PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                       TRANG CHÍNH

" Không tự nâng mình lên bằng cách đạp kẻ khác xuống " (Siddhatta)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

n Học

Ký sự

Giáo Dục

Diễn Đàn

Chính Luận

Môi Trường

Văn minh - Văn hóa

Viễn tượng Việt Nam

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

  Ký sự cung Kremlin thời Staline

Staline, xa hoàng đỏ

Thiên đường và địa ngục
 

Vào khoảng cuối năm 1931, Staline, Nadia và phần lớn những triều thần đều nghĩ tới chuyện đi nghỉ mùa hè cũng như mùa đông, trong khi tình hình thiếu thốn đã đưa đến nạn đói ăn. Vậy mà Staline cùng với tập đoàn lãnh đạo rất coi trọng việc nghỉ ngơi, vui chơi. Hồ sơ lưu trữ cho thấy rằng ít ra cũng 10% thơ từ trao đổi nhau giữa những nhơn vật của tập đoàn đề cập đến chuyện nghỉ hè, dẫu cho nạn đói ăn đã lên đến mức tệ hại nhứt.

Thủ tục cấp phép nghỉ ngơi, trên nguyên tắc, theo đúng nghi thức quy định, thế nhưng làm sao tránh chuyện ngoại lệ cho các quan to, nhứt là đối với Staline. "Đơn" xin phép cho đồng chí Staline nghỉ một tuần được trình lên Bộ Chánh Trị hẳn hoi, nhưng vào cuối những năm 1920, Staline thường nghỉ từ hai mươi ngày đến một hoặc hai tháng là chuyện thường, dĩ nhiên là "theo đề nghị của bác sĩ".

Các cấp lãnh đạo đi nghỉ ngơi bằng xe lửa dành riêng, có mật vụ của OGPU hộ tống. Khu vực các "quan trong triều đình" thường nghỉ ngơi trải rộng từ những nhà nghỉ thôn dã ở Crimée phía Tây chạy dài đến những nhà tắm nước khoáng nóng ở Borjomi. Sở mật vụ OGPU quy hoạch cẩn thận lộ trình cho chuyến xe lửa của Staline, dẫu cho trong thời kỳ đói kém, lúc nào cũng có đoàn xe thực phẩm dự trữ tháp tùng.

Sở thích về nhà nghỉ của Staline rất đa dạng, nhưng trong những năm 1930, ông thích nhứt là nhà nghỉ số 9 ở Sotchi. Biệt thự "Krasnaïa Poliana" là một ngôi nhà bằng cây, có mái hiên bao bọc xung quanh. Sau này, được xây cất lại bằng đá. Ngày nay, ngôi nhà này biến thành viện bảo tàng với chủ đề Staline, có hình tượng của Staline đang ngồi ở bàn viết. Biệt thự nghỉ mát này của Staline nằm trên đồi, còn những nhà nghỉ của Molotov và Vorochilov nằm dưới thung lũng.

Những người quyền chức đỉnh cao Liên Xô thích đi nghỉ mát từng nhóm, vợ con không đi theo mà ở lại Mạc Tư Khoa, nên nhà nghỉ giống như nhà nghỉ của "một nhóm tu sĩ bôn-sê-vít". Nhưng, thỉnh thoảng họ cũng có mang vợ con theo. Khi Nadia cùng đi nghỉ với Staline thì hai ông bà thường mời họ hàng cùng đi. Trước khi Staline đến nơi, nhơn viên của phủ chủ tịch, phối hợp cùng với mật vụ và chánh quyền cơ sở, chuẩn bị đầy đủ mọi chuyện. Biệt thự được dọn dẹp chu đáo, cũng như dành cho một cuộc tiếp tân lớn, với đủ mọi thứ trái cây.

