.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Em không phải là tạo sinh, mà chỉ là biểu hiện (Nhất Hạnh)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 

  Văn Minh - Văn Hóa - Sử | Trang 1


PSN - 17.12.2011 | Trịnh Thanh Thủy: Chốn ấy có nụ cười Mỗi khi nghĩ tới, nhắc đến, ghé thăm chốn ấy, lòng tôi lại ấm lên, nhẹ nhàng và thanh thản hơn. Nghĩ tới, làm tôi thấy trước mặt mình hiển hiện lần lượt những nụ cười an nhiên nở trong giờ sinh hoạt, trong giờ hát ca, giờ thiền hành. Nhắc đến, tôi nghe gió núi lướt nhẹ qua vầng trán, mây trắng giăng giăng trên đầu và mùi sage dại thơm phảng phất lan vào không gian những bụi dứa gai nơi chân núi...

 



PSN - 11.12.2011 | Trịnh Thanh Thủy: Bảo tồn nghệ thuật cổ ca Hát Bội phải là một quyết tâm Nhắc đến Hát Bội, Hát Bộ hay Hát tuồng, trong ký ức thời thơ ấu của tôi còn ghi lại, mỗi lần theo cha mẹ đi coi hát là mỗi lần sợ hãi, kinh hoàng. Tiếng chiêng trống, những bộ mặt dữ tợn đen xì, đỏ gay của mấy ông tướng cùng cờ quạt phất phới gắn đầy người, làm con bé nhát gan như tôi vừa thấy là khóc thét lên. Lớn lên chút, Hát Bội chỉ còn là hình ảnh những bộ trang phục sặc sỡ treo tòn teng gần cửa sổ căn gác ngôi đình đối diện rạp hát Văn Cầm, gần nhà tôi. Thời tiểu học, ngày hai buổi đi về trường Võ Tánh trên đường Võ Duy Nguy, tôi hay đi ngang qua ngôi đình có gánh Hát Bội thường xuyên diễn ở đấy. Tôi thường say mê nhìn lên khung cửa đó, nơi có các đào kép hát ngồi trang điểm hay vẽ mặt cho nhau...

 


 

PSN - 9.10.2011 | Đoàn Hưng: Tu viện Lộc Uyển, hiện đại hóa mái chùa Việt ở Mỹ ...Rời bỏ quê hương sang đến Mỹ, người Việt cũng tìm cách đem theo mái chùa như một gia sản tinh thần. Vì vậy mà ở khu Quận Cam, hàng chục ngôi chùa đã được xây dựng lên, đáp ứng nhu cầu tôn giáo của người Việt lưu vong thế hệ thứ nhất, thứ hai. Vấn đề đặt ra là trong tương lai, liệu thế hệ con em chúng ta - sinh ra và lớn lên ở Mỹ - có còn đến chùa nữa hay không? Theo tinh thần khế cơ khế lý của nhà Phật, ngôi chùa Việt Nam ở Mỹ sẽ thay đổi như thế nào để vẫn là nơi trở về tâm linh của thế hệ trẻ? Chúng ta hãy cùng ghé thăm Tu Viện Lộc Uyển để suy nghĩ thêm về lời giải đáp cho câu hỏi này...

 


 

RFI: Nhiều công trình nghiên cứu về Việt Nam tại Hội thảo Di sản văn hóa Đông Nam Á Hội thảo khoa học « Di sản văn hóa, nghệ thuật Đông Nam Á trong mối quan hệ với châu Âu và Ba Lan » đang diễn ra tại thành phố Krakow, Ba Lan từ 29/9 đến 2/10...

 


 

PSN - 30.9.2011 | Trần Đan Hà: Thảo luận với ông Vũ Quốc Thúc về bài viết có tựa đề: “Gió đưa cành trúc la đà Mở đầu ông Thúc viết: Mới đây tôi được đọc trên mạng lưới Internet một bài phiếm luận lý thú về hai câu thơ, thời tiền đô hộ Pháp. Đó là hai câu lục bát: Gió đưa cành trúc la đà, / Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương... Ngay từ hồi còn học ở Trường Thành Chung Nam Định (1934 - 1937), tôi đã được đọc hai câu thơ này, nhưng không phải là tiếng chuông Thiên Mụ mà là tiếng chuông Trấn Vũ... Nhận xét của ông Thúc rất đúng, nhưng chỉ đúng với thực tế nguyên thủy của câu thơ, chứ chưa đúng với lịch sử tuần tự tạo thành giai thoại thơ nầy...

