.

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Em không phải là tạo sinh, mà chỉ là biểu hiện (Nhất Hạnh)


BIÊN TẬP

Trần Kiêm Đoàn | Tuệ Chương - Hoàng Long Hải | Nguyễn Thanh Giang | Nhất Hạnh | Phạm Trọng Luật | Tuệ Sỹ | Cao Huy Thuần | ...

 

 Giới thiệu sách :

 

Nguồn Cội Văn Hóa Thần Minh Đại Việt
Tác giả Phạm Tường, Văn Nghệ Sài gòn xuất bản

 

  • Bài Phê Bình của Stephen B. Young

 

Hiện nay, Việtnam đang đi về đâu ?

Sau Đại Hội X của Đảng Cộng Sản, cả Đảng và Chính Phủ không đi theo con đường xây dựng Việtnam theo kiểu mẫu kiến trúc xã hội chủ nghĩa một cách minh bạch nữa. Nhưng, cũng không đi theo con đường dân chủ hóa đất nước nữa .

Một mặt, để bảo vệ quyền hành tồn tại lâu dài và làm giàu riêng thêm, một phe nhóm của Đảng cứ nói rằng xã hội chủ nghĩa là tương lai tốt nhứt cho dân tộc Việt. Phe nhóm nầy bám thế của Trung Quốc để giử uy quyền trong Đảng và để giữ các vị trí quan trọng trong Chánh phủ.

Nhưng, đa số Đảng viên lương thiện và đa số nhân dân đã công khai biểu lộ sự không đồng ý. Họ nhất trí không theo Trung Quốc. Và, hơn nữa, họ nhất trí muốn cho dân tộc tiến lên phát triển kinh tế, cho con cháu học hành giỏi ngang hàng với các nước có trí tuệ cao, phát triển đời sống của con người cả về mặt tinh thần, như các quyền tự do cá nhân về đạo giáo, để cho đạo đức, thi văn, báo chí, vân vân, tất cả đều được nẩy nở hài hòa .

Cũng như Mẫn Tử ngày xưa, đa số người dân Việtnam hiện nay coi dân chúng là gốc rễ của Quốc gia, là căn bản của tất cả, còn Chính phủ là người trông coi, nuôi dưỡng dân. Nếu Chính Phủ không biết chăm lo cho dân, thì đất nước không thể nào phát triển như đa số dân chúng mong  muốn được. Nếu khi Việt Tộc sẽ phải đứng lên và bảo vệ sự sinh tồn, thì dân và chính phủ phải như là MỘT, không thể để bị chia rẽ thành hai hai thế lực đối kháng, tranh quyền nhau hoặc chia thành hai phe nghịch nhau, thù nhau đời đời.

Rồi, nếu dân và chính phủ sẽ trở thành một bộ máy chạy tốt, thì phải lấy tư tưởng nào để kết hợp Dân và Chính quyền, tức ý muốn nói thực hiện Đại Đoàn kết toàn dân?

Ông Phạm Tường trong sách Nguồn Cội Văn Hóa Thần Minh Đại Việt đưa ra một đề nghị rất nên lưu ý.

Ông nhắc đến vua Lê Đại Hành vì vua ấy, theo Ông Tường, đã hiểu rõ tinh thần đặc biệt của Việt tộc. Muốn làm việc lớn – lúc đó đánh được quân Nhà Tống – thì phả thi hành cái Đạo Trời – tức là theo đạo Đại Hành.  Đại Hành đưa đến Đại Thành.

Việc thi hành đạo trời là “lo giữ nước, an dân, thiết lập nền pháp trị, bảo vệ muôn dân, lấy sự tôn trọng nhân tâm công chính làm đầu – xây dựng đất nước cường thịnh.” (tg. 132)

Người minh triết làm được như vậy. Họ yêu dân như yêu chính mình. Họ chuyên tâm tạo ra phúc lợi cho dân.

Cái “Đạo Trời” nầy từ đâu mà ra? Cái “Đạo Đại Hành” có nguồn cội ở đâu?

Theo Ông Tường, và Ông có lý, “Đạo” nầy là “Đạo” của người Vìệt nam từ muôn thuở. Đạo nầy là Đạo nguyên thủy của các dân tộc Việt. Đạo nầy không phải được người Việt du nhập từ phía Bắc hay phía Tây. Đạo nầy chính là Đạo thờ phụng cácThần minh Đại Việt trong các đình, miếu, ở mọi nơi trên khắp đất Việt.

 

1) Cái nhìn của một nhà văn

Ông Phạm Tường viết với cái nhìn của một nhà văn, một thi sĩ. Cái nhìn nầy dựa vào lịch sử và văn hóa nên ông thấy những điều hơi khác biệt. Hay đúng hơn, đó là cái nhìn của một nhà triết lý đi tìm một sự hợp lý để hệ thống hóa một ý thức hệ đã sẳn có. Cái nhìn của một nhà chính trị là khác nữa. Cái nghiệp làm chính trị lưu ý phe phái, nhóm đảng, ai ở trên và ai ở dưới, ai có quyền và ai phải chỉ biết vâng lời. Thực sự, chính trị nhiều khi có xu hưởng làm cho chúng ta bị chia rẻ hay nghi kỵ nhau nhiều quá.

