PSN
BỘ MỚI 2008
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Hãy tự thắp đuốc mà đi ! (Siddhatta)

Thiền sư THÍCH NHẤT HẠNH

...  Thích Nhất Hạnh, người xướng xuất chủ thuyết triết học Engaged Buddhism (Đạo Phật dấn thân), và đã gây niềm cảm hứng cho phong trào Phật Giáo tranh đấu cho hòa bình trong những năm tháng chiến tranh.  Ở lãnh vực tôn giáo, Thầy là một trong những tư tưởng gia và hành động gia lớn nhất của thời đại chúng ta. 

Bằng kinh nghiệm bản thân của mình, Thầy đã thấy được tại sao những ý thức hệ và những tư trào thế tục và đại chúng hóa - như chủ nghĩa quốc gia quá khích, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa thực dân - đã làm tuôn ra bao nhiêu nguồn năng lượng bạo động cho thế kỉ thứ 20, những nguồn năng lượng bạo động chưa từng được tuôn ra quá nhiều như thế trong quá khứ.  Thầy đã học được bài học này từ khi còn nhỏ tuổi.  (...  ) Tuy lớn lên và sống trong không khí thanh tịnh của thiền viện, thầy Nhất Hạnh cũng không thể nào đứng ra ngoài được cuộc tranh chấp đang xảy ra chung quanh.  Thầy thấy được nhu cầu xác định sự quan yếu cấp thiết của lòng từ bi đạo Phật trong một nền văn hóa càng ngày càng bắt buộc phải trở nên bạo động thêm lên.  Thầy tin tưởng rằng chỉ có thể chấm dứt được chiến tranh khi ta dập tắt được ngọn lửa của sợ hãi, thù hận, khinh miệt và giận dữ, những chất liệu đích thực đang nuôi dưỡng chiến tranh. 

Năm 1965, sau ngày có một vị xuất gia nữa tự thiêu cho hòa bình, thầy Nhất Hạnh đã viết cho mục sư Martin Luther King Jr, nhà lãnh đạo dân quyền Mỹ rằng: “Những vị xuất gia khi tự thiêu, không nhắm tớichết của những người áp bức họ, mà chỉ muốn có một sự thay đổi chính sách của những người ấy thôi.  Họ bảo kẻ thù của họ không phải là con người.  Kẻ thù của họ là sự thiếu bao dung, là cuồng tín, là độc tài, là tham lam, là hận thù và sự kỳ thị đang mằm sâu trong trái tim con người”.  Thầy Nhất Hạnh đã hướng dẫn cho mục sư King và tiếp sau đó chuyển hóa cảm nghĩ của cả dư luận Hoa Kỳ đi về hướng chống đối lại chiến tranh Việt Nam.  (...  )

Thầy Nhất Hạnh năm nay đã 80 tuổi, đang hành đạo trong một tu viện bên Pháp.  Thầy đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc trao truyền một truyền thống tâm linh Á châu cho xã hội Tây phương, một xã hội tân tiến nhưng phần lớn đã hoàn toàn thế tục hóa.  Thầy dạy: “Đừng bị kẹt vào một chủ thuyết nào, một lý thuyết nào, một ý thức hệ nào, kể cả những chủ thuyết Phật giáo.  Những giáo nghĩa Phật dạy phải được nhận thức như những pháp môn hướng dẫn thực tập để phát khởi tuệ giác và từ bi mà không phải là một chân lý tuyệt đối để thờ phụng và bảo vệ”.  Trong khi các nhà lãnh đạo của thời đại ta từ Hoa Kỳ đến Iran đang lớn tiếng đốc thúc quần chúng họ tham dự vào những cuộc chiến tranh ý thức hệ mới, tạo nên những nguy cơ biến thế kỷ này thành một thế kỷ còn đẫm máu hơn cả thế kỷ vừa rồi, chúng tôi thiết nghĩ tất cả chúng ta đều nên hướng về và đi theo tuệ giác của Thiền sư Nhất Hạnh. 

Trích dịch từ : Thich Nhat Hanh
This Buddhist monk helped end the suffering of the Vietnam War

TIME ASIA - 60 YEANS OF ASIAN HEROES

 

 Nghệ thuật sống thiền :

Tháo gỡ những tri giác sai lầm

  • Tháng 02.2008 - Chân Giác Lưu & Chân An Tịnh biên tập :
    Pháp thoại của Sư ông Làng Mai ngày 2.03.2007 
    tại tu viện Bát Nhã (Lâm Đồng)
    Âm thanh MP3 : Phần 1 (13MB)    Phần 2 (12.6MB)

Kính thưa đại chúng hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu bằng bài xướng tụng Tào Khê. Sau đó thì các thầy các sư cô sẽ  tụng Tâm Kinh Bát Nhã bằng tiếng Anh.

Tào khê một dòng biếc

Chảy mãi về phương Đông

Quan Âm bình nước tịnh

Tẩy sạch dấu phong trần

Cành dương nước Cam Lộ   

Làm sống dậy mùa xuân

Đề hồ trong cổ họng

Làm lắng dịu muôn, lòng

Nam mô Bồ Tát Cam Lộ vị.

 

Bài này ca tụng đức Bồ Tát Quan Thế Âm. Trong bình tịnh thủy của ngài có nước Cam Lộ. Khi chúng ta nhận được một giọt nước cam lồ trong  bình tịnh thủy đó thì chúng ta hết đói khát. Chúng ta không phải đói cơm đói gạo, chúng ta đói tình thương, đói hiểu biết. Chúng ta  thấy cuộc đời là khổ tại chúng ta có cảm tưởng chưa có ai thương mình, chưa có ai hiểu mình. Chúng ta đi quanh quẩn, đi lang thang để kiếm chát một ít hiểu biết và thương yêu. Những người nào không được nuôi dưỡng bằng sự hiểu biết và thương yêu thì những người đó đói, đói hiểu và đói thương.  Đức Quan Thế Âm có rất nhiều hiểu biết và thương yêu.  Tượng trưng cho  hiểu biết và thương yêu là những giọt nước cam lồ tịnh thủy ở trong bình của ngài. Đó là cam lồ của tình thương.

Tào khê một dòng biếc

Tào Khê là một dòng suối, Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ. Đức Quan Thế Âm có đó nhưng tại mình không biết tới suối Tào Khê vốc nước để uống  nên mình cứ đói khát suốt đời, đói hiểu và đói thương. Mình trở thành những cô hồn đi vất vưng, đi tìm một chút hiểu, đi kiếm một chút thương. Tào khê một dòng biếc là dòng suối thương. Nó có đó mà mình cứ quanh quẩn không tìm tới được dòng suối Tào Khê đó. Trong bài ca dao Việt Nam :

Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn trông sao sao mờ

Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi,  nhện chờ mối ai

Đêm đêm tưởng giải ngân hà

Chuôi sao tinh đẩu đã ba năm tròn

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ

Dòng suối Tào Khê, sự có mặt của đức Quan Thế Âm Bồ tát vẫn có đó nhưng  mình vẫn đói, vẫn khát như thường. Thành ra mình phải mở lòng ra mới tiếp nhận được suối cam lồ đó.

Tào khê một dòng biếc

Chảy mãi về phương Đông

Quan Âm bình nước tịnh

Tẩy sạch dấu phong trần

Bao nhiêu đau khổ bao nhiêu gió bụi của cuộc đời, chỉ cần một giọt nước là ngài tẩy sạch hết tất cả những khổ đau, những oan hận của mình.

Tào khê một dòng biếc

Chảy mãi về phương Đông

Quan Âm bình nước tịnh

Tẩy sạch dấu phong trần

Cành dương rưới Cam Lộ

Làm sống dậy mùa xuân

Mình tưởng là đã mùa xuân chết rồi, không có hy vọng, không có niềm vui. Mình tưởng mình là một cây khô. Ai dè khi được rải lên một giọt nước của đức Bồ tát Quan Thế Âm thì mình sống dậy như một mùa xuân, mình cười được, vui được và thương được. Mình thấy đời đáng sống. Mình không còn muốn tự tử nữa.

Cành dương nước Cam Lộ

Làm sống dậy mùa xuân

Đề hồ trong cổ họng

Lâu nay mình sống như một cô hồn, như một con ma đói. Cổ họng mình nhỏ như cây kim mình, không  nuốt được một chút hiểu, một chút thương nào hết. Nhưng  khi một giọt nước của đức Quan Thế Âm Bồ Tát rơi được vào trong cổ họng thì cổ họng  lớn lên,  trở lại  hình thức bình thường, lúc đó mình bắt đầu mình nuốt được. Những khô khan, những đói khát mình được thỏa mãn. Đề hồ là chất cam lồ ngọt ngào của tình thương, của hiểu biết. Nó tới cổ họng và làm lắng dịu muôn lòng. Mình lắng lại, mình dịu lại, không còn bốc cháy, không còn khổ đau nữa.

Đề hồ trong cổ họng

Làm lắng dịu muôn lòng

Nếu muôn người, triệu người có được một chút hiểu và chút thương thì họ thấy tâm hồn lắng dịu lại.

Nam mô Bồ Tát Thanh Lương Địa

Khắp nơi đều có sự tươi mát. Thanh Lương Địa là vị Bồ Tát đem sự tươi mát đến khắp nơi, đó là Bồ Tát Quan Thế Âm. Thanh lương địa là một cái tên khác của đức Bồ Tát Quan Thế Âm. Ngài đi tới đâu thì cây cối xanh tới đó,  tươi mát tới đó. Và  lòng người khô héo  tươi trở lại. Nó làm sống dậy cả mùa xuân. Mình tưởng là mùa xuân đã chết rồi, ai ngờ nhờ một giọt nước từ bi của hiểu và thương mà mùa xuân sống dậy. Mình thấy đời đáng sống, mình không còn tuyệt vọng nữa. Đó là một bài ngợi khen đức Quan Thế Âm. Ngày xưa  trì tụng bằng chữ Hán, bây giờ mình trì tụng bằng tiếng Việt rất dễ.