 



PSN - 12.9.2011 | Vũ Quốc Thúc: Gió đưa cành trúc la đà

Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương,

Mịt mù bãi cát màn sương,

Nhịp chày Yên Thái, bóng gương Tây Hồ...

 



PSN - 3.9.2011 | Đặng Công Hanh: Con đường trở về Trong suy nghĩ thông thường của nhân gian, đạo Phật đồng nghĩa với từ bi, một đức hạnh tuyệt đỉnh được mọi người tôn sùng. Đạo đức của Phật là đạo đức của con người, đạo đức của hành vi, đạo đức của nhân quả. Nghiệp, tội phước, kiếp này, kiếp trước, kiếp sau đã thẩm thấu vào phong dao tục ngữ như nước thấm vào lòng đất nuôi dưỡng muôn loài. Trong đôi mắt nhân gian: tu là đạo đức, tu là giới; hễ có giới là có sự kính trọng thuận thành...

 



PSN - 19.9.2011 | Nguyễn Thế Đăng: Kho tàng lòng tốt Nếu có một cái gì mà khi gặp bất cứ người nào, dù nam hay nữ, già hay trẻ, chúng ta có thể “rút từ trong túi ra” trao tặng ngay cho người ấy, thì cái đó chính là lòng tốt. Chưa chắc chúng ta có thể trao cho trọn vẹn bằng ngôn ngữ, vì đôi khi không rành tiếng của người đó; chưa chắc có thể trao cho tri thức, vì cần có trình độ tương đương giữa hai người; cũng chưa chắc chúng ta có thể trao cho tiền bạc, giúp đỡ cơ hội, vì lỡ người đó giàu có và thế lực hơn thì sao? Những sự trao cho đều đòi hỏi điều kiện, chỉ có lòng tốt là không cần điều kiện. Và cái gì không cần điều kiện, cái đó được gọi là tự do...
 



PSN - 23.4.2011 | Nguyễn Tài Ngọc: Mất gốc? Tháng 4 năm nay kỷ niệm đúng 36 năm ngày tôi rời SàiGòn. Ngày 29-4-1975 gia đình tôi bứng gốc, bứng rễ bỏ hết tất cả để thoát khỏi Việt Nam trong sự hãi hùng. Khủng hoảng lo sợ đến nỗi nếu cái toilette không có ốc vặn chặt xuống đất thì chắc nó cũng đứng dậy chạy theo. Giây phút đặt chân lên chiến hạm của Đệ Thất Hạm Đội Mỹ, tôi vui mừng đã đến một bến bờ tự do mới, không quan tâm đến gốc rễ của tôi nữa...

 



PSN - 16.4.2011 | Trần Kiêm Đoàn: Sóng lành mùa Phật đản Mấy tháng trước ngày cơn đại sóng thần – grand tsunami – vỡ trào quét vào vùng biển Ấn Độ vào năm 2004, tàn phá vùng duyên hải của 12 nước ven biển và giết hại 230 nghìn mạng sống, người ta chú ý đến hiện tượng thiên di của các loài động vật. Những đàn kiến cỏ thầm lặng dắt díu nhau lên núi cao. Những loài dế đất, bọ cát tản mạn về đâu mà càng đêm càng vắng tiếng... Những loài vật càng nhẹ, ăn ít, không tham tàn với đồng loại càng vắng bóng nhiều hơn trong những ngày gần kề cơn đại họa...

 



PSN - 12.4.2011 | Lý-Trần Anh Thư: Lễ giỗ Tổ Hùng Vương ...Anh ơi, thế sự nhiễu nhương của đất nước chúng ta trong thế kỷ vừa qua do cảnh nồi da xáo thịt đã làm lòng người rã rời, con cái không những hư đốn với tổ tiên, lại còn chia rẽ đánh phá nhau thay vì thương yêu nhau như cha ông đã dạy. Em thấy có nhu cầu để kể cho anh ý nghĩa câu chuyện để lại từ thời Hùng Vương và về đứa con ngỗ nghịch đó. Hôm tết em đã kể chuyện bánh Dày bánh Chưng, hôm nay thiếp kể chàng nghe chuyện Dưa Hấu, hay chuyện An Tiêm (1). Chàng kiên nhẫn lắng nghe nha...