Cái nhìn của một nhà văn có thể đưa ra ý kiến, nhận xét, phơi bày ra nhũng tình cảm vui buồn, mà cho chúng ta học hỏi để nhờ đó xóa bỏ những tỵ hiềm, thù hận và sau cùng trở thành một khối lớn có chung một sức mạnh . Văn học là sức mạnh xã hội hóa nhân loại.

Ông Phạm Tường, vì vậy, đã đóng góp cho công cuộc xây dựng tinh thần dân tộc Việt hiện nay. Ông đưa ra một cái nhìn “chung chung” mà ai ai cũng thấy có thể cùng nhau chấp nhận được.

 

2) Phi Đảng Phái

Quan điểm của Ô. Phạm Tường về đạo Đại Hành có tính cách “phi đảng phái”, không phải phi chính trị vì ông Phạm Tường vẫn muốn Việtnam phải có một xã hội “có trí tuệ, có đạo đức, có thái bình đời đời”.

Theo cái nhìn của tác giả về Đạo Đại Hành thì Đạo Đại Hành hoàn toàn không thuộc một đảng phái hay một chủ nghĩa nào hết cả. Đạo Đại Hành nầy mở cửa cho tất cả mọi người Việtnam – nam hay nữ, trẻ hay già, ngu dốt hay khôn ngoan,  giàu hay nghèo, Cộng Sản hay không Cộng Sản, Quốc Gia hay không Quốc Gia – đều có thể vô làm đệ tử phụng thờ một lý tưởng dân tộc tốt đẹp.

Nếu dân tộc Việt biết tìm cách xếp lại những trang sử nội chiến từ 70 năm nay một cách tốt đẹp, hài hòa, lấy tinh thần dân tộc làm căn bản, thì người Việtnam cững phải tìm cho mình “một chổ để cùng đứng chung với nhau, để thoải mái ăn uống, chơi vui với nhau, không hận thù, không ghen ghét ” thì Đạo Đại Hành có thể được coi là “miếng đất Công” của tinh thần nhân nghĩa ấy !

 

3) Văn Hóa Thần Minh Đại Việt là căn bản

trên sự tin tưởng các vị thần minh, chúng ta có thể nghĩ ra hoặc du nhập nhiều tôn giáo, nhiều triết lý khác nữa. Nhưng nếu làm như vậy cũng chỉ lại làm cho văn hóa thêm phức tạp và khô cứng, không thể phát huy được đầy đủ những tinh hoa sẳn có của dân tộc mà thôi. Vã lại tưởng không có gì phức tạp ở dưới văn hóa tin vào các vị Thần của Trời Đất và Vũ trụ. Bỡi nếu mình không thấy gì đáng sợ hay đáng phục, thì mình không tin. Thế thôi. Mình hãy để cho mọi người tự do tin tưởng vào sự hữu hiệu của những sức mạnh nào mà giúp họ sống theo lẽ phải của một con người bình thường lương thiện.

Thí dụ, nếu người ta muốn nhận Hồ Chí Minh là vị thần của họ, đó là chuyện riêng của người ta. Nếu tôi muốn nhận một Vị nào khác làm Thần Minh đặc biệt, tôi lập bàn thờ hay miếu đình để thờ Vị Thần của tôi, thì phải hiểu đó là quyền riêng của tôi. Đạo Thần Minh Đại Việt là một Đạo rất là rộng rãi, rất là dễ chấp nhận, rất hợp với lòng người. Có thể nói đó là cái Đạo lớn chung của nhiều người Việt nam ngày nay.

 

4) Đạo Đại Hành chính là đạo sống chết của dân chúng.

Tin hay không tin một vị thần minh nào đó – như đi  lên đồng hay ở nhà coi TV – là việc của người dân.  Mọi người có quyền tin hay không tin. Các Ông Cha hay Thầy Chùa, hay Cán bộ Đảng, hay Công an càng không có quyền ép buột phải theo một sự tin tưởng nào hết cả. Mình muốn tôn thờ một thần linh nào, thì mình cứ thờ bí mật trong lòng. Còn không muốn thờ thì lúc nào vào chùa hay nhà thờ, hay công sở của đảng Cộng Sản, mình chỉ im lặng không nói gì. Mình nghĩ cái gì là nghĩ trong lòng, trong óc. Đó là một sự thật chỉ một mình mình biết mà thôi.

Như vậy, Đạo Đại Hành là con đường đạo đức của  từng lớp dân chúng, không phải của nhóm ưu tú hay lớp người cai trị. Nhà Nước biểu gì, Đảng biểu gì, thì cứ để cho đảng viên và cán bộ nhà nước chấp hành theo đúng đường lối chánh qui.

Muốn đem lại phúc lợi cho dân, không có gì khác hơn là làm cho rộng cái Đạo Đại Hành ra cùng khắp.

 

5) Đạo Đại Hành là khu vực tâm lý có khả năng đưa đến  sự đoàn kết dân tộc.

