PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                       TRANG CHÍNH

" Không tự nâng mình lên bằng cách đạp kẻ khác xuống " (Siddhatta)
 Cộng HòaUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ


Hành vi ban đầu của cha mẹ dự đoán kỹ năng về học tập và xã hội của một đứa trẻ 30 năm sau

 

Sự chăm sóc nhạy cảm trong ba năm đầu đời có thể dự đoán thành tích trong học tập và năng lực xã hội đến tận tuổi trưởng thành, một nghiên cứu mới phát hiện. Những bậc cha mẹ là những người chăm sóc nhạy cảm có xu hướng đáp ứng trước những tín hiệu của đứa con họ một cách nhanh chóng và thích hợp. Những cha mẹ nhạy cảm cũng có những tương tác tích cực với đứa con và đem lại một nền tảng an toàn cho chúng để khám phá thế giới.
 

Post image for This Early Parental Behaviour Predicts A Child’s Academic and Social Skills 3 Decades Later

 

Tiến sỹ Lee Raby, người dẫn đầu nghiên cứu: “Nghiên cứu chỉ ra chất lượng của những kinh nghiệm được chăm sóc đầu đời của trẻ có một vai trò lâu dài và tiếp diễn trong việc thúc đẩy sự phát triển xã hội và học tập thành công trong những năm của tuổi trưởng thành.”

Các kết luận, được đăng trên tạp chí Child Development, đến từ một nghiên cứu với 243 người sinh trong hoàn cảnh nghèo khổ (Raby et al., 2014). Sự phát triển của họ được theo dõi từ lúc mới sinh cho đến 32 tuổi như một phần của nghiên cứu Minnesota Longitudinal Study of Risk and Adaptation.

Các bậc cha mẹ được quan sát cách tương tác với con họ trong suốt ba năm đầu đời của đứa trẻ sơ sinh. Sau này, các trẻ hoàn thành các bài tập được chuẩn hoá và sự thích nghi xã hội của chúng được thông báo bởi các giáo viên của trẻ. Các nhà nghiên cứu tiếp tục theo dõi các trẻ đó đến những lứa tuổi 20 và 30 của chúng, hỏi họ về các mối quan hệ tuổi trưởng thành của họ và thành tích học tập đạt được.

Các kết quả cho thấy, ngay cả ở những độ tuổi 30, những kinh nghiệm được chăm sóc đầu đời đó tiếp tục có liên quan đến thành tích học tập cuối cùng của họ. Chức năng xã hội ít có liên quan chặt chẽ với những kinh nghiệm được chăm sóc đầu đời với ảnh hưởng giảm dần đến những độ tuổi 30 của những người tham gia.

Tiến sỹ Raby nói: “Nói chung, nghiên cứu cho rằng những kinh nghiệm của trẻ với cha mẹ trong suốt vài năm đầu đời có một vai trò vô song trong việc thúc đẩy chức năng học tập và xã hội–không chỉ đơn thuần trong 20 năm đầu đời, mà còn trong suốt tuổi trưởng thành.

Điều này cho thấy sự đầu tư vào mối quan hệ bố mẹ-con cái ban đầu có thể đem lại những phần thưởng về lâu dài tích luỹ suốt cuộc đời của các cá nhân. Vì sự thành công trong học tập và các mối quan hệ của cá nhân đại diện cho nền tảng cho một xã hội lành mạnh, nên những chương trình trang bị cho các bậc cha mẹ để tương tác với con cái họ theo một cách thức nhạy cảm trong suốt vài năm đầu đời của đứa trẻ có thể có những lợi ích lâu dài cho các cá nhân, gia đình và toàn xã hội.”

 

Nguồn : YTL

Không có con đường đưa tới hạnh phúc, hạnh phúc là con đường.


SỰ
XÃ HỘI


TỦ SÁCH

Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

TRANG NGOÀI PHÙ SA

Việt nam Chiến tranh và Lịch sử

 

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kíCộng Hòa động hận thù, và bạo lực. Không Cộng Hòaủ trương lật đổ một Cộng Hòaế độ, hay bất kỳ một Chính phủ nào.