.

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

" Không có tự do phê phán, thì chỉ còn nịnh bợ mà thôi - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Đời sống

Chính Luận

Môi Trường

Văn minh - Văn hóa

Viễn tượng Việt Nam

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 SÁCH - BÚT/HỒI KÝ CHÍNH TRỊ

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

 

 

 

 Viễn Tượng Việt Nam

 

Nhìn lại cuộc bầu cử Tổng Thống Pháp vừa qua

 

Một chọn lựa giữa hai chương trình hay
bỏ phiếu theo định kiến tả/hữu ?
83,97 %  bỏ phiếu : long trọng hóa kết quả bầu cử

 

  • Nguyễn Văn Trần

Chủ tịch Viện Bảo Hiến, ông Jean-Louis DEBRÉ, hôm 10 tháng 05, tuyên bố về trường hợp ứng cử viên SARKOZY thắng cử : « Ông SARKOZY đã nhận Y Bát Tổng Thống. Nhưng phải đợi đến 16 tháng 05, tôi sẽ mặc áo và gài nút cho Ông  » .

Cuộc bầu cử Tổng Thống Pháp qua 2 vòng, 22 tháng tư và 06 tháng năm, đã kết thúc với rất ít những trường hợp bất hợp lệ tại 64 000 Phòng phiếu trên khắp nước Pháp, kể cả hải ngoại, so với các cuộc bầu cử trước .

Ông SARKOZY được tín nhiệm với 53,06 % phiếu của 83,97 % cử tri đi bỏ phiếu.

So với những lần bầu cử Tổng Thống trước, tỷ lệ 83,97 % thể hiện ý muốn mạnh mẽ của xã hội Pháp muốn tham dự sanh hoạt chánh trị quốc gia. Người dân muốn chính mình có ý kiến, quyết định vận mạng của mình chớ không chịu chấp nhận số phận do kẻ khác định đoạt. Điều này đã làm cho những người muốn « phi chánh trị hóa » xã hội công dân đã phải thất vọng. Cuộc bầu cử năm 2002 đưa cánh hữu lên cầm quyền. Nhưng số phiếu của cực hữu và cực tả cũng nói lên lòng dân Pháp vẫn quan tâm thực hiện tổ chức chánh quyền của mình.

Nhiều nhà quan sát tình hình chánh trị Pháp cho rằng ông SARKOZY đắc cử Tổng Thống hôm 06 /05 là một hiện tượng đưa một thế hệ mới tiến vào chánh trường Paris, tạo cơ hội giúp quần chúng cử tri xếp lại những trang sử của hai Triều đại Mitterrand và Chirac.

Sự thất bại của đảng xã hội năm 2002 là sự từ khước của dân chúng đối với một cánh tả lớn mà không đủ khả năng đề nghị một chương trình « đổi mới » đất nước. Sự kiện này còn là hậu quả, từ năm 1988, chế độ xã hội chủ nghĩa đã làm tê liệt nước Pháp và giam hãm nước Pháp trong sự thiếu nẩy nở chánh trị. Đây là thất bại của cánh tả trên chánh trường nước Pháp.

Ngày nay, sự đắc cử của ông SARKOZY phải chăng là thắng lợi của cánh hữu ? Và phải chăng dân Pháp vẫn bỏ phiếu theo định kiến tả / hữu ?

 

Tả / Hữu : sản phẩm văn hóa chánh trị riêng của Pháp

Qua bầu cử vòng 1 còn lại 2 đối thủ : ông SARKOZY đại diện cho đảng UMP, dân Pháp gọi là cánh Hữu và bà ROYAL, đại diện cho đảng xã hội thuộc cánh Tả .

Người ta tự hỏi phải chăng giờ đây cử tri tham dự cuộc đối đầu lưỡng cực cổ điển của chánh trường Pháp ?

Có câu trả lời là « phải và không ».

Chúng ta sẽ trở lại quan điểm này sau khi nhắc lại sơ lược lịch sử cặp TẢ / HỮU chỉ có ở Pháp mà thôi. Trên thế giới, không ở đâu và không có nước nào có sự phân biệt Tả / Hữu giống như ở Pháp.

