PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                       TRANG CHÍNH

" Không tự nâng mình lên bằng cách đạp kẻ khác xuống " (Siddhatta)
 Cộng HòaUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ


Lòng tốt ở trên đường

Tôi sẽ không đến nhà ông ta. Chắc chắn thế. Vì chẳng thể tự nhiên có lòng tốt mọc ra ở trên đường. Sẽ có một trò lừa đảo, một cái bẫy được giăng ra chờ những con mồi sa vào. Tôi nhất quyết không thể là một con mồi khờ khạo.


Đó là một buổi chiều muộn. Tôi đang đi bộ trên đường thì một người đàn ông đi xe máy ngược chiều bỗng giảm tốc độ và ghé lại gần sát chỗ tôi. Tôi hốt hoảng lùi lại vì bản năng tự vệ. Cũng có thể là tôi quá lo xa. Có thể ông ta chỉ muốn hỏi đường. Tôi đã tự nhủ mình như thế. Nhưng sống lâu ở thành phố, từng chứng kiến những bất trắc của đô thị, những người xa lạ trên đường luôn khiến tôi phải đề phòng.

Người đàn ông không hỏi đường. Ông ta chăm chú nhìn vào mặt tôi và bảo: “Cô đang có vấn đề về sức khoẻ. Da cô rất xấu. Biểu hiện của việc thiếu máu trầm trọng.”

Tôi lắng nghe ông ta nói với thái độ cảnh giác. Ông ta và tôi – không thân không quen, tại sao ông ta lại dừng lại để nói với tôi những điều ấy. Hơn nữa, tôi đang thấy mình khoẻ mạnh, có thể đôi lúc làm việc quá sức thì thấy chóng mặt và mệt mỏi. Những biểu hiện ấy thì ai chả gặp phải, đâu riêng gì mình tôi? Vậy mà ông ta lại nói là tôi đang có vấn đề về sức khoẻ. Thế chẳng phải là đang yên đang lành làm cho người ta lo sợ ư? Tôi thấy bực bội. Phải chăng người đàn ông này còn có mục đích đen tối gì đó?

 

Trong khi lòng tôi đang rối bời bởi những câu hỏi, thì người đàn ông vẫn kiên nhẫn nói. Ông ta hẳn đã nhận được thái độ không mấy niềm nở của tôi. Nhưng tại sao ông ta vẫn gắng sức làm cái việc vô nghĩa ấy? Ông ta có thể bỏ đi vì sự tốt bụng của mình không được đón nhận. Nhưng ông ta lại không làm thế. Rốt cuộc, ông ta muốn gì?

“Tôi là bác sĩ đông y. Nếu cô tin tôi, mời cô qua nhà tôi. Địa chỉ nhà tôi là thế này… Tôi sẽ khám và kê đơn thuốc cho cô. Bệnh này đừng để lâu quá.”
 

Cẩn thận hơn, người đàn ông còn lục túi, xé ra một mảnh giấy và viết địa chỉ, số điện thoại của mình vào trong đó. Liếc nhìn địa chỉ nhà của ông ta, ông biết, ông ta cách nhà tôi không xa. Chỉ vài chục mét. Có thể nào ông ta biết tôi? Không có lẽ. Vì tôi mới dọn về đây ở, và rất ít khi ra ngoài. Sau giờ làm, tôi chỉ về nhà và ở lì trong phòng, xem ti vi hoặc đọc sách. Nhưng giả sử ông ta biết tôi sống ở đó thì đã làm sao? Tiếp tục những câu hỏi mọc lên trong đầu tôi, không thể trả lời.

Hẳn ông ta bịa ra việc tôi bị bệnh để dụ đến nhà rồi bán cho vài thang thuốc với cái giá cắt cổ. Chỉ có thể là như thế thì ông ta mới phải tốn công tốn sức như vậy. Tôi hài lòng với suy đoán có vẻ hợp lý này.
 

