đó là những khóa tu, có khi ngồi luôn cả hai mươi mốt ngày như vậy, không rời khỏi chỗ này, có người đem trà, đem cơm tới. Thỉnh thoảng có một giờ gọi là giờ ngủ gục, cái giờ không có ngủ nằm mà là ngủ ngồi. Cái giờ khuyến khích tâm trạng ngủ gục phát sinh. Ngồi không cần phải quán niệm gì hết, ngồi và mời sự buồn ngủ nó tới. Nhưng không nằm ngủ đàng hoàng, ngồi để ngủ gục. Thường thường có nhiều người làm việc đó một cách bất hợp pháp, là ngồi ở trong này để ngủ gục. Nhưng có một giờ hợp pháp, cái giờ đó nằm ở ngoài này. Quý vị không nằm xuống, bởi vì nằm xuống là ngủ thường rồi, ngồi thôi. Có thể dựa được nhưng cho ngủ gục, cho tâm trạng miên phát sinh. Cái đó không phải là do Bụt dạy, nhưng các thầy họ đặt ra. Có lẽ là từ kinh nghiệm của họ, nói rằng ngồi mà ngủ gục như vậy, nó gỡ gạt được rất là nhiều. Thành ra nó là một thứ ngủ trưa.

Lại có nhiều thiền viện, họ cho chuyện ngồi thiền là chuyện duy nhất của đời người thiền tập, cho nên họ ngồi càng nhiều càng tốt. Họ ép thân tâm vào trong ngồi thiền, họ nghĩ ngồi thiền là chỉ ngồi thôi. Đối với pháp môn của mình thì cái đó không đúng. Không đúng ở chỗ, ngồi là một trong bốn tư thế thôi, đi đứng nằm ngồi. Hơn nữa phương pháp của mình là tiếp xúc với người kia. Người kia có thể là thầy, người kia có thể là bạn, người kia có thể là kẻ thù. Tôi đã thấy ở trong một số các thiền viện, khi mà ép buộc thân xác quá mức như vậy thì đến khi vô ngồi thiền, vừa mới vô ngồi và điều chỉnh thân tâm là bắt đầu ngủ gục liền lập tức. Nó như một phản ứng rất là tự nhiên để gỡ gạt. Và tôi thấy những người có chí hướng tu cũng vậy, nó là một phản ứng tự nhiên của thân thể, tại vì mình ép nó, mình đè nén nó. Cho nên khi vô trong thiền đường rồi, bắt đầu ngồi yên lặng rồi thì bắt đầu thân thể nó đòi hỏi một sự gỡ gạt và nó buồn ngủ. Điều đó nó cũng thực hiện trong khi mình nghe giảng nữa.

Tầm là sự tìm kiếm. Tìm kiếm là tốt lắm, mình phải tìm kiếm về tính cách của cái này cái kia. Nhưng mà có khi xấu, là vì trong khi ngồi thiền mình muốn định tâm, mình muốn khám phá về một điều nào đó, mà cái tò mò của mình lại về một chuyện khác. Nó cứ tiếp tục diễn ra thì cái đó có hại cho sự định tâm của mình. Vì vậy cho nên nó bất định, khi tốt khi xấu. Từ cũng vậy, từ là suy nghiệm kỹ về cái đó, trong khi mình đang cần suy nghiệm về cái này.

 

Tâm sở thiện

Bây giờ chúng ta học một số các tâm sở gọi là thiện. Tâm sở đầu tiên là tín, là niềm tin. Nếu chúng ta không có một niềm tin thì chúng ta không làm được gì cả. Nhưng chữ tin ở đây không phải là chữ tin trong đức tin tôn giáo. Nó không phải là khoán trắng cái thân mạng mình cho một đấng vô hình, một đấng tạo hóa hay là một lời hứa hẹn, dầu là lời hứa hẹn đó của một đấng rất là thiêng liêng. Niềm tin này là do sự xét đoán của mình mà ra. Ví dụ như mình tin ở khả năng của bạn mình, của thầy mình, của giáo pháp mình. Niềm tin đó có căn cứ chứ không phải là một niềm tin mê mờ.