 


 

Phạm Công Thiện ‘Ðã đi mất hẳn đi rồi’

Phạm Công Thiện (sinh 1 tháng 6, 1941) là một nhà thơ, nhà văn, triết gia, dịch giả, giáo sư và cư sĩ Phật Giáo người Việt Nam với pháp danh Nguyên Tánh. Tuy nhận mình là nhà thơ và phủ nhận nghề triết gia, ông vẫn được coi là một triết gia thần đồng, một hiện tượng dị thường của Sài Gòn thập niên 60 và của Việt Nam với những tư tưởng ít người hiểu và được bộc phát từ hồi còn rất trẻ...

 


PSN - 5.2.2011 | Lê Nguyên: Ngày xuân trảy hội là một trong những truyền thống đẹp của người Việt Nam có tự ngàn xưa. Chạy dài suốt 3260 km từ Bắc chí Nam địa phương nào, làng xã nào cũng có lễ hội ngày xuân. Mỗi nơi một vẻ, đâu đâu cũng tươi vui, thi vị và rất mực thanh tao. Trong đó nổi trội nhất là lễ hội có tính tâm linh ở các đình, chùa, miếu, hay đền thờ các vị tiên hiền, anh hùng dân tộc... Chẳng những ở trong nước, mà bất cứ nơi nào trên thế giới có người Việt sinh sống là ở đó có lễ hội vui xuân. Nhất là sau cuộc di cư vĩ đại từ biến cố tháng Tư năm 1975 thì những lễ hội ấy cũng đã theo chân người Việt cắm sâu vào vùng đất mới...


PSN - 1.2.2011 | Tâm Nguyệt Oanh: Bói Kiều ở Bát Nhã Thế là Tết Tân Mão đang chầm chậm đến. Xuân năm nay tiết trời Sài gòn đổi khác rõ rệt: Trời không nóng, dường như có chút gió heo may mới lạ. Thời khắc chuyển giao sắp đến khiến lòng người không khỏi bồi hồi xao xuyến nghĩ về quá khứ và nghĩ đến tương lai. Bỗng chợt nhớ đến thú “ Bói Kiều ngày Xuân” ở tu viện Bát Nhã...



Quẳng gánh lo đi & vui sống

Mùa xuân năm 1871, một thành niên may mắn đọc được một câu văn ảnh hưởng sâu xa tới tương lai của chàng. Hồi ấy còn là sinh viên y khoa ở trường Montreal, chàng lo đủ thứ: lo thi ra cho đậu, đậu rồi sẽ làm gì, làm ở đâu, sao cho có đủ thân chủ, kiếm cho đủ ăn?

Nhờ câu văn đọc được trong sách của Thomas Carlyle mà chàng trở nên một y sĩ có danh nhất thời đó. Chính chàng đã tổ chức trường y khoa John Hoplins hiện nổi tiếng khắp hoàn cầu, rồi làm khoa trưởng ban y khoa tại Đại học Oxford, một danh dự cao nhất trong y giới Anh. Về sau chàng lại được Anh hoàng phong tước và khi mất người ta viết hai cuốn sách dày 1.466 trang để kể lại thuở sinh bình.

Tên chàng là William Osler. Còn câu văn mà chàng đọc được mùa xuân năm 1871, câu văn đã giúp chàng quẳng được gánh lo trong đời chàng là: "Những công việc ở ngày trước mặt ta phải coi là quan trọng nhất, và đừng bận tâm tới những công việc còn mờ mờ từ xa"...
 



PSN - 11.1.2011 | Trần Kiêm Đoàn: Bến tầm xuân Xuân sanh, Hạ chín, Thu héo, Đông tàn. Nếp nghĩ xuôi dòng đang đi theo một con đường mòn miên viễn như thế. Bỗng có một vị sơn tăng – như thiền sư Mãn Giác (1090) chẳng hạn – huơ tay, mỉm cười, tầm nhìn hướng ra ngõ vắng đầy sương, ánh mắt bắt gặp một cành mai hôm trước và kêu lên hồn nhiên:

“Đình tiền tạc dạ nhất chi mai!”