Người đàn ông đưa mảnh giấy cho tôi, và hỏi tôi số điện thoại. Tôi đã liến láu đọc ra một dãy số. Đó là số điện thoại mà tôi dùng cách đây đã lâu, và hiện giờ số điện thoại đó không còn dùng nữa. Nói đúng hơn, tôi đã cho ông ta một số điện thoại không thể gọi được. Tôi đọc rất nhanh, và vì vậy ông ta đề nghị tôi nhắc lại để lưu vào điện thoại di động của mình. Khi ấy tôi đã thót tim vì sợ ông ta sẽ nháy thử số máy, và sẽ lật tẩy được sự dối trá của tôi. May sao, ông ta chỉ lưu lại số, rồi nổ xe máy, phóng đi, để lại tôi tần ngần với mảnh giấy trong tay.

Tôi sẽ không đến nhà ông ta. Chắc chắn thế. Vì chẳng thể tự nhiên có lòng tốt mọc ra ở trên đường. Sẽ có một trò lừa đảo, một cái bẫy được giăng ra chờ những con mồi sa vào. Tôi nhất quyết không thể là một con mồi khờ khạo.
Không phải đắn đo quá nhiều, tôi vo tròn mẩu giấy ghi địa chỉ trên tay mình và ném nó vào thùng rác. Tối đó, trong bữa cơm gia đình, tôi hào hứng kể về chuyện mình đã “không bị lừa” như thế nào. Tôi có cảm giác như mình đã lập được chiến tích. Nhưng thái độ chồng tôi thì có vẻ tư lự:

“Nhỡ ông ta thật sự có ý giúp mình thì sao?”
 

Tôi có cảm giác hẫng trong giây lát. Nhưng rồi tôi lại tự trấn an mình: làm gì có chuyện ấy. Làm gì có thứ lòng tốt chạy ở trên đường. Rằng ra đường bây giờ không bị lừa đã là may lắm rồi. Thật kì lạ, sao các cảm giác hân hoan của kẻ chiến thắng (làm cho kẻ lừa đảo tưởng bở) không làm tôi còn thấy vui sướng nữa.

Hôm sau, và nhiều hôm sau nữa tôi đi qua nhà người đàn ông ấy. Có lúc tôi bắt gặp ông ta đứng tưới cây ở ngay cổng ra vào. Tim tôi đã thót lại vì sợ, nhưng may sao tôi đeo khẩu trang nên chắc ông ta không nhận ra.

Tôi tự hỏi mình: tại sao mình lại phải sợ? Tôi cứ đàng hoàng đi qua trước mặt ông ta thì có làm sao? Nhưng rõ ràng, tôi không đủ tự tin để làm người đàng hoàng. Tại sao lại có thứ trái khoáy như vậy. Ông ta định lừa tôi, tôi đã không để cho mình bị mắc lừa, thì tôi phải “ngẩng cao đầu kiêu hãnh” chứ? Hay chính trong sâu thẳm trái tim mình, tôi đã không tin vào phi vụ lừa đảo ấy? Vậy thì hoá ra, tôi đang mắc phải một căn bệnh nguy hại: sự đa nghi và thói ngờ vực lòng tốt của kẻ khác? Tôi đã tự dằn vặt mình. Và nếu không có một sự việc xảy ra sau đó, thì tôi có lẽ sẽ vẫn còn hồ nghi rất lâu về lòng tốt của một con người.

Hai tháng sau cuộc gặp kì lạ với người đàn ông ấy, tôi đã phải vào viện. Hoá ra sức khoẻ tôi tồi tệ hơn tôi tưởng rất nhiều. Cơ thể tôi bị suy kiệt và thiếu máu trầm trọng. Đúng như lời người đàn ông ấy đã cảnh báo với tôi. Lẽ ra tôi đã không rơi vào tình trạng xấu tồi tệ đến thế, nếu như mở lòng đón nhận lòng tốt từ một người xa lạ trên đường. Lẽ ra tôi phải cảm ơn lòng tốt của người đàn ông ấy.

Lẽ ra…
Sau khi từ viện về nhà, tôi không dám đi về phía con đường chạy qua nhà người đàn ông tốt bụng ấy. Cảm giác xấu hổ và day dứt khiến tôi không dám đối mặt với ông ta. Thật đáng thương khi tôi đã vui mừng đến thế nào vì tưởng rằng mình đã lừa thành công một người tốt bụng bằng việc đưa một số điện thoại mà tôi không còn dùng đến nữa. Tôi đã ném thẳng tay địa chỉ mà ông ta ghi cho tôi vào thùng rác. Một lòng tốt có đáng bị đối xử như thế không ? Càng nghĩ, tôi càng thấy mình thật đáng kinh bỉ.
 

xxx

 

Một lần nọ, tôi cần đến gặp một người bạn ở xa về vì có việc rất quan trọng. 11 giờ tôi mới nhận được điện thoại của bạn, trong khi 12 g 30 anh ta đã phải ra sân bay. Từ nhà tôi đến địa điểm hẹn gặp, nhanh nhất cũng phải nửa tiếng đồng hồ. Tôi đã phóng xe như điên.

