PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                       TRANG CHÍNH

" Không tự nâng mình lên bằng cách đạp kẻ khác xuống " (Siddhatta)
 Cộng HòaUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

  Vấn Đề Xã Hội

Việt Nam: Tương lai chế độ

  • PSN - 4.7.2010 | Thanh Vân lược dịch

Đại Hội Đảng kỳ thứ XI sẽ nhóm họp vào tháng năm 2011. Người ta sẽ phải thay đổi một số ghế lãnh đạo, ấn định đường hướng để đưa kinh tế ra khỏi cơn khủng hoảng và sau hết, cải tiến cung cách hoạt động của cơ chế chánh trị.

 

Tổng Thơ Ký Nông Đức Mạnh sắp mãn nhiệm kỳ hai và không thể đảm nhiệm thêm một nhiệm kỳ nữa. Những ứng cử viên vào chức vụ này phải hội đủ ba điều kiện. Phải dưới 65 tuổi, để không vượt quá 70 vào cuối nhiệm kỳ 5 năm, phải là ủy viên trung ương. Nhưng trên thực tế tổng bí thơ phải nằm trong số 15 ủy viên Bộ Chánh Trị, nơi những lãnh tụ chánh yếu của đất nước đang ngự trị. Chót hết, theo những quy định bất thành văn, đương sự phải là người miền Bắc.

 

Chủ Tịch nước hiện nay, với 68 niên kỷ, cũng phải rời khỏi chức vụ, y như Chủ Tịch Quốc Hội, nay đã 66 tuổi đời. Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã khá nhiều tuổi với 61 năm cuộc đời, nhưng ông là người miền Nam. Ông có nhiều hy vọng tiếp tục ngồi ghế thủ tướng, như vậy còn chỗ trống cho một nhơn vật người Bắc vào chức Tổng Bí Thơ. Mà ai đây? Ở Hà Nội người ta tha hồ dự đoán.

 

Trưởng Ban Tuyên giáo TW Tô Huy Rứa phát biểu tại lớp bồi dưỡng báo cáo viên cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" (photo vietbao.vn)

Một danh tánh được thiên hạ râm ran lưu hành là Tô Huy Rứa. Tại Hội nghị lần thứ 9 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, Tô Huy Rứa được bầu bổ sung vào Bộ chính trị. Có lẽ người ta đã chuẩn bị trước rồi. Ông Rứa năm nay 63 tuổi và người Bắc. Nhưng đặc biệt hơn hết là ông giữ một chức vụ chiến lược trong Bộ Chánh Trị. Ông đứng đầu Ủy Ban Văn Hoá Tư Tưởng Trung Ương. Ở vị thế đó, ông nắm lấy chủ thuyết của Đảng và việc đào tạo cán bộ. Được biết ông rất cương quyết. Ông quan tâm đến việc củng cố Đảng, cơ cấu chánh trị của đất nước, như vậy cũng không có nghĩa là phải cứng rắn và khép kín Đảng. Những chức vụ chủ tịch nước và chủ tịch quốc hội cũng phải thay thế. Những cuộc mặc cả và đấm đá đã bắt đầu rồi!

 

Những vấn đề này cần được giải quyết gấp. Từ 1991, cơn khủng hoảng kinh tế đã làm lung lay một tiến trình tăng trưởng đang mạnh và điều hòa. Mức lạm phát trong sáu tháng đầu tiên của năm 2008 đã tăng lên đến 28% trong cả năm. Dân Việt Nam, không bao giờ tin tưởng vào tiền tệ nước mình, nên lảng tránh giấy bạc có hình Bác, mà chỉ xài vàng cây hay đô la Mỹ. Như vậy là chợ đen hối đoái lại nổi cộm lên. Chánh quyền cho người ta có cảm tưởng là họ hốt hoảng. Họ tìm cách giảm bớt khối lượng tiền tệ và cấm nhập cảng vàng. Công nhơn thầy thợ đua nhau đình công vì thấy mãi lực của mình bị suy giảm.

