.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Em không phải là tạo sinh, mà chỉ là biểu hiện (Nhất Hạnh)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 Văn minh & Văn hóa    

Tu viện Lộc Uyển,
hiện đại hóa mái chùa Việt ở Mỹ

  • PSN - 9.10.2011 | Đoàn Hưng

Một trong những hình ảnh đặc trưng nhất cho nền văn hóa lâu đời của Việt Nam là mái chùa. Ở quê nhà, trên khắp mọi miền đất nước, ta đều thấy có ngôi chùa, là nơi trở về tâm linh của rất nhiều người Việt. Bởi vì Phật Giáo đã đi cùng lịch sử thăng trầm của Việt Nam tự ngàn xưa.


Rời bỏ quê hương sang đến Mỹ, người Việt cũng tìm cách đem theo mái chùa như một gia sản tinh thần. Vì vậy mà ở khu Quận Cam, hàng chục ngôi chùa đã được xây dựng lên, đáp ứng nhu cầu tôn giáo của người Việt lưu vong thế hệ thứ nhất, thứ hai. Vấn đề đặt ra là trong tương lai, liệu thế hệ con em chúng ta - sinh ra và lớn lên ở Mỹ - có còn đến chùa nữa hay không? Theo tinh thần khế cơ khế lý của nhà Phật, ngôi chùa Việt Nam ở Mỹ sẽ thay đổi như thế nào để vẫn là nơi trở về tâm linh của thế hệ trẻ? Chúng ta hãy cùng ghé thăm Tu Viện Lộc Uyển để suy nghĩ thêm về lời giải đáp cho câu hỏi này.

 


Tu viện Lộc Uyển tọa lạc trên một ngọn đồi thuộc thành phố Escondido, cách Quận Cam hơn một giờ lái xe về phía Nam. Phong cảnh ở đây thật thanh bình, có không khí thanh tịnh của một vùng quê. Được thiền sư Nhất Hạnh đặt nền móng cho việc xây dựng, Lộc Uyển có thể xem như là một Làng Mai đầu tiên ở Mỹ. Đã từ lâu rồi, ông vốn là người chủ trương hiện đại hóa để Đạo Phật có thể đi vào cuộc đời. Khi Đạo Phật theo người Việt sang Mỹ, nhu cầu này còn cần thiết hơn. Bởi vì ở Mỹ cái gì cũng phải làm đúng với qui định của pháp luật. Con người sống ở đây quen với những tiện nghi tối thiểu. Họ rất thực tế, làm và tin điều gì cũng phải “make sense” (h
ợp lý), cho dù đó là những vấn đề thuộc tâm linh, tôn giáo. Tu viện Lộc Uyển có vẻ đáp ứng được những yêu cầu này.

 

Về hình thức, Lộc Uyển không giống với các ngôi chùa truyền thống ở Việt Nam. Cả kiến trúc lẫn trang thiết bị đều theo phong cách hiện đại. Cũng có một mái chùa cong, nhưng đường nét cách tân hơn nhiều. Chánh điện vừa là thiền đường, vừa là phòng giảng pháp, có sức chứa 500 người. Không có tượng Phật sơn son thếp vàng. Hai biểu tượng chính nằm giữa chánh điện là hình ngôi Chùa Một Cột vẽ trên kính, và bức thư pháp với hai chữ giản dị “Vô Sự”. Như để nhắc nhở mọi người khi đã lên đến chùa hãy rũ bỏ những lo toan đời sống thường ngày, để tận hưởng những giây phút hiện tại an lạc với Phật-Pháp-Tăng. Do những người đến đây nghe pháp thuộc đủ mọi sắc dân ở Mỹ, Lộc Uyển là một trong những tu viện hiếm hoi được trang bị một hệ thống âm thanh hiện đại, để ta có thể nghe giảng bằng 03 thứ tiếng Việt-Anh-Tây Ban Nha cùng lúc. Ví dụ nếu người giảng bằng tiếng Việt, người muốn nghe bằng tiếng Anh & Tây Ban Nha sẽ có những earphone phù hợp để được phiên dịch song song với người giảng. Chùa còn có chỗ ngủ cho hàng trăm người đến dự các khóa tu kéo dài nhiều ngày. Một đặc điểm hiện đại nữa của Lộc Uyển là có trang bị hệ thống để sử dụng năng lượng mặt trời. Bảo vệ môi trường, sống thuận với thiên nhiên cũng là thuận lý với Phật Pháp.


Nói về tăng đòan của tu viện, nét đặc trưng của Lộc Uyển là khá trẻ. Có nhiều vị là người ngọai quốc. Một số có học vị cao, cũng đã từng là những người thành đạt trong xã hội. Điển hình là sư cô Đẳng Nghiêm, đã tốt nghiệp y khoa ở và hành nghề ở Mỹ trước khi đi tu. Việc tăng đòan có nhiều người Âu - Mỹ chỉ ra rằng phương pháp tu học ở đây cũng phù hợp với nếp suy nghĩ của người Tây Phương.


