PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                       TRANG CHÍNH

" Không tự nâng mình lên bằng cách đạp kẻ khác xuống " (Siddhatta)
 Cộng HòaUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

  Vấn Đề Xã Hội

Việt Nam bị đưa vào danh sách
Theo dõi về buôn người

  • PSN - 14.6.2010 | CAMSA - Mạch Sống


Việt Nam vừa là nơi xuất phát, vừa là điểm đến của các đường dây buôn người.

Hoa Thịnh Đốn, 14/6/2010 - Hôm nay Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố bản phúc trình hàng năm về nạn buôn người trên thế giới. Việt Nam bị phân hạng vào Danh Sách Theo Dõi (Watch List). Quốc gia nào nằm trong Danh Sách Theo Dõi hai năm liền tự động sẽ bị xếp vào hạng 3, nghĩa là hạng chót và sẽ đứng trước nguy cơ bị chế tài.

 

“Trong 2 năm qua chúng tôi đã làm việc chặt chẽ với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và trưng dẫn chứng cớ không thể chối cãi rằng chính phủ Việt Nam đã dung túng, nếu không muốn nói là đồng loã, với tình trạng buôn lao động ngày càng phổ biến,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS, phát biểu.

 

Trong rất nhiều năm Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xếp Việt Nam vào hạng 2, gồm các quốc gia có xảy ra tình trạng buôn người nhưng chính quyền chứng tỏ quyết tâm chống lại.

 

Theo Ts. Thắng, chính phủ Việt Nam đã rất khôn khéo trong việc che mắt quốc tế. Một mặt họ gia tăng truy tố nạn buôn tình dục còn mặt kia họ ém đi tình trạng buôn lao động. Ông cho biết là thảm trạng buôn lao động lớn gấp bội ở Việt Nam so với buôn tình dục mà thủ phạm là cá nhân thay vì giới chức chính quyền.

 

“Một số giới chức chính quyền cao cấp ở Việt Nam khai thác chính sách xoá đói giảm nghèo để khuyến khích người dân quê đi lao động ngoài nước và rồi toa rập với các công ty xuất khẩu lao động để buôn người,” Ông giải thích.

 

Hiện nay Việt Nam không có luật chống buôn người mà chỉ có 2 điều liên quan đến buôn phụ nữ và trẻ em cài vào luật hình sự. Các tổ chức chống buôn người hoạt động ở Việt Nam chỉ được tập trung vào chống buôn tình dục. Chính vì luật Việt Nam không bao gồm buôn lao động nên số thống kê về nạn buôn lao động năm nào cũng là con số không và đó là con số mà Việt Nam trình bày với Hoa Kỳ cũng như quốc tế.

 

Đầu năm 2008 BPSOS cùng với một số tổ chức người Việt và quốc tế thành lập Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu (CAMSA) với mục đích bài trừ tận gốc rễ tình trạng buôn lao động từ Việt Nam ngày càng thêm trầm trọng.

 

Theo Ts. Thắng, cũng là đồng sáng lập viên của Liên Minh CAMSA, liên minh này tập trung vào các quốc gia tiếp nhận người lao động Việt Nam như Jordan, Mã Lai, Đài Loan và cả Hoa Kỳ để qua đó chứng minh được rằng có tình trạng buôn người từ Việt Nam.

 

“Một khi Hoa Kỳ và các quốc gia này xác minh rằng có tình trạng buôn lao động từ Việt Nam thì chính phủ Việt Nam không thể nào phủ nhận được nữa,” Ông nói.

 

Trong 2 năm hoạt động Liên Minh CAMSA đã thu thập ngày càng nhiều chứng cớ về tình trạng buôn lao động từ Việt Nam. Các hồ sơ này đều được chuyển cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

 

Theo Ts. Thắng, mục tiêu của Liên Minh CAMSA trong 12 tháng tới đây là vận động áp lực quốc tế, đặc biệt là từ Hoa Kỳ, để Việt Nam thông qua luật chống buôn người trong đó bao gồm buôn lao động.

 

“Luật này sẽ là bước tiến quan trọng cho việc bài trừ nạn buôn lao động tận gốc. Việc chấp pháp đúng đắn chắc chắn sẽ là một vấn đề lớn nhưng chúng ta sẽ có căn bản pháp lý để đối phó với thủ phạm, kể cả các giới chức chính quyền liên luỵ, và bảo vệ cho nạn nhân,” Ts. Thắng nói.

 

Bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã nâng Đài Loan lên hạng 1, nghĩa là hàng đầu trong chính sách chống buôn người. BPSOS và sau đó Liên Minh CAMSA đã đóng góp cho nỗ lực thay đổi chính sách của Đài Loan trong 5 năm qua.

 

Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, viết tắt là CAMSA (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia) trong tiếng Anh, hiện gồm năm tổ chức thành viên: BPSOS, Uỷ Ban Hoa Kỳ Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam, Liên Hội Người Việt Canada, Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức), và Tenaganita (Mã Lai). Sau một năm hoạt động, Liên Minh CAMSA đã can thiệp cho trên 30 vụ lớn nhỏ, ảnh hưởng đến ba ngàn công nhân. Liên Minh CAMSA cần sự yểm trợ của đồng bào để tiếp tục phát triển hoạt động nhằm can thiệp và trợ giúp nạn nhân, truy tố thủ phạm, và thúc đẩy những thay đổi về chính sách của các quốc gia.

 

Mọi đóng góp yểm trợ cho Liên Minh CAMSA, xin đề cho và gởi về:

 

BPSOS/CAMSA

PO Box 8065

Falls Church, VA 22041 - USA

 

Theo: http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=1910

 

Không có con đường đưa tới hạnh phúc, hạnh phúc là con đường.


SỰ
XÃ HỘI



TỦ SÁCH

Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

TRANG NGOÀI PHÙ SA

Việt nam Chiến tranh và Lịch sử

 

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kíCộng Hòa động hận thù, và bạo lực. Không Cộng Hòaủ trương lật đổ một Cộng Hòaế độ, hay bất kỳ một Chính phủ nào.