Tâm sở thứ hai là tàm, là hổ thẹn. Hổ thẹn được coi là một tâm sở rất là tốt ở trong đạo Bụt. Hổ thẹn ở đây có nghĩa là mình thấy mình không xứng đáng với mình, chưa xứng đáng với mình. Ví dụ như mình đã nghĩ điều đó, mình đã nói điều đó, mình đã làm điều đó. Hoặc là mình đã không nghĩ điều đó, đã không nói điều đó, đã không làm điều đó. Như là trong ví dụ tôi đã nói câu đó với mục sư King, thì sau khi ông chết tôi không có cái hổ thẹn đó. Nếu tôi không nói thì tôi sẽ hổ thẹn, đó là tàm. Hổ thẹn vì đã nói, đã làm, đã nghĩ. Hay là hổ thẹn vì đã không nói, đã không làm, đã không nghĩ.

Quý là tâm sở thứ ba. Quý cũng như tàm, nhưng nó là sự đối diện với người khác. Tàm tức là hổ thẹn trong thâm tâm của mình, còn quý là so sánh với người mà hổ thẹn. Gọi là tự tàm và quý tha, tàm là hổ thẹn với mình, quý tha là thẹn với người khác. Nói rằng tại sao chị đó làm được mà mình làm không được, tại sao Bụt làm được mà mình làm không được. Đó là trong kinh: bĩ ký trượng phu ngã diệc nhĩ bất năng tự khinh nhi thối khuất. Bĩ ký trượng phu ngã diệc nhĩ, nghĩa là: kẻ kia đã là trượng phu tại sao mình không phải, kẻ kia đã là trượng phu tại sao ta không làm được như vậy, cái đó là quý tha.

Vô tham tức là trạng thái vắng mặt của tâm sở tham, tại vì tham là một tâm sở bất thiện. Quý vị nên biết rằng trong đạo Bụt, lời nói hay dùng ở thể thức gọi là negative. Ví dụ như đôi khi vui thì không nói vui mà nói là không buồn. Cũng như nói là: niết bàn tức là sự tắt ngấm, nhưng là sự tắt ngấm của phiền não, nó đồng thời có nghĩa là sự phát sinh của an lạc, của giải thoát. Đó là cách nói, nhưng tôi cũng thấy là mình phải học để suy nghĩ theo kiểu đó. Hôm trước tôi nói rằng : mình nên đoán định giá trị của một người, không phải chỉ do những cái người đó làm, mà còn do những cái người đó không làm là vậy. Đây là một lối tư tưởng rất là Phật giáo, mình phải học làm như vậy. Tâm sở vô tham là rất quý, nó tạo cho chúng ta không biết bao nhiêu là hạnh phúc. Nó là một tâm sở quý là vì nó làm cho không muốn tiêu thụ nhiều, không ham tiền, không ham bạc, không ham danh. Những cái đó là nền tảng rất lớn cho hạnh phúc, đồng thời nó cũng rất là tích cực, nó cũng có nghĩa là sự rộng rãi của mình. Sụ bố thí cũng từ ở đó mà ra hết. Bố thí là do vô tham mà ra. Nếu mình có tham thì bố thí là để có tiếng thêm, hay là để bỏ con tép mà câu con tôm. Vì vậy cho nên vô tham là căn bản lắm, quý vị phải học để thấy như vậy.

