PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                       TRANG CHÍNH

" Không tự nâng mình lên bằng cách đạp kẻ khác xuống " (Siddhatta)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

n Học

Ký sự

Giáo Dục

Diễn Đàn

Chính Luận

Môi Trường

Văn minh - Văn hóa

Viễn tượng Việt Nam

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

  Ký sự Xã hội

Nhìn lại cuộc di tản 30.04.1975

 

  • PSN 26.04.2008 - Stive B. YOUNG

Sau khi biết Miền nam sẽ mất vào tay Hà nội, tôi đã cố gắng vận động bạn bè và sự quen biết người Mỹ để mong tìm một giải pháp cuối cùng ngăn chặn tiến trình sụp đổ của Sài gòn chậm lại, nếu không cứu vãn được tình thế. Gỏ cửa đến đâu đều bị đóng im lìm. Phút chót, biết không thể làm được gì hơn, tôi phải vận động thực hiện một chương trình di tản và giúp tái định cư những người Việt nam không muốn sống chung với người cộng sản. Thật ra, những người Việt nam lúc ấy muốn đi tỵ nạn cộng sản thì quá đông, mà sự đón nhận lại quá hạn chế trong thời gian và khả năng. Thực tế không chìu lòng người. Biết làm sao giờ ? Để giúp hiểu tại sao có việc di tản và tỵ nạn vào lúc biến cố 30/04, tôi phải dài dòng thuật lại chi tiết những việc làm của tôi và sự hưởng ứng của một số bạn của tôi.

Nhũng nỗ lực, những trở ngại và chương trình di tản ra đời

Y kiến nhờ Hoa Kỳ đón tiếp di dân Việt nam sau chiến tranh giải phóng của Cộng Sản và để tránh một chế độ thống trị độc ác của cộng sản sau tháng 4 / 1975 là của riêng tôi.

Lúc ấy Tổng Thống Ford và ngoại Trưởng Kissinger không có ý kiến nào giúp người Việt nam tránh khỏi làm nạn nhân cộng sản. Đó là những người hy sinh vì chính nghĩa dân tộc Việt nam và tin tưởng ở sức mạnh và sự trung thành của Đồng minh Hoa Kỳ.

Lúc mất Phnom Penh ngày 17 tháng 4/1975, Chính Phủ Mỹ đem ra khỏi Cao Miên chỉ được có 17 gia đình Miên. Số còn lại thì … phải chịu số phận như thế giới đã biết.

Theo tôi nhớ, thì Đà nẵng mất cho Cộng Sản ngày 30 Tháng 3. Ngày đó ở bên Mỹ là một Chủ Nhựt. Tôi và gia đình và một người bạn Thái tên là Prapan Srisuta đương làm việc sửa sang lại một căn nhà củ ở Brookyn, New York, mà chúng tôi mới mua. Tôi nghe radio nói Đà nẵng mất thì tôi biết sắp mất Miền nam Việt nam và thời Việt nam Cộng Hòa cũng sắp hết hạng.

Ông tướng Ngô Quang Trưởng là người có đủ uy tín và tài quân sự có thể chống lại sự xăm lăng của Cộng Sản Bắc Việt, cầm cự chờ tới khi Mỹ trở lại chiến trường Việt nam.  Nhưng, nếu Chính Phủ Sài gòn không có ông Ngô Quang Trưởng, thì không hy vọng gì được. Sau mất Đà nẵng, vì sự tính toán quá mưu sĩ nhưng thiếu thông minh của Tổng Thống Thiệu, ông Trưởng không còn uy tín và mất tinh thần chiến đấu.

Tôi kết luận phải có chương trình di cư để giúp những người Việt nam Quốc Gia để kịp tránh cho họ không phải đau khổ và nhục nhã dưới sự thống trị độc ác và trả thù của Cộng Sản.

Sáng hôm thứ hai, tôi bỏ công việc đi Washington. Lúc đó tôi vừa mới ra trường Luật Harvard và đương làm việc cho hảng Luật sư Simpson Thacher and Bartlett. Tôi đi Washington có hai mục đích: một là gặp người bạn vẫn làm việc cho Chính phủ và hai là gặp ông Chef CI Bill Colby để gợi ý với ông làm thế nào có một “ kế hoạch phút chót ” khả dĩ cứu được Miền nam. Ông C.B. Colby lắc đầu tỏ vẻ tuyệt vọng.

Tôi tới Washington và gọi ông Parker Borg, Phụ tá Ngoại Trưởng Henry Kissinger. Tôi nói với Parker rằng chúng ta phải có chương trình di cư cho đồng minh Việt nam. Parker và tôi học tiếng Việt cùng một lúc năm 1967 và 69 tại Bộ Ngoại Giao Mỹ để chuẩn bị làm việc tại Việt nam.

Parker  trả lời: “Trể quá Steve ơi. Tôi mới xin thôi không làm việc cho Kissinger nữa.»