Có thể nói rằng cùng với Phật Giáo Tây Tạng, pháp môn tu tập của Sư ông Làng Mai đã góp phần quan trọng trong việc phát triển Phật Giáo sang các nước Âu - Mỹ. Có điểm chung gì giữa hai trường phái này? Thật là khó để có thể viết về đề tài này trong một phạm vi bài báo. Ta chỉ có thể điểm qua một vài nét chính về phương pháp tu tập ở tu viện Lộc Uyển:


- Tính thực dụng: cũng như các pháp môn khác, những phương pháp tu tập ở đây đều xuất phát từ kinh Phật, từ những điều Phật dạy. Cái khác ở chỗ là làm sao áp dụng được nó, đặc biệt là trong đời sống thường nhật? Trong thời buổi hiện đại, cái gì có thể thực tập được, và có thể thấy được lợi lạc trong cuộc sống, người ta sẽ thử. Ngồi thiền vẫn là một cái gì “cao siêu” quá. Còn nếu tụng kinh hằng ngày thì chắc không thích hợp với giới trẻ, vì nó hơi “boring” (nhàm chán), và đa phần các em không muốn đọc những gì mình không hiểu. Ở Lộc Uyển, phương pháp được sử dụng nhiều nhất là dùng hơi thở để tìm thấy an lạc trong giây phút hiện tại. Ai cũng đang thở cả. Chỉ cần thở đúng cách hơn, cơ thể ta sẽ khỏe hơn, tâm của ta sẽ an hơn. Ở đây, ta được hướng dẫn theo dõi thở một cách chi tiết, khoa học, rất dễ thực tập. Kết quả của nó đem lại cho ta cũng nhanh. Dễ làm, thấy được kết quả. Tính thực dụng là như vậy đó.


Một phương pháp khác tương tự cũng hay được sử dụng ở đây là thiền hành. Ai cũng phải đi bộ hàng ngày. Nhưng nếu có dịp, ta chỉ cần đi chậm lại một chút, theo dõi hơi thở và ý thức được những bước chân của mình. Có nghĩa là ý thức về hiện tại trong từng bước chân. Niềm an lạc sẽ đến. An lạc là một cảm giác nhiều người không được hưởng trong thời đại này, do phải liên tục đối phó với cuộc sống: công ăn việc làm, gia đình, trả bill (hóa đơn)… Tìm được một chút thảnh thơi dễ như vậy, tại sao mình lại không thử nhỉ?


- Tính hiện đại hóa: Nhiều sinh họat thường có trong một ngôi chùa truyền thống được thay đổi để phù hợp với cuộc sống hiện đại. Thí dụ như tụng kinh. Một số kinh được chuyển thành tiếng Việt để người đọc có thể hiểu được nghĩa. Cách đọc kinh cũng không ê a để tránh sự nhàm chán. Âm nhạc được đưa vào nhiều hơn, với những bài hát có giai điệu & lời đơn giản theo kiểu nhạc sinh họat cộng đồng. Âm nhạc làm cho mọi người có những giây phút thư giãn trong khi tu tập. Các buổi pháp thọai ở đây thường bắt đầu bằng các vấn đề thời sự, gần gũi với đời sống hiện tại, do đó người nghe dễ cảm nhận.


- Ít màu sắc tôn giáo: Sư ông Làng Mai chủ trương mọi người nên giữ lại truyền thống tâm linh của mình. Phật Giáo và những tôn giáo lớn của nhân lọai có nhiều điểm chung. Phương pháp tu tập ở Lộc Uyển cốt yếu là giúp cho chúng ta tìm lại được an vui trong cuộc sống, không đặt nặng hình thức tính ngưỡng. Người Công Giáo, Tin Lành, Do Thái Giáo đều có thể thực tập các pháp môn ở đây mà vẫn giữ tôn giáo gốc của mình. Bạn có thể tham dự những buổi giảng pháp ở đây nhân dịp Giáng Sinh, hay Phục Sinh, để nghe nói về sự tương đồng chân lý của Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo.


Có thể vì những nguyên nhân kể trên, mà những người đến với Làng Mai thật đa dạng. Giới trẻ đến đây khá đông. Nhiều thương gia, chuyên viên kỹ thuật, chính trị gia ở Mỹ lấy phương pháp tu tập ở đây để giữ cho mình năng lượng của sự bình an trong công việc hàng ngày. Và cũng có rất nhiều người ngoại quốc đến đây để tu
học. Có lẽ do phương pháp tu học ở đây phù hợp với họ. Như vậy, có thể tạm kết luận rằng Lộc Uyển là một mô hình Phật Giáo hiện đại hóa thành công ở Mỹ. Việc hiện đại hòa này trong tu học sẽ dắt chúng ta đi bao xa trên con đường đến với sự giải thóat hòan tòan? Điều này còn tùy thuộc nhiều yếu tố. Nhưng cái mà chúng ta có thể thấy được trước mắt là nó đang giúp được rất nhiều người tìm lại được niềm an vui trong cuộc sống. Giống như một con thuyền tạm vớt những chúng sinh ra khỏi bể khổ, cho họ một phương tiện để tiếp tục đi đến chặng cuối cùng là đảo cực lạc, niết bàn.


Đoàn Hưng  

http://hotvit.blogspot.com/2008/12/tu-vin-lc-uyn-hin-i-ha-mi-cha-vit-nam-m.html

 

VĂN MINH VĂN HÓA

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.