1-12)

.

PSN
BỘ MỚI 2013
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 

 Điểm tin thời sự ngày 6.1.2013

Thời sự 2013  

Ngư chính Trung Quốc
 tuần tra trái phép Trường Sa

  •  PSN 25.2.2013 | Quốc phòng

(Quốc phòng) - Tân Hoa Xã ngày 24/2 đưa tin, Cục Ngư chính Nam Hải vừa ra tuyên bố, do phải đối mặt với những "thách thức" mới trong công tác "bảo hộ ngư dân, bảo vệ chủ quyền", Ngư chính sẽ tiến hành cái gọi là tuần tra (phi pháp - PV) thường xuyên tại khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV), hỗ trợ đắc lực cho ngư dân Trung Quốc đánh bắt (trộm) tại vùng biển này.
 

Ngô Tráng, Cục trưởng Cục Ngư chính Nam Hải "phụ trách" khu vực Biển Đông cho biết, năm 2013 lực lượng này sẽ phải tập trung đối phó với nhiều thách thức mới, phải dốc toàn lực để thực hiện cái gọi là "bảo hộ ngư dân, bảo vệ chủ quyền" ngoài khu vực quần đảo Trường Sa, lấy khu vực quần đảo Trường Sa làm trọng tâm của hoạt động "tuần tra" năm 2013.

 


30 tàu cá Trung Quốc được tổ chức chặt chẽ thành 2 biên đội đồng loạt ra khu vực Đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhằm vơ vét tài nguyên (phi pháp) dưới sự yểm trợ của tàu Ngư chính

 

Cụ thể, Ngư chính Trung Quốc sẽ "canh giữ chặt chẽ" khu vực bãi cạn Scarborough (vốn do Philippines kiểm soát bị Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát từ tháng 4/2012), trông coi cẩn thận Bãi Vành Khăn (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm giữ từ năm 1990 - 1995, PV), tăng cường cái gọi là "quản lý" đối với khu vực quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV), Vịnh Bắc Bộ và triển khai "tuần tra" thường xuyên ngoài Trường Sa.

Ngô Tráng cũng cho hay, lực lượng Ngư chính Nam Hải đã được đầu tư xây dựng căn cứ, trang thiết bị hiện đại, kiện toàn đội ngũ nhằm tăng tốc cái gọi là "bảo vệ chủ quyền" đối với Biển Đông, đặc biệt là khu vực quần đảo Trường Sa.

Trước đó, ngày 10/7/2012, tàu ngư chính số 46012 đã rời cảng Tú Anh thuộc thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam lên đường đi Trường Sa. Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam là Nam Sa.

Tàu ngư chính số 46012 thay thế tàu ngư chính số 301 làm nhiệm vụ bảo vệ đảo đá ngầm Vành Khăn (Trung Quốc gọi là đá ngầm Mỹ Tế) và quản lý ngư chính trong thời gian 50 ngày. Đây là lần đầu tiên ngành cá hải dương tỉnh Hải Nam thực hiện tuần ngư chính ở Trường Sa.

Tiếp đó, ngày 15/7, 30 tàu cá của Trung Quốc đã tiến tới khu vực Đảo đá Chữ Thập (Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Thử) thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, 30 tàu cá lượn lờ trên biển khoảng 78 giờ đồng hồ.

Tàu Ngư chính 310 của Trung Quốc sau đó cũng tới Đảo đá Chữ Thập để, theo luận điệu của Bắc Kinh, làm công tác bảo vệ, hãng tin Tân Hoa Xã đưa tin.

Liên quan đến vụ việc này, Tiến sĩ Đỗ Sơn Hải, Trưởng khoa Chính trị Quốc tế, Học viên Ngoại giao cho biết: "Đây là hành động đã nằm trong chiến lược lâu dài của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông, cố ý tạo ra tranh chấp ở vùng không có tranh chấp. Sau khi thành lập trái phép cái gọi là Thành phố Tam Sa, Trung Quốc liên tiếp có những động thái làm tăng thêm căng thẳng ở khu vực".

Trong khi đó, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ cho biết: "Hành động đưa tàu cá ra Trường Sa là sự xâm phạm chủ quyền một cách thô bạo. Tôi cho rằng, điều này cũng không có gì bất ngờ vì Trung Quốc từ lâu bộc lộ rõ ý đồ xâm chiếm Biển Đông. Điều đáng nói là họ sẽ còn thực hiện nhiều hành động khác dưới dạng gây sức ép kinh tế lên các nước ASEAN".

Khánh Trung (Tổng hợp GDVN, VTC News)
Nguồn: PNT

 

Với dự mưu tính trước, tháng 01 năm 1988, CHND Trung Hoa đã huy động một lực lượng hải quân gồm nhiều tàu khu trục và tàu tên lửa xuất phát từ Hải Nam tiến xuống phía Nam, trong đó có 4 chiếc đến khu vực phía Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa, khiêu khích và cản trở hoạt động các tàu vận tải của Việt Nam trong khu vực biển gần bãi đá Chữ Thập và bãi đá Châu Viên. Lực lượng hải chiến này đặt dưới sự chỉ huy của một Bộ Tư lệnh đặc biệt được thành lập để tổ chức triển khai chiến dịch đánh chiếm một phần quần đảo Trường Sa, bắt đầu từ ngày 14 tháng 3 năm 1988, nấp dưới luận điệu quen thuộc “phản công để tự vệ”.

Trung Quốc đã sử dụng một liên đội tàu chiến gồm 6 chiếc, trong đó có 3 chiếc tàu hộ vệ số 502, 509, 531 trang bị tên lửa và pháo 100mm. Trong khi lực lượng hải quân VN hoàn toàn bị động trong sự ngỡ ngàng trước sự phản bội của đồng chí anh cả Trung quốc, tức khắc pháo hạm tối tân của Trung quốc đã bắn chìm 3 tàu vận tải (không có trang bị vũ khí) của Việt Nam đang làm nhiệm vụ tiếp tế cho các bãi đá Len Đao, Cô Lin, Gạc Ma thuộc cụm đảo Sinh Tồn đang do Việt Nam quản lý.

Tính đến ngày 6 tháng 4 năm 1988, Trung Quốc đã cưỡng chiếm đá Chữ Thập, đá Châu Viên, đá Ga Ven, đá Tư Nghĩa, đá Gạc Ma, đá Su Bi. Việt Nam chỉ giữ được đá Cô Lin và Len Đao với sự hy sinh của 64 chiến sĩ Hải quân.

Theo trang Tin Biển Đông.

Quần đảo Trường Sa
(Nhấn vào hình để mở lớn)

Điểm tin thời sự năm 1012: 12 |11 | 10 | 9 | 8 | 7 | 6 | 5 | 4 | 3 | 2 | 1

/

VIỆT NAM
TRONG
DÒNG
THỜI
SỰ

TIN THỜI SỰ VỚI :

 BBC | RFA | VOA | RFI

 

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.