.

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                            TRANG CHÍNH

" Không có tự do Sáng Tác, thì Văn Nghệ Sĩ sẽ bị biến thành Thợ Viết, Thợ Vẽ, ... cho một ông chủ nào đó mà thôi ! " (LN)


bút
việt
hồn
quê

BIÊN TẬP

Thích Phước An | Trần Đỗ Cung | Kiều Mỹ Duyên | Trần Trung Đạo | Trần Kiêm Đoàn | Phổ Đồng | Tâm Hải Đức | Nhất Hạnh | Tuệ Chương - Hoàng Long Hải | Chiêu Hoàng | Lặng Lẽ | Lâm Kim Loan | Trần Quan Long | Phạm Trọng Luật | Miêng | Diệu Trân - Linh Linh Ngọc | Phan Quân | Đặng Văn Sinh | Tuệ Sỹ | Ninh Hạ - Nguyễn Đức Tâm | Nguyễn Mạnh Trinh | Lê Khánh Thọ | Trần Khải Thanh Thuỷ | Anh Thư | Tiểu Tử | Nguyễn Ước | T. Vấn | Hiền Vy | Tác Giả Khác ...

 

  Xem toàn Thư mục Phan Quân


Lấy chồng xa

Đa đa đậu nhánh đa đa,
Chổng gần không lấy em lấy chồng xa.
Một mai cha yếu mẹ già,
Bát cơm ai đỡ, chén trà ai nâng.

Ca dao

 

Trong kế hoạch to lớn "xóa đói giảm nghèo" của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), dường như chiến dịch để cho con gái Việt Nam đi lấy chồng xa là một khâu khá quan trọng. Cho nên hồi gần đây, đã rộ lên những vụ "cưới xin" từ những nước ngoài như Đài Loan, Triều Tiên, v.v. Thế nhưng, cùng với đà đó cũng nổi lên không biết bao nhiêu là thảm trạng đau khổ của cô dâu Việt Nam, một khi đã sống cầu bơ, cầu bấc, bơ vơ nơi xứ lạ quê người!

Ngày 14 tháng Năm vừa qua, mạng thông tin "New America Media" có đưa bài viết của Aruna Lee, "Korea's Desperate Housewives: Foreign Wives Find Korea a Bad Fit", qua đó người ta mới thấy nỗi khổ tâm của người con gái đất Việt ở quê nhà chồng kia.

Những tưởng các đàn ông Triều Tiên, chịu cực chịu khó lặn lội sang CHXHCNVN để mang một người đẹp Việt Nam về quê làm vợ là loại thầy chú hạng sang. Thế nhưng bé cái lầm, vì những nàng kiều Triều Tiên, ngày nay đã thoát ly và tiến bộ, nên học hành đến nơi đến chốn và, dựa trên nam nữ bình quyền, cũng ăn nên làm ra như ai. Do đó, trong chuyện hôn nhân đôi lứa họ cũng chọn mặt gởi vàng. Nên chi các bác nông dân, các nhà ngư phủ Triều Tiên, vai u thịt bắp, dù cho lắm bạc nhiều tiền, cũng không làm sao mà rớ tới chân lông của các kiều nữ đó được. Thế là, "vượt biển, vượt biên" họ đi tìm gái phương xa.

Nhưng, hồi gần đây những cuộc hôn phối nửa đường gảy gánh, những nếp sống chồng vợ cơm không ngon canh chẳng lành càng ngày càng bùng nổ giữa những cặp vợ chồng luỡng quốc tịch của Triều Tiên ở nông thôn, cho thấy là sự thông cảm trong xã hội Triều Tiên đã bị quá tải. Thật ra, tình nghĩa gì những cuộc chồng vợ như thế, chỉ là một cuộc mua bán đổi chác mà thôi.

Theo cơ quan truyền thông Triều Tiên thì hồi tháng Tư vừa qua, ở Hong Sung (phía Nam của Nam Triều Tiên), những người phụ nữ Đông Nam Á, Trung Quốc và Phi Luật Tân đã xuống đường phản đối, yêu cầu chính phủ ngưng rải truyền đơn bươm bướm cổ động trai tráng đi cưới vợ nước ngoài.

Những khẩu hiệu cổ động đó viết : "Những bà vợ dân Việt Nam rất ngoan hiền", "Kết hôn với phụ nữ Phi, Cam Bốt và Việt Nam rất nhanh chóng và dễ thành công". Dư luận chống đối đó cho rằng những lời lẽ như thế cũng bằng xỉ vả và làm nhục những người con gái của những quốc gia liên hệ. Hơn nữa, làm vậy đâu phải là cưới vợ mà cổ động cho việc mua vợ.

Thế nhưng, đối với những cô gái ngây thơ của Việt Nam, bị Đảng ta và nhà nước nhồi nhét tư tưởng "xóa đói, giảm nghèo, làm giàu đất nước", thì cứ tin tưỏng rằng lấy chồng Triều Tiên như hái ra tiền. Vì phim ảnh Triều Tiên đã tràn đồng, cho người ta có cảm tưởng rằng đất nước này là đất hứa của nhiều người đầu tắt mặt tối vẫn không có được miếng để ăn ra hồn và cái để mặc cho tươm tất. Nhưng, hỡi ôi, thực tế đâu phải là như vậy!

Ngoài trăm cay, nghìn đắng mà các cô gái Việt Nam, làm dâu Triều Tiên, phải cắn răng cam chịu, một khi đã về nhà chồng, còn nỗi khổ về ngôn ngữ, về văn minh văn hóa, cũng như nạn phân biệt đối xử về sắc tộc và những cực hình bên nhà chồng. Một tài liệu mới đây, do văn phòng tổng thống Triều Tiên phổ biến, cho biết rằng đa số những cô gái, người nước ngoài, làm dâu Triều Tiên, phải sinh sống dưới mức nghèo đói và ít được bảo vệ y tế, hay đúng hơn là chẳng có gì.

