Thư mục Phan Quân


Sun Shuyun :
 

Những đứa con lạc loài của Mao

 

  • Phan Quân - 4.06.2006
    Trích dịch từ nguyên tác :
    "Cuộc Trường chinh" (The Long March),
    Sun Shuyun,  Harper Collins, 2006.

Cuộc Trường chinh (1934-1935) của Mao Trạch Đông là một chuyện truyền thuyết góp phần tạo dựng chế độ, một bài thơ ca ngợi cộng sản chủ nghĩa,  mà cũng là một kỳ tích của cổ động tuyên truyền,  đă làm cho cộng sản Trung Quốc nổi tiếng. Bảy mươi năm sau, bà Sun Shuyun đă t́m lại dấu vết của cuộc hành tŕnh vĩ đại đó để biết rơ thực tế của vấn đề. Bà gặp lại nhiều cựu binh đă thực hiện chuyến đi hùng tráng kia để viết lại những thực tế thương tâm đàng sau những ǵ được coi như là anh hùng, là dũng cảm, là kiên tŕ. Sau đây là một trích đoạn nói lên nỗi khổ của người phụ nữ trong cuộc vận hành đầy màu sắc hoành tráng của cộng sản Trung Quốc.

 

Một buổi sáng rực rỡ tháng Năm, Wang Quanyuan thc gic, tâm tư tràn đầy hạnh phúc. Nàng đă trải qua một đêm hiếm có với người sĩ quan, chồng mới của nàng. Nh́n ra bên ngoài căn nhà gỗ, nơi đóng quân tạm thời ở tỉnh Tứ Xuyên, nàng thấy một cái hồ nước trong xanh, bao quanh là cánh đồng lúa mạch, nằm trên bối cảnh là một dải núi cao đầy tuyết, trông như bọc đường. Nơi nàng ở không có tuyết bao giờ. Lúc bấy giờ là vào năm 1935, năm thứ nh́ của cuộc Trường chinh. Khi cưới nhau, Wang không tiên đoán được những khó khăn trước mặt. Giá mà nàng thấy trước th́ nàng sẽ phải phân vân giữa một bên là khăn khít với chồng hơn nữa để có con và bên kia là nỗi sợ mang thai, một mối ưu tư nặng nề nhất đối với những người phụ nữ trong chuyến đi vĩ đại xuyên suốt và ngang dọc đất nước Trung Hoa. Nàng thuật lại rằng, mấy tuần lễ sau kỳ hành kinh, "Tôi cảm thấy như tháo được chiếc cùm ở cổ. Tôi lẹ làng leo lên cây dâu tầm ăn và hái một nắm lá. Đứng trên cây, tôi muốn la to cho làng nước biết:"Tôi không có thai! Tôi không có thai!" Bà nói "người phụ nữ sợ mang thai c̣n hơn sợ bệnh dịch nữa" [trong khi đang di chuyển].

Nhắc lại thời kỳ đó, gương mặt dễ thương của bà Wang, năm nay 91 tuổi, vẫn c̣n mang dáng dấp của nỗi niềm đau khổ, lúc tôi t́m ra được bà trên hành tŕnh đi t́m lại dấu vết của cuộc Trường chinh. Đây là một chuyến đi dài tám ngh́n dặm của Đảng cộng sản non nớt cùng với lực lượng vũ trang, sau này trở thành huyền thoại cơ bản của nước Trung Hoa cộng sản, một biểu tượng của tính nhẫn nại và ḷng quả cảm.

Trong số 200.000 người tham dự cuộc Trường chinh, bắt đầu từ 1934, khi các đội Hồng quân phải rời bỏ căn cứ ở Hoa Nam - nơi mà Mao Trạch Đông cầm đầu một chính phủ ngắn ngày - để khỏi bị lực lượng quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch triệt tiêu, chỉ c̣n có khoảng một phần năm được sống sót. Trong s 40.000 người đi tới cùng và đến được miền Tây-Bắc hoang dă và cằn cổi - địa điểm tập trung của cộng sản - hai năm sau đó, người ta nghĩ rằng hôm nay không đầy 500 người c̣n sống sót và giờ th́ cũng đă tám chín mươi.