 

May mắn thay, cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế xuất phát từ Tây Phương đã ổn định được giá cả nguyên vật liệu và sản phẩm nhập cảng. Nhưng, hàng xuất cảng sang thị trường Huê Kỳ và Châu Âu sút giảm một cách tệ hại.

 

Người ta tung ra một kế hoạch phục hồi. Cuối năm 2009, tổng sản phẩm nội địa (PIB) gia tăng và ổn định ở mức 5,1%, như vậy cũng khá. Nhưng Việt Nam tích lũy quá nhiều lạm phát, nào ngân sách lạm phát 9% PIB, nào thương mại lạm phát và lạm phát cán cân chi phó. Dự trữ ngoại tệ chỉ đũ cho ba tháng nhập cảng. Việt Nam đắn đo lo sợ bị lệ thuộc nước ngoài. Giá trị hàng xuất khẩu của họ chỉ gần bằng 70% PIB. Đất nước nầy phải dựa vào luồng đầu tư ngoại quốc để quân bình cán cân chi phó của mình.

 

Vào cuối năm 2010, Việt Nam chắc phải trông cậy vào Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (FMI). Dẫu cho tình hình có khó khăn nhưng cũng chưa đến đổi nguy kịch. Công nợ chỉ lên đến 48% PIB. Và Á Châu lại trở thành động cơ cho tăng trưởng thế giới. Như vậy Việt Nam sẽ được lợi. Thế nhưng vì Việt Nam quá nhạy cảm với những thăng trầm của kinh tế thế giới nên nhận ra rằng mình không còn quản lý được mô hình phát triển của họ. Đảng phải rút kinh nghiệm của giai đoạn này mà cải tiến công cuộc quyết định của mình, tránh do dự phân vân như hồi 2008-2009. Đó là đề tài cần thảo luận ở Đại Hội.

 

Bên Trung Quốc, Hồ Cẫm Đào vừa là Tổng Bí Thơ Đảng, vừa là Chủ Tịch nước và Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương. Như vậy, ông tóm thâu quyền hành trong Đảng, trên cả nước, bên quân đội và có thể giải quyết mọi tranh chấp. Ở Việt Nam đâu được như vậy. Tổng Bí Thơ Đảng chỉ đảm nhiệm có chức vụ này. Muốn theo gương Trung Quốc, Tổng Bí Thơ Lê Khả Phiêu trước kia có đề nghị tổng bí thơ kiêm luôn chức chủ tịch nước, nhưng đề nghị này bị bác bỏ. Một số người hối tiếc. Không chắc gì Đại Hội tới, người ta sẽ trở lại vấn đề này. Tổng Bí Thơ sắp tới phải có khá nhiều uy tín mới mong có được những quyết định và những phân xử nhanh chóng.

 

Đấu tranh chống tham nhũng là đề tài cửa miệng những nhà lãnh đạo chánh trị Việt Nam. Nhưng thiên hạ nghe họ tuyên bố mà vẫn hoài nghi. Theo phúc trình mới đây của "Transparency International" thì Việt Nam bị xếp hạng thứ 120 trên 180 nước tham nhũng. Và phúc trình nghiên cứu phát triển ở Việt Nam của Ngân Hàng Thế Giới, trình bày công cuộc nghiên cứu về tham nhũng, cho biết 65% người Việt Nam nhận xét tệ tham nhũng là một vấn đề lớn.

 

Tham nhũng làm cho quần chúng nhơn dân không còn tin tưởng ở cấp lãnh đạo của mình. Dẫu cho một đạo luật diệt trừ tham ô nhũng lạm thật đầy đủ đã được ban hành trong năm 2005. Nhưng phải thi hành mới được. Trong một chế độ, trên nguyên tắc, không chấp nhận đối lập chánh trị và quyền lực đối nghịch để tố giác tham nhũng, người ta chỉ còn biết dựa vào các quan tòa mới mong luật pháp được đem ra áp dụng. Vậy mà ở Việt Nam, các vị thẩm phán được đề cử trong năm năm với nhiệm kỳ duy nhứt. Như vậy đâu phải là phương cách tốt nhứt để có một nền tư pháp độc lập. Có thể với áp lực của tư pháp và của đảng viên cơ sở, vấn đề này sẽ được ghi vào chương trình nghị sự của Đại Hội kỳ tới chăng?

