PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                       TRANG CHÍNH

" Không tự nâng mình lên bằng cách đạp kẻ khác xuống " (Siddhatta)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

n Học

Ký sự

Giáo Dục

Diễn Đàn

Chính Luận

Môi Trường

Văn minh - Văn hóa

Viễn tượng Việt Nam

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

  Ký sự

Việt Nam cần nhớ

  • PSN 24.08.2008 - Cố Nhân
     

CHXHCN Việt Nam tuyên bố độc lập ngày 2 tháng Chín năm 1945. Lời tuyên bố đó được đưa ra tiếp theo sau cơn đói bắt đầu từ năm 1944. Nạn đói vẫn còn ám ảnh những ai đã sống qua thời kỳ đó. Khoảng hai triệu người Việt Nam, mười phần trăm dân số lúc bấy giờ, đã qua đời vì nạn đói. Để đối chiếu, người ta nhận thấy rằng trong cuộc chiến Đông Dương thứ nhì, từ 1945 đến 1975, đã có ba triệu người chết.

Nguyên nhơn nạn đói cũng khó tranh luận. Năm 1940, quân đội Phù Tang chiếm cứ Việt Nam, nhưng để cho chánh phủ Vichy của Pháp chịu trách nhiệm về hành chánh. Theo điều khoản của Hiệp Định Pháp-Nhựt tháng Năm 1941, thì Đông Dương thuộc Pháp phải tiếp tế thóc lúa cho Nhựt Bổn. Từ 1941 đến 1944, Việt Nam tiếp tế cho Nhựt Bổn từ 700.000 đến 1,3 triệu tấn thóc và bắp cho Nhựt, đại thể tương đương với từ 50 đến 80 phần trăm năng lượng sản xuất thóc lúa của nước này. Và một diện tích đáng kể bị bắt buộc phải sản xuất cây đay, cây gai dầu, bông vải và cây thầu dầu – cũng cho Nhựt Bổn – do đó việc sản xuất lương thực cũng bị giảm sút. Chuyện đường sá và những hạ từng cơ sở chuyển vận khác bị chiến tranh tàn phá cũng gây khó khăn cho việc chuyên chở lương thực thặng dư từ Nam Việt Nam ra ngoài Bắc. Hậu quả là trường hợp này dẫn tới nạn diệt chủng.

Nhiều nạn nhơn phải đi bộ những đoạn đường dài mới tới tỉnh lỵ, và hàng ngàn người đổ về thủ đô Hà Nội. Những cư dân thời đó còn sống sót kể rằng từng hàng dài những hình dáng như bóng ma lũ lượt kéo về thành phố. Những gia đình ở Hà Nội thường bắt gặp xác chết trước cửa nhà. Người ta đào những hố to lớn ở vùng nông thôn gần Hà Nội để chôn tập thể. Tiền công trả cho những người chôn xác chết cứ hạ xuống hàng ngày, và ở Hà Nội, chẳng mấy lúc mà chôn xác người chỉ đổi lấy chén cháo. Người chết ở nông thôn đành bị bỏ mặc cho thối rữa, vì người ta đâu còn sức để chôn.

Điều kiện cùng cực đưa nhiều người đến lối ứng xử cực đoan. Người này mửa ra, người khác ăn vào. Người ta đi theo ngựa và trâu bò để lấy phân của chúng mà ăn hoặc để tìm những luơng thực chưa tiêu hóa được của chúng thảy ra theo phân. Miếng ăn trong miệng cũng chưa chắc là của mình, vì đôi khi người ta thường đánh nhau để giành lấy miếng ăn trong miệng người khác. Thiên hạ trộm cắp, cướp giựt và giết nhau vì miếng ăn.

Một gia đình làm bánh bán cho biết là phải làm bánh bằng đất để đề phòng nạn ăn cắp. Khách hàng phải trả tiền mua bánh bằng đất rồi đổi lấy bánh thật sau đó ở một nơi khác.

Còn có câu chuyện trẻ con bị chó đói ăn thịt nữa. Cha mẹ để con ở nhà đi tìm thức ăn, khi trở về, than ơi, chỉ còn máu và xương ở trong lồng giữ trẻ. 

Việt Nam chưa có một ngày đặc biệt trong năm để tưởng nhớ nạn nhơn của trận đói năm 1945. Bài tường thuật về độc lập và thống nhứt của Việt Nam thường chỉ nói sơ qua cái tội ác đê tiện mà người Việt Nam phải gánh chịu.

Một ngày đặc biệt để làm gì đây? An toàn thực phẩm còn là một vấn đề cần phải quan tâm. Việt Nam ngày nay là đất nước xuất cảng lúa gạo hạng nhì trên thế giới. Hồi đầu năm nay, chánh phủ bắt buộc phải ngưng xuất khẩu gạo, nhưng chuyện đó đã được đình chỉ.

Thế nhưng, còn có những thảm họa với nhịp độ và cường độ cao đe dọa Việt Nam hàng năm, nhứt là những trận bão làm ngập lụt phá hại mùa màng và thời vụ.

Tuy nhiên, trên phương diện kinh tế toàn cầu, nghĩa vụ xuất cảng gạo của Việt Nam cần được tôn trọng, nhưng vì nhớ đến cảnh đói kém nên người dân sẽ phải dự trù cho những ngày mưa gió. Trong vòng hai thập niên qua, tăng trưởng đều đặn đã làm cho mức độ tiêu thụ trở thành không thực tế và không thể chứng minh được. Việt Nam ngày nay chỉ còn 20,7 tỷ Mỹ kim dự trữ, đại để tương đương với ngân sách hàng năm của chánh phủ. Một ngày kia, đời sống tốt đẹp sẽ chấm dứt và người Việt Nam sẽ thắc mắc vậy chớ tiền bạc chạy đâu mất hết.

Chánh phủ Việt Nam nên nghĩ xem toàn thể đất nước, không phải chỉ riêng chánh phủ, nên làm thế nào để dành dụm thêm – không phải chỉ riêng tiền bạc mà còn hiện vật nữa – trong khi đang phồn vinh. Và cũng phải nghĩ tới kế hoạch an ninh toàn diện, nhứt là an ninh về lương thực.

 

Cố Nhân

Nguồn: "Vietnam needs to remember famine of 1945", của David Koh, Straits Times, tháng Tám 2008. [http://www.iseas.edu.sg/viewpoint/dk21aug08.pdf]

 


SỰ
XÃ HỘI



TỦ SÁCH

Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

TRANG NGOÀI PHÙ SA

Việt nam Chiến tranh và Lịch sử

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.