Đừng tưởng Xuân tàn hoa rụng hết,

Hôm qua sân trước, một cành mai.


PSN - 8.1.2011 | Nguyễn Tường Thiết: Hai vẻ đẹp của Nhất Linh Tháng 10 năm 2010 vừa qua một họa phẩm hiếm quí của Nhất Linh đã được bán đấu giá tại Hồng Kông. Sotheby’s nhà bán đấu giá nghệ phẩm danh tiếng cho biết lần đầu tiên một bức họa của Nguyễn Tường Tam được bầy bán trên thị trường thế giới. Bức họa mang tên Cảnh Phố Chợ Đông Dương (Scène de Marché de rue Indochinois) vẽ trên vải lụa, khổ 20×36 IN, thực hiện trong khoảng năm 1926-1929, do một tư nhân bên Pháp đặt bán với giá khởi đầu 25,000-32,200 Mỹ kim...


PSN - 31.12.2010: Sự tích cây nêu ngày tết Ngày ấy, không biết từ bao giờ và cũng không biết bằng cách gì, Quỷ chiếm đoạt tất cả đất nước. Người chỉ ăn nhờ ở đậu và làm rẽ ruộng đất của Quỷ. Quỷ đối với người ngày càng quá tay. Chúng dần tăng số phải nộp lên gấp đôi và mỗi năm mỗi nhích lên một ít. Cuối cùng chúng bắt Người phải nộp theo một thể lệ đặc biệt do chúng nghĩ ra là "ăn ngọn cho gốc"...


PSN - 27.11.2010 | MT: Bữa cơm của Khổng Tử Nghe Nhan Hồi nói xong. Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Chao ôi! Suýt tí nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ! Muốn hiểu biết tường tận một vấn đề gì, cần phải là người trong cuộc. 
 


PSN - 22.11.2010 | Hoài Việt: Đâu là sự thật? Người Tây phương thường nói: Sự thật thoát ra từ miệng trẻ. (La vérité sort de la bouche des enfants). Người Việt chúng ta cũng có cùng một ý tưởng nhưng diễn tả dưới một dạng khác: Đi xa hỏi già, về nhà hỏi trẻ. Điều này chưa hẳn đã hoàn toàn đúng. Chàng Trương đã có suy nghĩ như thế nên mới tin lời trẻ khi nghe nó nói: Tối bố con mới về. Lửa ghen đã đốt cháy tim gan chàng trai này nên đã có thái độ khiếm nhã, khinh khi, coi thường phẩm hạnh của Thiếu phụ Nam Xương khiến nàng quá phẫn uất phải trầm mình xuống sông tự vẫn để gột rửa nỗi oan, tạo nên cảnh: Làn nước chi cho lụy đến nàng!...
 


PSN - 26.7.2010 | Phạm Minh Công: Bâng khuâng khẩu hiệu “phát huy đậm đà bản sắc dân tộc” ...Trên các phương tiện thông tin báo chí, tôi thường thấy tám chữ vàng: “phát huy đậm đà bản sắc dân tộc”. Mới nghe chủ đề này, tôi vui, vì cụm từ cũng có ý nghĩa lắm! Nhưng tôi thấy cần nên thêm hai chữ Khôi Phục hoặc Khắc Phục, trước chữ Phát Huy. Vì trước khi phát huy, mình cần khôi phục, vì bản sắc dân tộc rất đẹp, nhưng dường như bị lãng quên, lâu ngày thành mất. Nhưng ai làm cho mất? Tôi nghĩ thế này:...
 


  • Cao Huy Thuần:  Thiền đời Trần-Thiền Việt Nam Phật giáo Việt Nam ở đời Trần là một hiện tượng kỳ lạ, độc đáo: không ở đâu khác, một ông vua vừa là tướng cầm quân, vừa là thiền tổ. Nơi ông vua ấy, kết tinh một tư tưởng, vừa là cơ sở lý thuyết, vừa là nền tảng giáo dục, lại vừa là thực tiễn hành động. Đó là một đạo Phật đặc biệt Việt Nam.