 

Những quan hệ trắc trở với Trung Quốc là đề tài thời sự ở Việt Nam hiện nay. Tranh chấp còn nhiều, như vụ Tàu chiếm quần đảo Hoàng Sa bị Việt Nam phản đối, như vụ đất châu thổ Cữu Long bị thoái hóa vì Trung Quốc gia tăng xây đập ở thượng nguồn, như Tàu khai thác mỏ Bauxite trên cao nguyên không đếm xỉa gì đến môi trường, hay khai thác rừng trên cao ở các tỉnh phía Bắc để lập đồn điền, như Trung Quốc cho sản phẩm tràn ngập thị trường Việt Nam... Nhưng, Bộ Chánh Trị hiện thời chủ trương giải quyết những khó khăn đó một cách kín đáo, qua đường lối ngoại giao. Nhưng cũng không chắc gì Bộ Chánh Trị tránh né được chuyện những vấn đề đó được phơi bày ở Đại Hội.

 

Thật ra không có vấn đề phân biệt mục tiêu của chánh sách kinh tế và xã hội, như tìm mức tăng trưởng trở lại, duy trì mức phát triển công khai, giảm thiểu bất công, phát triển thị trường nội địa và bảo vệ xã hội. Những thứ tự này có ưu tiên của nó. Những chuyện đó không đến đổi thực sự chia rẻ Đảng. Vấn đề trọng đại hơn hết là "Dân Chủ Hóa" chế độ chánh trị, theo nghĩa Việt Nam. Không có chuyện từ bỏ chuyện độc đảng. Nhưng liệu có thể nào nới rộng những không gian của tự do, bảo đảm những không gian đó một cách hữu hiệu, giảm nhẹ việc kiểm duyệt, bảo đảm cho tư pháp độc lập trong chừng mực nào đó, trong khuôn khổ của chế độ được không?

 

Trong nội bộ Đảng, những người nhút nhát lo sợ hậu quả của chuyện mở rộng tự do như vậy, nhưng có những người khác thì cho rằng đó là cách duy nhứt để bảo đảm cho chế độ được trường tồn. Họ nghĩ là cung cách này có lợi. Nó đem lại sự ổn định chánh trị và thể thống nhứt cho đất nước, nó tạo ra một thời gian chánh trị lâu dài, thuận lợi cho những chánh sách dài ngày, tránh được những sự bất ngờ vì cứ đổi thay. Nhưng phải làm cho nó thích nghi với đòi hỏi của thời gian. Trong một Đông Nam Á đặc biệt đầy xáo trộn, thành quả của Việt Nam sẽ tác động đến toàn bộ của khu vực.

 

Philippe Delalande

 

Thanh Vân dịch từ bài "Le Vietnam face à la crise et à l'avenir du régime" đăng trên tờ "Le Monde" ngày 29.6.2010. [http://www.lemonde.fr/idees/article/2010/06/29/le-vietnam-face-a-la-crise-et-a-l-avenir-du-regime_1380478_3232.html]

***********

Le Vietnam face à la crise et à l'avenir du régime

Le Monde | 29.06.10 | 14h03 • Mis à jour le 30.06.10 | 09h35
Philippe Delalande, économiste, membre d'Asie 21-Futuribles

Le 11e congrès du Parti communiste vietnamien aura lieu en janvier 2011. Il devra renouveler une partie des dirigeants, fixer une ligne de conduite pour sortir l'économie de la crise et, enfin, améliorer le fonctionnement du régime politique.

