.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 

 Điểm tin thời sự ngày 6.4.2014

Thời sự 2013: 10 | 9 | 8 | 7 | 6 | 5 | 4 | 3 | 2 | 1     

Thủ tướng Nhật sẽ nói gì
tại Đối thoại Shangri-La?

  • PSN 29.5.2014 | An Bình tổng hợp

Thủ tướng Shinzo Abe sẽ sử dụng một bài phát biểu tại diễn đàn an ninh châu Á vào ngày mai để khẳng định rằng Nhật Bản sẽ như một đối trọng với sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại một khu vực đang bị vướng vào các tranh chấp lãnh thổ.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.

Thủ tướng Nhật Abe ngày 30/5 dự kiến sẽ có bài phát biểu quan trọng tại Đối thoại Shangri-La, một diễn đàn dành cho các chuyên gia an ninh và quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có khối ASEAN, Mỹ và Úc.

Trong bài phát biểu được chờ đợi tại hội nghị an ninh châu Á kéo dài 3 ngày bắt đầu từ ngày mai, ông Abe dự kiến sẽ nhấn mạnh tới sự tôn trọng luật pháp và phản đối thay đổi hiện trạng bằng vũ lực, trong bối cảnh Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới - đang tỏ ra hung hăng.

Ông Abe cũng sẽ nói với Đối thoại Shangri-La tại Singapore rằng Tokyo và Mỹ sẵn sàng cùng nhau thúc đẩy hợp tác an ninh với khối ASEAN, tờ Sankei Shimbun của Nhật đưa tin.

Theo tờ báo, Thủ tướng Abe có thể không đích danh nhắc tới Trung Quốc, nhưng không có nhiều hoài nghi về đối tượng mà ông sẽ quy trách nhiệm cho các tranh chấp đang leo thang ở Biển Đông và Hoa Đông.

Ông Abe “có thể sẽ thông báo mục tiêu của ông nhằm đưa Tokyo giữ các vai trò lớn hơn tại châu Á bằng việc sử dụng liên minh Nhật-Mỹ như là nền tảng”, Koichi Nakano, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Sophia tại Tokyo, nhận định.

Ông Abe đã bày tỏ sự ủng hộ - cả về vật chất và tinh thần - đối với Philippines và Việt Nam về tàu tuần tra và các tuyên bố công khai. Cả Việt Nam và Philippines đều vướng vào các tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh.

Thủ tướng Nhật hi vọng rằng các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực sẽ nhìn thấy sự trợ giúp đó là một dấu hiệu về thiện chí của Nhật và cho họ thấy một sự lựa chọn thay thế đối với sức mạnh của Trung Quốc.
Kể khi lên nắm quyền vào cuối năm 2012, ông Abe đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với ASEAN khi tới thăm tất cả 10 quốc gia thành viên ít nhất một lần. Mặc dù vậy, ông Abe chưa từng tới thăm Trung Quốc và cũng không có cuộc gặp cấp cao nào với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Theo chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga, ông Abe sẽ kêu gọi "các cuộc thảo luận mang tính xây dựng" để giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và một số quốc gia ASEAN, cũng như giữa Tokyo và Bắc Kinh.

“Do tình hình đang căng thẳng ở Biển Đông và Hoa Đông, chúng tôi hi vọng rằng các cuộc thảo luận khác nhau mang tính xây dựng sẽ diễn ra tại diễn đàn để hướng tới sự an toàn và hòa bình của khu vực”, ông Suga nói.

Ông Abe dự kiến cũng sẽ giải thích về nỗ lực nhằm dỡ bỏ một lệnh cấm vốn ngăn cản quân đội Nhật tham chiến ở nước ngoài kể từ Thế chiến II.

“Căng thẳng đang gia tăng tại châu Á-Thái Bình Dương. Tôi muốn gửi một thông điệp tới thế giới về sự đóng góp tích cực của Nhật đối với hòa bình dựa trên sự hợp tác quốc tế”, hãng tin Kyodo dẫn lời ông Abe phát biểu trước một ủy ban quốc hội ngày 28/5.

