.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Em không phải là tạo sinh, mà chỉ là biểu hiện (Nhất Hạnh)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

Văn minh & Văn hóa  

Một ngàn năm Thăng Long

Nghĩ về Hội nghị
Thượng đỉnh Phật giáo 2010

Hội Nghị Thượng Đỉnh Phật Giáo (Buddhist Summit Conference) lần thứ 6 năm 2010 sẽ được tổ chức tại Việt Nam, hoặc ở núi Yên Tử hoặc ở Bái Đính. Nghe nói Nhật Bản sẽ tài trợ phần lớn cho Hội Nghị này. Đây cũng là một cơ hội để dân tộc ta lễ mừng Một Ngàn Năm Thăng Long. Chùa Một Cột (Diên Hựu Tự) ở kinh đô Thăng Long được dựng lên năm 1010. Tại sao ta không tổ chức Hội Nghị Thượng Đỉnh Phật Giáo 2010 ngay tại kinh đô Thăng Long? Sử dụng Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia Mỹ Đình, mà lại tổ chức ở Yên Tử hoặc Bái Đính? Chùa Bái Đính đồ sộ thật đấy, nhưng so với các ngôi Phạm Vũ ở Trung Quốc và Nhật Bản, nó không thể là một niềm tự hào của Phật Giáo và dân tộc Việt Nam.

Niềm tự hào của Phật Giáo Việt Nam không phải là những cơ sở lớn lao, cũng không phải những triết thuyết Phật Giáo đồ sộ. Niềm tự hào của Phật Giáo Việt Nam là một nền Phật Giáo nhập thế (Engaged Buddhism), một nền Phật Giáo được ứng dụng trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật và xã hội, bắt đầu ngay từ thời đại Lý Trần. Ai cũng biết rằng tư trào Đạo Phật Nhập Thế (Socially Engaged Buddhism) xuất phát từ Việt Nam, và tư trào ấy đang lan mạnh trên thế giới, đi vào các lĩnh vực khoa học, tâm lý học, y học, xã hội học, v.v… Tại sao ta không lấy Đạo Phật Nhập Thế làm chủ đề cho Hội Nghị Thượng Đỉnh Phật Giáo 2010 tại Việt Nam và giúp khôi phục lại niềm tin của quốc dân nơi truyền thống tâm linh của cha ông chúng ta, một truyền thống hào hùng đã giúp được cha ông ta trong các thời đại Lý Trần xây dựng một xã hội hòa bình và vững chãi kéo dài trên ba trăm năm?

Đạo Phật như một nếp sống tâm linh hiện giờ đang được các nước Tây Phương hâm mộ và chú tâm học hỏi. Trung Quốc rất muốn đóng vai trò lãnh đạo Phật Giáo Thế Giới bằng cách thiết lập Truyền Thống Diễn Đàn Phật Giáo Thế Giới (World Buddhist Forum) mỗi hai năm một lần. Nhật Bản cũng muốn lãnh đạo Phật Giáo Thế Giới với truyền thống Hội Nghị Thượng Đỉnh Phật Giáo (Buddhist Summit Conference) và đã xây dựng Vương Đường tại Nhật Bản như một tòa thánh Vatican của Phật Giáo tại Nhật Bản. Việt Nam có gì để đóng góp cho tương lai Phật Giáo Thế Giới? Câu trả lời duy nhất: Một nền Phật Giáo Nhập Thế. Một nền Phật Học Ứng Dụng vào các lĩnh vực sinh hoạt của một thế giới đang đi về hướng Toàn Cầu Hóa. Tiến trình này đang được diễn ra trên thế giới. Tổ chức Network of Engaged Buddhism (xuất phát từ Thái Lan), tổ chức Buddhist Peace Fellowship (xuất phát từ Hoa Kỳ), tổ chức Communities of Mindful Living (xuất phát từ Làng Mai Pháp Quốc), và nhiều tổ chức khác nữa có mầu sắc dấn thân khác của Đạo Phật đang là chứng tích của phong trào ấy.

Hội Nghị Phật Giáo Thượng Đỉnh có dám thỉnh đức Đạt Lại Lạt Ma về tham dự? Dưới áp lực của Trung Quốc, Việt Nam có can đảm mời đức Phật Sống Tây Tạng lưu vong về chứng minh cho Hội Nghị không? Còn thiền sư Thích Nhất Hạnh nữa? Nếu Hội Nghị Thượng Đỉnh Phật Giáo Việt Nam mà không có mặt của thiền sư Nhất Hạnh và của hệ thống Communities of Mindful Living gồm có trên một ngàn đoàn thể Tăng thân trên năm mươi quốc gia về tham dự thì đó có phải là một Hội Nghị Thượng Đỉnh Phật Giáo thực sự hay không? Đó là chưa nói đến việc thiền sư Nhất Hạnh có chấp nhận về tham dự Hội Nghị hay không nếu có sự thỉnh cầu? Việt Nam đã đối xử tệ bạc như thế nào đối với 400 tu sinh tại Tu Viện Bát Nhã mà Thiền Sư đã góp công xây dựng trong những chuyến về trước. Có thể là Thiền Sư sẽ từ khước không về. Nhân Hội Nghị Thượng Đỉnh Phật Giáo 2010, chúng ta hãy bình tâm quán chiếu và suy xét.

 

Sa Môn Thích Gia Điền
 

NGÀN NĂM THĂNG LONG

Đất nước đang chuẩn bị lễ mừng Một ngàn năm Thăng Long với nhiều hình tượng gợi lại truyền thống và chứng tích cũ của tổ tiên, lưu dấu một thời đại hoàng kim rất đáng tự hào của dân tộc. Nhưng chẳng lẽ chỉ có hình thức thôi sao, trong khi nội dung về tư tưởng dựng nước, giữ nước rất quan trọng trong thời đại Thăng Long ấy lại không nghe nhắc tới. Nhất là trong cảnh mất niềm tin nơi chủ thuyết mới du nhập từ Tây phương như hiện thời. Mà đất nước thì không thể một ngày không có niềm tin. Không lúc nào hơn bây giờ, đất nước cần phải trở về khôi phục lại truyền thống tâm linh đẹp, lành, và mạnh của thời đại Thăng Long của các vua Lý, của thiền sư Vạn Hạnh. Phù Sa rất hân hạnh đón nhận nơi đây những tư tưởng, những sáng kiến của các bậc nhân sĩ, trí thức... nhằm khôi phục lại nội dung tư tưởng Thăng Long của ngàn năm trước để đưa đất nước tiến lên, và thoát khỏi ảnh hưởng cường quyền ngoại nhập. (Bài vở xin gửi về địa chỉ: phusaonline@gmail.com với tiêu đề là: Một Ngàn Năm Thăng Long).

Trân trọng kính mời,
BBT Phù Sa.

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.