Tào khê một dòng biếc

Chảy mãi về phương Đông

Quan Âm bình nước tịnh

Tẩy sạch dấu phong trần

Cành dương nước Cam Lộ

Làm sống dậy mùa xuân

Đề hồ trong cổ họng

Làm lắng dịu muôn lòng

Nam mô Bồ Tát Cam Lộ vị

Sau đó mình sẽ nghe bài Tâm kinh Bát Nhã, Quán tự tại bồ tát hành thâm bát nhã ba la mật đa bằng tiếng Anh. Các thầy, các sư cô làng Mai thực tập với người Tây Phương, tụng tiếng Việt họ không  hiểu cho nên phải tụng bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, và tiếng Đức. Hôm nay có lẽ lần đầu tiên quí vị nghe tụng Tâm Kinh Bát Nhã bằng tiếng Anh.

***

Thực tập theo dõi hơi thở

Ngồi giữa gió xuân, quý vị ngồi cho hạnh phúc, ngồi cho thoải mái.

Tôi đang thở vào và tôi biết rằng tôi đang thở vào

Tôi đang thở ra và tôi biết là tôi đang thở ra

Vào,  ra ...

 

Thở vào tôi thấy hơi thở vào của tôi đã sâu hơn

Thở ra tôi thấy hơi thở ra của tôi đã chậm hơn

Sâu hơn, chậm hơn ...

 

Thở vào tôi thấy khỏe quá

Thở ra tôi thấy nhẹ quá

Khỏe quá, nhẹ quá ...

 

Thở vào tôi ý thức toàn thân

Thở ra tôi buông thư toàn thân

Ý thức toàn thân, buông thư toàn thân ...

 

Thở vào tôi buông thư toàn thân

Thở ra tôi mỉm cười với toàn thân

Buông thư toàn mỉm cười với toàn thân ...

 

Thở vào tôi biết rằng tôi đang được ngồi với thầy, với các bạn tu ở Bát Nhã

Thở ra tôi cảm thấy hạnh phúc sung sướng

Ý thức đang được ngồi với thầy và các bạn tu, cảm thấy hạnh phúc thoải mái.

 

***

Làm lắng dịu thân tâm

Kính thưa đại chúng hôm nay là ngày 2.03.2007, chúng ta đang ở tại tu viện Bát Nhã - Bảo Lộc - Lâm Đồng trong khóa tu dành riêng cho những người cư sĩ tại gia.

Hôm qua chúng ta đã nói tới  sự thực tập buông thư để lấy ra khỏi thân tâm những căng thẳng và đau nhức. Bên Mỹ có một bác sĩ tên là John Kabat Zinn. Ông ta thiết lập một bệnh viện tại trường đại học Harvard để chăm sóc bệnh nhân bằng phương pháp buông thư mà ông ta đã học được trong đạo Phật. Ngày xưa tôi đã từng mở những khóa tu cho thiền sinh Hoa Kỳ. Trong khóa tu tại tiểu bang Massachusetts thì ông bác sĩ đó có tới tu học với tôi. Ông đã nghiên cứu, thực tập, thí nghiệm và đã giúp cho các bệnh nhân thực tập buông thư. Và khi bệnh nhân thực tập buông thư được rồi đó thì bệnh của họ bắt đầu thuyên giảm. Có những trường hợp các bác sĩ khác đã chạy rồi, chịu thua rồi thì mới gửi bệnh nhân tới cho ông và ông chữa trị cho họ được. Tại vì các bác sĩ khác chỉ trị bằng phương pháp phu thuật hoặc tiêm thuốc. Nhưng ông bác sĩ này biết cách giúp cho người bệnh buông thư. Viện của ông gọi là Viện giảm thiểu sự căng thẳng. Các bác sĩ và y tá có tập luyện đàng hoàng, họ nói chuyện với bệnh nhân rất ngọt ngào, coi bệnh nhân như là những người tới thực tập. Vì vậy cho nên bệnh nhân cảm thấy rất được an ủi, được đối xử như một con người toàn vẹn. Dầu họ đi không được, lết không được, ăn không được nhưng mà vẫn được tiếp xử một cách rất trang trọng như một con người toàn vẹn.  Nhân cách mình được tôn trọng. Họ cảm thấy rất được an ủi và họ tập buông thư, tập thở, tập ngồi, tập đi. Nhờ như vậy họ buông thả được. Sự căng thẳng trong cơ thể của họ giảm thiểu được và thuốc men có thể bắt đầu có tác dụng. Sự căng thẳng  ngăn cản không cho sự trị liệu xảy ra dễ dàng.

Mình là người Phật tử, trong đời sống hàng ngày mình phải biết thực tập buông thư. Mình phải thực tập đi như thế nào mà thoải mái. Mình thực tập ngồi như thế nào mà thoải mái. Mình thực tập nằm như thế nào mà thoải mái. Mình phải biết nắm lấy hơi thở mà thở và buông thư toàn thân. Điều đó rất quan trọng! Những  lúc mà mình có những phiền muộn,  giận hờn, lo lắng, sợ hãi thì trong tâm mình có sự căng thẳng và trong thân  mình cũng có sự căng thẳng. Hể thân có sự cẳng thẳng thì tâm cũng bị căng thẳng, mà hể tâm có sự căng thẳng thì thân cũng co rúm lại, cũng có sự căng thẳng. Thân và tâm dính với nhau, cái này căng thẳng thì cái kia cũng căng thẳng, cái này thư giản thì cái kia cũng được thư giản. Khi  mình thư giản được thân thì tâm cũng thư giản lại. Và khi mình thư giản được tâm thì  thân nó cũng thư giản trở lại. Rất là hay! Phương pháp của chúng ta là phải chăm sóc bản thân mình trước, thương yêu lấy bản thân của mình trước rồi mới có thể chăm sóc và thương yêu người kia. Nếu mình thất bại trong sự chăm sóc bản thân thì mình không thể nào chăm sóc và thương yêu người khác được. Nếu không chăm sóc bản thân thì mình có quá nhiều căng thẳng trong thân và trong tâm, có nhiều sân si, bực bội nên mình thương không có được. Mình nói những lời rất nặng nề, những lời có tính cách trách phạt, lên án, trách móc, buộc tội nên người kia khổ. Trong người mình có sự căng thẳng, bực bội cho nên mình không có khả năng nói được những lời nhẹ nhàng và thương yêu. Mình không có khả năng có được những cử chỉ ưu ái, nhẹ nhàng và thương yêu. Mình muốn thương cũng không có thương được. Vì vậy cho nên Đức Thế Tôn dạy chúng ta phải trở về thương lấy cái tự thân của mình, chăm sóc cái tự thân của mình. Khi mình chăm sóc được tự thân của mình rồi, mình biết buông thư, biết mỉm cười, biết có hạnh phúc, thì lúc đó mình mới có thể thương yêu và chăm sóc người khác.

Không phải  muốn thương là mình thương được đâu. Một người cha rất muốn thương con. Nhưng tại người cha  không có tu tập, người cha có nhiều bực tức, nhiều bất đắc chí, nhiều bức xúc cho nên càng thương thì đứa con càng khổ. Đứa con cảm thấy mình không được thương. Trong khi trong người cha có tình thương mà  không biểu lộ ra được tại vì ông bị xâm chiếm bởi những bức xúc, những bực tức. Người cha không thương mình được thì người cha cũng sẽ không thương con của mình được. Mình là đứa con, mình muốn thương cha thì mình cũng phải lo cho thân, cho tâm mình trước. Khi mình tươi mát nhẹ nhàng thì mình có thể giúp cha được. Nếu không thì mình cứ trách móc ông ta thôi, mình trách móc ông là nguồn gốc của những đau khổ, những khó khăn của mình. Giữa hai cha con không còn có sự truyền thông nữa, hai cha con nói chuyện với nhau không được.

Tu trước hết là phải trở về thương lấy mình, chăm sóc lấy thân và tâm của mình. Hôm nay chúng ta nói về sự chăm sóc tâm tại vì trong tâm mình có những năng lượng tiêu cực như là sự giận hờn, sự oán thù, sự lo lắng, sự sợ hãi. Sự lo lắng ở trong chúng ta rất là nhiều. Chúng ta lo từ chuyện này đến chuyện kia, suốt ngày cứ lo lắng. Chúng ta là Nguyễn thị Lo, Lê văn Lo. Chúng ta sợ hãi tương lai, chúng ta là Trần văn Sợ,  Lý thị Sợ. Ai trong chúng ta cũng có tên là sợ và lo hết. Thành ra mình phải gọi cái tên đó ra và mình mỉm cười với nó: ”Anh Trần văn Lo ơi! Tại sao anh phải lo nhiều quá vậy? Chị Lê thị Sợ ơi! Tại sao chị  phải lo quá vậy? “. Anh Trần văn Lo, chị Lê thị Sợ  nằm ở đâu? Nó nằm ngay ở trong lòng mình đó. Mình phải kêu tên nó và phải nói: ”Thôi đừng lo nữa!”.

Thầy đã dạy là phải trở về với giây phút hiện tại, tiếp xúc với những mầu nhiệm của sự sống trong giây phút hiện tại. Mình quá lo lắng, quá sợ hãi cho nên đời mình không có hạnh phúc. Mình có những giận hờn, bức xúc, bực bội và khi những bức xúc, giận hờn, bực bội đó từ ở dưới trào lên thì nó làm cho mình đau khổ. Mình không có hạnh phúc. Mình bị trấn ngự bởi cái sợ, cái giận, cái buồn. Đức Thế Tôn dạy khi nào cái buồn, cái sợ, cái giận trào lên thì mình đừng nói gì hết, đừng làm gì hết. Mình phải chăm sóc nó. Chăm sóc như thế nào? Cũng giống như khi lúc tay trái mình xắt gọt mà bị thương thì tay phải phải buông dao ra, rửa sạch rồi đi băng bó cho tay trái. Tay trái là mình và tay phải cũng là mình,  có một cái cần được chăm sóc và một cái có khả năng chăm sóc.

