.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Em không phải là tạo sinh, mà chỉ là biểu hiện (Nhất Hạnh)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

n Học

Diễn Đàn

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

Giữ thân cho mẹ - Giữ nước cho cha

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 Văn minh & Văn hóa    

Hồn nước

  • PSN 29.6.2014 | Châu Sa

 

hon-nuocChúng tôi cảm thấy phấn khởi vô cung trước những khối óc và trái tim đầy nhiệt huyết của lớp tuổi trẻ trong môi trường kinh tế năng động hiện nay. Với bộ óc thông minh họ thành công dễ dàng về thương mại, tạo nên công ăn việc làm cho nhiều người. Nhưng khi có trái tim nhân ái, hướng thiện, họ còn có thể góp phần tích cực vào việc thay đổi xã hội Việt Nam. Đất nước chúng ta không phải chỉ cần tiến bộ, theo kịp đà phát triển vật chất của Âu Mỹ hay Nhật, Singapore, là thỏa mãn. Cơm gạo không làm nên con người có văn hóa. Xã hội chỉ được coi là văn minh khi mọi người chung sống với nhau một cách “có văn hóa”mà thôi. Câu chuyện về người Nhật sau này chúng tỏ như vậy:

 

Người Nhật cũng đi tìm hồn nước?
Nước Nhật sau Đại chiến thứ hai đã vươn mính lên thành quốc gia tiến bộ hàng đầu thế giới về kỹ nghệ. Nhưng gần đây, một nhân sĩ Nhật Bản, ông Mashahiko Fujiwara đã viết về vấn đề “Phẩm cách quốc gia”, để báo động, đánh thức dân Nhật đừng chạy theo văn minh Tây phương một cách mù quáng nữa – mà phải biết quay về với tâm linh, với các truyền thống văn hóa tốt đẹp của mình.

Năm ngoái, cuốn tiểu luận mang tựa đề Phẩm cách của quốc gia (Kokka no Kinkaku) của Mashahiko Fujiwara là sách bán chạy hàng thứ nhì ở nước Nhật (chỉ thua bản dịch cuốn truyện mới về Harry Potter). Bản dịch sang tiếng Anh có tên là The Dignity of a State. Trong vòng một năm, người Nhật mua 2 triệu cuôn sách này. Có thể nói tác giả đã “lên án”tình trạng dân Nhật chạy theo văn minh Tây phương, nhất là văn minh Mỹ, từ ngày bại trận (1945).

Mashahiko Fujiwara (Đằng Nguyên Chính Ngạn) kêu gọi người Nhật hãy trở lại với truyền thống để khỏi “mất linh hồn”, mà ông đã tìm thấy trong truyền thống luân lý của Võ sĩ đạo. Lập tưc, ông gây ra một cuộc tranh luận lơn, nhiều người ủng hộ, cùng nhiều người chống đối. Hiện tượng này cho thấy cả một dân tộc vẫn đang thao thức, băn khoăn trong việc tìm kiếm chính linh hồn tập thể của họ.

Mashahiko Fujiwara là một giáo sư toán học (chuyên nghiên cứu những phương trình do Diophantus, thế kỷ thứ ba đặt ra, là những hệ thống phương trình mà đáp số phải là số nguyên). Ông đã dạy ba năm ở Đại học Colorado, Mỹ và một năm ở Đại học Cambridge, nhưng nổi tiếng ở Nhật nhờ những tiểu luận bác các vấn đề văn hóa, giáo dục và xã hội.

