PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                       TRANG CHÍNH

" Không tự nâng mình lên bằng cách đạp kẻ khác xuống " (Siddhatta)


ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 

 Xã hội / Ký sự


Lòng nhân ái hậu chiến
 

  • Cố Nhân | 16.12.2007

Trên chiến trường, khi chiến sĩ của hai trận tuyến thù nghịch diện đối diện nhau ai nhanh tay súng thì người ấy làm chủ tình hình. Quân trường đã đào tạo người lính trong tinh thần là kẻ địch thì phải triệt hạ vì nếu không thì họ sẽ bắn ngả mình. Đó là quy luật của chiến trường. Đời không thể lên án người lính chiến trong trường hợp đó.

 

Đơn giản hóa một cách triệt để thì đánh nhau chẳng khác gì một trò chơi đen đỏ, không ăn tất phải thua. Thế nhưng, chỉ có cung cách xử sự hậu chiến của một chủ thể mới nói lên được bản tánh của một con người, của một dân tộc. Câu chuyện sau đây diễn tả một cách vô cùng sâu sắc lòng nhân ái hậu chiến của một người lính, đã làm tròn nhiệm vụ lịch sử của mình và giữ đẹp lương tri của một thành viên thế giới tự do.

 

*   *   *

 

Chuyện rằng một hôm nọ trên con đường của Chu Lai, người chiến binh Mỹ đối đầu với một bộ đội Việt cộng. Anh ta đã lanh tay súng, làm đúng bổn phận của người lính Mỹ đứng trước kẻ thù. Thi hành đúng tiêu lệnh, anh ta lục trên xác kẻ thù để tìm tài liệu có cơ cho đơn vị của anh biết được nhiều hơn nữa về lực lượng đối phương có thể đe dọa tính mạng của chính anh ta, của bạn bè đồng đội và của đơn vị. Anh ta đã làm thế, không chút thắc mắc mà lại còn yên lòng vì đã thi hành đúng tiêu lệnh.

 

Mãn nhiệm kỳ phục vụ chiến trường Việt Nam, anh ta trở về Mỹ sinh sống bình thường. Chiến tranh nào rồi cũng phải chấm dứt, ai thắng, ai bại lịch sử sẽ phán quyết sau. Chiến tranh Việt Nam kết thúc bằng một hiệp định, chẳng đẹp lòng ai mà còn dấy lên nhiều nỗi băn khoăn.

 

Để vinh danh những con người đã hy sinh vì một lý tưởng cao đẹp, năm 1982, người ta dựng lên một bức tường đá hoa cương đen tại thủ đô Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ và ghi tên 58.000 chiến sĩ đã bị cuộc sống xóa sổ tại chiến trường Việt Nam. Một ngày đẹp trời, dạo chơi ngắm cảnh và nhìn vào bức tường "Tổ Quốc Ghi Công" kia, bỗng có người phát hiện ra một bức thơ, kèm theo hai bức ảnh nhỏ đen trắng, bạc màu thời gian.

 

Bức thơ viết:

 

"Thưa ông,

"Hai mươi hai năm qua, bức ảnh này của ông đã nằm trong bóp tôi. Lúc bấy giờ tôi chỉ có 18 tuổi, vào cái ngày mà ông và tôi đã chạm trán nhau trên con đường của Chu Lai ở Việt Nam. Tôi không hiểu tại sao ông không kết liễu đời tôi. Tay cầm khẩu AK-47, ông đã nhìn tôi khá lâu, thế mà ông không nổ súng. Xin ông bỏ lỗi cho vì tôi đã bắn hạ ông. Tôi đã phản ứng đúng như người ta đã dạy tôi ở quân trường. Ông không được kể như là một con người mà chỉ là một thứ đối tượng đáng khinh và một mục tiêu.

 

[...]

 

"Trong bao năm qua, tôi đã nhìn ảnh của ông và ảnh của người mà tôi nghĩ là con gái của ông! Mỗi lần như vậy, tôi cảm thấy lòng đau quằn quặn và tâm tư tràn đầy tội lỗi.

 

[...]

 

"Tôi xin gởi lại đây bức ảnh này cùng với bức thơ. Đã đến lúc tôi phải tiếp tục sinh sống, vứt khoát với nỗi khổ trong tôi và trút đi phần trách nhiệm.

 

"Xin ông bỏ lỗi cho..."

 

*   *   *

 

Có người để ý đến bức thơ, đem đăng báo và do đó nỗi đau của anh cựu binh kia càng làm cho anh xót xa. Anh ta quyết định làm mọi cách để liên lạc với gia đình của người bộ đội Việt Nam, sở hữu hai bức ảnh mà anh đã thu lượm trên xác chết. Ảnh và tin đó được đăng lên báo chí Hà Nội.

 

Diệu kỳ thay, báo đó đã tới được tận làng của gia đình kia. Vài ngày sau, người Mỹ nhận được một điện thư của Lan, con gái của người bộ đội ngả chết dưới họng súng của anh ta. Thế là, người Mỹ kia bay sang Việt Nam để nhìn tận mắt người con gái của kẻ quá cố, để xin lỗi, để an ủi. Từ đó về sau, bức ảnh của người bộ đội vĩnh viễn được để trên bàn thờ trong nhà người thiếu nữ kia.

 

*  *  *

 

Huyền diệu thay và vô cùng cao quý là lòng nhân ái của những con người trong một xã hội tự do tư tưởng và tự do hành động! Có người bộ đội nào nặng lòng nhân ái hậu chiến như người cựu binh Mỹ trong câu chuyện trên đây hay không? Nếu có chăng nữa thì chắc gì Hà Nội chịu để cho họ hành động như người Mỹ cựu binh kia. Mồ mã của chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa còn bị chế độ vô nhân cày xới lên thì nói làm gì thứ tình cảm hiếm hoi đó. Chế độ thế nào, con người thế ấy.

 

Cố Nhân

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.