PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                       TRANG CHÍNH

" Không tự nâng mình lên bằng cách đạp kẻ khác xuống " (Siddhatta)
 Cộng HòaUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

  Vấn Đề Xã Hội

Những tấm lòng vàng
với những đứa trẻ mồ côi khốn khó

  • PSN - 26.6.2010 | Mắt thương nhìn cuộc đời

Quế Thuận, ngày 2 tháng 2 năm 2010

                                                              Kính gửi ân nhân I Ping


Thầy Phúc đến nhà tìm, em không có ở nhà, em đang đi phụ bà chăn trâu, làm ruộng. Thầy Phúc ra ruộng trao tiền quà Tết cho Hằng.

Cháu tên là Lê Thị Lệ Hằng, lớp 9
Cháu xin trình bày hoàn cảnh của mình với các Cô Chú có tấm lòng  nhân ái đối với cháu.
Cháu sinh ra và lớn lên trong nỗi bất hạnh không có bố. Ngôi nhà nhỏ bé, đơn sơ chỉ còn có mẹ và cháu. Không may khi cháu lên 11 tuổi mẹ cháu lâm bệnh. Chạy khắp nơi để chữa bệnh nhưng bệnh nặng không thể chữa được mẹ cháu đã mất. Giờ chỉ còn lại mình cháu. Bây giờ cháu không biết dựa vào đâu để sống. Chỉ biết lên rừng đốn củi về đi bán lấy tiền mua các đồ dùng học tập, nộp tiền học phí, mua gạo, mắm muối để sống qua ngày. Có bữa thì đi nhổ rau má để bán. Có khi thì đi chăn bò giúp người ta để lấy tiền hoặc lấy gạo. Ban đêm cháu chăm chỉ cố gắng thức khuya, dậy sớm học bài và làm bài tập đầy đủ khi đến lớp. Có bữa mệt nhọc nhưng cháu không biết nhờ vào ai. Chỉ muốn thích khóc mà thôi. Cháu từng hỏi Ông Trời tại sao lại cướp đi người thân duy nhất của cháu. Để cháu bơ vơ giữa chốn phong trần thế gian này. Có nhiều lúc đã gục ngã trước tình cảnh nhưng rồi cháu cũng phải đứng dậy. Dù mưa nắng cháu cũng phải lặn lội đi đốn củi, hay chăn bò cho người ta. Có những lúc đau ốm không có ai trông nom cháu cảm thấy buồn bã, tuổi thân. Khi thấy những người mẹ vuốt ve, nâng niu, âu yếm con mình vào lòng, cháu lại nhớ đến mẹ. Cháu không thể nào quên được hình bóng mẹ trong lòng. Bây giờ cháu cũng đã lớn và cũng hiểu biết ra rằng cả thế giới này không chỉ có mình cháu bất hạnh như vậy. Cháu cũng biết được những đứa trẻ bị bố mẹ bỏ rơi. Những đứa trẻ bị chất độc da cam cũng giống như cháu. Nhưng cháu cũng nhận thấy được ít ra mình cũng nhận được tình yêu thương che chở của mẹ, ngửi được hơi ấm của mẹ, được mẹ ôm vào lòng, được mẹ nâng niu trong lòng bàn tay đó là những khoảnh khắc đẹp nhất trong đời cháu. Còn những đứa trẻ đó thì chưa nhận được tình yêu thương của mẹ bao giờ, nên cháu mong rằng tất cả những bà mẹ trên thế giới này một điều XIN ĐỪNG BỎ NHỮNG ĐỨA TRẺ VÔ TỘI NÀY BỞI MỘT LÝ DO NÀO HẾT CẢ.

Những đứa trẻ đó được các Cô Chú trong trại nuôi dưỡng trẻ em mồ côi đem về nuôi dưỡng, giáo dục, cho cơm ăn, áo mặc cũng không thiếu thốn gì. Chỉ có một điều là những đứa trẻ đó thiếu tình yêu thương của bố mẹ.