 

Chế tác năng lượng chánh niệm

Khi mình dùng hơi thở và bước chân để chế tác ra niệm thì niệm  trở về  làm lắng dịu tâm và thân của mình. Niệm là một từ rất quan trọng trong đạo Phật. Niệm là ý thức được, thấy được, nhận diện được cái gì đang xảy. Niệm hơi thở có nghĩa là trong khi thở mình biết được là hơi thở đang xảy ra, mình có ý thức được đang có một hơi thở vào, mình ý thức được có một  hơi thở ra. Đó gọi là niệm hơi thở. Hôm qua tôi đã nói có một kinh gọi là kinh Quán Niệm Hơi Thở, trong đó Đức Thế Tôn dạy chúng ta mười sáu bài tập để quán niệm hơi thở rất là hay. Hay lắm! Hiện bây giờ các nhà khoa học, các nhà tâm lý trị liệu, các bác sĩ ở Tây Phương cũng có nhiều người đang học hỏi kinh nầy, áp dụng để chữa trị cho những bệnh nhân của họ, cho những người cần được giúp đỡ và chữa trị.

Tôi đã dịch kinh Quán Niệm Hơi Thở từ chữ Hán ra tiếng Việt, tiếng Anh. Tôi cũng dịch  kinh nầy từ tiếng Pali ra tiếng Việt và tiếng Anh. Tôi đã chú giải và nêu ra những bài tập rất cụ thể. Những sách đó đã được dịch ra ba bốn chục thứ tiếng. Hiện bây giờ thế giới đang thực tập kinh Quán Niệm Hơi Thở rất nhiều. Kinh Quán Niệm Hơi Thở có mặt tại Việt Nam từ thế kỷ thứ ba rồi.

Đầu thế kỷ thứ ba, chúng ta có một thiền sư tên là thiền sư Tăng Hội.  Cha ngài là người Khương Cư miền Bắc n Độ, mẹ là một người Việt Nam. Cha của thầy Tăng Hội từ miền Bắc Ấn Độ di cư xuống miền Nam Ấn Độ. Ông là một thương gia trẻ và ông đã theo thuyền đi qua Việt Nam để buôn bán. Khi tới Việt Nam thì ông thấy đất này dễ thương cho nên ông không trở về Ấn Độ nữa. Ông ở lại và cưới một cô gái Việt Nam, đã sanh ra một chú bé, chú bé đó là  Tăng Hội.  Ngài mười một tuổi thì đi xuất gia và trở thành một thầy rất là giỏi. Sau khi đã giảng dạy và hành đạo tại Giao Châu tức là Việt Nam mấy mươi năm thì ngài bắt đầu đi qua Trung Quốc để  giảng dạy. Thiền sư Tăng Hội là Tổ sư thiền của Việt Nam mà cũng là vị thiền sư đầu tiên qua bên Trung Quốc để giảng dạy, sớm hơn Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma ba trăm năm. Đó là đầu của thế kỷ thứ ba.

Nói như vậy để quý vị biết rằng ở Việt Nam ta đã có kinh Quán Niệm Hơi Thở từ đầu thế kỷ thứ ba lận. Thiền sư Tăng Hội đã viết bài tựa cho kinh An Ban Thủ Ý, kinh Quán Niệm Hơi Thở và bài tựa đó bây giờ cũng còn. Tôi đã dịch bài tựa đó trong sách Việt Nam Phật Giáo S Luận cuốn một. Hiện bây giờ có nhiều người đang thực tập theo kinh Quán Niệm Hơi Thở để chữa trị thân và tâm.

Hôm qua mình nói về chữa trị thân, hôm nay mình nói về chữa trị tâm. Mỗi khi cơn giận trào lên thì mình phải biết chăm sóc cái giận cũng như khi tay trái bị đứt thì tay phải tới giúp. Khi cục giận bắt đầu trào lên thì cái gì phải tới để giúp cái giận? Cái đó gọi là chánh niệm. Chánh niệm là một năng lượng. Cái giận cũng là một năng lượng, năng lượng đó có tính cách phá hoại. Còn niệm là một năng lượng có tính cách xây dựng và trị liệu. Năng lượng đó chúng ta phải chế tác ra. Trong khi đi thiền thì mỗi bước chân phải đặt trong chánh niệm, đi bước nào là ý thức bước đó. Đi bước nào cũng có vững chãi, thảnh thơi, an lạc, không suy nghĩ miên man về quá khứ, về tương lai. Trong khi đi như vậy mình chế tác chánh niệm. Trong khi ngồi thở vào, thở ra, khỏe, nhẹ, sâu, chậm thì mình cũng chế tác năng lượng chánh niệm. Khi tưới rau mà có ý thức thì mình cũng chế tác chánh niệm. Trong khi lái xe mà mình an trú trong giây phút hiện tại thì mình cũng chế tác chánh niệm. Chính năng lượng chánh niệm đó tới nhận diện cái năng lượng giận. Nó ôm ấp và chuyển hóa  năng lượng nầy. Nó làm dịu xuống năng lượng của cái giận.

Bây giờ tôi xin lấy một ví dụ cho d hiểu, ví dụ một bà mẹ với một em bé. Em bé đang khóc. Mình không biết tại sao nó khóc. Em bé mới có mấy tháng, nó đang khóc, có lẽ là nó đang đói, đang bị sốt hay là cái tả nó quấn quá chặt. Trong bếp bà mẹ nghe tiếng con khóc thì bà buông chảo buông xoong xuống đi vào để coi thử tại sao em bé khóc. Bà ẳm em bé lên, bà ôm em trong hai tay một cách rất là dịu dàng. Bà chưa biết em bé khóc vì lý do gì, nhưng mà việc đầu tiên là bà bế em bé lên và bà ôm rất là nhẹ nhàng. Rồi bà sờ đầu của em bé coi thử nó có sốt hay không,  em bé có phải vì đói mà khóc hay không? Có hai giai đoạn, thứ nhất là mình ôm lấy em bé, thứ hai là mình nhìn cho sâu để coi nguyên do nào làm em bé khóc.

Cái giận cũng vậy. Khi cơn giận từ dưới trào lên thì lúc đó nếu là người có thực tập  thì mình trở về với hơi thở. Mình thở vào, mình thở ra. Thở vào tôi biết rằng trong tôi cái giận đang dâng lên. Thở ra tôi đang ôm ấp cái giận một cách rất là nhẹ nhàng, êm dịu, một cách hiền lành như bà mẹ ôm lấy đứa con. Hay là ở chỗ mình không coi cái giận là kẻ thù, mình coi cái giận là em bé đang đau khổ tại vì cái giận này cũng là mình mà chánh niệm này cũng là mình. Cơn giận là một cục bên tay trái và chánh niệm là một đóa hoa bên tay mặt. Khi mà cơn giận  trào lên thì  phải có đóa hoa chánh niệm  biểu hiện. Đóa hoa chánh niệm tới để nhận diện.

Thở vào tôi biết đây là cái giận

Thở ra tôi đang chăm sóc và ôm ấp cái giận của tôi

Giống hệt như bà mẹ, năng lượng chánh niệm rất là bất bạo động. Nó không có mục đích đánh phá trừ diệt mà nó chỉ nhận diện, ôm ấp mà thôi. Rất là nhẹ nhàng! Đó là phương pháp của Bụt dạy : một mặt là năng lượng số một tức là năng lượng của sự giận hờn, một mặt là năng lượng của chánh niệm mà mình chế tác nhờ phương pháp thở và đi thiền. Năng lượng thứ hai mình mời lên để chăm sóc năng lượng thứ nhất. Công tác đầu tiên là nhận diện sự có mặt của cái giận và ôm lấy cái giận một cách nhẹ nhàng.

Bà mẹ làm như vậy đó. Bà chưa biết vì lý do gì em bé khóc nhưng bà cứ ôm lấy một cách rất là dịu dàng. Năng lượng thương yêu nhẹ nhàng của bà mẹ bắt đầu  thấm vào em bé tuy là bà mẹ chưa biết em bé đau khổ vì vấn đề gì. Nhưng khi ôm nhẹ nhàng như vậy thì năng lượng nhẹ nhàng của bà mẹ  bắt đầu đi vào trong em bé và em bé cảm thấy đỡ khổ. Nó bớt khổ, cảm thấy  nhẹ nhàng và nó dịu xuống.

Niềm đau nỗi khổ còn đó nhưng mà nó dịu xuống. Danh từ chuyên môn gọi là chỉ. Trong thiền có hai chữ là chỉ quán. Chỉ có nghĩa là làm ngừng lại, làm  lắng dịu xuống. Khi mình thực tập làm cho thân lắng dịu xuống, đó là chỉ. Khi có cái giận, cái buồn, cái lo mình làm cho nó dịu xuống, đó cũng là chỉ, tiếng Phạn là Samatha, dịch ra tiếng Hán Việt là chỉ, dịch ra tiếng Nôm là ngưng lại, làm lắng dịu lại, an tịnh lại, êm dịu lại. Chữ êm dịu lại rất hay, làm cho êm dịu xuống.