Và Tả / Hữu xung đột nhau đến chết bỏ .

Từ ngữ Tả, trong ngôn ngữ chánh trị ở Pháp, trước tiên chỉ chung những dân biểu, trong phiên hợp ngày 28 tháng 08 năm 1789, cùng chọn chỗ ngồi bên trái của Chủ tịch Quốc Hội lập hiến để phản đối sự phủ quyết của nhà vua.

Từ đó, tiếng « Tả » mang một ý nghĩa văn hóa chánh trị thay đổi theo hoàn cảnh thời gian và không gian. Đại để người ta có thể hiểu nếu HỮU được định nghĩa trên cơ sở những khái niệm về cá nhơn, tự do kinh tế và bảo thủ, thì « TẢ » sẽ tập hợp chung quanh ý niệm về tập thể, tiến bộ và bình đẳng. « TẢ » bao gồm nhiều xu hướng khác nhau, nhưng tất cả phải qui chiếu về ý hệ căn bản là mác-xít.

Ở Pháp, trong quá trình hình thành và phát triển, cánh tả thường xuyên bị biến thể. Cánh tả đầu tiên tự do, phóng khoáng, chấp nhận thừa kế cách mạng và những nguyên lý cách mạng về nhơn quyền và dân quyền, đối đầu với cánh hữu phản cách mạng. Nhưng sau đó, cánh tả bắt đầu nghiêng qua hữu, kể từ năm 1830 và theo tư tưởng đại nghị chế với Quốc trưởng và Thủ tướng mà Thủ tướng trách nhiệm trước Quốc trưởng và Quốc Hội. Bổng xuất hiện thêm một xu hướng từ cánh tả. Đó là xu hướng « cấp tiến », không thuộc giáo hội và dân chủ, đứng lên đòi hỏi áp dụng trọn vẹn những nguyên lý cách mạng 1789, với cả tổng tuyển cử. Cánh cấp tiến thiết lập nền Cộng hòa và hướng dẩn sự hoạt động của nền Cộng hòa từ năm 1900 đến năm 1940.

Xâm nhập vào nhóm xã hội nầy, chủ nghĩa mác-xít đã sớm chiếm được một ưu thế, cho ra đời một nhóm tả thứ ba dần dần, qua những cuộc bầu cử, đẩy nhóm cấp tiến ngả qua cánh hữu. Sau cùng xuất hiện đảng cộng sản và nhóm cực tả cách mạng. Cả hai hoàn toàn theo chủ thuyết mác-lê .

Vì cánh tả có nhiều xu hướng khác nhau nên họ có nhiều cơ hội kêu gọi liên kết, mà liên kết quan trọng hơn hết là Mặt Trận Bình Dân năm 1936. Và năm 1972, ký kết một thỏa ước chung giữa cộng sản, xã hội và cấp tiến để cai trị, dẫn đến sự thắng lợi của ông Mitterrand năm 1981 cả với đa số ở Quốc Hội năm 1997.

Đảng xã hội và cộng sản có thể thỏa ước để cai trị chung khi đắc cử vì theo phe xã hội, thì giữa hai đảng, chỉ có một sự khác biệt là « thái độ », trong lúc đó, đảng cộng sản cho rằng hai đảng khác nhau ở chủ trương. Chính từ đây, tình trạng « cơm không lành, canh không ngọt » xảy ra sau một thời gian « đồng sàng dị mộng ».

 

Thắng cử và thất cử .

Trên đây, chúng tôi có nêu quan điểm ở vòng 2, chỉ còn lại hai đối thủ Tả / Hữu tranh nhau. Phải chăng đó là một cuộc đối đầu lưỡng cực và câu trả lời sẽ là « phải và không ».

« Phải và không. » cho ta suy nghĩ phải chăng ngày nay, ranh giới phân chia Tả / Hữu trong chánh trị Pháp không còn rõ nét như trước kia ? Theo quan niệm duy lý tây phương thì Tả không thể là Hữu và ngược lại. Cái nầy phủ nhận cái kia.