  • GS Cao Huy Thuần: Ta mất đi nền văn hóa độc lập? "Phải có gì của riêng ta thì mới dung thông được với cái của người. Khi ta không biết ta là ai mà mở cửa đón nhận thì mất luôn cả mình. Điều đáng sợ nhất trong văn hóa VN là đánh mất bản sắc của mình, vậy nhưng, hình như ta còn chưa nhất trí được bản sắc của mình là gì nữa"


PSN - 23.5.2010 | Nhị Trường dịch: Món quà quý giá Tôi không thể nào quên được một ngày hè nắng nóng tháng 7 năm 1965, khi mẹ tôi đột ngột qua đời ở tuổi 36 vì một căn bệnh không rõ nguyên nhân. Cuối buổi chiều hôm đó, một cảnh sát viên đã đứng trước mặt cha tôi để xin cho bệnh viện được nhận van tim và giác mạc từ đôi mắt của mẹ tôi...


PSN - 17.5.2010 | sưu tầm: Thằng ăn cắp Người thương gia không còn lý lẽ gì để nói thêm bèn khoác hành lý lên vai, bất thần vất gói vải đựng nửa số vàng lên bàn rồi bỏ chạy. Ý định của ông ta là bắt buộc bác nông dân phải nhận sự đền ơn, nhưng bác vội nhặt gói vàng rồi đuổi theo, miệng hô hoán: - Bớ người ta, thằng ăn cắp! Bắt lấy thằng ăn cắp. Dân trong làng nghe tiếng hô hoán liền đuổi theo bắt được người thương gia dẫn trở lại trước mặt bác nông dân, hỏi: - Hắn đã ăn cắp vật gì của bác?...


PSN - 24.04.2010 | Chân Pháp Đăng: Món quà nào cho con (sách)


PSN - 31.7.2007 | Nhất Hạnh: Tình và Nghĩa Trong tiếng Việt có chữ Tình và chữ Nghĩa . Chữ Nghĩa rất là khó dịch ra tiếng Pháp, tiếng Anh. Chữ Tình mà viết ra chữ Hán thì có chữ tâm tức là trái tim phía bên trái. Bên phải có chữ thanh là màu xanh, trái tim màu xanh. Ban đầu thì màu xanh mà về sau nó có thể biến thành màu khác, nhưng làm sao đừng để nó thành màu đen...


PSN - 21.03.2010 | Thạch Lang: Dấu tích văn hóa Văn hóa Việt Nam là văn hóa gia đình. Nếp sống Việt Nam là nếp sống gia đình. Gia đình ở Việt Nam là một đại gia đình trong đó ta có ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, cậu mợ và các anh chị em… Ở đâu trong đại gia đình, ta cũng có người để thương yêu và được thương yêu. Mẹ đi vắng thì ta còn có bà, có cô hoặc có dì. Ba đi vắng thì ta còn có bác, có chú hoặc có cậu. Ta có nhiều anh chị em ruột thịt, chú bác, cậu mợ để chơi đùa, tâm sự và thương yêu...


PSN - 17.02.2010 | Phan Thanh Tâm: Tản mạn Phạm Quỳnh & Nam Phong Tạp Chí và Việt gian bị Cọng sản Việt Nam (CSVN) giết bằng cuốc xẻng; thây bị vùi dập dưới mương tại một nơi hẻo lánh bên bờ sông Bồ của miền Trung vào một đêm trăng lưỡi liềm đầu thu năm 1945, nhưng danh tiếng Phạm Quỳnh vẫn không hề tuyệt tích. Nam Phong Tạp Chí, một kho tàng văn học, nghệ thuật mà ông là linh hồn, đã vượt không gian thời gian, chiếm môt vị trí đáng kể trong văn học sử,...


PSN - 15.02.2010 | Nhất Hạnh: Thiền sư Thích Nhất Hạnh đề nghị chính quyền và toàn dân thực hiện 12 cách ăn mừng 1000 năm Thăng Long ...Trong giờ phút linh thiêng ấy, sau khi nhắc lại công đức dựng xây đất nước của các vua nhà Lý dưới sự tham mưu, cố vấn  các vị Thiền sư thời bấy giờ... Thiền sư Thích Nhất Hạnh, vị thầy tâm linh của Đạo tràng Mai Thôn đề nghị chính quyền và toàn dân nên thực hiện 12 cách ăn mừng một ngàn năm Thăng Long đúng theo tinh thần của Thiền sư Vạn Hạnh đã cố vấn cho vua Lý Thái Tổ cách nay đúng một ngàn năm. Đó là tinh thần vô trụ, vô úy và bất nhị nhưng được hiện đại hóa phù hợp với căn cơ và tín lý của ngày hôm nay...