Cái đau nhức của thân cũng vậy. Nếu mình ôm ấp mình vuốt ve thì nó cũng dịu xuống. Cái đau nhức về tâm cũng vậy. Cái giận, cái buồn, cái lo có cường độ một trăm phần trăm, nhưng khi có chánh niệm tới nhận diện, ôm ấp thì nó xuống chín mươi phần trăm, tám mươi phần trăm, bảy mươi phần trăm. Có sự thuyên giảm, sự lắng dịu. Cái giận tuy còn đó nhưng mà cường độ thì đã giảm thiểu. Nhưng phải có cái đóa hoa của chánh niệm để làm việc đó. Người không tu thì không có đóa hoa chánh niệm. Người tu thì mỗi hơi thở, mỗi bước chân, mỗi khi tưới rau, mỗi khi nấu cơm, đều làm trong chánh niệm. Người không tu thì nấu cơm không có chánh niệm, rửa rau không có chánh niệm. Còn người tu thì súc miệng, đánh răng có chánh niệm mà rửa chén cũng phải có chánh niệm. Cái khác nhau giữa người không tu và người tu là ở chỗ đó.

Các sư cô, các sư chú, các thầy ở trong chùa được dạy là bất cứ làm một việc gì cũng phải đem tâm mình vào việc đó để có chánh niệm. Tôi đang rửa rau, tôi biết rằng tôi đang rửa rau. Tôi đang nấu cơm cho đại chúng, tôi biết là tôi đang nấu cơm cho đại chúng. Tôi rửa rau với tình thương, tôi nấu cơm bằng tình thương, lúc đó là mình sống chánh niệm. Còn nếu rửa rau mà mình lo nghĩ chuyện năm ngoái, chuyện sang năm, buồn giận đủ thứ thì mình không phải là người tu.

Niệm tức là tâm mình có mặt trong cái giây phút đó. Khi  tâm mình không có mặt thì gọi là thất niệm. Thất là đánh mất như là thất sủng là hết ân sủng, thất đức là mất đức. Thất niệm tức là không có niệm. Mình là người xuất gia thì ngày đầu tiên thầy đã dạy mình đi phải có ý tứ, mỗi bước chân phải để cái tâm vào đó. Vì vậy cho nên các thầy, các sư cô đi  rất đẹp  tại vì họ đi trong chánh niệm. Nếu thấy một thầy hay một sư cô đi hấp tấp như bị ma đuổi thì mình biết rằng người đó không có thực tập đàng hoàng. Nhưng là người cư sĩ mình cũng có thể làm được như vậy. Nếu có thực tập thì người cư sĩ cũng có thể đi trong chánh niệm. Mỗi bước chân  tỏa chiếu được sự thong dong, sự thảnh thơi và khi nhìn thì mình biết được liền lập tức.

Khi dạy con gái các bà mẹ cũng hay dạy như vậy. Con làm cái gì cũng phải có ý tứ, đừng có bộp chộp. Làm cái gì cũng phải có ý có tứ là chánh niệm đó! Nếu đi vội vã không để ý để tứ thì cô con gái đó không đẹp. Công-dung-ngôn-hạnh : con gái đi, đứng, nằm, ngồi gì đều phải có ý có tứ, các bà mẹ đều dạy con gái như vậy hết. Đáng lý ta phải dạy con trai cũng như vậy mới đúng. Con trai cũng cần phải đẹp, con trai đi đứng nằm ngồi cũng phải đẹp. Trong chùa, các sư cô phải đi đứng nằm ngồi cho có ý tứ, có chánh niệm, nhưng mà các thầy cũng phải như vậy. Cho nên nhìn một người đi thì mình biết người đó có tu hay là không, đi từng bước chân thong thả, thong dong, nhẹ nhàng, chánh niệm. Chánh niệm tức là có ý có tứ. Trong kinh điển của nho giáo đó gọi là tâm tại. Tâm có mặt gọi là tâm tại. Còn tâm bất tại tức là tâm đi đâu rồi chỉ có thân ở đây thôi.

Khi tâm không có đó thì nhìn mà không  thấy, nghe mà không có nghe, ngửi mà không biết mùi, ăn mà không biết vị. “Tâm bất tại yên thị như bất kiến, thính như bất văn, thực như bất tri kỳ vị”, đó là trong sách luận ngữ. Trong đạo nho cũng có nói về chánh niệm. Khi mà tâm mình không có đó thì mình nhìn mình cũng không thấy, người đó sờ sờ trước mặt mà mình cũng không có thấy,  lỗ tai rõ ràng nghe mà mình không biết là mình nghe gì và khi ăn mình không biết là mình đang ăn gì.

Còn tâm mà có mặt tức là có niệm. Nhìn cái gì mình thấy cái đó, nghe cái gì thì mình biết được cái đó, nếm cái gì mình biết cái đó. Thở vào mình biết mình thở vào, thở ra biết thở ra, rửa rau biết là mình rửa rau,  nấu cơm biết là mình nấu cơm, lái xe biết là mình lái xe.  Đó là sự thực tập căn bản trong chùa.

Nhờ thực tập thiền, thở trong chánh niệm (thiền tức là chánh niệm), thực tập đi từng bước trong chánh niệm, thực tập lái xe, nấu cơm, rửa bát trong chánh niệm mà mình có cái năng lượng cần thiết để nhận diện, ôm ấp và  làm dịu xuống những  nỗi khổ niềm đau của mình. Nếu không có chánh niệm thì không có tu. Tu là phải chế tác được năng lượng số hai là chánh niệm. Năng lượng chánh niệm giống như ánh sáng mặt trời. Nó tới ôm ấp cây cỏ. Nhờ có ánh sáng mặt trời mà cây cỏ làm ra được màu xanh. Buổi sáng bông sen còn úp, nó không chịu nở. Nhưng mặt trời lên chiếu ánh sáng xuống. Ánh sáng tới chiếu vào, ôm ấp bông sen và những quang tử (proton) bắt đầu  thấm vào trong  bông sen. Một giờ đồng hồ sau bông sen chịu không nổi phải nở ra.

Cái giận của mình cũng vậy. Nó là một cục cứng như đá vậy. Nhưng nếu mình đưa chánh niệm tới nhận diện và ôm ấp thì năng lượng chánh niệm từ từ đi vô trong. Năng lượng số hai từ từ  thấm vào vùng năng lượng thứ nhất. Rồi năng lượng thứ nhất từ từ rã ra và mình có sự thuyên giảm, lắng dịu, êm dịu bớt. Tuy là năng lượng thứ nhất còn đó nhưng mà nó không còn cường độ của lúc ban đầu. Quý vị hãy nhớ cái ví dụ của bà mẹ ôm đứa con. Khi bà mẹ ôm đứa con thì bà chưa biết tại sao nó khóc. Nhưng mà ngay trong khi ôm thì sự dịu dàng của bà mẹ  thấm vào cơ thể của đứa con. Đứa con tuy là chưa hết đau nhưng mà nó dịu xuống được. Sau đó bà mẹ nhìn cho kỹ thì thấy nguyên nhân: hoặc là con sốt hoặc là nó đói hoặc là tả của nó chật quá. Khi thấy rồi thì sửa rất là mau. Nếu nó đói thì cho nó bình sữa, nếu nó sốt thì cho nó uống cái gì đó, nếu tả nó siết quá thì mình bọc nó trở lại. Đó là giai đoạn thứ hai.

Giai đoạn thứ nhất là chỉ. Chỉ là làm cho lắng dịu. Giai đoạn thứ hai là quán. Quán  là nhìn để tìm rõ nguyên nhân, cội nguồn, gốc rễ của nó. Thiền là như vậy. Thiền  có thiền chỉ và  thiền quán. Thiền chỉ nhắm tới sự làm lắng dịu những khổ đau và thiền quán có tác dụng nhìn sâu để thấy được gốc rễ rồi từ từ chặt nó đi. 

 

Tháo gỡ những tri giác sai lầm

Thường thường cái giận của mình có gốc rễ của sự hiểu lầm gọi là tri giác sai lầm. Tôi xin đưa ra một ví dụ cho biết là vì một tri giác sai lầm mà người ta có thể khổ trên mười năm. Có anh chàng đó có việc phải đi xa. Trước khi anh đi  thì bà vợ có mang mà anh không biết. Khi anh về thì bà vợ đã sanh ra một đứa con ba tuổi. Khi về thì anh ta nghe xóm làng nói là cái anh láng giềng rất là d thương. Ngày nào anh hàng xóm cũng qua nhà để giúp đỡ trong thời gian anh vắng mặt. Cho nên anh chàng này mới có ý là đứa con  không phải là của mình, nó là con của ông hàng xóm. Đó là tri giác mà là tri giác sai lầm. Tội nghiệp không! Nhưng anh không  nói ra, anh rất đau khổ trong lòng nghĩ rằng trong khi mình đi khỏi vợ mình đã ngoại tình. Đứa con này không phải là con của mình, nó là con của hàng xóm, nhưng anh không nói ra. Vì vậy cho nên anh không nhìn ông hàng xóm, cũng không nhìn, không nói chuyện với vợ. Anh giữ  nỗi khổ niềm đau đó trong mười năm và lạnh nhạt với vợ, hất hủi con tại vì nghĩ đây không phải là con của mình. Chuyện đó kéo dài trong mười năm, mười năm mình làm mình đau khổ, mười năm mình làm cho vợ mình đau khổ, mười năm mình làm cho con mình đau khổ, mình hất hủi nó. Cho tới một bữa đó có một người bạn tới, anh ta mới nhìn thấy đứa bé thì nói : ”Trời ơi ! Nó giống anh như đúc”.  Lúc đó anh mới tin rằng đứa con này là của anh. Anh đã lạnh nhạt, đã làm khổ vợ, làm khổ anh, làm khổ con trong mười năm chỉ vì một tri giác sai lầm.

Ở trong kinh, tri giác sai lầm gọi là vọng tưởng điên đảo. Trong Tâm Kinh Bát Nhã gọi là vọng tưởng điên đảo. Điên đảo tức là chổng ngược lại,  là có mà nói không, là trên mà nói dưới, thẳng mà nói xiên, đúng mà nói sai. Điên đảo tức là chổng ngược lại, lộn ngược lại. Vọng tưởng tức là  tri giác sai lầm. Tưởng là tri giác. Mình là con người, mình chưa phải là thánh thì mình còn nhiều tri giác sai lầm, còn nhiều vọng tưởng. Hầu hết khổ đau của mình đều có gốc rễ từ tri giác sai lầm, từ nơi vọng tưởng. Mình đa nghi, mình sớn sác. Mình không  thể truyền thông với người kia, mình không nói chuyện được với người kia.

