
Đường phố đỏ rực bích chương, biểu ngữ, khuyến cáo dân chúng
"đi đông, bầu đúng, cử xứng" những ứng cử viên "tài đức" và
nhắc nhở người dân rằng đầu phiếu là "một quyền lợi và một
bổn phận công dân". |
Nguồn tin Associated Press (AP) đánh đi từ Hà Nội và được công
bố lúc 23g19 ngày chủ nhựt 20 tháng 5, 2007 cho biết cử tri Việt
Nam đã rủ nhau đi bầu ngày chủ nhựt vừa qua để đưa vào Quốc Hội
(QH) những dân biểu mới. Một cuộc bầu cử mà hãng thông tấn này
cho là do Đảng cộng sản kiểm soát, nên chi cũng chẳng có ảnh
hưởng nào quan trọng đến chiều hướng của đường lối chính phủ.
Tám mươi ba phần trăm tổng số người ra tranh cử là đảng viên và
tất cả những người tranh cử khác, không nằm trong danh sách đảng
viên, đều được Mặt Trận Tổ Quốc - một cơ quan sàn lọc khắt khe
của đảng cộng sản - lựa chọn trước rồi. Dù cho cũng có 30 ứng cử
viên độc lập, nhưng chẳng có một chính đảng nào được phép tham
gia.
Theo lời ông Jonathan Pincus, trưởng ban kinh tế trong Chương
Trình Phát Triển của LHQ tại Hà Nội thì:"QH càng ngày càng tác
động đến những đường lối của chính phủ. Thế nhưng, cuộc bầu cử
QH không phải là một khâu quan trọng trong tiến trình cải tổ
chính trị (của nước này)."
Trước kia, QH được coi như là một cơ chế để phê chuẩn việc làm
của hành pháp, nhưng mấy năm gần đây 500 thành viên của QH đã
bắt đầu áp đặt ít nhiều quyền hạn của họ đối với chính phủ. Họ
cũng học đòi cung cách làm việc của QH những thể chế dân chủ
khác, bắt đầu hạch hỏi các bộ trưởng nội các, và cũng duyệt xét
nghiêm chỉnh những dự án luật do hành pháp đưa ra để xin thông
qua.
QH cũng tự cho mình có nhiệm vụ diệt trừ tham ô nhũng lạm, một
tệ nạn đã lan tràn trong cơ chế nhà nước Việt Nam. Thế nhưng,
cũng như xưa kia, sau khi bầu cử xong, trung tâm quyền lực ở cái
nước chxhcn Việt Nam đó vẫn nằm bên hành pháp, dưới quyền kiểm
soát của "Đảng ta".

Người ta trông thấy tổng bí thư Nông Đức Mạnh đi làm phận sự
công dân tại một phòng phiếu ở khu thị trấn Hà Nội. Có hàng chục
nhà báo địa phương và ngoại quốc bám theo, nhưng chẳng thấy ông
ta phát biểu gì hết. Chỉ ngậm miệng "ăn tiền" cho được việc nhà
nước. |
Người ta trông thấy tổng bí thư Nông Đức Mạnh đi làm phận sự
công dân tại một phòng phiếu ở khu thị trấn Hà Nội. Có hàng chục
nhà báo địa phương và ngoại quốc bám theo, nhưng chẳng thấy ông
ta phát biểu gì hết. Chỉ ngậm miệng "ăn tiền" cho được việc nhà
nước.
Cử tri Trương Văn Trưởng, chừng sáu mươi ngoài, sau khi bỏ phiếu
rồi, cho biết là ông hy vọng QH kỳ này làm mạnh hơn nữa việc bày
trừ tham nhũng. Theo ông thì "Nhà nước đã nói quá nhiều, đến
nhàm tai, chuyện đánh tham nhũng. Nhưng, người dân chúng tôi
muốn thấy hành động cụ thể chứ không muốn nghe nói nữa, vì đã
chán ngấy rồi."
Tại mỗi đơn vị bầu cử, cử tri chọn từ hai tới ba người trong số
bốn đến năm ứng cử viên được ghi trên lá phiếu. Dân chúng có
phận sự phải đi bầu cho nên tỷ lệ tham dự lúc nào cũng cao. Thế
nhưng, không phải như ở những thể chế dân chủ thường thấy, một
người trong gia đình có thể bầu thay cho những người khác trong
nhà. Nên chi, có nhiều cử tri "đã bỏ phiếu, nhưng không thực sự
đi bầu bao giờ".
Bà Nguyễn Hoàng Yến, 36 tuổi, người Hà Nội, cho biết là cả đời
bà chưa từng đi bầu bao giờ hết vì "thường thường, bố tôi đi bỏ
phiếu cho tất cả bốn người trong gia đình".
Vì nhiều người dân bình thường, mãi mê lo công ăn việc làm và
chuyện gia đình hơn là chuyện chính trị, chính em, nên nhà nước
ra vẻ cố gắng vận động rùm beng để cho dân chúng quan tâm. Đường
phố Hà Nội đỏ rực bích chương, biểu ngữ, khuyến cáo dân chúng
"đi đông, bầu đúng, cử xứng" những ứng cử viên "tài đức" và nhắc
nhở người dân rằng đầu phiếu là "một quyền lợi và một bổn phận
công dân".
Mấy tuần lễ trước đây, tiếng loa điện vang vang đầu xóm cuối
ngõ, xen lẫn vào những bài ca yêu nước thương nòi, giới thiệu sơ
yếu lý lịch của những ứng cử viên trong đơn vị liên hệ. Thế
nhưng, cũng chỉ là một lối "sơn đông mãi võ bán thuốc cao đơn
huờn tán", nói chơi và để nghe qua rồi bỏ đi Tám. Vì nguyên tắc
căn bản trong tiến trình gọi là tự do dân chủ theo kiểu "đảng
cử, dân bầu" thì thiên hạ cần gì thứ văn chương rao hàng đó.
Kỳ này là bầu cho khóa 12 của QH. Sau đó, các dân biểu quốc
doanh yên tâm ngậm miệng ăn lương trong năm năm, rồi sẽ tính
bước kế tiếp. Hết chín mươi phần trăm ghế dân biểu là của đảng
viên nhà nước rồi. Giới chức thẩm quyền cho biết là, kỳ này, họ
ước mong có được trên mười phần trăm dân biẻu không phải đảng
viên.
Mong muốn là một chuyện, còn có được hay không thì điều đó đã
vuột khỏi tầm tay của những người coi như ngoài đảng. Sơ khởi,
có 238 ứng cử viên độc lập, nghĩa là không có hậu thuẫn chính
thức của đảng cộng sản, ghi danh tranh cử. Thế nhưng, tất cả mọi
ứng cử viên đều phải qua ba đợt sàn lọc của Mặt Trận Tổ Quốc,
cánh tay sắt hơi dài của đảng cộng sản. Cho nên, cuối cùng chỉ
còn lại có ba mươi ứng cử viên lọt sổ bìa đen.
Như vậy người ta thắc mắc là QH chxhcn Việt Nam có cần thiết
không, nếu chỉ đóng vai trò một thứ hình nộm, bù nhìn giữ dưa,
trên đồng ruộng xã hội chủ nghĩa? Trong một thể chế dân chủ độc
đảng và nhất nguyên như vậy thì bày ra chi cho lắm trò, chỉ tốn
tiền trả lương cho những tên hề, diễu cũng không cười được. Đồng
lương một dân biểu là bao nhiêu, thử nhân cho năm trăm thì số
tiền đó đem phân phát cho dân nghèo còn được tiếng "xóa đói,
giảm nghèo" hơn.
Phan Quân
|