Là một giáo sư toán, nhưng Mashahiko Fujiwara chống lại quan niệm sống dựa trên lý trí thuần túy của văn minh Tây phương, mà một hệ quả là tinh thần duy lợi. Ông cho là theo truyền thống của họ thì người Nhật Bản không sống như vậy. Họ sống bằng tình tự. Võ sĩ đạo là hệ thống đạo đức đề cao tinh thần vị nghĩa (trái với vị lợi), giúp đỡ những người yếu kém, đức thành tín, dũng cảm, tinh tấn, nhẫn nại, từ ái.v.v…, đã phát triển từ thế kỷ thứ XII ở Nhật Bản. Trong 260 năm thời đại Edo, nước Nhật hòa bình, các samurai không được trọng dụng nữa nhưng các quy tắc đạo lý của họ đã trở thành nền tảng luân lý của quốc gia. Minh Trị duy tân từ năm 1868 chấm dứt thời đại Edo nhưng cũng xóa bỏ luôn cả giai cấp võ sĩ, xóa bỏ một hệ thống xã hội vì quyết tâm Âu hóa. Theo Fujiwara, quyết định đó còn để lại một vết thương trong xã hội Nhật Bản, cho đến bây giớ.

Người Nhật hiện nay sống ra sao?
Trong một nửa thế kỷ qua, Fujiwara thấy đồng bào của ông chú trọng đến việc làm giàu nhiều quá, ảnh hưởng của kinh tế thị trường theo lối Mỹ. Họ cũng nhập cảng một hệ thống chính trị dân chủ, tự do theo lối Tây phương, mà ông cho là có nhiều khiếm khuyêt. Nước NHật đã thành công trong thị trường thế giới, dưới ảnh hưởng của văn hóa Mỹ họ đã bị ám ảnh về sự thịnh vượng vật chất. Nhưng cuộc suy thoái kinh tế từ đầu thập niên 1990 và cảnh trì trệ kéo dài hơn một thập kỷ đã khiến người Nhật cũng mất tự tin, mặc dù họ vẫn là cường quốc kinh tế thứ nhì trên thế giới. Đó là lúc họ đặt lại những câu hỏi căn bản là dân tộc này phải sống như thế nào mới đúng.

Tinh thần Võ sĩ đạo có trách nhiệm về chế độ quân phiệt, gây nên những cuộc xâm lăng cac nước Á Đông hay không? Theo Fujiwara, năm nay 62 tuổi, thì chế độ quân phiệt trong thập niên 1930 đã nẩy mầm chính vì giới lãnh đạo Nhật Bản bỏ mất tinh thần Võ sĩ đạo, vì người samurai có bổn phận giúp những người yếu thế (chúng ta có thể nhớ tới cuốn phim Bảy hiệp sĩ của Akira Kurozawa).

Ông nghĩ về cuộc Thế chiến thứ hai, “Chúng tôi đã trở thành những con người kiêu ngạo, muốn nước Nhật làm bá chủ Á châu. Chúng tôi đã đánh mất lương tri”. Ông thú nhận rằng nhiều hành động của quân Nhật tại Hàn Quốc và Trung Quốc làm cho nước Nhật bị nhục nhã vì không đúng tinh thần Võ sĩ đạo.

Fujiwara không chấp nhận hệ thống kinh tế thị trường cạnh tranh ráo riết, hoàn toàn chỉ nghĩ tới lợi, không có chỗ đứng cho những giá trị dựa trên tình cảm con người. Cạnh tranh tự do tuyệt đối tức là tôn trọng công bằng, lý luận thì như thế là đúng. Nhưng nó cũng có nghĩa là bất kể đến những kẻ yếu thế, đàn áp những người kém khả năng. Đúng luật pháp đấy, nhưng người có phẩm cách không làm như vậy.

Dân Nhật còn văn hóa Nhật hay chỉ còn cái vỏ?
Tại sao người Nhật phải nghĩ đến lợi nhiều như bây giờ?. Trong truyền thống, dân Nhật Bản cũng trọng nghĩa, khinh tài, coi thường tiền bạc, mà Fujiwara ví với thái độ của giới quý tộc Anh quốc (gentlemen), chứ không duy lợi như ngày nay. Nhiều người Nhật lấy làm hãnh diên là nước họ đã thắng nước Mỹ nhiều lần trong cuộc chơi kinh tế tư bản, nhưng Fujiwara cho là chính người Nhật phải tự nhìn lại xem mình có còn là dân tộc Nhật Bản nữa hay không? Ông kết luận: Phải trở lại với tinh thần Võ sĩ đạo, đã bị kinh tế tư bản hủy hoại trong nửa thế kỷ qua, để phục hồi phẩm cách của nước Nhật.