Chuyện thiếu phụ Nam Xương là một bài học lớn cho tất cả chúng ta. Cũng là vấn đề đứa con chứ không có gì hết. Chàng Trương biết đứa nhỏ là con của mình. Trong khi mình đi ra biên giới để đánh giặc thì vợ mình hạ sanh ra đứa con và anh chàng biết nó là con của mình. Ngày mà anh ta được giải ngũ thì thiếu phụ Nam Xương ra đón ở cổng làng. Hai vợ chồng mừng mừng tủi tủi, ôm nhau khóc. Khi anh sống sót trở về, theo  truyền thống Việt Nam là phải cáo việc nầy với tổ tiên. Vì vậy người vợ xin phép đi ra chợ mua một ít thức ăn về sắm một mâm cơm để cúng ông bà tổ tiên. Trong khi đó thì chàng Trương thuyết phục đứa bé kêu mình là bố: ”Con, con kêu bố là bố đi!” Thằng nhỏ  không chịu: ”Ông đâu phải là bố tôi! Bố tôi là người khác. Đêm nào bố tôi cũng tới hết đó! Mẹ tôi nói chuyện với bố tôi giờ này sang giờ khác, còn khóc nữa. Mỗi khi bố tôi ngồi xuống mẹ tôi cũng ngồi xuống. Mỗi khi bố tôi nằm xuống cũng mẹ tôi nằm xuống luôn”. Thằng bé nói như vậy đó nhưng mình biết  sự thật là đâu có ai tới đâu. Chỉ là cái bữa đó thẳng nhỏ đi chơi về nói: ”Mẹ ơi ! Đứa nào trong xóm cũng có bố. Tại sao con không có bố?"  Thằng bé còn nhỏ quá, cắt nghĩa bố con đang ra chiến trường thì khó thành ra thiếu phụ Nam Xương mới chỉ cái bóng của mình ở trên vách vì cái đèn dầu chiếu cái hình của mình trên vách: ”Bố con đây này. Con chắp tay lạy bố ạ đi!” Thì thằng nhỏ chắp tay: ”Lạy bố ạ.”  Cố nhiên thiếu phụ Nam Xương nhớ chồng  nên nói chuyện với chồng: ”Anh ơi! Anh đi lâu quá như vậy? Ở nhà một mình em, em đâu có thể nào lo lắng cho con được. Anh đi đến bao giờ mới về? Và người thiếu phụ đó rất trung kiên với chồng, nàng khóc.  Cố nhiên khi người thiếu phụ  ngồi xuống thì cái bóng đó ngồi xuống và khi người thiếu phụ nằm xuống thì cái bóng  nằm xuống.

Chỉ có vậy thôi mà khi nghe đứa con nít nói thì anh ta nghi là trong thời gian mình ở chiến tuyến, có một người đàn ông đã chen vào trong gia can của mình. Vì vậy nên khi vợ đi chợ về anh ta không  nhìn bà vợ nữa. Trong lòng anh đau khổ rất  nhiều, anh có tri giác sai lầm. Trái tim của anh trở thành một khối nước đá lạnh băng. Bà vợ đi chợ về hí hửng, hạnh phúc. Anh ta không thèm dòm nữa, vợ hỏi gì anh ta cũng không trả lời. Anh ta quá đau khổ, đau khổ vì một  tri giác sai lầm, nghĩ rằng vợ mình là một người ngoại tình. Khi mâm cơm cúng đặt lên trên bàn thờ rồi thì anh phải cúng thôi. Anh ta đốt ba cây nhang anh ta khấn vái : ”Con đã về. Xin cáo với tổ tiên, ông bà cha mẹ biết”. Sau khi anh lạy xuống trước bàn thờ tổ tiên thì anh cuốn chiếu lại, anh không cho bà vợ lạy. Anh nghĩ cái con đàn bà này không xứng đáng để lạy trước tổ tiên. Anh ta cuốn chiếu lại. Rồi thay vì dọn xuống cả gia đình cùng ăn cơm chung thì anh ta bỏ đi vào trong quán rượu. Anh ta uống say để quên đi nỗi khổ niềm đau ở trong lòng.

Thiếu phụ Nam Xương rất  tủi thân, không biết mình đã làm ra tội tình gì mà từ khi đi chợ về anh không có nhìn mình nữa, không nói chuyện với mình nữa. Mình hỏi câu gì anh cũng không  trả lời. Tại sao như vậy? Nàng không  hiểu được. Hai người đều đau khổ và đứa con cũng không hiểu tại sao. Anh ta đi vào trong quán rượu, anh ta ở đó suốt ngày. Anh ta muốn nhận chìm nỗi khổ niềm đau mình trong rượu, uống cho say để quên hết. Anh ta đi tới hai giờ sáng mới về, ngủ cho tới mười một giờ sáng rồi lại đi vô quán rượu nữa. Anh ta không thèm ăn cơm, không thèm nói chuyện với thiếu phụ Nam Xương.

Cuối cùng thiếu phụ Nam Xương chịu không nổi nữa nhảy xuống sông tự tử. Khi  nghe thiếu phụ Nam Xương tự tử rồi thì anh ta mới về để chăm sóc đứa con. Bữa tối đó đi tìm đèn thắp lên  thì thằng nhỏ nó nói : ”Ông ơi ông! Bố tôi đây nè, bố tôi đêm nào cũng về như vậy hết. Mẹ tôi cứ nói chuyện với bố rồi mẹ tôi khóc. Mỗi khi bố tôi ngồi xuống thì mẹ tôi cũng ngồi xuống, mỗi khi bố tôi nằm xuống thì mẹ tôi cũng nằm xuống”.

Bây giờ chàng Trương mới hết tri giác sai lầm. Sự thật mới bung ra là không có người đàn ông nào xen vào trong gia can của anh hết. Chỉ có cái tri giác sai lầm của mình thôi. Nhưng bây giờ đã trể rồi. Chúng ta khổ phần lớn là vì tri giác sai lầm. Chúng ta buộc tội nhau, đổ lổi cho nhau tại vì chúng ta không nói chuyện với nhau được. Giả sử chàng Trương với thiếu phụ Nam Xương tới khóa tu  thì tôi sẽ dạy như thế này: ”Này quý vị, quý vị có những nỗi khổ niềm đau, quý vị phải nói chuyện với nhau”. Thiếu phụ Nam Xương trong khi đau khổ, tuyệt vọng như vậy, nếu mà biết tu thì đi rửa tay rồi tới ngồi bên chồng : ”Anh à, em có câu này để hỏi anh. Rất là cần thiết! Đây là vấn đề sống chết của em. Em khổ lắm, em đau buốn lắm. Em không hiểu tại sao từ khi em đi chợ về cho đến bây giờ anh không  nhìn em, không  nói chuyện với em, mà em hỏi câu gì anh cũng không trả lời. Anh, em đã làm nên  tội tình gì đáng để bị anh đối xử một cách tàn tệ như vậy? Em có lỗi gì anh nói đi! Nếu em có lỗi gì thì anh cho em biết chứ anh cứ lạnh nhạt như một khối nước đá như vậy thì em khổ lắm”. Nếu mà người vợ tới nói được với người chồng những câu đó thì người chồng sẽ có cơ hội hỏi : ”Thằng nhỏ nó nói mỗi đêm đều có người tới. Người đó là ai? Lúc đó thiếu phụ Nam Xương mới có cơ hội giải thích, cái tri giác sai lầm mới tan biến.  Tại vì thiếu phụ Nam Xương không tới khóa tu nên không biết thực tập lời ái ngữ.

Đừng tưởng thiếu phụ Nam Xương là chuyện ngày xưa, nàng có thể đang ngồi ở trong này lắm đó và có thể đang ôm một mối hận đối với chồng  mà nói chuyện với chồng không được. Thiếu phụ Nam Xương đang ngồi đây này, phải về nói với chồng hoặc là phải dùng điện thoại di động mà nói với chồng: ”Anh ơi em khổ quá đi! Có nhiều khi em muốn tự tử. Em không biết tại sao anh đã đối xử với em như vậy? Tại sao anh đã nói với em những  lời như vậy? Anh đã đối xử với em tàn tệ như vậy? Em có làm nên tội tình gì khiến cho anh đối xử với em như vậy hay không? Em đã khổ từ mấy tháng nay!” Phải thực tập câu đó. Nếu tới khóa tu mà thiếu phụ Nam Xương không học được bài học này thì uổng cơm, uổng công những người đang nấu cơm, dọn dẹp, quét thiền đường cho mình. Thiếu phụ Nam Xương nhớ phải thực tập như vậy.

Nếu mình là chàng Trương đang ngồi đâu đây thì chàng cũng đang khổ lắm. Chàng Trương cũng đang nghi vợ mình có những lỗi này, có những tệ bạc kia mà chàng nói chuyện với vợ không được. Theo nguyên tắc thì chàng Trương phải tới với thiếu phụ Nam Xương nói như thế này: ”Em, anh đau khổ quá, anh chịu không nổi, chắc anh chết quá! Em có biết hay không chứ anh đau khổ từ bữa chiều hôm qua cho đến bây giờ. Anh có cảm giác là mình không muốn sống nữa. Trong khi em đi chợ thì thằng nhỏ nó nói như vậy đó. Nó nói là có một người đàn ông  tối đêm nào cũng tới. Chuyện đó có thiệt không? Em giải thích đi! Tại sao em đối xử với anh như vậy? Anh là một người rất là chung tình. Tại sao em đối xử với anh như vậy?”. Mình phải tới với người kia để hỏi  thẳng thì bà vợ của mình sẽ có cơ hội giải thích: ”Đâu có ai đâu!” Rồi mới cắt nghĩa cho mình  thì cái bi kịch đã không xảy ra.