Trong khi đó, chánh phủ ở Mạc Tư Khoa vẫn phải điều hành công việc bình thường. Những thắc mắc lớn, phải tham khảo ý kiến của Staline. Nhưng thời đó chưa có điện thoại đường dài nên phải qua đường thơ tín, mất nhiều thời gian.

Staline thích chữa bịnh bằng cách tắm nước khoáng nóng, một lối trị bịnh được thực hiện hàng năm. Mặc dầu với tướng tá to lớn, Staline vẫn có mặc cảm về phương diện thể chất, vì cánh tay thấp khớp và vì chứng vẩy nến. Hơn nữa, vì bị sức khỏe bản thân ám ảnh, ông cũng hay lo âu cho sức khỏe của bạn bè. Cấp lãnh đạo Xô Viết tự coi như là những "người lao động có tinh thần trách nhiệm" để phục vụ nhơn dân, nên việc bảo vệ sức khỏe của họ được kể như là một công vụ. Điều này được coi như là một truyền thống xô viết. Trước kia Lê Nin cũng thường săn sóc sức khỏe những người quyền chức của ông.

Trong những năm đầu thập niên 1930, các ủy viên Bộ Chánh Trị của Staline làm việc cật lực và bị nhiều sức ép nên sức khỏe của họ bị suy yếu. Một phần vì bị chế độ xa hoàng lưu đày và qua thời kỳ nội chiến nên dễ gặp khó khăn.

Trong khi các quan to Điện Cẩm Linh lo chuyện nghỉ ngơi và thăm hỏi sức khỏe lẫn nhau thì tình hình đói kém của quần chúng nhơn dân bành trướng đáng ngại. Vorochilov - ủy viên chiến tranh - viết thơ đề nghị Staline nên đưa người đi thực tế tận địa phương để nhận định tình hình. Ngày 24.9.1931, trong một bức thơ chấp nhận đề nghị, Staline công nhận là "hợp lý. Chúng ta chưa ý thức được tầm quan trọng của những cuộc thanh tra tại chỗ và chuyện tiếp xúc trực tiếp tại hiện trường. Lẽ ra, chúng ta thành công nhiều hơn nếu chịu khó đi đây đi đó nhiều hơn và tiếp xúc với quần chúng nhơn dân. Tôi đâu có muốn đi nghỉ ngơi như vầy... nhưng vì tôi mệt quá."

Giữa cơn khủng hoảng trầm trọng, trong khi nông dân phải ăn cả thịt chó, thịt ngựa, khoai hư thúi, vỏ cây, bất cứ thứ gì có thể nhá và dồn đầy bụng được, thì ngày 21.12.1931, Staline ra lịnh tổ chức lễ mừng sinh nhựt của cá nhơn ông ở Zoubalovo. Như vậy là ăn uống thỏa thích, ca hát tưng bừng, nhảy nhót quên thôi. Bầu không khí của giai cấp thống trị ở thủ đô vui nhộn sống động. Ở nông thôn, chính chế độ dường như có chiều hướng bị chao đảo.

Mùa hè năm 1932, khi Fred Beal, một nhơn vật tả khuynh Huê Kỳ đến quan sát một ngôi làng gần Kharkov, lúc bấy giờ là thủ phủ của Ukraine, ông ta chỉ thấy toàn là những người chết, ngoại trừ một bà điên điên khùng khùng! Trong những túp lều lụp xụp, mấy con chuột cống được một lúc no nê, vì có quá nhiều xác chết, không ai đem đi chôn.

Ngày 6.6.1932, Staline và Molotov tuyên bố sẽ không châm chước bất cứ số lượng hoặc hạn kỳ giao lúa mì nào hết. Những gì đã quy định là phải tuân hành. Ngày 17.6.32, Bộ Chánh Trị Ukraine yêu cầu Trung Ương cứu trợ thực phẩm vì địa phương đang lâm vào "tình trạng khẩn cấp". Staline quy trách nhiệm cho lãnh đạo địa phương và đổ lỗi cho hành động phá hoại của địch. Điện Cẩm Linh cho rằng nạn đói ăn là một hành động thù nghịch nhắm vào Trung Ương Đảng, do đó nhắm thẳng Staline.

