PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                       TRANG CHÍNH

" Không tự nâng mình lên bằng cách đạp kẻ khác xuống " (Siddhatta)


ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 

 Đời Sống Quanh Ta

Nỗi luyến tiếc của Bảo Đồng

  • PSN - 26.08.2007 | Minh Minh

Thông thường người ta để ý thấy trong chính thể độc tài, những người lên tiếng phê phán chế độ đều có mái tóc muối tiêu - muối nhiều hơn tiêu - và đã giả từ "vũ khí", bằng cách này hay kiểu khác. Việt Nam ta thì có các ông Võ Văn Kiệt, tướng Trần Độ,... Thì cũng đúng, trong tinh thần "cẩn tắc vô ưu", nếu không thì đặc quyền, đặc lợi bỏ cho ai, chưa nói đến còn phải bảo vệ nồi cơm của chính mình và của gia đình nữa - chưa nói đến chuyện bảo vệ cái đầu. Trong buổi đương thời tại chức thì sức mấy mà dám chống đối vì như vậy sẽ bị mất chức ngay, bị hạ tầng công tác, bị đi yên trí ở trại lao cải hay Goulag mút mùa lệ thủy, bị tai nạn giao thông có quy hoạch,...

Nên chi ở Trung Quốc cũng vậy. Giới trẻ ngưi Hoa đã rút kinh nghiệm nên tìm cách tránh xa chuyện đó vì trẻ mà chống đối thì chỉ có thua và đi đến chỗ chính quyền giết hại mà thôi, như ở Thiên An Môn 1989. Những người cao niên đã cắn răng chịu đựng quá lâu rồi nên tức nước phải vỡ bờ. Đã ở lứa tuổi trên "thất thập cổ lai hy" rồi thì còn gì để mất nữa đâu. Đấy là tình cảnh đáng thương tâm mà cũng đáng chán ngán trên cho đường đấu tranh chính trị bên Tàu, hay nói đúng ra là trong môi trường thiếu vắng đối thoại chính trị. Khi hiện tại đã đờ ra thì tương lai đành ngóng nhìn về dĩ vãng. Tới lúc thân ai người ấy lo và tiền bạc là trên hết thì thường chỉ có những ai bị Cách Mạng Văn Hóa thanh trừng mới lên tiếng chỉ trích cái rỗng không cùa Nhà Nước đảng trị, mà cũng phải trên tuổi về hưu.

Bên trong đảng cộng sản Trung Quốc, hiện nay, người duy nhất dám chủ trương đối thoại thẳng thắng với Đức Đạt Lai Lạc Ma là Phuntso Wangye, một trong những người đã từng tham gia xâm lấn Tibet hồi năm 1951, nay đã ngoài tám mươi. Và nếu những người cộng sản "cấp tiến" muốn cho tiếng nói của mình được lọt vào tai tập đoàn lãnh đạo, khi đã gần đến đại hội đảng vào mùa thu sắp tới, thì cũng phải là những người cựu trào đứng ra chống tệ tham nhũng tràn đồng, chống việc sát hại môi trường và phản đối những cuộc tranh chấp xã hội có tính dầu sôi lửa bỏng. 

Và ngọn cờ đầu cho đợt phản kháng kỳ này là ông Bảo Đồng, nhân vật còn sót lại, năm nay đã 75 tuổi đời. Bảo Đồng là cánh tay mặt của tổng bí thư Triệu Tử Dương (1987-1989), nhân vt đng đu duy nht trong đảng cộng sản Tàu dám đứng ra tìm cách làm dịu bớt thái độ độc tài đảng trị của Mao Trạch Đông. Cả hai, Triệu Tử Dương và Bảo Đồng, đều bị loại vào cuối tháng 5, 1989, sau khi họ Triệu đích thân cầm loa phóng thanh kêu gọi sinh viên đang bừng bừng khí thế đấu tranh tại quảng trường Thiên An Môn. Tiếng gọi của ông vừa dứt thì chiến xa của quân đội nhân dân đã tiến vào để chôn vùi âm mưu cải tiến chính trị và gieo rắc chết chóc trên đại lộ dẫn vào quảng trường lừng danh của Bắc Kinh.

Bảy năm tù, kế đó là án quản thúc tại gia chưa chấm dứt, cũng không làm suy suyển được ý chí chính trị của người trợ lý Cải Cách Chính Trị ở Ủy Ban Trung Ương Đảng. Tại một căn hộ 3 phòng ngập đầy hình ảnh và kỷ vật, Bảo Đồng vẫn quan niệm rằng:"Phải mở nắp vung để cho hơi thoát ra bớt, thay vì cứ càng ngày càng siết lại. Trung Quốc ngày nay đã có một diện mạo đổi mới và trở nên thịnh vượng. Vậy mà, chế độ chính trị vẫn không thay đổi, trước sao, sau vậy. Vẫn còn là chuyên chế độc đảng, vẫn khước từ mọi phê phán và không một ai dám nói không. Hảy tin tôi đi, nếu không có tranh luận trao đổi ý kiến thì lại sẽ có thảm họa cho mà xem. Như Bước Đại Nhảy Vọt. Như cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Như cuộc giết hại tháng 6, 1989."