Theo ý nghĩa của Đạo Đại Hành, thì danh từ “quốc gia” có thể được hiểu một cách mới.

Ô. Phạm Tường viết (tr. 127) theo Văn Hóa Việt Nam Đỉnh cao Đại Việt, năm 1250 ,vua Trần Thái Tông xuống chiếu cho thiên hạ gọi vua là “Quốc gia”. Ông Phạm Tường kết luận rằng: “Thể hiện sự đồng nhất ngôi vua với biểu tượng đất nước.”

Như vậy, cái danh từ “Quốc Gia” thuộc văn hóa Thần minh Đại Việt từ 800 năm. Chứ đó không phải là một danh từ nảy sanh từ trong cuộc nội chiến Quốc Cộng trong thế kỷ 20 vừa qua.

Theo nghĩa của Vua Trần Thái Tông thì danh từ “Quốc Gia” có thể áp dụng để gọi một cách trọng thị các “đồng chí Cộng Sản” giác ngộ, thật sự biết thương dân, thương nước, trọng thờ các thần minh Đại Việt ngày nay.

Người Việt đã có một Quốc tự thờ 18 vua Hùng, không phải mới đây. Nói rằng ai có tinh thần yêu nước là người đó đã theo Đạo Đại Hành và sống như là người ái quốc gương mẫu. Đồng Chí nào nói “Tôi cũng là người Việtnam tử tế, biết lễ nghĩa, tôi cũng là người Quốc Gia” có nghĩa đó là con cháu Hồng Bàng, người đó có một quốc gia là Đại Việt và  có một Đại Gia đình là Việt tộc. Họ vào Đạo Đại Hành dễ dàng lắm.

 

6) Đạo Đại Hành là một chính nghĩa xây dựng và bổ ích.

Thứ nhứt, Đạo Đại Hành là dạy cho mọi người tinh thần tự do bỡi Đạo nầy tôn trọng sự sinh tồn riêng của mọi sinh vật của Trời Đất. Nó giống như Đạo Lảo và Đạo Phật ở điểm tin tưởng đó. Có người hay nói là Việt Tộc theo “chủ nghĩa vị kỹ”, nên chủ trương để cho người ăn ở thoải mái với nhau. Người Việtnam nên có một lý thuyết tổ chức xã hội và chính trị tôn trọng sự tự do cá nhân con người. Đạo Đại Hành bổ túc thêm điều kiện đó nên rất hợp với dân tộc tính của người Việt từ đời Ông Bà đến bây giờ.

Hôm nay nhiều đồng chí cao cấp của Đảng Cộng Sản Việt Nam, kể cả ủy viên Bộ Chính Trị, ham mê xem bói, coi tử vi, gọi hồn trước khi quyết định chuyện Đảng – không khác gì người Việtnam hồi xưa, trước thời Bắc Thuộc. Có đồng chí vào Chùa và nói “Nam Mô Hồ Chí Minh, Nam Mô Hồ Chí Minh” sau khi họ nói “Quan Âm Bồ Tát”. Họ đã theo Đạo Đại Hành rồi mà không biết chăng ?

Thứ hai, Đạo Đại Hành cho chúng ta một thước đo đạo đức để xem người lãnh đạo đất nước có đủ độ lượng để tiếp tục giữ chức vụ hay không? Nếu Đảng Cộng Sản muốn chiếm ngôi và áp dụng Điếu Số 4 của Hiến Pháp cho cuộc cai trị của họ, thì Đảng phải được dân đo lường và ước lượng hạnh kiểm . Họ có đang thi hành các tiêu chuẩn của đạo Đại Hành hay không? Họ đã đem lại một “Đại Thành” cho dân hay không?

Ô. Phạm Tường viết (tr. 130) “Những điều căn  bản của người minh triết Đại Việt Thần Đạo:

-          Thần dân và lịch sử

-          Coi thiên nhiên “cây cỏ thể” như bản thân mình

-          Trọng sự sống và kính sự chết, thờ tổ tiên, sông núi

-          Tôn sư trọng đạo, nhẫn, lương tâm, lương năng, lương tri, viễn kiến.

Ông Phạm Tường viết tiếp: “Theo thời là hợp, là thuận với thời do đạt mục đích làm người, và trách nhiệm với thời đại của mình.” (tr. 131)

Nói gọn lại: “Không trái ý trời , không nghịch lòng người.”

Đảng Cộng Sản có làm đúng mức chưa?

Và, để trung thành với sự thực và lịch sử, chúng ta cũng nên hỏi: Quan chức lãnh đạo nào, sĩ quan chỉ huy nào của Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa đã có làm đúng mức mà mất nước ?

Các tiêu chuẩn của Đạo Đại Hành được áp dụng đối với tất cả mọi người Việt, vì Đạo đây là Đạo muôn đời riêng biệt của người Việt.

 

 Tiến sĩ Stephen B. YOUNG
( nguyên Phó Khoa Trưởng Luật Khoa, Harward, Huê Kỳ )

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LIÊN LẠC     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.