Nhưng đã có rắc rối xảy ra. Sau khi vòng vèo một hồi trên khu vực phố cổ tôi nhận ra rằng mình hoàn toàn không xác định được hướng đường, dù sau khi đã nhận được những lời chỉ dẫn từ cánh xe ôm. Đồng hồ chỉ gần 12 giờ. Điện thoại của bạn vẫn réo gọi từng phút. Tôi gần như bấn loạn. Đúng lúc ấy thì một bà cụ xuất hiện. Chính xác hơn là một bà lão đang đi bộ ngược chiều, sau một lúc tần ngần, bà đã tiến lại phía tôi. Hình như khuôn mặt thất thần của tôi khiến bà chú ý.

“Có việc gì vậy cháu?”
 

Tôi cố giải thích về tình cảnh của mình. Tôi nói khá dài và rắc rối. Đến nỗi tôi cũng không rõ mình đã nói gì. May thay, những giải thích rối rắm của tôi được người phụ nữ ấy lắng nghe một cách kiên nhẫn. “Bác biết ngõ ấy. Nó khá hẹp và ngắn, lại nằm trên đường một chiều, nên nhiều người không để ý. Bây giờ cháu đi thẳng, rẽ phải, sau đó rẽ trái, sau đó...” - Bà lão ngừng lời như cân nhắc điều gì đó. Sau đó bà khoát tay cương quyết – “Thôi, cháu chở bác, để bác chỉ đường. Chứ cứ loanh quanh thế này thì chả thể gặp bạn được đâu. Đã hơn 12 g rồi”

Tôi mừng như bắt được vàng nên rối rít mời bà lão lên xe.
Có người chỉ đường, chỉ chừng 5 phút, tôi đã đến được điểm hẹn trong nỗi vui mừng khôn xiết của người bạn vượt mấy nghìn cây số đến Hà Nội, rồi lại sắp phải đi tiếp một hành trình dài. Chúng tôi hối hả hỏi han nhau, trao đổi một số việc quan trọng, và trong lúc đó thì tôi quên hẳn sự có mặt của người phụ nữ chỉ đường tốt bụng. Đến lúc chia tay bạn, lên xe để ra về, tôi mới sực nhớ ra bà. Người phụ nữ tốt bụng đã đi đâu mất rồi. Hẳn là sau khi đưa được tôi đến đúng địa chỉ, bà đã lẳng lặng đi về. Nhà bà ở đâu? Bà về nhà bằng cách nào? Đường phố đông đúc như thế, người phụ nữ ấy qua đường có gặp sự cố gì không? Thậm chí tôi còn quên nói một lời cảm ơn.

 

Tôi đã mắc nợ lòng tốt của bà. Tôi nghĩ mãi về người phụ nữ mà thậm chí tôi còn không nhớ mặt, không biết tên. Tại sao bà lại tốt với tôi như vậy? Nếu là tôi, tôi có sẵn lòng ngồi lên xe người lạ để dẫn đường, rồi sau đó lại thập thõm đi bộ về nhà giữa trưa nắng chang chang như bà đã làm không? Câu trả lời chắc chắn là không.
 

xxx

 

Cuộc sống đô thị khiến tôi ngờ vực lòng tốt của người khác. Và chính đô thị ấy, trả lại cho tôi những nỗi ám ảnh và ân hận...
 

Phongdiep.net


 

Không có con đường đưa tới hạnh phúc, hạnh phúc là con đường.


SỰ
XÃ HỘI


TỦ SÁCH

Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

TRANG NGOÀI PHÙ SA

Việt nam Chiến tranh và Lịch sử

 

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kíCộng Hòa động hận thù, và bạo lực. Không Cộng Hòaủ trương lật đổ một Cộng Hòaế độ, hay bất kỳ một Chính phủ nào.