Sự ủng hộ của các nước

Thông điệp của Thủ tướng Abe về một vai trò an ninh toàn cầu lớn hơn cho Nhật nhiều khả năng nhận sự đồng tình của khán giả tại Đối thoại Shangri-La trong bối cảnh châu Á lo ngại ngày càng gia tăng về Trung Quốc, mặc dù một số người có thể không vỗ tay quá to vì e ngại làm phật lòng Bắc Kinh.

Bất chấp những ký ức buồn về sự chiếm đóng của Nhật trong Thế chiến II, các quốc gia trong khu vực nhiều khả năng sẽ ủng hộ thông điệp của ông Abe vì thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc.

“Các quốc gia ASEAN có tranh chấp với Trung Quốc sẽ ủng hộ ông Abe”, Malcolm Cook, nhà nghiên cứu cấp cao từ Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore, nhận định. “Nhật Bản có thể chỉ trích Trung Quốc thẳng thắn hơn ASEAN.”.

“Chúng tôi hoan nghênh sự đóng góp của Nhật Bản đối với việc tăng cường an ninh và sự ổn định trong khu vực, trong đó có việc đóng góp một vai trò an ninh lớn hơn trong khu vực”, một quan chức quốc phòng cấp cao của Philippines cho biết.

Diễn đàn quan trọng

Đối thoại Shangri-La, một trong những diễn đàn an ninh quan trọng nhất khu vực, diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên Biển Đông gần đây khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Trung Quốc đã khoảng điều 80 tàu cùng nhiều máy bay hộ tống việc lắp đặt giàn khoan này.

Không chỉ có vậy, các tàu và máy bay của Trung Quốc còn hung hăng tấn công các tàu cảnh sát biển của Việt Nam khi bị ngăn cản hành động hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.

Hành động ngang ngược nhất của Trung Quốc gần đây nhất là việc Trung Quốc đâm chìm một tàu cá của Việt Nam gần giàn khoan Hải Dương-981.

Chánh văn phòng nội các Nhật Bản cho rằng hành động của Trung Quốc là “đặc biệt nguy hiểm”.

Trong một cuộc phỏng vấn tới tờ Wall Street Journal hôm 27/5, Thủ tướng Abe cho hay “các hành động khoan dầu đơn phương” của Bắc Kinh đã khiến căng thẳng tăng cao.

“Chúng tôi sẽ không bao giờ dung thứ cho việc thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc sự hăm dọa”, ông Abe nói.

Hồi cuối tuần qua, Nhật Bản đã cáo buộc Trung Quốc hành động nguy hiểm, khi các máy bay chiến đấu Trung Quốc 2 lần bay quá gần các máy bay Nhật trong vùng nhận dạng phòng không bị chồng chéo giữa hai nước.

Philippines mới đây đã tố cáo Trung Quốc thực hiện công tác cải tạo và có vẻ như đang xây dựng một đường băng trên một khu vực tranh chấp ở Biển Đông.

Phái đoàn của Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La năm nay sẽ do bà Phó Oánh, cựu Thứ trưởng ngoại giao và hiện là chủ tịch Ủy ban các vấn đề đối ngoại của quốc hội Trung Quốc, dẫn đầu.

Bà Phó dự kiến sẽ nhấn mạnh rằng Nhật Bản chứ không phải Trung Quốc, đang đe dọa an ninh khu vực vì các nỗ lực của ông Abe nhằm cải cách hiến pháp hòa bình của Nhật hậu Thế chiến II và thúc đẩy quân đội.

“So với các năm trước, năm nay Trung Quốc đã cử đại diện cấp cao tới diễn đàn. Tôi chắc rằng quyết định mời ông ai Abe đóng một vai trò trong quyết định cử đại diện của Trung Quốc”, ông Malcolm Cook nói.

An Bình
Tổng hợp

Nguồn DT

Điểm tin thời sự năm 1012: 12 |11 | 10 | 9 | 8 | 7 | 6 | 5 | 4 | 3 | 2 | 1

/

VIỆT NAM
TRONG
DÒNG
THỜI
SỰ

TIN THỜI SỰ VỚI :

 BBC | RFA | VOA | RFI

 

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.