« Phải và không  » là câu trả lời dựa trên nhận xét chọn lựa ứng cử viên của quần chúng cử tri trong ngày bầu cử vòng chung kết. Cử tri không bỏ phiếu với tư cách những cá nhơn, mà để xác định một chọn lựa theo lập trường chánh trị của mình. Đó là kỷ luật dân chủ. Đồng thời đảng UDF của ông Bayrou chiếm được 18,57 % số phiếu cho thấy một số cử tri truyền thống tả hoặc hữu nay không giữ sự chọn lựa cố hữu nữa nên đã làm cho ranh giới Tả / Hữu mờ nhạt. Sự thay đổi lập trường này nói lên ý muốn của người dân thấy phải có đổi mới chánh trị Pháp, phải vượt khỏi sự xung đột tả / hữu, để có thể mở rộng việc xây dựng đất nước và đó là trách nhiệm chung của toàn dân.

Tuy nhiên cặp tả / hữu vẫn tồn tại để làm trục vận hành chánh trị dân chủ. Nhưng giờ đây, nội dung cố hữu tả / hữu không còn nguyên vẹn nữa. Tả không còn mang nặng ý nghĩa là đảng cách mạng mà trở thành một phạm trù văn hóa chánh trị của Pháp. Theo sự diễn biến này thì người ta có thể nhìn cánh hữu trở thành cánh tả khi họ đề cao những giá trị xã hội và tiến bộ.

Trước sự thay đổi sâu rộng của xí nghiệp, thị trường, đời sống công nhân, …phe tả đã không có khả năng đề nghị những chương trình khả thi về phát triển đất nước để đối đầu với những giải pháp tự do và tư bản, khác hơn là lặp lại ý kiến về tái phân phối phúc lợi, sự bảo hộ xã hội và hợp đồng lao động. Về kinh tế, cho đến ngày nay, phe tả không có một suy nghĩ mới có giá trị. Bà ROYAL thất cử, về cơ bản, do thừa hưởng di sản xã hội chủ nghĩa. Cánh tả bị hai cuộc khủng hoảng mang tính lịch sử. Mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa sụp đổ trọn vẹn năm 1990 ngay trên quê hương mác-xit – lê-nin-nít. Tàu và Việt nam, để sống còn, ngày nay chạy theo một nền kinh tế tư bản-nô lệ. Từ ngữ cách mạng giờ đây gần như đã biến mất trong ngôn ngữ cộng sản. Di sản lê-nin đã nằm yên dưới lòng đất. Họ được một số ít người biết là nhờ nơi họ còn hiện diện đây đó, nhờ họ còn dai dẳng tố cáo sự bành trướng ngày càng mạnh của tư bản chủ nghĩa trên khắp thế giới.

Còn dân chủ-xã hội đang đối đầu với khủng hoảng ý hệ do hàng hóa rẻ tiền sản xuất bằng lao động - nô lệ ở các xứ Á châu như Tàu, Việt nam và Nam Mỹ. Hiện tượng nầy làm phương hại đến lao động chơn chánh, lương thiện  và  an ninh xã hội. Như vậy, phe dân chủ - xã hội của cánh tả không thể nào tiến lên thực hiện được tiến bộ xã hội .

Ứng cử cho cánh tả và thất bại, bà ROYAL thất bại không phải chỉ cho phe xã hội của Pháp, mà sự thất bại của bà chính là sự thụt lùi chung của phe tả ở nhiều nước Âu châu ngày nay.

Cả hai, ông SARKOZY và bà ROYAL, đều hiểu rằng nguyện vọng của cử tri muốn nước Pháp thay đổi. Chánh trị và lề lối cầm quyền không thể giữ như cũ. Đó là điểm chung của hai người. Nhưng giữa hai đối thủ, còn có những khác biệt rất cơ bản về cái nhìn thế giới và chủ trương chánh trị .

Với ông SARKOZY, người ta có thể tóm lược chánh sách của ông ngắn gọn nhằm giá trị lao động, đạo đức con người (làm nhiều, ăn nhiều), trong lúc đó, bà ROYAL chủ trương sự mở rộng và sự quan trọng của đối thoại với xã hội để làm lắng dịu những xung đột giữa xã hội với Nhà nước, giữa xí nghiệp và công nhân vì những quan hệ mâu thuẫn là trở ngại cho phát triển.