PSN - 10.2.2010 | Lê Nguyên: Du xuân trên phố Ông Đồ ..."Hẹn nhau mùa hoa đào sang năm" tuy có hơi muộn, nhưng lời hẹn năm xưa đã được đáp ứng. Năm nay Ông Đồ Xưa đã sống lại với một hình hài rất mới vừa trẻ trung vừa sống động:

Xuân sang hoa đào nở
Ông đồ xưa sống dậy
Trong hình hài rất mới
Sống động hơn bao giờ.



PSN - 30.1.2010 | Nguyễn văn Nhớ: Đạo tình yêu qua Thuý Kiều & Kim Trọng Năm 1965, nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Thi hào Nguyễn Du (1765-1965). Ông đã được Hội Đồng Hoà Bình Thế giới vinh danh là một Danh nhân Văn hoá Thế giới. Truyện Kiều đã được dịch ra rất nhiều ngoại ngữ là tiếng Đức, Pháp, Thụy điển, Anh, Tiệp khắc, Ba lan, Trung quốc, và Nhật bản … Trong số đó có ba bản dịch sang Pháp và Anh văn đã được Cơ quan Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hiệp Quốc tài trợ xuất bản với tính cách là tác phẩm tiêu biểu của Việt Nam...


PSN - 1.1.2010 | CĐB: Đọc "Hiến chương Nhân ái1" nhớ bài thơ "Dặn dò" Bài thơ DẶN DÒ xuất hiện sáng rực như một vầng thái dương buổi bình minh trên biển. Là một khối không hận thù mọc lên từ biển hận thù… và là “Đóa bất diệt nở ngay giữa vườn hoa sinh diệt.” (…) Khi đọc Hiến Chương Nhân Ái, tôi thấy có sự đóng góp của các tác viên Phụng Sự Xã Hội, mà bây giờ là các anh chị Tiếp Hiện Việt Nam, đã có mặt ngay từ buổi đầu. Các anh chị đã đóng góp bằng xương bằng máu của mình. Máu của anh chị đã đổ xuống dòng sông tại Hiệp Hòa, Thủ Đức để luân chuyển thành mây, thành nước, thành sương, thành khói. Để tưới tẩm, để ôm ấp, để quấn quít quê hương làng mạc...


PSN - 29.11.2009 | Nguyễn Ước: Charter for Compassion - Hiến chương Nhân ái1 Hiến chương Nhân ái (Charter for Compassion) vừa được công bố trên khắp thế giới vào ngày 12.11.2009 vừa qua, nói về lối suy nghĩ nhân ái, và quan trọng hơn nữa, hành động đầy lòng từ bi. Tới nay, trong chưa đầy một tháng, nó đã nhận được sự tán trợ của khoảng 27 ngàn người trong đó có những khuôn mặt nổi bật như Ðức Ðạt lai Lạt ma, Tổng giám mục Desmond Tutu, Hoàng hậu Rania Al Abdullah xứ Jordan, học giả Hồi giáo Shaykh Abdullah Bin Bayyah, khôi nguyên giải Nobel Hoà bình Jody Williams, v.v...


PSN - 28.11.2009 | Vĩnh Hảo: Cảm ơn tất cả ...Nói đến việc cảm ơn của người Tây phương, không thể không nói đến Thanksgiving, Lễ Tạ Ơn, là một lễ lớn có nguồn gốc tôn giáo, nhưng nay đã trở thành ngày lễ phổ quát của dân gian, thế tục (secular holiday). Trong tôn giáo, người ta tạ ơn thượng đế mà họ tôn thờ. Trong dân gian ngày nay, việc cảm ơn trong Lễ Tạ Ơn được mở rộng đến với tất cả những đối tượng nào người ta mang ơn, do vậy, cảm ơn cha mẹ, thầy giáo, sếp (chủ), người làm, nhân viên bưu điện, người dọn rác, v.v...