Một viên chức đã bạo gan báo cáo tình hình khẩn cấp của Ukraine cho Bộ Chánh Trị thì Staline chận ngay:"Này đồng chí, được biết đồng chí là một diễn giả tài ba, nhưng hiển nhiên đồng chí cũng là một người kể chuyện giỏi. Bịa ra được một chuyện thần thoại về đói ăn, kể cũng tài! Đồng chí muốn làm cho chúng tôi sợ, nhưng vô ích. Đồng chí nên từ chức thư ký Trung Ương Đảng Ukraine để gia nhập Hội Nhà Văn thì hơn. Rồi đồng chí có thể sáng tác những truyện hoang đường cho những thằng ngu xuẩn đọc."

Khi được Mikoïan - Ủy Viên Công Nghiệp Nông Phẩm - tiếp, một nhơn vật của Ukraine hỏi: "Vậy chớ đồng chí Staline hoặc một thành viên nào đó trong Bộ Chánh Trị có biết chuyện gì đã xảy ra ở Ukraine không? Nếu không thì chúng tôi xin góp ý: một chuyến xe lửa chở đầy xác chết, những người chết vì đói ăn, vừa tới Kiev, sau khi đã lượm lặt xác người dọc theo lộ trình từ Poltava."

Cấp lãnh đạo biết rõ những gì đã xảy ra vì thơ từ trao đổi giữa họ với nhau tiết lộ là từ cửa sổ xe lửa, họ đã trông thấy những cảnh tượng khủng khiếp: "Nhìn qua cửa sổ xe lửa, tôi thấy những người kiệt sức, áo quần tả tơi, ngựa chỉ còn da bọc xương..." Bọn nịnh thần kề cận Staline bàn ra, tán vào "những tên bịp bợm chánh trị đòi hỏi phải đóng góp cho Ukraine chết đói. Chỉ có giai cấp thoái hóa và đang suy biến mới có thể đưa ra những sáng kiến vô liêm sỉ như vậy." Thế nhưng, ngày 18.6.1932, Staline cũng phải công nhận "điều phi lý hiển nhiên của vụ đói kém" ở Ukraine.

Con số người chết, hậu quả của nạn đói "phi lý" kia, là do chỗ người ta muốn kiếm tiền để xây dựng xưởng luyện kim và để mua máy kéo. Con số đó đã lên đến một kết quả khủng khiếp là từ bốn đến năm triệu sanh linh, nhưng cũng có thể lên đến khoảng mười triệu. Một thảm trạng chưa có nơi nào hơn được trong lịch sử nhơn loại, ngoại trừ thành tích của hai tên đồ tể "kiệt xuất", Đức Quốc Xã và Mao Trạch Đông. Nông dân lúc nào cũng là kẻ thù của bôn-sê-vít. Chính Lê Nin cũng đã nói: "Những người nông dân phải nếm mùi đau khổ của nạn đói."

Những nhơn vật tiếng tăm như Kopelev, khi thấy người ta chết quá nhiều vì đói ăn phải than rằng "chỉ vì mục đích biện minh cho phương tiện", và bà Nadejda Mandelstam thì trách "họ không chịu nhận trách nhiệm về những gì xảy ra sau đó".

Nhưng vì sao họ lại làm như vậy cho được chớ? Dẫu thế nào đi nữa thì chính họ, những con người của những năm 1920, đã hủy diệt những giá trị xưa cũ và bày ra những công thức... để biện minh cho những phát minh vô tiền khoáng hậu, với lý luận là "không đập trứng thì làm sao có trứng chiên". Mỗi cuộc tàn sát mới được biện minh là để tạo dựng ra một thế giới lỗi lạc "mới". Những vụ tàn sát và nạn đói kém làm cho Đảng xao xuyến, nhưng Đảng viên cũng bắt đầu xầm xì là làm thế nào mà họ có thể chấp nhận chuyện người ta chết nhiều dữ vậy?!