 

Le secrétaire général, Nông Duc Manh, arrive au terme de son second mandat et ne peut être reconduit. Les postulants au secrétariat général doivent remplir trois conditions. Etre âgés de moins de 65 ans afin de ne pas dépasser 70 ans au terme de leur mandat de cinq ans, être membres du comité central. Mais la pratique veut que le secrétaire général soit issu du bureau politique de 15 membres où siègent les principaux dirigeants de l'Etat. Enfin, selon une règle non écrite, il doit provenir du nord du pays.

 

L'actuel président de la République, âgé de 68 ans, devra aussi quitter son mandat comme le président de l'Assemblée nationale, âgé de 66 ans. Le premier ministre Nguyên Tan Dung a 61 ans, mais il est du Sud. Il a des chances d'être reconduit à son poste, ce qui laisserait disponible celui de secrétaire général pour une personnalité du Nord. Laquelle ? Les pronostics vont bon train à Hanoï.

 

Un nom circule plus que d'autres : Tô Huy Rua. Il a été promu au bureau politique, après le congrès de 2006, par le comité central de janvier 2009. Ce peut être signe d'une cooptation préparée. Il a 63 ans, il est du Nord. Mais surtout, il occupe une fonction stratégique au bureau politique. Il préside la commission de propagande et d'éducation du comité central. Il a ainsi la haute main sur la doctrine du parti et sur la formation des cadres. On le dit énergique. Il a le souci de renforcer le parti, ossature politique du pays, ce qui ne signifie pas le raidir et le fermer. Les postes de présidents de la République et de l'Assemblée nationale devront aussi être pourvus. Les tractations sont ouvertes, déjà !

 

Les problèmes à résoudre sont urgents. La crise a ébranlé le cours d'une croissance forte et régulière depuis 1991. Le premier semestre 2008 a vu l'inflation s'accélérer jusqu'à 28 % sur une pente annuelle. Les Vietnamiens, qui n'ont jamais eu grande confiance dans leur monnaie, l'ont fuie au profit de l'or et du dollar. Le marché noir des devises a ressurgi. Le pouvoir a donné le sentiment de paniquer. Il a tenté de réduire la masse monétaire, a interdit l'importation d'or. Les grèves se sont multipliées face à la baisse du pouvoir d'achat.

 

Heureusement, en fin d'année 2008, la crise économique venue d'Occident a stabilisé le cours des matières premières et des produits importés. Mais les exportations vers le marché américain et européen ont brutalement décru.

 

Un plan de relance a été mis en place. Au terme de l'année 2009, la croissance du produit intérieur brut (PIB) s'établit à 5,1 %, ce qui n'est pas si mal. Mais le Vietnam accumule les déficits, déficit budgétaire de 9 % du PIB, déficit commercial et déficit de la balance des paiements. Les réserves de change couvrent à peine trois mois d'importation. Le Vietnam mesure sa dépendance envers l'étranger. La valeur de ses exportations représente près de 70 % du PIB. Le pays doit compter sur les flux d'investissements étrangers pour équilibrer sa balance des paiements.

 

Il n'est pas exclu de devoir recourir au Fonds monétaire international fin 2010. Si la situation est délicate, elle n'est cependant pas dramatique. La dette publique n'est que de 48 % du PIB. Et l'Asie redevient le moteur de la croissance mondiale. Elle devrait profiter au Vietnam. Cependant le Vietnam, trop vulnérable aux fluctuations de l'économie mondiale, a conscience de perdre la maîtrise de son modèle de développement. Le parti doit tirer les leçons de cette période, améliorer son processus de décision, éviter les flottements des années 2008-2009. Ce sera un thème du congrès.