Nền chính trị độc nguyên, độc tài, độc đảng của Trung Quốc bị ướp lạnh kiểu cấp đông trong vòng 18 năm qua nên chương trình đổi mới của Triệu Tử Dương và Bảo Đồng vẫn còn nguyên giá trị. Trước khi chĩa súng bắn lại đồng bào mình thì từ hồi năm 1987, Đặng Tiểu Bình đã chấp nhận, thậm chí còn cổ võ, tách rời đảng cộng sản Trung Quốc với nhà nước, cũng như bầu cử trong nội bộ đảng để chọn nhân tài. Là người đem phép lạ kinh tế lại cho Trung Quốc, lẽ ra họ Đặng cũng là nhân vật cởi trói chính trị cho đất nước này. Thế nhưng, chuyện đổi mới này không làm được nên có một nỗi niềm hối tiếc khôn nguôi.

Phong trào chống đối ở Thiên An Môn lúc bấy giờ cũng đòi hỏi cởi mở chính trị đã được Triệu Tử Dương, Bảo Đồng và một số đông trong đảng cộng sản Trung Quốc tán thành. Phải chăng biến cố "mùa xuân Bắc Kinh" vẫn còn là một cuộc hẹn hò mãi mãi dở dang giữa Trung Hoa và chế độ dân chủ? Theo Bảo Đồng thì:"Có thể lm! Dù thế nào đi nữa, chúng tôi không khi nào nghĩ rằng phong trào đó kết thúc bằng một cuộc tắm máu như thế."

Tình hình thật sự trở nên tồi tệ ngày 17 tháng 5, 1989 khi Đặng Tiểu Bình vì lo sợ sẽ làm cho đảng cộng sản chia rẻ trầm trọng nên bỏ rơi phe "cải cách" và ngã theo phe "cứng rắn" trong đảng và cánh quân đội. Bảo Đồng gọi đó là một cuộc "đảo chính quân sự", mở màn cho chuyện thảm sát trong những ngày ảm đạm Thiên An Môn. Từ đó trở đi, gọng kềm đã siết chặt. Dưới thời Hồ Cẩm Đào cũng như trong chế độ của Giang Trạch Dân, người tiền nhiệm của họ Hồ, Trung Quốc phải sống dưới một chế độ ngày đêm bị ám ảnh bởi hai chữ "ổn định".

Những giọt máu đã đổ ra những ngày 3, 4 và 5 tháng 6, 1989 là một vết nhơ không bao giờ phai nhòa trong ký ức của Triệu Tử Dương. Nhưng một nghi vấn, cũng đớn đau không kém, là liệu có phải phe cải cách trong Đảng đã để cho một cơ may lịch sử vuột khỏi tầm tay hồi tháng 5? Cuộc biểu tình ở Thiên An Môn có thể đã tạo điều kiện cho họ kiểm soát được tình hình và thúc đẩy phe chính thống khiến họ không thể trở tay. Ngắn gọn là nhen nhúm lên một tia lửa đổi mới.

Ngày nay, ông Bảo Đồng cho rằng:"Triệu Tử Dương đã quá chính trực, quá trung kiên nên không thể nào lao mình vào một thủ đoạn như thế được." Trên bình diện lịch sử, người cựu lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc, vẫn mang tiếng là con người của một sự thất bại, đến gặp sinh viên khi thời điểm đã qua đi, trong đêm 19 tháng 5, sau khi ông đã bị hạ bệ và trước khi giới nghiêm bắt đầu. Chính ông ta đã tự thú:"Tôi đến quá trễ", với đôi mắt đẫm lệ, như phóng sự truyền hình đã cho thấy. Quá trễ nên không còn cứu vãn được những người biểu tình khỏi cuộc thanh trừng đẫm máu đã được chuẩn bị trong âm thầm. Và quá trễ nên không đưa được Trung Quốc vào một chu kỳ đang khởi động, làm thay đổi cuộc diện của Đông Âu vào cuối năm đó.

-------------------------------------

(Tài liệu căn bản:"Le Seul Regret de Bao Tong", Jean-Jacques Mével, lefigaro.fr, 11 août 2007)
[http://www.lefigaro.fr/reportage/20070811.FIG000000577_mon_seul_regret.html]

 Minh Minh

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LIÊN LẠC     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.