.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Em không phải là tạo sinh, mà chỉ là biểu hiện (Nhất Hạnh)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

Văn minh & Văn hóa  

Một ngàn năm Thăng Long


Tìm về nương tựa

Cổ Pháp là tên một làng quê tỉnh Bắc Ninh nơi sinh trưởng thiền sư Vạn Hạnh. Ngày xưa khi dân làng đào đất để xây móng cho một ngôi chùa thì phát hiện được những chiếc chuông và khánh cũ trong lòng đất, cả thảy mười cái. Dân làng đem những chuông khánh còn vướng nhiều bụi đất này xuống sông rửa trôi đi những bụi đất ấy tức thì những pháp khí này trở nên sáng chói, và đem về thờ phụng trong ngôi chùa mới. Vì vậy cho nên mới đặt lại tên làng là “Cổ Pháp”. Trong chữ Cổ () có hai chữ: thập () và khẩu () có nghĩa là mười cái. Trong chữ Pháp () thì có chữ thủy (), chữ thổ () và chữ khứ () có nghĩa là đất theo nước trôi đi. Những chi tiết này được ghi lại trong sách Thiền Uyển Tập Anh Ngữ Lục biên tập vào cuối đời Trần.

Lý Thái Tổ, vị vua đầu của triều đại nhà Lý, hồi còn bé thơ đã được thiền sư Vạn Hạnh nuôi trong chùa Lục Tổ và đã được thiền sư un đúc rèn luyện. Tên cậu học trò này là Lý Công Uẩn. Lớn lên, thành tài, Lý Công Uẩn được tiến cử vào triều vua Lê  và làm đến chức điện tiền chỉ huy sứ và cuối cùng được suy tôn lên ngôi hoàng đế.

Thiền sư Vạn Hạnh đã tiếp tục cố vấn đạo hạnh và tâm linh cho vua Lý Thái Tổ và giúp triều đình thiết kế kinh đô Thăng Long, đem lại ổn định chính trị, quân sự và xã hội cho đất nước.

Các vua Lý dựng nước và giữ nước trên tinh thần tự lực tự cường của đạo Thiền, mà đại diện là thiền sư Vạn Hạnh với sự thực hành triết thuyết vô trụ (không nương tựa). Sách Thiền Uyển Tập Anh ghi chép rằng trước lúc qua đời, thiền sư Vạn Hạnh đã đưa mắt nhìn học chúng trong chùa và nói “Các vị nên nương tựa vào đâu? Các vị nương tựa vào cái gì? Tôi thì không nương vào những cái không thể nương tựa được, và cũng không nương tựa vào những cái có thể nương tựa được.” Có nghĩa là mình chỉ có thể nương tựa vào khả năng của chính bản thân mình. Đó là tinh thần ưng vô sở trú.

Bây giờ đất nước chuẩn bị ăn mừng Một ngàn năm Thăng Long, ta hãy đặt câu hỏi: Ta đang tìm cách nương tựa vào ai, vào khối nào? Trung Quốc hay Âu Mỹ? Cộng tác không có nghĩa là nương tựa. Nương tựa thì thế nào cũng bị lệ thuộc. Ta có đang thừa kế được tinh thần tự lập tự cường của các vua đời Lý hay không? Niềm tin của ta nơi chủ thuyết mới đã không còn, ta có cần trở về để khôi phục niềm tin của ta trên chính truyền thống tâm linh của cha ông, của đất nước được không? Và Thiền sư Vạn Hạnh bây giờ đang ở đâu? Người có đang có mặt ở thành Thăng Long bây giờ hay không?
 

Mai Gia Hương
 

NGÀN NĂM THĂNG LONG

Đất nước đang chuẩn bị lễ mừng Một ngàn năm Thăng Long với nhiều hình tượng gợi lại truyền thống và chứng tích cũ của tổ tiên, lưu dấu một thời đại hoàng kim rất đáng tự hào của dân tộc. Nhưng chẳng lẽ chỉ có hình thức thôi sao, trong khi nội dung về tư tưởng dựng nước, giữ nước rất quan trọng trong thời đại Thăng Long ấy lại không nghe nhắc tới. Nhất là trong cảnh mất niềm tin nơi chủ thuyết mới du nhập từ Tây phương như hiện thời. Mà đất nước thì không thể một ngày không có niềm tin. Không lúc nào hơn bây giờ, đất nước cần phải trở về khôi phục lại truyền thống tâm linh đẹp, lành, và mạnh của thời đại Thăng Long của các vua Lý, của thiền sư Vạn Hạnh. Phù Sa rất hân hạnh đón nhận nơi đây những tư tưởng, những sáng kiến của các bậc nhân sĩ, trí thức... nhằm khôi phục lại nội dung tư tưởng Thăng Long của ngàn năm trước để đưa đất nước tiến lên, và thoát khỏi ảnh hưởng cường quyền ngoại nhập. (Bài vở xin gửi về địa chỉ: phusaonline@gmail.com với tiêu đề là: Một Ngàn Năm Thăng Long).

Trân trọng kính mời,
BBT Phù Sa.

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.