Lên đường đi t́m lại dấu vết người xưa trên hành tŕnh Tường chinh, tôi muốn làm cho ra lẽ những thực tế đàng sau các truyền thuyết, gặp gỡ những người c̣n sống sót và yêu cầu họ kể lại những chuyện đă qua. Sinh ra và lớn lên ở Trung Quốc vào những năm sáu mươi, tôi được nuôi dạy với những câu chuyện oai hùng của chuyến đi vĩ đại đó, cũng như hàng triệu thanh niên nam nữ Trung Hoa khác. Chúng tôi được khuyên bảo nên làm rơ những khó khăn và hăy "nghĩ đến những người của cuộc Trường chinh".

Trong ṿng mười tháng, chủ yếu di chuyển bằng xe đ̣ và xe lửa, xuyên qua những địa điểm mang dấu ấn Trường chinh - nay cũng như xưa chẳng có nhiều thay đổi - tôi t́m được bốn mươi thành viên cũ của cuộc Trường chinh. Trao đổi câu chuyện với họ, tôi nhận thấy rằng nay những nỗi khổ đau, những ǵ họ đă vượt qua c̣n trầm trọng hơn những ǵ người ta đă kể, nhất là đối với phụ nữ. Một vài thực tế được kể lại không nhằm nḥ ǵ với những chuyện hoang đường của hành tŕnh lịch sử kia, và càng không thấm vào đâu so với thân phận của trẻ con trong cuộc Trường chinh, trẻ con bị bỏ lại, trẻ con được gấp rút giao cho người khác chăm nuôi sau khi chào đời trong khi đang di chưyển và những người trẻ tuổi được tuyển mộ rồi lại bị bỏ rơi giữa đường, nếu không theo nổi.

Chuyến đi đó gồm có nhiều cánh quân vũ trang khác nhau, đi theo những con đường khác nhau. Bà Wang là một trong số ba mươi người phụ nữ được chọn để tháp tùng tám mươi sáu ngh́n người trong Đệ nhất Lục quân của Mao. Có sáu bà bụng mang dạ chửa khi bắt đầu khởi hành và phải di chuyển bằng cáng. Bà Wang kể lại:"Hăy tưởng tượng bụng to bằng quả dưa hấu th́ làm sao mà đánh nhau với kẻ thù được? Thật buồn cười." Những bà bầu này không thể bỏ lại được v́ đều là mệnh phụ phu nhân, toàn là vợ của cấp lănh đạo trong Đảng, kể cả bà He Zizhen, vợ của Mao. Sở dĩ những người phụ nữ chưa chồng khác, như bà Wang và một vài nữ đồng chí của bà, được đi cùng là để khỏi bị chỉ trích là có ưu tiên dành cho các bà vợ của cấp lănh đạo, trong khi quy luật của quân đội không chấp nhận mang phụ nữ theo.

Bà Wang nh́n thấy một người phụ nữ vừa đi vừa sinh con, cái đầu đứa bé lủng la lủng lẳng ra ngoài. Một bà khác th́ gặp trở ngại khi sổ ḷng v́ bị quân Tưởng rượt đuổi nà quá và bom đạn bay như mưa. Như chừng khiếp sợ cái thế giới thô bạo, đứa bé không chịu chào đời. Toàn bộ trung đoàn hậu tập được lệnh chiến đấu ác liệt trên hai tiếng đồng hồ và bị thiệt mất mười hai người. Ấy thế mà, sau cơn đau đẻ khốn đốn đó, những người đàn bà kia đâu có giữ được những đứa con của ḿnh. V́ quy định của Đệ nhất Lục quân có ghi rằng tiếng khóc trẻ con có thể nguy hại cho quân sĩ. Hài nhi bé bỏng, khi ra đời làm thiệt mười hai mạng sống của chiến sĩ, đă bị bỏ lại trên cái giường rơm trong căn nhà bỏ hoang, chứng kiến giây phút chào đời của nó.

Khi bà He Zizhen, vợ của Mao Trạch Đông, sinh con hồi đầu xuân năm 1935 cũng thế. