1-12)

.

PSN
BỘ MỚI 2013
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 

 Điểm tin thời sự ngày 6.1.2013

Thời sự 2013  

Giáo hoàng Vatican từ chức

  •  PSN 11.2.2013 | Reuters

(Reuters) – Hôm thứ hai, 11 tháng 2, 2013, Giáo Hoàng Benedict làm rúng động thế giới khi Ngài tuyên bố trong một bản thông báo rằng Ngài không còn đủ sức khỏe và tinh thần minh mẫn để đương đầu với công việc trong sứ vụ của mình. Lời tuyên bố này làm cho những viên chức phụ tá của Ngài ngỡ ngàng và cho thấy rằng Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên từ chức kể từ thời Trung Cổ.

 


VATICAN CITY | Mon Feb 11, 2013 4:50pm EST

 

Vị Giáo Hoàng 85 tuổi này, sinh ở Đức, được những người bảo thủ Ki-tô La Mã coi như là một vị anh hùng, nhưng đối với những người cấp tiến thì nghi ngờ. Giáo Hoàng nói với các Hồng Y bằng tiếng Latin rằng gần đây sức khỏe của Ngài đã suy yếu.

 

Giáo Hoàng sẽ từ chức vào ngày 28 tháng 2 và Vatican hy vọng sẽ có một tân Giáo hoàng được bầu chọn vào cuối tháng Ba này.

 

Phát ngôn viên của Vatican là linh mục Federico Lombardi cho biết Giáo Hoàng đã không quyết định từ chức vì "những khó khăn trong chức vụ giáo hoàng" và hành động này là một bất ngờ, cho thấy rằng ngay cả những thành phần cốt lõi thân cận nhất của Ngài cũng không nghĩ rằng Ngài sẽ từ chức.

 

Người phát ngôn viên nói rằng Giáo Hoàng không sợ sẽ có ly giáo trong Giáo Hội sau khi ông từ chức.

 

Lãnh đạo của 1,2 tỷ tín đồ Ca-tô-lic, Giáo Hoàng đã bị ám ảnh bởi những cuộc khủng hoảng gây ra bởi các tu sĩ lạm dụng tình dục, đã làm cho Giáo Hội bị ô nhục. Trong một bài diễn từ, Ngài tức giận người Hồi giáo và vụ ô nhục do ông quản gia tiết lộ những tài liệu mật của Ngài.

 

Giáo Hoàng Benedict 16 nói với các vị hồng y rằng, để có thể tiếp tục chức vụ của Ngài "... cần phải có sức khỏe về cả tinh thần lẫn thể chất”, mà sức khỏe của Ngài trong vài tháng qua, đã suy giảm khiến cho Ngài đã phải nhìn nhận rằng Ngài không còn đủ khả năng để hoàn thành chức vụ mà giáo hội đã giao phó cho Ngài.

 

"Vì lý do này, và cũng nhận thức được mức độ nghiêm trọng của hành động này, với đầy đủ quyền tự do, tôi tuyên bố rằng tôi từ bỏ chức vụ Giáo Hoàng, người kế vị Thánh Phêrô."

 

Ông cũng đề cập tới "thế giới ngày nay, có rất nhiều thay đổi nhanh chóng và rúng động bởi những vấn đề liên quan sâu xa đối với đức tin."

 

Trước đây, vào năm 1294, chỉ sau 5 tháng, Giáo Hoàng Celestine V cũng đã phải từ chức, được biết đến như là một cuộc "từ chối vĩ đại”, và đã bị nhà thơ Dante kết án trong bài thơ "Divine Comedy". Giáo Hoàng Gregory XII cũng miễn cưỡng thoái vị năm 1415 để chấm dứt một cuộc tranh chấp với đối thủ dành ngôi Giáo Hoàng (trong thời Đại Ly Giáo: Great Schism, 1378 - 1415).

 

“Không có áp lực bên ngoài, chỉ vì vấn đề tuổi tác.”

 

Trước khi ông được bầu chọn làm Giáo Hoàng, cựu Hồng Y Joseph Ratzinger trước đây được biết đến như là "con chó dữ của Thiên Chúa" vì lập trường cứng rắn của ông về các đề tài thần học. Nhưng nhiều năm ngồi trên ngai vị giáo hoàng, Ngài không những chỉ cắn, mà còn sủa nữa.