Tôi hơi giận và thất vọng. Tôi nói : « Sao anh làm được như vậy ? Tôi rất giận anh. Bây giờ anh bết quá ! »

Parker trả lời :  «Tôi ghét ông Kissinger. Ông giả dối, lưu manh, mưu sĩ, không phải là người tốt. Tôi không chịu làm việc cho ông ấy nữa.»

Tôi hiểu vấn đề Parker rõ hơn và hỏi : « OK, bây giờ làm cái gì được ? »

Parker nói « Tối nay đi gặp Lionel đi. »

Lionel Rosenblatt cũng là người bạn trong chương trình CORDS tại Việt nam đương làm Phụ tá cho ông Phó Ngoại Trưởng Ingersoll.

Đêm thứ hai, Parker chở tôi đi lên nhà Lionel. Vợ Lionel đau, đi ngủ sớm. Lionel, Parker và tôi ngồi trong phòng khách. Lionel đem rượu ra để uống. Nhưng ông không mở đèn. Phòng khách không có ánh sáng. Chúng tôi ngồi nói chuyện với nhau trong bóng tối.

Tôi trình bày ý kiến phải có chương trình di cư. Lionel nói: Tòa Bạch ốc và ông Kissinger sẽ không đồng ý. Họ muốn quên Việt nam vì đó là một sai lầm của Mỹ. Tôi biết Lionel từng nghiêng về phía phản chiến chớ không như tôi. Nhưng tôi nói tiếp :  « Người Mỹ sẽ mất danh dự của một nước lớn Đồng minh giúp một nước nhỏ. Mỹ sẽ không còn uy tín gì, nếu bỏ đồng minh.” Nhiều người bạn mình sẽ chết. Anh biết. Parker biết. Tôi biết – ai cũng biết. Như vậy, một người tốt, một người anh hùng, phải làm thế nào ?”

Lionel im lặng mấy phút. Sau nói: “Steve có lý.”

Lionel đề nghị với Parker rằng, ngày mai là thứ ba, mời Steve họp với nhóm trẻ gặp riêng để theo dõi tình hình nguy ngập của Việt nam. Nếu cần chúng ta sẽ bàn và đồng ý với nhau. Tối mai, họ có thể ảnh hưởng các Chef của họ.

Mọi người trong nhóm như Al Adams, Ken Quinn, Parker, Lionel, Frank Wisner, một hai anh nữa ở CIA, Bộ Quốc Phòng, đều đã làm việc tại Việt nam, biết nhiều tiếng Việt, có vợ Việt nam hay nhiều bạn thân Việt nam và đã quen nhau từ thời phục vụ tại Việt nam.

Rồi trưa Thứ Ba, tôi xuống Bộ Ngoại Giao, lên lầu 7 đi tới văn phòng ông Kissinger. Lúc đó Kissinger đi Trung đông thì phải; không có ở Washington. Ông Ford đi Cali chơi golf.

Anh em sẽ họp tại Salon de conférence de Kissinger. Tôi sắp bước vào phòng mời Parker ra. Vừa thoáng trông thấy sắc diện của người bạn này, tôi biết ngay anh ấy đang khó chịu, buồn. Parker nói: « Steve, anh không họp với chúng tôi được.  Anh không còn security clearance, không làm việc cho Chính phủ nữa; Steve chỉ là thường dân làm luật sư mà thôi. Al Adams nói: “Nếu có Steve, thì không có tôi.” Al bây giờ chờ ở ngoài một chút. Tôi sẽ trở lại trong một giờ nữa hỏi xem anh đã làm cái gì được giúp Việt nam.”

Lúc tôi  trở về văn phòng ông Kissinger, thì Parker ra, vui lắm. Parker nói: « Làm được rồi ! Chúng tôi đồng ý sẽ đề nghị một Chương trình di cư cho Việt nam. Mời anh sẽ về chờ làm việc – White house, State Department, CIA, Bộ Quốc Phòng và sẽ viết một mémo trình lên với mấy ông Chef những lý do Chính phủ Mỹ phải đón tiếp người Việt nam nếu mất nước cho Cộng Sản. »

Vậy các anh hãy làm việc ngay đi. Đặc biệt và quan trọng  nhứt, Ken Quinn về Tòa Bạch ốc (Anh làm staff tại Ủy Ban An Ninh Quốc Gia) và ghi trong agenda của Ủy Ban ấy “Refugee program for Vietnam. »

Khi Ủy Ban An Ninh họp với Tổnng Thống Ford vài ngày sau để thảo luận về sự tiến công của Cộng sản tại Việt nam, họ trình bày dự tính về refugees và đề nghị phải có chuẩn bị một Chương trình đón di dân Việt nam. Đề nghị được chấp thuận.

Parker được bổ nhiệm tạm thời làm Phu tá đặc biệt cho Chương trình Tỵ nạn cộng sản.

 

Steve B. Young

 


SỰ
XÃ HỘI



TỦ SÁCH

Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

TRANG NGOÀI PHÙ SA

Việt nam Chiến tranh và Lịch sử

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.