 

Thực tập lắng nghe và ái ngữ

Phần lớn bi kịch xảy ra giữa hai người là do tri giác sai lầm, do vọng tưởng điên đão. Chúng ta người nào cũng có tri giác sai lầm. Chính các thầy, các sư cô cũng có tri giác sai lầm. Nhưng nhờ tu thành ra họ luôn luôn soi sáng cho nhau, làm mới với nhau, sử dụng lời nói ái ngữ với phương pháp lắng nghe nhau. Có hai điều mình phải nắm cho vững là sử dụng ái ngữ, không chửi mắng, trách móc, mình nói rất nhẹ nhàng: ”Anh ơi ! Em khổ lắm, em như muốn tự tử vậy đó. Nếu anh không giúp em thì làm sao được! Anh phải giúp em. Anh nói cho em nghe đi. Tại sao từ khi em đi chợ về anh không nhìn em nữa, anh không có nói chuyện với em nữa?  Mỗi khi em hỏi câu gì anh cũng không  trả lời? Em đã làm nên  tội tình gì khiến anh đối xử với em tàn tệ như vậy?” Câu nói đó không phải là trách móc,  là chửi mắng, nguyền rủa mà gọi là ái ngữ.

Người đàn ông cũng có thể dùng ái ngữ. Người đàn ông không nói: ”Mày là một đứa ngoại tình. Mày không xứng đáng ở trong nhà này, mày đi đi. Không có nói như vậy, người đàn ông nói ái ngữ: ”Này em! Anh đau khổ quá chừng. Ngày trước anh tin em là một người đàn bà trung kiên. Trong đời anh chỉ có một mình em thôi thì anh tin rằng em cũng nghĩ như vậy. Nhưng mà anh đau khổ quá đi! Chắc anh chết quá! Thằng nhỏ hồi nãy trong khi em đi chợ đã nói như vậy đó. Nó nói mỗi đêm đều có một người đàn ông  tới, thì người đàn ông đó là ai? Em có thể cắt nghĩa cho anh được hay không?. Thì đó là nói lời ái ngữ.

Thường thường khi một người khác, bất cứ người nào khác mà nói câu đó hay là làm điều đó thì mình đau khổ rất ít. Nhưng mà bây giờ người nói câu đó, làm điều đó lại là người mình thương nhất trên đời nên mình đau khổ rất nhiều. Câu đó mà người khác nói thì mình không đến nổi bị tổn thương lớn như vậy. Nhưng mà chính người mình thương nhất trên đời nói câu nói đó cho nên mình mới đau khổ cùng cực. Nếu một người nào đó ở ngoài làm chuyện đó thì mình cũng khổ nhưng mà khổ rất ít, còn đây chính là người mình tin cậy, thương yêu nhất trên đời mà lại làm cho mình cái vố đó thì làm sao mình chịu đựng cho nổi. Nhưng thay vì lên án, chửi mắng thì mình sử dụng ái ngữ: ”Anh ơi! Em đã làm nên tội tình gì khiến cho anh đối xử với em như vậy? Anh giúp em đi! Anh cắt nghĩa tại sao đi!”. Đó gọi là ái ngữ. Mà đó là lời của Đức Thế Tôn dạy: mình phải dùng ái ngữ và  sử dụng  phép lắng nghe.

Có nhiều ông chồng không có khả năng lắng nghe vợ. Có nhiều ông cha không lắng nghe được con. Có nhiều người không sử dụng được ái ngữ và nói ra một điều gì thì người kia dội liền không thể tiếp tục nghe được.  Ái ngữ và  lắng nghe là hai pháp môn hết sức mầu nhiệm. Nó tái lập được  truyền thông giữa người và người, giữa cha và con, giữa vợ và chồng.

Ví dụ anh có vấn đề với ba, anh không nói chuyện được với ba. Hai cha con không  nói chuyện với nhau được, cứ nói những câu nhát gừng thôi. Bây giờ học được, biết rằng ba giận mình lắm, nhưng mà mình cũng trách ba nhiều lắm. Tối nay mình về mình thở cho khỏe, cho nhẹ. Mình thấy ba cũng có những khổ đau, bức xúc, bực bội  không chuyển hóa được cho nên ba nói ra những câu mất tình mất nghĩa đối với mình. Mình cũng dở quá, mình cũng phản ứng lại. Đôi khi mình nói hổn,  mình tẩy chay ba để trả thù. Và mình làm cho tình trạng đó càng ngày càng khó khăn hơn.  Anh có thể về thưa với ba: ”Ba ơi! Con biết là mấy năm nay ba khổ lắm. Ba có nhiều lo lắng, nhiều bức xúc, ba bực mình về con lắm. Nhưng con đã không có giúp được ba mà  lại còn làm cho tình trạng tệ lên. Con đã hỗn hào, đã cãi lại và đã tẩy chay ba. Con đã không thèm để ý tới ba. Con đâu có muốn làm cho ba khổ. Nhưng mà tại vì con chưa học được,  chưa thấy được những khó khăn, những khổ đau của ba nên con dại dột con đã nói và làm những điều khiến cho tình trạng nặng nề hơn. Con xin lỗi ba. Ba nói cho con nghe đi, tất cả  những khó khăn, bức xúc, khổ đau của ba. Con muốn hiểu để con đừng dại dột tiếp tục như vậy nữa”. Đứa con nói được câu như vậy thì gọi là ái ngữ.

Mà không tu thì không nói được như vậy. Tu trong năm ngày thì có thể nói được. Đó là theo kinh nghiệm của tôi. Có những cặp vợ chồng, có nhiều cặp cha con không nhìn mặt nhau được, không  nói chuyện với nhau được. Nhưng họ tới tu với tôi năm ngày thì có thể nói được. Ngày nào họ cũng có nghe pháp thoại như vậy, ngày nào cũng tưới tẫm hạt giống của tình nghĩa, của ân nghĩa. Tôi có viết những thư pháp rất là nhẹ nhàng : ba ơi nhìn lại để thương mẹ nhiều hơn / mẹ ơi nhìn lại để thương ba nhiều hơn.

Mình giận như vậy đó, nhưng mà khi người đó chết mình khóc hết nước mắt. Mình không có đủ nước mắt để mà khóc. Cho nên mình phải tu, phải biết phần trách nhiệm của mình  trong đó. Nếu tình trạng  nặng nề, bế tắc là tại vì mình một phần chứ không phải  tại người kia một trăm phần trăm. Quý vị nên nhớ chuyện đó. Giữa ông và bà nếu có bế tắc,  nặng nề  không phải chỉ do người kia một trăm phần trăm đâu. Ông cũng trách nhiệm khoảng ba bốn chục phần trăm hoặc và bà cũng trách nhiệm ba bốn chục phần trăm. Nếu giữa hai cha con có nặng nề,  bế tắc thì đừng  nói là do ba một trăm phần trăm hay là do con mình một trăm phần trăm. Không có đúng! Mình đều chịu chung một phần nào trách nhiệm. Thấy được điều đó thì mình thương người kia: ”Ba ơi con biết là trong mấy năm qua ba đau khổ lắm,  bức xúc lắm,  bực bội lắm. Con đã không giúp được ba mà còn dại dột phản ứng để cho tình trạng nặng nề thêm. Con đâu có muốn làm cho ba khổ, tại con dại thôi, tại con không hiểu được những đau khổ, bức xúc của ba. Ba thương con, ba nói cho con nghe những khổ đau,  khó khăn của ba, ba nói những dại dột của con để con từ rày về sau không có tái phạm”. Nói như vậy gọi là ái ngữ.

Ba mình sẽ nói và trong khi ba nói thì mình ngồi nghe. Có thể ba nói những điều rất là sai sự thật. Có thể ba nói những điều rất là oan ức. Ba có rất  nhiều tri giác sai lầm về ba và về mình, nhưng mà mình cứ nghe như thường. Mình ghi nhận những điều ba nói. Ba có thể lên án, buộc tội, trách móc mình.  Trong khi ba nói mình thấy là ba không biết, không  thấy rõ vấn đề, ba có nhiều tri giác sai lầm. Nhưng mình không cắt đứt lời ba, mình cứ để cho ba nói. Mình nói: ”Tội nghiệp ba quá! Ba nói thêm nữa”. Để cho ông xổ ra hết tất cả cái bầu tâm sự cho ông khỏe, đó gọi là làm lắng dịu. Đó là thiền chỉ làm lắng dịu. Rồi những cái hiểu sai của ông, những sai lầm của ông thì mai mốt có thì giờ, mình sẽ từ từ giúp ông điều chỉnh  nhận thức của ông lại. Nhưng  bây giờ mình chỉ lắng nghe thôi.

Lắng nghe tức là đế thính, một pháp môn rất  hay của đạo Phật, bắt đầu bằng ái ngữ rồi lắng nghe:Anh ơi em biết là trong những năm vừa qua anh rất  khổ,  rất bức xúc, rất  khó chịu. Em biết chứ phải không phải không biết đâu, em biết là anh rất đau khổ. Em đã không  giúp được anh bớt khổ mà còn  làm cho tình trạng tệ thêm. Em đã nói những lời, đã phản ứng, đã chua chát, em đã làm cho anh khổ thêm. Em hối hận lắm. Đó tại vì em không biết được những nỗi khổ niềm đau, những khó khăn của anh. Bây giờ anh giúp em đi. Anh nói cho em nghe tất cả những khổ đau, khó khăn, bức xúc của anh để em hiểu và  không có tiếp tục làm những lỗi lầm vụng dại như xưa nay”. Bà phải nói được như vậy với ông tại vì bà là đệ tử của đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Bà phải học hạnh lắng nghe của đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Quan Thế Âm là lắng nghe tiếng đau thương của cuộc đời.