Lê Nin có nói: "Một cuộc cách mạng không có những đội hành quyết là không nghĩa lý gì hết." Buổi sanh thời, Lê Nin hết lòng ca ngợi những biến cố khủng khiếp của cách mạng Pháp, bởi vì chủ nghĩa bôn-sê-vít do Lê Nin chủ xướng là một quan niệm chánh trị có một không hai, là "một hệ thống xã hội xây dựng trên sự đổ máu". Nếu như những người bôn-sê-vít là những kẻ vô thần thì họ không phải là những nhà chánh trị "thế tục" theo nghĩa thông thường vì họ tự hạ mình xuống để giết chóc, dựa vào ưu thế đạo đức cao siêu của mình. Chủ nghĩa bôn-sê-vít có thể không phải là một tôn giáo, nhưng cũng gần giống như vậy. Staline giải thích cho Beria rằng bôn-sê-vít là "một loại hình thuộc dạng vừa quân sự vừa tôn giáo".

Những người tận tâm, tận tình với ý hướng của Staline gần như là những con người cuồng tín, sẵn sàng liều chết và quyết tâm giết hại với ý nghĩ là sẽ làm cho nhơn loại tiến bộ. Chẳng khác nào những tên cảm tử quân liều mạng sống đánh bom phá hoại thời nay. Vì tin tưởng rằng mình có niềm tin trong sáng cho nên Đảng cho rằng có quyền độc tài. "Thánh Kinh" của Đảng là những lời giảng dạy của chủ nghĩa Mác-Lê, được coi như là chân lý có "tính khoa học". Họ bị tiêm nhiễm đến đổi trong những bức thơ tình giữa những cặp trai gái có liên quan đến chánh trị, người ta cũng nói đến chuyện Mác-Lê!

Tinh thần Đảng gần như là một ý niệm huyền bí. Điều kiện tiên quyết cần thiết là phải có một kỷ luật sắt và phải triệt để tôn trọng những nghi thức trong sinh hoạt Đảng. Theo một nhơn vật cộng sản lão thành thì một người bôn-sê-vít không phải chỉ là một người tin tưởng chủ nghĩa Mác mà còn là một người tin tưởng tuyệt đối ở Đảng, bất chấp mọi thứ khác..., một con người có khả năng dung hòa đạo đức và lương tri để có thể chấp nhận một cách trọn vẹn, như một giáo điều, là Đảng chẳng bao giờ sai lầm - dẫu cho Đảng sai lầm hoài. Staline có nói "những người bôn-sê-vít chúng ta thuộc một giống người đặc biệt" cũng chẳng phải là quá đáng.

Vậy mà Nadia không thuộc "giống người đặc biệt", dẫu cho bà là vợ của Staline. Nạn đói ăn đã làm cho cặp vợ chồng ở cấp cao nhứt của Liên Xô phải hục hặc nhau. Qua cửa sổ trên xe lửa đi Karkov, cô bé Kira Allilouïeva, cháu của Redens, anh rể Nadia, thủ trưởng mật vụ Guépéou ở Karkov, bất ngờ trông thấy những người đói ăn, bụng phình to đi xin thực phẩm và mấy con chó ốm tong teo chạy dọc theo đường rầy. Kira về nhà kể lại cho bà mẹ nghe. Bà này mạnh dạn thuật lại cho Staline để được phán một câu "Hơi sức nào mà để ý. Trẻ con bịa chuyện đó thôi." Chuyện đói kém ở nông hôn gây nên cảnh bất đồng ý kiến trong gia đình Staline.