Vô sân tức là không có sự nóng giận, không có ý hướng làm cho người kia khổ. Sân là muốn cho người kia khổ chơi, nói một câu để cho anh ta nhức đầu nhức óc, ngủ không được. Thành ra cái từ bi của mình, sự dịu ngọt của mình, sự dịu dàng của mình, lòng ưu ái của mình là từ cái vô sân mà đi ra. Người ta chửi mình một cái mà mình không có giận, không đỏ mặt tía tai lên là mình thương người đó rồi. Đừng nói: tôi phải nhường, để rồi mình không thấy được cái giá trị của nó. Tôi thấy ngôn ngữ của đạo Bụt rất hay, có mặt nhiều sự chiêm nghiệm. Nếu mình vô sân, tức là mình đã làm cho bao nhiêu người có hạnh phúc rồi. Nói một câu xóc óc mà mình cười hề hề, thì mình cũng sướng mà người kia cũng sướng.

Vô si cũng vậy, là cái nền tảng của bao nhiêu là hạnh phúc của mình và của người khác. Nó có nghĩa là sự có mặt của hiểu biết. Có hiểu biết là có hạnh phúc lắm, có mặt và cho người khác. Nếu chỉ nghĩ nó là không có cái này, không có cái kia thì mình không hiểu được nội dung của chữ đó.

Cần có nghĩa là tinh tấn. Cần tức là một tâm niệm chuyên cần, muốn tu, muốn học, muốn đi tới. Nó như là cái máy của xe hơi, chính nó đẩy cái xe hơi đi tới.

Khinh an nghĩa là sự nhẹ nhàng. Khinh là nhẹ, an là yên ổn, sự nhẹ nhàng phơi phới. Khi có trạng thái nhẹ nhàng phơi phới đó thì mình có hạnh phúc, mình không bị mang nặng những hành lý. Một người đi trên đường mà không có hành lý nặng thì người đó có hạnh phúc. Ví dụ như mình làm chủ một thiền viện rất là giàu thì không có khinh an. Hay là đột nhiên mình trúng số năm triệu đồng là nguy lắm, mất khinh an. Cho nên thầy Upali khi được năm sáu vương tử cho một gói ngọc ngà châu báu, đang làm thợ hớt tóc mà được châu báo thì sướng quá. Nhưng nghĩ đến khi có gói châu báu thì sẽ chịu không nổi. Thành ra quăng gói châu báu chạy theo mấy thầy kia để đi tu luôn. Đó là biết được cái khinh an, cái nặng nề của thầy Upali chỉ có mấy chục phút thôi, rất là mau, buông bỏ rất là dễ thương. Thầy Upali sau này trở nên một vị luật sư lớn nhất ở trong giáo đoàn của Bụt. Nhưng còn thứ hành lý kia mới nguy, hành lý của sự căm thù, của cái lo âu nặng trĩu ở trong người mình. Những hành lý đó mới là những hành lý khó. Liệng gói châu báu đi cũng dễ thôi, tương đối dễ. Nhưng liệng cái uất ức, cái căm thù, cái nặng trĩu, cái buồn lo của mình đi mới là khó. Mình tu là để mình nhẹ và khi mình nhẹ rồi thì mình đi rất mau, đôi khi không cần đi đâu nữa hết.

Bất phóng dật, tức là không buông lung. Buông lung tức là thả lỏng, tức là không làm chủ được mình, để nó đi đâu nó đi, cũng liều nhắm mắt đưa chân, muốn ra sao thì ra, không cần nữa, thôi bỏ luôn. Ví dụ như khi mình đi đôi giày mới, mình giữ gìn ghê lắm, đừng để cho nó dính bùn. Đến khi nó dính rồi thì đi tràn luôn, thôi đã vậy cho nó vậy luôn. Tôi nhớ hồi ở bên Ấn Độ, chị Chân Không ưa ăn ổi lắm, ăn độ chừng mấy ngày thì bắt đầu ho, vì ổi làm cho nóng. Sư ông nói: thôi ho cho ho luôn, ăn hết đi cho rồi. Ổi bên đó ngon lắm, thơm ngon lắm. Bất phóng dật tức là không có buông lung, tức là mình nắm lấy cái cương cho vững. Cái cương đó là chính mình nắm, chứ không phải là người khác nắm. Người khác nắm thì mệt lắm.