Trên đây chúng tôi đã tóm tắt mấy ý tưởng chinh của Mashahi ko Fujiwara, qua những bài luận về cuốn sách của ông và qua những người đã phỏng vấn ông. Ông đã đánh thưc con cháu Thái Dương Thần Nữ, bắt họ phải tự soi gương nhìn lại diện mạo của mình. Nhưng tất nhiên có nhiều người cho là ông quá khích, quá hoài cổ.

Một người đã viết trên nhật báo Asahi là nhà kinh tế học Hiroyoki Sasaki, coi cuốn Phẩm cách quốc gia là sai lầm và nguy hiểm. Sasaki lấy làm ngạc nhiên tại sao nhiều người Nhật lại thích cuốn sách đó. Ông tự hỏi có lý do gì để người Nhật thấy những giá trị như tự do, bình đẳng và dân chủ là sai lầm hay không? Trong khi đó, chính các người lãnh đạo quốc gia thời trước Thế chiến đã dùng tinh thần Võ sĩ đạo để đề cao tổ quốc, rồi đưa cả nước vào một cuộc chiến tranh vô ích! Sasaki lo ngại rằng phe bảo thủ ở Nhật, họ vẫn muốn khôi phục tinh thần quân phiệt đề cao chủng tộc sẽ lợi dụng cuốn sách của Fujiwara. Đúng vào lúc này đang có phong trào đòi thay đổi hiến pháp hòa bình của nước Nhật, thay đổi hệ thống giáo dục để dạy thanh thiếu niên tinh thần ái quốc. Lực lượng phòng vệ của Nhật Bản nay đã chính thức đổi thành một Bộ Quốc Phòng.

Dù không hoàn toàn đồng ý với ông, chúng ta vẫn phải cảm phục đức can đảm của những người như Mashahiko Fujiwara. Ông Fujiwara có thể thiên lệch, có thể sai lầm, nhưng những ý kiến của ông giúp đồng bào ông đặt lại những vấn đề căn bản. Khi một dân tộc dám tự nhận mình thất bại, thì dân tộc đó rất đáng kính trọng.

Cũng như ở bên Mỹ mươi năm trước đây, Giáo sư Robert Putnam đã công khai hỏi rằng có phải nước Mỹ đã bỏ mất “tinh thần cộng đồng” từ thời lập quốc mà Alexis Tocqueville đã ca ngợi hay không. Những ý kiến của ông đã được cả nước Mỹ thảo luận, có ảnh hưởng tới hai nhiệm kỳ tổng thống. Bất cứ dân tộc nào, lâu lâu cũng phải đặt lại những câu hỏi cơ bản như vậy. Nếu không thì không thể tiến được.

Người Nhật rất nhạy cảm khi thấy danh dự bị xúc phạm. Một quản đốc xí nghiệp làm sai cũng ra trước công chúng công khai nhận lỗi và xin các đồng sự tha thứ. Họ muốn làm những người trọng danh dự, có phẩm cách.

Gần đây báo chí Nhật tiết lộ mấy vụ gian lận trong việc tái thiết và cứu trợ nạn nhân động đất khiến người ta lo ngại nền luân lý cổ truyền đã bị quên lãng. Có lẽ đó là một lý do có những người muốn phục hồi nền đạo lý Võ sĩ đạo, để phục hồi hồn nước.

 

Châu Sa
Nguồn TCVHPG

VĂN MINH VĂN HÓA

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.