Cũng tài liệu đó chỉ ra rằng con cái xuất phát từ những cuộc hôn phối lưỡng tịch đó thường phải phấn đấu nội tâm khá gay go mới cảm thấy tự tin và mới tìm thấy bản diện của chính mình. Chúng nó không được bạn bè chấp nhận một cách đương nhiên vì bị coi là thứ con lai, hai giòng máu và thuộc thành phần kinh tế xã hội thấp kém.

Những chuyện chẳng lành, liên quan đến những cuộc lủng củng trong gia đình có vợ người nước ngoài này, đã đến tai nhà cầm quyền. Theo Cục Phụ Nữ và Gia Đình thì con số trung tâm phụ trách gia đình nhập cư trên toàn quốc từ 20 nay đã tăng lên 200, và hàng nghìn đường điện thoại đã dành cho phụ nữ nạn nhân của bạo lực trong gia đình. Thế nhưng, dù cho đã có những nỗ lực như vậy, những người phụ nữ không phải là Triều Tiên không dễ gì hội nhập được xã hội của nước này.

Cô Son Yon Kim, sinh sống ở ngoại ô Hán Thành (thủ đô Nam Triều Tiên), cho biết đã chứng kiến nhiều trường hợp các bà người nước ngoài bị chồng Triều Tiên hà hiếp và phân biệt đối xử. Theo cô, muốn giải quyết vấn đề thì trước hết phải giáo dục ông chồng và dạy dỗ gia đình. Phải có những biện pháp cưỡng chế mới mong ổn định được tình hình của những gia đình lưỡng sắc dân này.

Một số đàn ông Nam Hàn còn cho rằng có vợ người nước ngoài sẽ bảo đảm là có được một bà vợ phục tùng và hoàn toàn lệ thuộc đấng lang quân. Vì kinh tế và văn hóa Nam Hàn đã tiến bộ, nên người phụ nữ Nam Hàn ngày nay có được nếp sống độc lập với ông chồng và thậm chí có quyền ly dị, nếu thấy không có hạnh phúc. Còn đối với một phụ nữ không phải người Triều Tiên, vì không thông thạo ngôn ngữ, nên khó tìm được việc làm. Đã vậy còn mù mờ với văn hóa địa phương nữa nên họ bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài, chỉ còn biết bám lấy ông chồng mà thôi. Thế là họ bị bắt buộc phải trông cậy vào đấng phu quân về mặt xã hội và tài chính.

Còn nhiều điều kiện khác nữa khiến cho người con trai Nam Hàn khó tìm được vợ cùng sắc tộc. Ngày nay, các cô gái Triều Tiên không thích lấy chồng nông dân, với phương tiện tài chính eo hẹp. Nhà mai mối chuyên nghiệp nào cũng đòi hỏi người đi tìm vợ phải có thu nhập hàng năm trên 100.000 Mỹ kim, hoặc phải đứng tên làm chủ một cơ sở.

Ngoài ra, ngày nay quan niệm hôn nhân của các cô gái Triều Tiên cũng tiến bộ. Bây giờ đối với 90% phụ nữ Nam Hàn, hôn nhân là một sự chọn lựa bản thân chứ chẳng phải là một sự gả ép, cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy như xưa nữa. Đó là tư tưởng của một xã hội ngày càng đô thị hóa và văn minh tiên tiến, khiến cho những đàn ông nông dân hay chài lưới đành phải "vượt biển, vượt biên" mà tìm người phối ngẫu.

Với một tỷ lệ sinh đẻ thấp, hôn nhân lưỡng tịch và việc nhập cư đã trở thành một nhu cầu cho một xã hội, theo truyền thống có dân số cao. Tuy nhiên, tình hình ly dị của những cặp vợ chồng lưỡng tịch cũng gia tăng, từ 4.208 lên 6.187, kể từ năm 2006.

Như vậy, ý định để cho dân chúng, dựa vào sức mình là chính mà xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện cho Đảng ta và nhà nước làm được chuyện "của người, phúc ta", đã bị vỡ kế hoạch. Cộng sản Việt Nam là như vậy. Để cho gia đình tù cải tạo trong cảnh:

Cái cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nĩ non

Xuôi ngược Trường Sơn tiếp tế nuôi thân nhân đi cải tạo để cho Đảng và nhà nước được tiếng là "đối xử nhân đạo với cải tạo viên". Nhưng trên thực chất là của tù, nuôi tù.

Trong vụ đem gái Việt gả bán xứ người cũng thế thôi. Đảng và nhà nước tưởng đâu khi lấy chồng xa như thế, các cô sẽ có được đồng ra đồng vào. Thế nhưng, thu chẳng bù chi, vì đau khổ tinh thần và thể xác của các cô dâu xứ người, Đảng và nhà nước coi có ra gì?! Sống chết mặc bây, tiền thày bỏ túi.

 

Phan Quân

 


PHAN QUÂN

 
Tên thật: Phan Văn Minh
Ngày sanh: 17.02.1931
Dân Sài Gòn
Học sinh Pétrus Ký
Khoá I Thủ Đức (1951-1952)
Sĩ quan bộ binh: (1952-1953)
Sĩ quan Không Quân: (1954-1975)
Tù cải tạo: (1975-1987)
Định cư ở Pháp: (1990-...)

Tác phẩm :

Tập truyện Nỗi Buốn Côi Cút.

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LIÊN LẠC     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.