Mười là bất hại (Avihimsa), tức là không gây những đổ vỡ, những thương tích nơi người khác. Non-violence có thể có một mục đích không có tốt. Phương pháp đè nén quần chúng, ép uổng người ta, khai thác bóc lột người ta có thể là non-violence được phải không. Làm một cách không có bạo động, nhưng những người kia bị kiềm kẹp lại để cho mình hưởng thì nó cũng là non-violence. Có thể khai thác đàn áp bằng bạo lực, cũng có thể khai thác đàn áp bằng bất bạo động. Thành ra cái chữ bất hại nó hay hơn cái chữ bất bạo động nhiều lắm. Quý vị nói cho người Tây phương nên nhớ như vậy.

Chỉ có mười một tâm sở tốt thôi, tâm sở cuối là hành xả - upeksa. Hành xả tức là buông bỏ, xả tức là buông bỏ, tức là không có gim vào trong lòng, nói như bác sĩ Chí: không có gim vào trong tim của mình những điều người ta nói người ta làm. Hay lắm, đó là căn bản của hạnh phúc. Đừng có chất chứa ở trong đó, đừng có làm thành một cục, đừng có nội kết, hành xả là buông đi, buông hết. Đó là một cái đức rất là lớn ở trong đạo Bụt: hành xả. Theo tôi thì đó là cái đức lớn nhất mà người ta có thể có, không có hạnh phúc thật sự nếu không có hành xả. Hành xả nó có hai nghĩa, một phần là về phiền não tức là những cái phiền não của mình mình buông gọi là hành xả. Còn về sở tri tức là mình biết những cái điều đó, mình chất chứa những điều hiểu biết của mình và những cái thành kiến của mình mà mình cho là chân lý, buông luôn thì mới thành Phật được. Chứ còn mình học được một vài cái rồi mình cho đó là chân lý cao nhất, đỉnh cao trí tuệ của loài người thì mình còn kẹt, buông hết hành xả.

 

Tôi kê ra mấy cái tâm sở phiền não cho quý vị biết luôn là: tham, sân, si, mạn, nghi, kiến. Có sáu tâm sở bất thiện căn bản gọi là căn bản phiền não và có những cái tâm sở khác không phải là căn bản. Còn tùy phiền não, tức là những cái phiền não phụ thuộc. Những phiền não gốc và những phiền não phụ thuộc.

Tham là sự vắng mặt của vô tham, sân là sự vắng mặt của vô sân, si là sự vắng mặt của vô si. Mạn quý vị học rồi. Bốn cái phiền não mà ngã ái, ngã mạn, ngã si, ngã kiến. Kiến này tức là cái tà kiến, tức là những cái nhận thức sai lầm. Nghi là một tâm trạng phiền não lớn, tại vì nghi nó tàn phá ghê gớm. Mình nghi hết tất cả mọi cái và cuộc đời của mình nó đen tối như mực. Và khi mình bị bao quanh, mình bị trấn ngự bởi cái nghi rồi thì mình không có một chút hạnh phúc nào hết.

Kiến gồm có năm loại là thân kiến, tức là cho rằng cái thân thể này là một cái ta độc lập, có thể tồn tại ra khỏi ngoài những cái hiện tượng khác và cái ta đó là cái ta của mình.

Thứ hai là biên kiến, biên kiến có nghĩa là tin vào một trong hai thái cực, một là cái này hai là cái kia.

Xem tiếp...

 

Không có con đường nào đưa ta đến hạnh phúc - hạnh phúc chính là con đường.