Trước SARKOZY, bà ROYAL tỏ ra quá khiêu khích, hung hãn trong cuộc đối  thoại « tay đôi » trên TV. Sau đó, trước vòng 2, bà vấp phải một lỗi lầm nghiêm trọng là bà tiên đoán « sẽ có những  bạo loạn xã hội trong trường hợp ông SARKOZY thắng cử ».

Những điểm bà đưa ra trong chương trình tranh cử của bà đã không đủ sức thuyết phục cử tri như phân phối phúc lợi ( trước khi làm ra phúc lợi ), thiết lập nền Đệ Lục Cộng hòa, tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về Âu châu. Trước mặt bà ROYAL là một đối thủ giàu nghị lực, kinh nghiệm, tài khéo léo, nhắm thẳng nắm chánh quyền cho bằng được.

Phe tả thường qui chiếu về biến cố tháng 05 / 68, tuy có một số đông đã xét lại ảnh hưởng của tháng 05 / 68 nhưng không dám lên tiếng phủ nhận. Ông SARKOZY đã dứt khoát phủ nhận ảnh hưởng của tháng 05 / 68 : «  Di sản của tháng 05 / 68 đã đưa đến sự vô đạo trong xã hội và chánh trị . Vậy chúng ta hãy đoạn tuyệt với nó ».

Khi dứt khoát với ảnh hưởng tháng 05 / 68, ông SARKOZY không chỉ muốn xác nhận một cánh hữu không mặc cảm và trong sáng, thẳng thắng, mà ông còn muốn đẩy cánh tả đi tới tự mâu thuẫn với nhau.

Biến cố tháng 05 / 68 là sự từ khước hệ thống chánh quyền. Ảnh hưởng sâu đậm của biến cố này làm rung chuyển quốc gia, chế độ pháp lý, nền tảng gia đình và trường học, mà hậu quả ở ngày nay là những vụ bạo loạn khi có biểu tình, đình công và những dịp lễ.

 

Nhìn tổng kết tả / hữu nắm chánh quyền ở Pháp.

Trong lịch sử Đệ Ngũ Cộng hòa, phe tả luôn luôn giữ thiểu số vì bị đánh bại trên chánh trường .

Từ năm 1958, bắt đầu nền Đệ Ngũ Cộng hòa, phe tả chỉ có được một Tổng Thống là ông Mitterrand. Trong lúc đó, phe hữu có 5 Tổng Thống. Ông SARKOZY là vị Tổng Thống thứ 6 của Đệ V Cộng hòa và vị Tổng Thống thứ 23 của nước Pháp .

Cho đến năm 2012, phe tả chỉ ở Điện Elysée có 14 năm. Phe hữu làm chủ Elysée 40 năm.

Nếu phe tả không thắng trong kỳ bầu cử Quốc Hội tới, thì nước Pháp sẽ do một người, một đảng nắm trọn tất cả quyền lực về chánh trị, kinh tế tài chánh, truyền thông.

Nhưng trong tư tưởng chánh trị của phe cầm quyền không tránh khỏi tìềm ẩn những mầm móng mâu thuẫn nội tại.

Ông SARKOZY là hiện thân của một tổng hợp những giá trị giữa một chủ trương kinh tế tự do và sự phục hồi đạo lý. Thực hiện được hai mục tiêu mâu thuẫn nầy đòi hỏi nhiều nổ lực và phải vượt qua nhiều trở ngại, khó khăn. Ngoài những chống đối của nhũng lực lượng chánh trị đối lập, người cầm quyền còn phải đương đầu với những lực lượng lao động thường xuyên xuống đường, biểu tình, đình công, bạo loạn,…

Đối lập chánh trị hay chống đối, xung đột xã hội ở Pháp vẫn luôn luôn mang nặng ý hệ mác-lê, tức xung đột mất / còn theo tinh thần tranh đấu giai cấp. Đối lập chánh trị chỉ nhằm mục tiêu tối hậu là triệt hạ đối phương, nhứt là khi đối phương là nhà cầm quyền. Còn nghiệp đoàn vì thoát thai từ cộng sản nên nghiệp đoàn tranh đấu là nhằm đánh bại chủ nhân, giai cấp bóc lột, hơn là bênh vực quyền lợi công nhân.