 

Trong mấy tháng gần đây, Giáo Hoàng trông có vẻ suy yếu trước những nơi công cộng, đôi khi cần có người bên cạnh dìu ông bước đi.

 

Ông Lombardi phủ nhận sự khủng hoảng hay sự bất trắc đàng sau vụ từ chức, nói rằng hành động này không phải do sự đau yếu đặc biệt mà là do tuổi tác.

 

Giáo Hoàng đã tỏ ra “rất can đảm, và cương quyết" nhận thức được những "vấn đề khó khăn lớn lao mà ngày nay giáo hội phải đương đầu đối phó". Ông nói thêm rằng, dự tính đã phản ánh đúng với sự mong muốn của Giáo Hoàng để tránh những công việc dồn dập trong dịp lễ Phục Sinh sắp tới.

 

Ông nói thêm, không có áp lực từ bên ngoài, và chính Giáo Hoàng Benedict đã "tự quyết định" trong vài tháng vừa qua.

 

Trưởng giáo của Do Thái đã ca ngợi Benedict 16 về sự nới rộng vòng tay với các hệ phái Thiên Chúa Giáo khác, và chúc Ngài có sức khỏe dồi dào. Tổng Giám Mục ở Canterbury, giáo chủ Giáo hội Anh, nói rằng ông đã đau buồn, nhưng rất thông cảm về quyết định của Giáo Hoàng.

 

Thủ tướng Đức, Angela Merkel nói rằng, quyết định của Giáo Hoàng phải được tôn trọng nếu Ngài cảm thấy Ngài quá yếu để thực thi nhiệm vụ của Ngài. Thủ tướng Anh David Cameron cho biết: "Ông ấy sẽ được nhớ đến như là một nhà lãnh đạo tinh thần cho hàng triệu tín đồ."

 

Giáo Hoàng Benedict 16 sẽ từ chức vào 2 giờ chiều (giờ bên Ý, 14:00 ET) ngày 28 tháng hai, 2013, bỏ trống ngôi vị giáo hoàng cho đến khi người kế vị được bầu chọn. Người phát ngôn nói, Giáo Hoàng Benedict 16 là người kế vị Giáo Hoàng John Paul 2, một trong những giáo hoàng nổi tiếng nhất trong lịch sử.

 

Được bầu chọn làm giáo hoàng vào ngày 19 tháng tư năm 2005 lúc Ngài đã 78 tuổi, tính ra Ngài già hơn 20 năm khi John Paul 2 được bầu chọn. Giáo Hoàng Benedict 16 cai trị ở Vatican với nhịp điệu chậm chạp hơn, nhiều cân não và ít quyết định hành động.

 

Hành động yếu, nhưng tinh thần mạnh mẽ.

 

Tuy nhiên, trong khi phe bảo thủ ca tụng Ngài rằng Ngài đã khẳng định truyền thống đạo Ca-tô, thì các nhà phê bình cáo buộc Ngài đã không chú ý đến các chương trình cải cách, đã làm chậm đi gần nửa thế kỷ, và làm tổn thương những cuộc đối thoại với những người Hồi giáo, Do Thái giáo và các hệ phái Kitô khác.

 

Dưới thái độ hiền lành của một người Đức là một tinh thần đanh thép sẵn sàng phân tích các tác phẩm thần học về sự tinh khiết của giáo điều của những giáo phái Thiên Chúa giáo và cuộc tranh luận quyết liệt chống lại những người bất đồng chính kiến.

 

Sau khi xuất hiện không thoải mái trong ánh đèn sân khấu lúc ban đầu, Ngài bắt đầu cảm thấy thoải mái với công việc mới của mình và cho thấy rằng Ngài có ý định làm Giáo Hoàng theo cách của mình.

 

Mặc dù có lòng kính trọng đối với vị tiền nhiệm đầy quyến rũ, đã đi khắp hoàn cầu, người mà ông đã mau mắn tiến hành việc phong thánh, và là người mà ông đã phong chân phước vào năm 2011 - các trợ lý cho biết ông đã quyết định không thay đổi cung cách trầm lặng để bắt chước phong cách của John Paul 2. Một sự yên tĩnh, một loại trầm lặng chuyên nghiệp, Ngài thư giãn bằng cách chơi piano, và cố gắng tỏ cho thế giới thấy khía cạnh quí phái của người đứng đầu Vatican gần một phần tư thế kỷ.