 

En Chine, Hu Jintao est secrétaire général du parti, chef de l'Etat et président de la Commission militaire centrale. Il a ainsi autorité sur le parti, l'Etat, l'armée, et peut arbitrer les différends. Rien de tel au Vietnam. Le secrétaire général du parti exerce ce seul mandat. Le précédent secrétaire général, Lê Kha Phiêu, avait proposé, s'inspirant de la Chine, que le secrétaire général soit aussi président de la République, proposition rejetée. Certains le regrettent. Il est peu probable que le prochain congrès revienne sur ce rejet. On ne pourra compter que sur la personnalité du prochain secrétaire général pour imposer des décisions et des arbitrages rapides.

La lutte contre la corruption est un thème de discours des responsables politiques vietnamiens. Les auditeurs restent sceptiques. Le Vietnam est 120e sur 180 dans le classement des pays selon leur degré de corruption, établi par le dernier rapport de Transparency International. Et le rapport 2010 de la Banque mondiale sur le développement au Vietnam expose une étude sur la corruption : 65 % des Vietnamiens jugent la corruption un problème majeur.

 

Elle mine la confiance des citoyens dans leurs dirigeants. Pourtant une loi très complète contre la corruption fut promulguée en 2005. Il faudrait l'appliquer. Dans un système qui n'admet pas, par définition, d'opposition politique et de contre-pouvoirs pour dénoncer les corrompus, on ne peut compter que sur les juges pour faire appliquer la loi. Or au Vietnam, ceux-ci sont nommés pour cinq ans et leur mandat peut ne pas être renouvelé. Ce n'est pas la meilleure façon d'assurer l'indépendance de la justice. Une pression des magistrats et de la base du parti fera, sans doute, inscrire cette question à l'ordre du jour du congrès.

 

Les difficiles rapports avec la Chine sont un thème d'actualité au Vietnam. Les contentieux sont nombreux : mainmise de la Chine sur l'archipel des Paracels que le Vietnam revendique, détérioration du delta du Mékong sous l'effet des barrages que la Chine multiplie en amont, investissements chinois au mépris de l'environnement dans les mines de bauxite, sur les hauts plateaux ou dans les forêts d'altitude des provinces du Nord au profit de plantations industrielles, invasion de produits chinois sur le marché vietnamien... Mais l'actuel bureau politique souhaite que ces contentieux soient traités dans le secret des relations diplomatiques. Pourra-t-il éviter qu'ils ne soient débattus au congrès ? Rien n'est moins sûr.

 

Il n'y a pas vraiment de clivage sur les objectifs de la politique économique et sociale : renouer avec la croissance, conserver la maîtrise publique du développement, réduire les inégalités, développer le marché intérieur et la protection sociale. Des nuances apparaissent dans l'ordre de priorité entre ces objectifs. Elles ne sont pas telles qu'elles divisent vraiment le parti. La grande affaire, c'est la "démocratisation" du régime politique au sens vietnamien du terme. Il est hors de question de renoncer au parti unique. Mais peut-on élargir les espaces de liberté, les garantir efficacement, alléger la censure, assurer une certaine indépendance de la justice dans le cadre du système ?

 

Dans le parti, les craintifs appréhendent les conséquences d'une telle libéralisation, mais d'autres estiment que c'est la seule façon de garantir la pérennité du régime. Celui-ci a des avantages, pensent-ils. Il assure la stabilité politique au pays et son unité, il offre un temps politique long, propice aux politiques de long terme, à l'abri des aléas de l'alternance. Mais il faut l'adapter aux exigences du temps. Dans une Asie du Sud-Est particulièrement troublée, l'issue du pari vietnamien aura des répercussions sur l'ensemble de la région.

 

Philippe Delalande, économiste, membre d'Asie 21-Futuribles

 

Không có con đường đưa tới hạnh phúc, hạnh phúc là con đường.


SỰ
XÃ HỘI



TỦ SÁCH

Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

TRANG NGOÀI PHÙ SA

Việt nam Chiến tranh và Lịch sử

 

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kíCộng Hòa động hận thù, và bạo lực. Không Cộng Hòaủ trương lật đổ một Cộng Hòaế độ, hay bất kỳ một Chính phủ nào.