PSN - 11.11.2009 | Nguyễn Minh Lạc: Việt Nam trong vai trò đóng góp cho nền đạo đức toàn cầu ...Là một người Việt Nam tôi rất hạnh phúc khi biết rằng đạo Bụt đã có mặt ở đất nước mình trên hai ngàn năm nay, một khoảng thời gian không phải là ít. Có những triều đại mà trong đó đạo Bụt đã đến với mọi tầng lớp của người dân, đặc biệt là các triều đại Lý - Trần, Phật giáo đã trở thành quốc giáo. Vì thế mà tôi biết rằng dân tộc Việt Nam đã có cơ hội để tiếp nhận và thực tập nền đạo đức của Phật giáo. Vùng đất Tây Phương không có may mắn như chúng ta (Đông Phương), đạo Bụt chỉ thực sự có mặt ở Tây Phương trong vòng hơn một trăm năm. Đặc biệt nó có cơ hội để phát triển và khởi sắc trong năm mươi năm trở lại đây...


PSN - 25.09.2009 | Nhất Chi Mai: Yêu thương và bạo động Đôi khi, chúng ta để nỗi sợ hãi cướp đi từng giây phút bình an, hạnh phúc trong hiện tại. Nguy hiểm hơn nỗi sợ hãi ấy lại khiến chúng ta hoang mang và có thể dẫn đến những hành vi bạo động. Chúng ta có quyền đặt ra mục tiêu, chúng ta có quyền sống với niềm tin, ước mơ và khát vọng nhưng nếu chúng ta không sống trọn vẹn với giây phút hiện tại tức là chúng ta đã đánh mất tương lai. Chiến tranh thế giới; khủng hoảng chính trị, kinh tế của một quốc gia, một tổ chức, một gia đình.... chẳng phải bắt nguồn từ sự bạo động, khủng hoảng, nỗi sợ hãi của từng cá nhân...


PSN - 17.09.2009 | Vũ Ngọc Tiến: Nỗi lòng trí thức mùa Vu lan Mở rộng biên độ chữ hiếu trong ngày Vu Lan hiếu với dân với nước và lòng biết ơn các anh hùng dân tộc đã có công dựng nước, giữ nước, mở cõi vào Nam để nước Việt ta có biển rộng, sông dài, đường biên trên đất liền hay trên biển điệp trùng, phong phú như hôm nay… Và vì thế, những tiếng nói cất lên từ con tim, khối óc người trí thức về chủ quyền Việt Nam trên biển Đông hay sự quan ngại về thất thoát tài nguyên, suy giảm môi trường, ảnh hưởng an ninh quốc phòng ở Tây Nguyên, trong Dự án Bauxit chính là cách báo hiếu thiết thực với tổ tiên nòi giống Lạc Việt...


PSN - 13.09.2009 | Ngô Nhân Dụng: Ðiều kiện tạo tín nghĩa ...Một xã hội sống trong Tín Nghĩa thì chắc chắn phải coi chuyện tham nhũng là chuyện bất thường. Những người hối lộ và ăn hối lộ đều “xé bản hợp đồng” mà mọi người đã thỏa thuận ngầm với nhau. Cũng giống như nếu có người lái xe ra đường mà bất chấp luật lệ. Nếu nhiều người cứ ngang nhiên lái như thế mãi thì coi như cả thành phố hay cả nước không có luật lái xe. Bản hợp đồng bị xé, mạnh ai nấy sống. Nạn tham nhũng là thứ làm tiêu hao đạo lý của một xã hội rất tai hại, chưa kể những thiệt hại vì kinh tế không tiến được đúng mức. Vì khi bản hợp đồng đạo lý của xã hội bị xé rồi, rất khó tái lập. Phá nó rất dễ, xây dựng thì rất khó...