 

Giáo Hoànng Benedict 16 là người Đức đầu tiên từ hơn 1.000 năm, và là vị giáo hoàng thứ hai kế tiếp không phải là người Ý, ông đi tham quan thường xuyên ở nước ngoài, khoảng bốn lần một năm, nhưng không bao giờ cố gắng lôi cuốn những tín đồ ở Đại Dương Châu như vị giáo hoàng tiền nhiệm.

 

Các vụ bê bối lạm dụng tình dục trẻ em đã ám ảnh phần lớn trong những năm Ngài ngồi trong ngôi vị Giáo Hoàng. Ngài đã ra lệnh điều tra chính thức vụ lạm dụng tình dục ở Âi Nhĩ Lan (Ireland,). Vụ này dẫn đến sự từ chức của nhiều giám mục.

 

các vụ ô nhục,

 

Ô nhục từ một nguồn rất gần với tòa thánh vào năm 2012 khi người quản gia của giáo hoàng, chịu trách nhiệm mặc trang phục và dọn ăn cho Ngài, đã tiết lộ một số tài liệu mật. Nguồn tài liệu này nói rõ những sự tham nhũng trong các giao dịch kinh doanh của Vatican, gây ra sự căm phẫn khắp nơi trên thế giới.

 

Ông phải đương đầu với quá khứ của quốc gia quê hương của ông khi ông đến thăm trại tử thần của Đức Quốc xã ở Auschwitz. Nhận mình là "người con của nước Đức", ông đã cầu nguyện và đặt ra vấn đề tại sao Thiên Chúa im lặng khi 1,5 triệu nạn nhân, hầu hết là người Do Thái, đã chết trong Thế chiến thứ hai.

 

Ratzinger đã phục vụ trong Thiếu Nhi Đoàn Hitler trong Thế chiến thứ hai, mà thành viên là sự cưỡng bách. Ông không phải là thành viên của Đức Quốc xã và gia đình anh phản đối chế độ của Adolf Hitler.

 

Nhưng chuyến đi về Đức của ông cũng gây nên cuộc khủng hoảng lớn đầu tiên trong những năm ông trị vì. Trong một bài giảng thuyết tại một đại học, ông đã viện dẫn lời một hoàng đế Byzantine trong thế kỷ 14 rằng Hồi giáo đã chỉ mang lại tội ác cho thế giới và rằng nó đã được truyền bá bằng gươm giáo.

 

Sau những cuộc phản đố gồm các cuộc tấn công vào các nhà thờ Ki-tô giáo ở Trung Đông và việc sát hại một nữ tu ở Somalia, sau đó Ngài nói rằng Ngài lấy làm hối tiếc về sự hiểu lầm bài thuyết giảng đó gây ra.

 

Trong một động thái được xem như hòa giải, vào cuối năm 2006, Ngài đã thực hiện một chuyến đi lịch sử đến Thổ Nhĩ Kỳ mà đa số người dân là Hồi giáo, và Ngài đã cầu nguyện trong nhà thờ hồi giáo Blue Mosque ở thủ đô Istanbul với một tu sĩ Hồi giáo người Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng mấy tháng sau đó, cựu Tổng thống Ba tư là Mohammad Khatami đã gặp Giáo Hoàng và cho biết vết thương giữa các Kitô hữu và người Hồi giáo vẫn còn "rất sâu nặng" do hậu quả của bài thuyết giảng ở đại học Regensburg.

 

(Millership Peter viết, Janet McBride và Ralph Boulton chỉnh sửa)
Nguồn: Pope's sudden resignation sends shockwaves through Church

Điểm tin thời sự năm 1012: 12 |11 | 10 | 9 | 8 | 7 | 6 | 5 | 4 | 3 | 2 | 1

/

VIỆT NAM
TRONG
DÒNG
THỜI
SỰ

TIN THỜI SỰ VỚI :

 BBC | RFA | VOA | RFI

 

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.