Bây giờ cháu đã được các Cô Chú đỡ đầu với số tiền là: 360,000 vnđ. Số tiền đó đối với cháu rất nhiều, không chỉ nhiều về tiền mà là nhiều về tình cảm, tinh thần. Cháu biết các Cô Chú giúp đỡ cháu để cháu có cuộc sống tốt đẹp hơn. Được đến trường như bao đứa trẻ khác. Cháu xin hứa với các Cô Chú từ nay cháu sẽ luôn luôn nỗ lực học tập, vươn lên để sau này lớn lên sẽ có công ăn việc làm giúp cháu đỡ vất vả hơn. Còn là một người công dân tốt cho xã hội, đất nước, cho các em có hoàn cảnh như cháu cần phải học hỏi và noi theo. Không có con đường nào tốt hơn con đường học vấn, có trí thức, mới giúp ta thoát khỏi cảnh đói nghèo, lạc hậu.

Cuối cùng cháu xin chân thành cám ơn các Cô, Chú đã đỡ đầu cho cháu. Chúc Cô Chú luôn luôn mạnh khoẻ, an khang, thịnh vượng, thành đạt trong mọi công việc và trong cuộc sống.

Kính thư
Lê Thị Lệ Hằng


Quế Sơn ngày 25 tháng 2 năm 2009

                                                              Kính gửi ân nhân: Tâm Nguyễn

Ân nhân quí kính !


Em Nguyễn Nghĩa và Mẹ

Thật quá bất ngờ và xúc động khi vào một buổi chiều cuối cùng của tháng giêng, thầy Phúc đã lặn lội tìm đến ngôi nhà nhỏ bé, xơ xác vách liếp gió lùa của mẹ em ở tít xa nơi heo hút, để trao cho em món quà đầy ắp tình thương của ân nhân.

Một triệu đồng, số tiền quá lớn mà cho dù có nằm mơ em cũng không dám ước. Cầm phong bì do thầy Phúc tận trao. Mẹ và em cứ bồi hồi xúc cảm. Tuy chưa đến lúc thổi cơm, chưa có khói lam chiều vấn vít nhưng mắt mẹ em cứ cay xè lệ nóng. Có tiền để lo thuốc thang cho mẹ đang bị bệnh trâm kha và mua thêm phân bón cho mấy sào ruộng nhà đang dứng cái làm đồng. Nỗi mừng tuỉ đang xen.

Em chào đời dưới một ngôi sao xấu. Là đứa con không được chính thức thừa nhận mà mẹ em trong cảnh cơ hàn, khi ở vào tuổi xuân muộn, đã cố gắng tạo ra để có chỗ nương tựa lúc tuổi về chiều. Em lớn lên trong sự côi cút, trong tình thương ấm áp và sự cưu mang, đùm bọc của mẹ chưa bao giờ có diễm phúc được gọi tiếng "cha ơi" ( Nghe mẹ kể lại người cha ấy cũng đã qua đời từ khi em còn tấm bé). Tần tảo dãi dầu mưa nắng, mẹ đã nuôi em lớn dần theo năm tháng. Khi em vào lớp 9 thì mẹ em ngã bệnh nặng. Việc chữa bệnh chỉ dựa vào thẻ bảo hiểm cấp cho người nghèo chắc chưa đủ sức làm lay động lòng thương của các vị lương y ở bệnh viện đa khoa tỉnh nhà, nên mẹ em được cho xuất viện để về nhà làm bạn với bệnh tật của chính mình. Mất khả năng lao động, mẹ suy sụp cả về thể chất và tinh thần, chiếc dù che nắng mưa cho em đã bị tã tơi trước sóng gió cuộc đời! Nhà nghèo lại càng thêm túng quẩn, vừa đi học em vừa lo đồng án thay mẹ. Tết qua, bệnh mẹ lại càng thêm nặng. Từ 25 tháng chạp đến mồng 9 tháng giêng em đi phụ bán cà phê cho quán "Vườn Dừa" để kiếm thêm tiền trang trải những chi phí thiết yếu của gia đình, nhưng chẳng đủ vào đâu.