Thiền sư THÍCH NHẤT HẠNH

... Thích Nhất Hạnh, người xướng xuất chủ thuyết triết học Engaged Buddhism (Đạo Phật dấn thân), và đã gây niềm cảm hứng cho phong trào Phật Giáo tranh đấu cho hòa bình trong những năm tháng chiến tranh. Ở lãnh vực tôn giáo, Thầy là một trong những tư tưởng gia và hành động gia lớn nhất của thời đại chúng ta.

Bằng kinh nghiệm bản thân của mình, Thầy đã thấy được tại sao những ý thức hệ và những tư trào thế tục và đại chúng hóa - như chủ nghĩa quốc gia quá khích, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa thực dân - đã làm tuôn ra bao nhiêu nguồn năng lượng bạo động cho thế kỉ thứ 20, những nguồn năng lượng bạo động chưa từng được tuôn ra quá nhiều như thế trong quá khứ. Thầy đã học được bài học này từ khi còn nhỏ tuổi. (...) Tuy lớn lên và sống trong không khí thanh tịnh của thiền viện, thầy Nhất Hạnh cũng không thể nào đứng ra ngoài được cuộc tranh chấp đang xảy ra chung quanh. Thầy thấy được nhu cầu xác định sự quan yếu cấp thiết của lòng từ bi đạo Phật trong một nền văn hóa càng ngày càng bắt buộc phải trở nên bạo động thêm lên. Thầy tin tưởng rằng chỉ có thể chấm dứt được chiến tranh khi ta dập tắt được ngọn lửa của sợ hãi, thù hận, khinh miệt và giận dữ, những chất liệu đích thực đang nuôi dưỡng chiến tranh.

Năm 1965, sau ngày có một vị xuất gia nữa tự thiêu cho hòa bình, thầy Nhất Hạnh đã viết cho mục sư Martin Luther King Jr, nhà lãnh đạo dân quyền Mỹ rằng: “Những vị xuất gia khi tự thiêu, không nhắm tới cái chết của những người áp bức họ, mà chỉ muốn có một sự thay đổi chính sách của những người ấy thôi. Họ bảo kẻ thù của họ không phải là con người. Kẻ thù của họ là sự thiếu bao dung, là cuồng tín, là độc tài, là tham lam, là hận thù và sự kỳ thị đang mằm sâu trong trái tim con người”. Thầy Nhất Hạnh đã hướng dẫn cho mục sư King và tiếp sau đó chuyển hóa cảm nghĩ của cả dư luận Hoa Kỳ đi về hướng chống đối lại chiến tranh Việt Nam. (...)

Thầy Nhất Hạnh năm nay đã 80 tuổi, đang hành đạo trong một tu viện bên Pháp. Thầy đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc trao truyền một truyền thống tâm linh Á châu cho xã hội Tây phương, một xã hội tân tiến nhưng phần lớn đã hoàn toàn thế tục hóa. Thầy dạy: “Đừng bị kẹt vào một chủ thuyết nào, một lý thuyết nào, một ý thức hệ nào, kể cả những chủ thuyết Phật giáo. Những giáo nghĩa Phật dạy phải được nhận thức như những pháp môn hướng dẫn thực tập để phát khởi tuệ giác và từ bi mà không phải là một chân lý tuyệt đối để thờ phụng và bảo vệ”. Trong khi các nhà lãnh đạo của thời đại ta từ Hoa Kỳ đến Iran đang lớn tiếng đốc thúc quần chúng họ tham dự vào những cuộc chiến tranh ý thức hệ mới, tạo nên những nguy cơ biến thế kỷ này thành một thế kỷ còn đẫm máu hơn cả thế kỷ vừa rồi, chúng tôi thiết nghĩ tất cả chúng ta đều nên hướng về và đi theo tuệ giác của Thiền sư Nhất Hạnh.

Trích dịch từ : Thich Nhat Hanh
This Buddhist monk helped end the suffering of the Vietnam War

TIME ASIA - 60 YEANS OF ASIAN HEROES

 

LÊN TRÊN=  | GỬI BÀI  |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.