Trong khi lắng nghe mình thấy người kia có nhiều tri giác sai lầm quá, tội nghiệp, khổ là tại vì tri giác sai lầm. Cha có tri giác sai lầm mà con cũng có tri giác sai lầm. Vợ có tri giác sai lầm mà chồng cũng có tri giác sai lầm. Mình là người, mình đâu phải là thánh. Có tri giác sai lầm hay hiểu lầm là chuyện rất là thường. Chàng Trương, thiếu phụ Nam Xương đều là nạn nhân của tri giác sai lầm. Khi lắng nghe mình thấy được tri giác sai lầm của người kia và mình cũng có cảm tưởng, cũng thấy được có một vài điểm mà cha mình nói đúng. Mình có dại dột, có vụng về thiệt. Những lỗi mà mình thấy thì mình tự hứa rằng mình sẽ xin lỗi ba sau này. Nhưng bây giờ mình không xin lỗi ngay, bây giờ là lúc đang lắng nghe. Khi  thấy ba mình có những hiểu lầm, có những tri giác sai lầm, mình cũng không nói liền, mình không nói ba nói sai. Nói như vậy thì ba mất hứng, ba không  nói nữa. Mình nói: ”Tội nghiệp ba quá! Ba nói cho con nghe đi “, và mình nghe cho hết. Nếu anh nghe ba được một giờ đồng hồ thì ba đở khổ nhiều lắm. Bây giờ anh có khả năng lắng nghe học được trong khóa tu. Trước đó anh lắng nghe ba không được, anh  nghe vài câu là dội liền. Nhưng bây giờ tới tu năm ngày thì về anh lắng nghe ba được. Nghe như vậy gọi là nghe với tâm từ bi hay bi thính, nghe cho người kia bớt khổ.

 

Tái lập truyền thông

Lạy đức Bồ Tát Quan Thế Âm, con nguyện học theo hạnh của ngài, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ. Đức Quan Thế Âm chỉ cần lắng nghe thôi và lắng nghe bằng tất cả trái tim nên người ta bớt khổ nhiều lắm. Dầu người kia trong khi nói có những  tri giác sai lầm, có ý hướng muốn trách móc, lên án, buộc tội, dù lời nói người kia có chua chát thì mình vẫn có thể lắng nghe được. Mình lắng nghe là để giúp cho người đó bớt khổ. Mình là con trai, con gái, mình hãy tập lắng nghe cha, hãy tập lắng nghe mẹ mình. Chỉ cần một giờ đồng hồ là tình trạng đã thay đổi rồi nếu mình biết lắng nghe. Sau đó một ngày hoặc hai ngày thì mình mới cung cấp cho ba, cho mẹ, cho chồng hay cho vợ một ít những thông tin mà người đó cần để điều chỉnh lại sự nhận thức của họ. ”Anh ơi hôm kia anh nói như vậy đó nhưng sự thực nó vậy nè, để em nói cho anh nghe”. Rồi mình nói cho người đó biết sự thật để người đó biết là họ có tri giác sai lầm. Nhưng mình không đưa ra quá nhiều thông tin cùng một lúc, tại vì người kia sợ tiếp nhận không nổi. Khi người kia thấy họ có sai lầm chút đỉnh thì họ chấp nhận rất dễ dàng. Nhưng mà nếu mình nói anh sai một trăm phần trăm, những điều anh nói  hoàn toàn sai hết thì khó cho người kia chấp nhận lắm. Mỗi ngày mình tiết ra một chút ít sự thật để cho người kia điều chỉnh lại nhận thức. Trong vòng mười ngày là người kia điều chỉnh được nhận thức. Khi nhận thức không còn sai lầm thì người kia không giận, không buồn, không  trách nữa. Đó là  phương pháp tu mà tôi tin  người nào cũng có thể làm được.

Có một bà  người Thiên chúa giáo, người Công giáo. Bà là một người trí thức, bà có bằng tiến sĩ, ông chồng cũng có bằng tiến sĩ và ba đứa con  học ở đại học Hoa Thịnh Đốn. Hai vợ chồng không  nói chuyện được với nhau và ba đứa con cũng không dám tới gần cha tại vì ông nổ rất là dễ dàng. Ông la ông hét, ông đập bàn, đập ghế. Vì bà vợ và ba đứa con không ai dám tới gần cho nên ông có cảm tưởng mình bị vợ con tẩy chay. Sự thật vợ con không tẩy chay ông. Họ sợ quá thôi, ông như trái bom, tới gần nó nổ một cái tan xác nên họ tránh. Tới bữa đó bà chán lắm rồi, bà muốn tự tử, thấy cuộc đời không có niềm vui gì hết. Chồng mình hành hạ mình quá đi, đối xử với mình tệ bạc quá, chỉ biết la mắng, buộc tội, lên án, không  nói được một lời dịu dàng dễ thương như  ngày xưa.

Ngày xưa khi chưa cưới sao ông nói dịu dàng dễ thương như vậy, còn bây giờ không có được một lời như vậy. Bà ta có một người bạn Phật tử, bà chỉ chơi được với bà Phật tử đó thôi. Bà gọi điện thoại nói: ”Chắc em phải tự tử, em phải chết. Sống như thế này không có lạc thú. Bà Phật tử mới nói: ”Khoan đã chị. Chị tới thăm em đi. Em nói với chị điều này trước rồi chị muốn chết thì chết”. Bà Phật tử đó  học theo pháp môn làng Mai. Bà biết thực tập thở, thực tập mỉm cười, thực tập thiền đi, bà biết nhận diện ôm ấp những  khó khăn và những khổ đau trong lòng. Có một cuốn băng của thầy gọi là nghệ thuật gỡ bom. Người kia giống như trái bom, tới gần lôi thôi nó nổ. Nhưng mà mình có cách gỡ bom. Mình sử dụng  phương pháp ái ngữ và lắng nghe để lấy ra những bực bội, những tri giác sai lầm của người kia thì giống như mình gỡ trái bom. Bà Phật tử này rất muốn bà bạn Thiên chúa nghe cuốn băng đó để về thực tập mà giải quyết vấn đề. Nhưng bà Thiên chúa rất cố chấp. Bà nghĩ mình là người Công giáo mà nghe pháp thoại thì đâu có đúng thành ra thường thường bà từ chối. Bữa đó khi bà đi taxi tới thì bà Phật tử nói: ”Chị cứ nói đi nói lại em là người bạn duy nhất của chị, em nghi chuyện này không có thiệt. Tại sao không thiệt?. Tại vì nếu em là người bạn duy nhất trên đời của chị thì chị đã thỏa mãn cái yêu cầu của em rồi. Điều yêu cầu duy nhất của em là chị nghe cuốn băng này của thầy em. Chị nghe được cuốn băng này của thầy em thì chị về giải quyết vấn đề gia đình của chị được. Vậy mà chị không thèm nghe, như vậy em đâu phải là người bạn duy nhất trong đời chị đâu”. Bà đạo Thiên chúa mới nghĩ rằng: ”Chà, thôi mình ráng nghe một chút đi rồi mình chết cũng không sao”.  Bà nói : ”ok, đưa cái băng ra đây”.

Đó là băng cassette một giờ rưỡi nói về  nghệ thuật lắng nghe và ái ngữ, giúp cho người kia nói ra hết những nỗi khổ niềm đau rồi mình giúp cho họ điều chỉnh nhận thức. Trong chúng ta có nhiều người là thiếu phụ Nam Xương hay là chàng Trương lắm. Nếu không tu học thì sẽ đi vào thế bế tắc của hai người. Thành ra dự khóa tu này về mình phải làm liền. Bà đạo Thiên Chúa là một người thông minh. Nghe cuốn băng xong thì  niềm hy vọng nảy sinh trong tâm hồn bà. Bà thấy được rằng lỗi không phải một trăm phần trăm là do ông mà ít nhất là có ba bốn chục phần trăm do mình. Mình cũng dữ lắm, mình cũng phản ứng, cũng chua chát, cũng buộc tội trở lại chứ đâu có thua gì đâu. Ngày xưa khi chưa cưới mình nói với ông những lời dịu dàng. Nhưng bây giờ mỗi khi nói mình cũng nói dữ như bà chằng vậy. Thành ra mình cũng có lỗi một phần nào. Đó là sự giác ngộ. Bà muốn về để áp dụng những điều trong cuốn băng dạy. Bà Phật tử nói: ”Chưa được đâu chị ơi! Chị phải tu ít nhất là năm ngày thì chị mới có đủ sức. Lắng nghe và ái ngữ phải thực tập năm ngày thì mới có thể làm được. Thầy em sắp qua, thầy sẽ mở hai khóa tu, một khóa bằng tiếng Việt và một khóa bằng tiếng Anh. Em mời chị ghi tên tham dự khóa tu bằng tiếng Việt và xong khóa đó thì chị có thể về giúp anh được”. Bà đạo Thiên chúa chấp nhận ghi tên vào khóa tu.