PSN - 9.09.2009 | Phật tử Tâm Bao Dung Nguyễn Tiến Lĩnh: Một ngàn năm Thăng Long:
Một nền đạo đức toàn cầu
Sa Môn Thích Gia Điền trong một bài viết trên Phù Sa cách đây mười hôm có nói tới Hội Nghị Thượng Đỉnh Phật Giáo lần thứ sáu tổ chức ở Việt Nam và đề nghị Hội Nghị này được tổ chức ở Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia ở Mỹ Đình - Hà Nội, thay vì được tổ chức ở núi Yên Tử hay ở chùa Bái Đính. Tôi rất tâm đắc với ý kiến đó.  Tôi đề nghị trong Hội Nghị này, ban tổ chức đưa văn bản Năm Giới Tân Tu của Phật Giáo Việt Nam làm văn kiện chính thức mà Phật Giáo đề nghị cho một nền đạo đức toàn cầu...


PSN - 2.09.2009 | Thích Linh Mã: Một ngàn năm Thăng Long:
Chiêm nghiệm về hướng đi tâm linh của dân tộc
... Mừng một ngàn năm Thăng Long, ta không thể không tưởng niệm tới Thiền sư Vạn Hạnh. Tại sao ta không nghĩ tới việc xây dựng một Trường Đại Học tại thủ đô Hà Nội lấy tên Vạn Hạnh? Các phân khoa của trường Đại Học này sẽ nghiên cứu, giảng dạy và áp dụng mọi khoa học trên tinh thần phá chấp, cởi mở, vô úy và bất nhị của Thiền sư Vạn Hạnh. Thế giới đang đi về hướng toàn cầu hóa, ai trong chúng ta cũng đang mơ ước có một nền đạo đức tâm linh toàn cầu...


PSN - 30.07.2009 | Chánh Minh: Ôn cố tri tân: Nhà Lý dựng nước và giữ nước như thế nào? Sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, nhà Lý cầm vận mệnh dân tộc Việt Nam trong 216 năm,  đã mở mang bờ cõi, đặt nền tản cho chính thể quân chủ vững chắc. Nhà Lý đã biết tổ chức kinh tế, chính trị, và xã hội đúng lề lối, nguyên tắc nên đã đưa dân tộc chúng ta mỗi ngày đi một xa trên con đường tiến hóa. Do đó ôn lại những việc xưa mà tổ tiên ông cha chúng ta đã dựng nước và giữ nước như thế nào..


PSN - 30.08.2009 | Sa Môn Thích Gia Điền: Một ngàn năm Thăng Long:
Nghĩ về Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo 2010 Niềm tự hào của Phật Giáo Việt Nam không phải là những cơ sở lớn lao, cũng không phải những triết thuyết Phật Giáo đồ sộ. Niềm tự hào của Phật Giáo Việt Nam là một nền Phật Giáo nhập thế (Engaged Buddhism), một nền Phật Giáo được ứng dụng trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật và xã hội, bắt đầu ngay từ thời đại Lý Trần. Ai cũng biết rằng tư trào Đạo Phật Nhập Thế (Socially Engaged Buddhism) xuất phát từ Việt Nam, và tư trào ấy đang lan mạnh trên thế giới,...


PSN - 30.08.2009 | Tâm Diệu Thục: Mẹ sẽ đưa con về
Mẹ sẽ đưa con về thăm Hà Nội
một sớm thanh bình
cờ tung bay phấp phới
không phải cờ Quốc Gia
cũng không cờ của Đảng
Mà đựơc dệt bằng máu và nước mắt của Mẹ Việt Nam


PSN - 26.08.2009 | Mai Gia Hương: Một ngàn năm Thăng Long, tìm về nương tựa ...Các vua Lý dựng nước và giữ nước trên tinh thần tự lực tự cường của đạo Thiền, mà đại diện là thiền sư Vạn Hạnh với sự thực hành triết thuyết vô trụ (không nương tựa). Sách Thiền Uyển Tập Anh ghi chép rằng trước lúc qua đời, thiền sư Vạn Hạnh đã đưa mắt nhìn học chúng trong chùa và nói “Các vị nên nương tựa vào đâu? Các vị nương tựa vào cái gì? Tôi thì không nương vào những cái không thể nương tựa được, và cũng không nương tựa vào những cái có thể nương tựa được.” Có nghĩa là mình chỉ có thể nương tựa vào khả năng của chính bản thân mình. Đó là tinh thần ưng vô sở trú...

 Xem tiếp: 1

VĂN MINH - VĂN HÓA

MỘT NGÀN NĂM THĂNG LONG

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.