Nhiều lúc, thấy cảnh nhà quá khó em muốn xin nghỉ học để đi làm kiếm tiền nuôi mẹ. Nhưng mẹ bảo "Đời mẹ nghèo, thất học, con phải cố gắng học để hiểu được đạo lý làm người và kiếm dăm ba chữ nuôi thân, phải thoát cảnh đời như mẹ: Quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, mà tay trắng vẫn hoàn tay trắng. Được thầy cô khuyên nhủ "Hãy gắng lên ! nơi gian khổ là nơi ta rèn nghị lực. Phải biết nuôi dưỡng hoài bão, ước mơ ở những lúc khốn khó nhất. Hy vọng có thể mong manh nhưng chúng ta không bao giờ tuyệt vọng. Ngày hôm nay thì hơn hẵn ngày hôm qua nhưng thua xa ngày mai". Em lại kiên trì vượt khó. Dù có lúc tưởng như mình kiệt sức. Bất kể nắng mưa ngày hai buổi đạp xe rong ruổi đế trường  trên con đường dài hơn 10 Km đi về mỗi ngày. Em hứa tự nhủ mình cố gắng, cố gắng hơn nữa Nghĩa ơi!

Món quà của ân nhân- Người mà em chưa từng hình dung ra diện mạo- đã động viên và khích lệ tinh thần mẹ và em thật nhiều. Tự sâu thẳm của lòng mình, em xin được thay mẹ cảm ơn tấm lòng vàng của người, của thầy cô.
Lời tâm sự, dặn dò của thầy Phúc càng làm em thêm thắm thía và cảm phục tâm hồn cao thượng của người làm công tác từ thiện. Thầy bảo trong số họ có những người thật sự giàu nhưng cũng không ít người nghèo, cũng phải đổ mồ hôi để làm ra tiền. Họ ăn tiêu rất tiết kiệm nhưng cũng rất hào phóng trong công tác thiện nguyện. Sẵn sàng chia xẻ những nổi đau, cứu vớt những mảnh đời bất hạnh, làm cho nhân gian vơi bớt những dòng lệ tủi thân, những nụ cười  nở trên vành môi héo hắt xanh xao.

Thưa ân nhân kính mến!
Dù bây giờ đã bắt đầu tháng hai âm lịch nhưng mùa xuân vẫn còn hai tháng ở phía trước và vẫn còn 12 mùa trăng tròn nữa lại mới đế xuân sau. Một lời chúc xuân bây giờ hơi muộn. Nhưng em vẫn xin được chúc người và gia đình một mùa xuân mới, một năm mới an khang thịnh vượng và thành đạt.

Kímh thư
Nguyễn Nghĩa


Mắt Thương Nhìn Cuộc Đời


Diệu Liên và nhà bếp xiêu vẹo của em Lệ Hằng

Hằng năm, vào cuối tháng 6, MTNCĐ lại gửi thư kêu gọi quý ân nhân đóng góp giúp quỹ Học Bổng. Quỹ học bổng sẽ được chuyển về Việt Nam vào tháng 7, và phát ra cho các em trước ngày tựu trường năm đến.

Thư cám ơn của các em học sinh nghèo nhận học bổng được gửi từ Việt Nam đến MTNCĐ theo từng đợt sau khi phát xong, mỗi đợt khoảng 50 lá thư. Mỗi khi nhận được một đợt thư cám ơn, chúng tôi đã đọc hết tất cả các lá thư. Có lần chúng tôi đã đọc từ đầu hôm đến 5 giờ sáng hôm sau, với đôi mắt đỏ hoe và hộp giấy napkin vơi đi hơn một nửa. Lần nào đọc thư các em chúng tôi cũng khóc theo dòng chữ kể những hoàn cảnh bế tắc thương đau. Vừa đọc vừa hình dung cảnh đời khốn khổ của các học sinh nghèo và gia đình các em, tôi đã trấn an nỗi xúc động trong lòng bằng sự nhiếp tâm và phát nguyện là sẽ luôn có mặt bên các em, để cùng các em bước thêm bước nữa. Khi đọc thư các em tôi luôn viết lại chi tiết những hoàn cảnh đặc biệt. Tôi liên lạc với thiện nguyện viên tại Việt Nam, nhờ họ tìm hiểu thêm và tìm cách giúp đỡ kịp thời.