Từ năm 1958, Đệ Ngũ Cộng Hòa ra đời, phe tả đại diện bởi đảng cộng sản Pháp, lúc nào cũng chỉ được thiểu số ở các cuộc bầu cử. Ứng cử viên cộng sản chưa bao giờ vào được vòng 2 của bầu cử Tổng Thống. Năm 1965, đảng cộng sản Pháp chiềm được 13, 63 % phiếu, … Năm 1972, phe tả liên kết với đảng xã hội của ông Mitterrand, vẫn thất cử. Từ năm 1988, trước khi Liên-xô và khối Đông Âu sụp đổ, đảng cộng sản rớt xuống còn 6,76 %. Năm 2002, đảng cộng sản được 3, 37 % và năm nay 2007, đảng cộng sản được 1, 93 % .

Những nhà quan sát tình hình chánh trị nước Pháp cho rằng phe tả thất bại thảm hại vì chưa bao giờ họ đề nghị được một chương trinh chánh trị có giá trị, như đổi mới xã hội, tuy họ luôn luôn đòi hỏi thay đổi. Đối với họ, thay đổi chỉ có nghĩa là « phải họ cầm quyền ». Mà điều này chưa bao giờ xảy ra .

Nếu cánh tả, nói chung, có được những đề nghị đổi mới xã hội, thì Liên xô và Đông Âu đã không sụp đổ.

Cộng sản sụp đổ chỉ vì chủ nghĩa cộng sản tự nhận là hiện thực khoa học mà bất lực không đưa xã hội mở ra tương lai .

 

Nguyễn Văn Trần

 


SỐ 8 THÁNG 5.2007

Quan điểm

1. Viễn Tượng Việt Nam : Dân chủ và nhân quyền

Văn, Thơ & Sử

2. Đỗ Mạnh Tri : Đôi điều về anh Nguyễn Ngọc Lan

3. Từ Thức : Người đưa tin

4. Tiểu Tử : Người Viết Mướn    

5. Vĩnh Như & Thường Nhược Thủy : Ngày giỗ tổ Hùng Vương 

6. Phan Thanh Tâm : Sau 30 năm lìa xa     

Chính trị quốc tế & Việt Nam

7. Phùng Nguyên : Lược duyệt các Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc

8. Vũ Huy Quang dịch : Thư Luân Lưu (của Trần Độc Tú)

 9. Vương Văn Đông lược dịch : Một đế quốc thiếu nhất quán (của Michael Mann)      

10. Nguyễn Văn Trần : Nhìn lại cuộc bầu cử Tổng Thống Pháp vừa qua...

11. Bùi Tín : Những vấn đề cần làm rõ về cách mạng dân tộc dân chủ...

12. Trần Thanh Hiệp : Chính thống dân chủ           

13. Nguyễn Xuân Phước : Những Vướng Mắc Hiến Pháp của Điều 88 Bộ Luật Hình Sự

14. Đoàn Viết Hoạt : Hãy hòa giải với hiện tại để xây dựng tương lai

15. Vũ Quốc Thúc : Đã tới lúc phát động cuộc  "cách mạng nhung" ?

Biên khảo xã hội, kinh tế, chính trị

16. Trần Lê Quang : Dẫn-Thủy Nhập-Điền tại Đồng Bằng Phan-Rang...

17. Nguyễn Ngọc Hiệp : Tự do thông tin vì dân chủ, văn minh và tiến bộ

18. Trần Thanh Hiệp : Ghi chú về « Đức lý 德理 » của người luật sư

19. Tôn Thất Long : Hợp chủng quốc Hoa kỳ: nguồn gốc và nền tảng xây dựng

20. Hoàng Xuân Đài phỏng dịch : Đàn ông khống chế đàn bà... (của Françoise Héritier)

21. Đàm Trung Pháp : Noam Chomsky : Linh Hồn Của Lý Thuyết Ngữ Pháp...

Trình bày bìa
Nguyễn Thành Nhân


Số cũ :

7 | 6 | 5 | 4 | 3 | 2 | 1
 


 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LIÊN LẠC     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.