Khi nghĩ đến vùng thảo nguyên rộng lớn của Ukraine có cơ vuột khỏi tầm tay kiểm soát của Điện Cẩm Linh, Staline điên tiết lên. Các quan chức chánh phủ lại ngược xuôi nông thôn để thu thập ngũ cốc, đồng thời cũng đưa quân mật vụ OGPU và công nhơn viên chúc của Đảng, có mang súng ống, tăng thêm những cuộc bố ráp võ trang dã man. Trong chiến dịch này, qua một lần đi kinh lý Oural, xe của Molotov bị mắc lầy, lật nhào xuống hố. Không ai bị thương, vậy mà Molotov cũng tự cho là "nạn nhơn của một vụ mưu sát"!

Staline cảm thấy cấp chỉ huy địa phương không được tích cực cho lắm nên nghĩ đến việc tìm người thay thế, một người mới, cứng rắn hơn. Muốn loại bỏ những cấp chỉ huy trước, mà Staline cho là có óc bè phái, gây bè, kết cánh để ăn nhậu, hưởng lợi. Staline bổ nhiệm Béria vào chức vụ hàng đầu ở Caucase, một con người mà Staline cho là "chịu khó giải quyết vấn đề, trong khi Bộ Chánh Trị chỉ biết cạo giấy". Ý định của Staline bị giới hữu quyền cơ sở phản đối, Staline chỉ bổ nhiệm Beria là đệ nhứt bí thư Géorgie và đệ nhị bí thư Đảng của Liên Bang Caucase.

Tình hình nông thôn ngày một tồi tệ mà cấp lãnh đạo cứ nghĩ đến chuyện đi nghỉ ngơi. Staline vẫn tiếp tục cai trị một đất nước, đang có nguy cơ nổi loạn, chỉ bằng thơ từ. Qua một lần tiết lộ với Winston Churchill, thủ tướng Anh quốc, Staline nói rằng đó là thời kỳ khó khăn nhứt trong đời, còn khủng khiếp hơn bị Hitler xâm chiếm. Đó là một thời chiến đấu kinh khủng, qua đó Staline phải sát hại hàng chục triệu sanh linh. Thật dễ sợ và phải kéo dài trong bốn năm.

Lẽ đương nhiên là nông dân phải tìm cách tấn công viên chức nhà nước. Staline bực mình vì thấy kỷ luật đã lỏng lẻo và có những trường hợp phản bội bên trong Đảng. Ngày 14.7, Staline ra lịnh cho Molotov ban hành một đạo luật thật nghiêm nhặt để kết tội tử hình những nông dân nào đói ăn mà ăn cắp, dù chỉ ăn cắp vỏ trấu.

Bầu không khí căng thẳng, do tình hình khủng hoảng thóc lúa của nông thôn gây ra, làm cho Nadia không chịu được nên bà bỏ về Mạc Tư Khoa, với lý do là để tiếp tục học hành. Ngoài ra, bà còn bị chứng đau đầu và đau trong bụng hành hạ. Staline có cảm tưởng là thái độ của ông có nguy cơ bị Bộ Chánh Trị chống đối nên ngày 27.8, ông trở về Điện Cẩm Linh, chánh thức là để giải quyết tình hình chánh trị nhưng cũng để theo dõi tình hình sức khỏe của Nadia. Sức khỏe mong manh và nhiều vấn đề của Nadia cũng làm cho con người sắt đá như Staline phải nao núng. Không phải vì Nadia bị tình hình chánh trị tác động mà còn do hậu quả của lần hư thai năm 1926.

(Còn tiếp)

 

Cố Nhân

(Nguồn:
1.- Le paradis et l'enfer: le Politbureau à la plage;
2.- Des trains bondés de cadavres: amour, mort et hystérie.
Trong quyển "Staline, la cour du tsar rouge", S.S. Montefiore, nxb. Editions des Syrtes, 2005.)

 

 

  


SỰ
XÃ HỘI



TỦ SÁCH

Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

TRANG NGOÀI PHÙ SA

Việt nam Chiến tranh và Lịch sử

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.