Trong những chuyến đi công tác từ thiện tại Việt Nam tôi tìm đến thăm các trường hợp đáng quan tâm, có lúc tôi xin ở lại trong nhà các em vì tôi muốn biết những gì các em viết trong thư có đúng sự thật hay không. Đến chung sống và hiểu rõ nhiều sự thật đã làm nỗi tuyệt vọng, sợ hãi, cô đơn của các em tràn ngập vào tim của tôi. Tôi nghĩ trạng thái tiêu cực trong tôi lúc đó chỉ là một giai đoạn ngắn, vì không bao lâu tôi sẽ được trở lại đời sống hạnh phúc bình an của tôi. Nhưng với các em và gia đình này thì không, họ phải đối đầu với niềm đau thương này mỗi ngày trong đời sống của họ.

Có những lần tôi và các thiện nguyện viên ngạc nhiên trước những suy nghĩ vượt ngoài lứa tuổi của các em. Vào dịp Tết, tôi nhờ thầy Phúc giúp mời khoảng 10 em học sinh mồ côi từ Quảng Nam ra Huế cùng tôi ăn Tết. Tôi muốn dành cho các em những ngày Tết rất vui, rất đầy đủ về mọi mặt mà em chưa bao giờ được hưởng trước đây. Nhưng thật là bất ngờ, khi hầu hết các em đều từ chối và nói chỉ thích sống tại ngôi nhà của cha mẹ để lại để hương khói cho Cha Mẹ trong ba ngày Tết. Mời không được các em ra Huế nên tôi gửi tiền vào quê cho các em làm quà. Thầy Phúc đến nhà trao tiền thì các em không có ở nhà, có em đang đi phụ ông bà chăn trâu, làm ruộng, có em thì đang mót củi, hái cây làm chổi, mót rau đem đi chợ bán 3 ngày Tết.

MTNCĐ tặng học bổng cho học sinh nghèo trong nhiều năm qua. Sự thực số tiền chúng ta gửi đến các em mỗi đợt rất ít so với nhu cầu học tập, số tiền đó không thể nói là một “Học Bổng”. Nhưng biết làm sao hơn, khi số học sinh cần giúp đỡ quá nhiều mà số tiền từng đợt quyên góp có giới hạn. Để giải quyết tình trạng này, chúng tôi chia tiền trong quỹ khẩn cấp có được ra phát đếu cho các em cần giúp, rồi tiếp tục xin tiền và phát tiếp. Tuy nhận ít tiền trong mỗi đợt nhưng có em nhận được nhiều đợt trong một năm. Chúng tôi phát tiền tùy theo hoàn cảnh khó khăn của từng em một, chia nhỏ tiền ra để gia đình chỉ dùng tiền lo cho việc học của các em, đưa một lần nhiều tiền gia đình sẽ dùng tiền vào các việc khác, khi các em cần đóng tiền học và mua sách vở gia đình lại không có tiền lo cho các em.

Chúng tôi mong được sự hưởng ứng của qúy vị trong chương trình này. Việc làm nhỏ bé của chúng ta hôm nay sẽ là tương lai tươi sáng của các em ngày mai.

Tôn Nữ Diệu Liên

Eyes of Compassion Relief Organization (EOCRO)
52 Evelyn Wiggins Dr. Toronto, Ont. M3J 0E8, Canada
Email:
eocvn@yahoo.com
Web: www.eyesofcompassion.org
Phone: 647-345-5716
Registered Non Profit Organization: 88930 2006 RR0001


Theo: Mắt Thương Nhìn Cuộc Đời, Phù Sa không có trách nhiệm.

 

Không có con đường đưa tới hạnh phúc, hạnh phúc là con đường.


SỰ
XÃ HỘI



TỦ SÁCH

Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

TRANG NGOÀI PHÙ SA

Việt nam Chiến tranh và Lịch sử

 

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kíCộng Hòa động hận thù, và bạo lực. Không Cộng Hòaủ trương lật đổ một Cộng Hòaế độ, hay bất kỳ một Chính phủ nào.