Trong khóa tu, mỗi ngày bà đều nghe pháp thoại như vậy, mỗi ngày cái hạt giống của ân tình, của kỷ niệm, của hạnh phúc được tưới tẩm. Mình nhớ lại ngày xưa hai người đã có những thời gian có hạnh phúc nhưng làm ăn sao đó mà bây giờ nó trở thành địa ngục. Và mình có hy vọng có thể phục hồi lại được cái thiên đường hạnh phúc của tình yêu ngày xưa. Trong năm ngày bà thực tập đi từng bước rất  thảnh thơi, ôm ấp nỗi khổ niềm đau, sử dụng khả năng lắng nghe và ái ngữ. Sau khóa tu về bà đã thành công, bà rất lặng lẽ bà rất là nhẹ nhàng. Bà tới bên ông, ngồi xuống và bà bắt đầu áp dụng cái phương pháp ái ngữ : ”Ông ơi, tôi biết năm sáu năm nay ông khổ lắm, bức xúc lắm, ông bực bội chúng tôi lắm. Ông có những khó khăn, có những lo lắng, những buồn khổ. Tại vì tôi với mấy đứa không hiểu được những điều đó cho nên chúng tôi mới nói, mới phản ứng, mới cư xử làm cho ông càng ngày càng khổ thêm. Tôi đâu có muốn làm cho ông khổ đâu. Nhưng tại vì tôi không  biết được hết những nỗi khổ niềm đau, những khó khăn, bức xúc của ông cho nên tôi mới dại dột phản ứng lại một cách chua chát, nặng nề như vậy. Tôi không bao giờ muốn cho ông khổ, tại tôi dại dột, tôi chưa biết được những nỗi khổ niềm đau của ông. Bây giờ ông phải giúp tôi, ông nói cho tôi nghe những khó khăn, bức xúc, những nỗi khổ niềm đau của ông. Ông nói cho tôi nghe những dại dột, lầm lỡ của tôi để từ nay về sau tôi không có lặp lại nữa”. Bà nói được như vậy mà trước khóa tu chắc chắn là bà nói không được, sử dụng không được cái ngôn từ hòa ái gọi là ái ngữ đó. Cho nên tu bốn ngày năm ngày là cần lắm. 

Khi  bà nói được như vậy rồi thì ông bật ra khóc như một đứa con nít. Năm bảy năm nay có bao giờ bà nói với ông những lời nhẹ nhàng như vậy đâu. Bà nói lời nào cũng chua chát, buộc tội mà bây giờ bà nói được như vậy. Ông khóc. Bà thấy ông khóc thì bà biết  trái tim của ông đã mở ra rồi. Bà nói: ”Tội nghiệp em mà anh. Anh nói cho em đi, tất cả những khó khăn, những khổ đau, bức xúc, những tuyệt vọng của anh để em nghe, để em đừng có dại dột làm như mấy năm vừa rồi nữa. Anh phải giúp em, một mình em không thể nào làm được chuyện này”. Đêm đó ông nói cho bà nghe hết. Và cố nhiên bà thấy có một vài điều ông nói là đúng sự thật. Mình đã có dại dột thiệt, có dữ dằn thiệt. Nhưng mà ông cũng có rất  nhiều tri giác sai lầm. Bà nói: ”Tội nghiệp ông quá, vậy mà em không biết”.

Bà lắng nghe luôn hai ba tiếng đồng hồ và  khuya đó hai người hòa giải được với nhau, ôm lấy nhau mà khóc. Đó là người Thiên chúa giáo, không phải Phật tử. Sự thành công của bà là dụ ông ghi tên vào khóa tu thứ hai bằng tiếng Anh. Và ông cũng tu rất  đàng hoàng.  Phải nói rằng bà Thiên chúa đó tu rất giỏi tại vì đối với bà đây là vấn đề sống chết của mình. Bà đã muốn tự tử rồi. Còn mình là Phật tử mà đôi khi mình tu sơ sơ, tu khơi khơi, không có đầu tư một trăm phần trăm thân và tâm vào chuyện tu. Ngồi thiền cũng vậy, đi thiền cũng vậy mà ăn cơm cũng vậy, mình không có tu bằng hết cả con người của mình. Sau khi ông ta tham dự được khóa tu đó rồi, ngày chót trong buổi thiền trà, ngồi vòng tròn, ông đã nói ra những câu rất có tình có nghĩa. Ông nói như thế này: ”Thưa đại chúng, tôi xin giới thiệu với đại chúng một vị Bồ Tát của đời tôi, người đã làm tất cả cho tôi vậy mà tôi đã đối xử một người đó một cách rất là tệ bạc, nhà tôi”. Ông nói như vậy đó, nếu không có bà thì không có ngày hôm nay. Sau đó hai ông bà đã rủ được ba cháu tới dự một ngày tu quán niệm. Gia đình đó hòa giải với nhau được và họ có lại hạnh phúc.

Tôi thấy gia đình Thiên chúa giáo đó làm được, mà họ chỉ tu có năm ngày thôi thì tại sao mình làm không được? Mình là con nhà Phật từ lâu rồi, phương pháp tu cũng không có khó gì hết, không khó gì mấy: nhận diện những nỗi khổ niềm đau, làm cho nó êm dịu bớt, học nói lời ái ngữ hoặc học lắng nghe mà đừng có cắt đứt lời người ta, thiết lập lại được sự truyền thông giữa cha và con, giữa vợ và chồng. Nếu ông có con trai hay con gái và có những khó khăn với con trai hay con gái thì ông cũng nói như vậy: ”Này con, ba biết là trong những năm vừa qua con cũng có những nỗi khổ niềm đau của con. Nhưng tại vì ba không biết rõ cho nên ba hay la con, hay trách móc con. Con nói đi, con có những bức xúc nào, khó khăn nào trong cuộc đời của con, trong gia đình trong học đường hay trong xã hội? Con nói cho ba nghe đi! Ba đâu có muốn làm khổ con. Tại vì ba chưa thấy được những khó khăn, những nỗi khổ niềm đau của con, con nói cho ba nghe đi”.  Nghe vậy thì tự nhiên mình có hứng mình nói cho ba nghe, rồi ba sẽ hiểu mình hơn. Và nếu mình có tri giác sai lầm về ba, ba sẽ sửa cho mình.

Trong những năm hành đạo ở Tây Phương chúng tôi đã giúp được cho vô số những  cặp cha con, cặp vợ chồng tái lập được truyền thông, đem lại  hạnh phúc gia đình, hòa giải với nhau. Có những lúc người cha và người mẹ không tới được khóa tu nhưng đứa con trai hay đứa con gái tới được. Thì sau khi tu một khóa năm ngày hay bảy ngày người con trai hay người con gái đó về giúp cha giúp mẹ hòa giải được với nhau. Hồi nãy tôi có nói đến cái điện thoại di động. Tôi xin kể một chuyện trong khóa tu cho người Đức.

Miền Bắc nước Đức có một thành phố gọi là Oldenburg. Thường thường, cứ hai năm một lần tôi có khóa tu cho người Đức. Có khoảng sáu trăm người tới tu. Bữa đó là tới ngày thứ năm của khóa tu rồi, chỉ còn một ngày chót nữa là ngày thứ sáu thôi. Sau buổi pháp thoại thì tôi nói rằng: ”Thưa các đạo hữu. Chúng ta đã tu tới ngày thứ năm, quý vị đã học và đã thực tập. Vậy thì đã đến lúc quý vị phải áp dụng vào để hòa giải với người thân của quý vị. Nếu người thân đó là vợ, chồng, con mình hay là cha mình  mẹ mình thì quý vị phải thực tập hòa giải cho được. Tôi cho quý vị  kỳ hạn từ mười một giờ sáng hôm nay cho đến mười hai giờ khuya đêm nay phải làm cho xong chuyện hòa giải, phải sử dụng  phép ái ngữ và lắng nghe. Nếu người đó có trong khóa tu thì rất dễ tại vì người đó đã được tưới tẩm những hạt giống của ân tình, của hiểu và thương. Con nếu những người đó không  tới được thì quý vị được phép sử dụng điện thoại di động. Sáng hôm sau có bốn người Đức, bốn anh chàng khoảng ba chục tới ba mươi lăm tuổi lên báo cáo là hôm qua, trước mười hai giờ khuya họ đã hòa giải được với cha họ bằng điện thoại di động, sử dụng ái ngữ và nói giống hệt như câu nói mà họ đã học trong khóa tu: ”Ba ơi lâu nay con đã làm cho ba khổ. Con dại dột tại vì con không biết những khó khăn, những khổ đau,  buồn tủi của ba. Con đã phản ứng một cách dại dột. Ba nói cho con nghe đi, con đâu muốn làm cho ba khổ”. Bên kia người cha đã nói, người con đã xin lỗi và hai cha con đã hòa giải được qua điện thoại di động.

Trong khóa tu ở Hồng Kông, ở Ma Cao cũng có nhiều bà, nhiều ông báo cáo rằng họ đã dùng điện thoại di động mà hòa giải được với vợ hay là chồng của họ.Rất là hay! Chúng ta có những kho tàng chánh pháp, có những phương pháp thực tập rất là hay mà chúng ta không  biết sử dụng. Vì vậy cho nên trong khóa tu này quý vị nên học hỏi cho thấu đáo phương pháp ôm ấp nỗi khổ niềm đau, làm lắng dịu nỗi khổ niềm đau để mình có thể thực tập được ái ngữ và lắng nghe. Nếu làm được thì thế nào cũng hòa giải được ở trong gia đình và tìm lại hạnh phúc. Tội nghiệp cho các cháu! Nếu mà ông bà làm khổ nhau thì các cháu không có niềm tin nơi nếp sống gia đình, các cháu sẽ đi tìm sự khuây khỏa ở ngoài và nó sẽ rơi vào cạm bẫy của ma túy, băng đảng, đĩ điếm. Những tệ nạn xã hội đó càng ngày càng nhiều là tại vì trong gia đình không có hạnh phúc. Muốn gia đình có hạnh phúc là phải tái lập truyền thông, phải hòa giải.

Trong  nền đạo lý của chúng ta có những phương pháp thực tập. Thực tập trong năm ngày, mười ngày mình có thể thành công được. Các thầy các sư cô đã được học những phương pháp như vậy. Quý vị tới tham vấn các thầy các sư cô để hỏi thêm. Chúng ta tổ chức những nhóm pháp đàm và trong mỗi nhóm pháp đàm có một vài thầy, một vài sư cô. Quý vị bàn những câu chuyện này, nó rất có ích lợi, và học hỏi nắm vững  pháp môn thực tập để về phục hồi được hòa khí và hạnh phúc trong gia đình.

 

Không có con đường nào đưa ta đến hạnh phúc - hạnh phúc chính là con đường / There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network). 
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực.  Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.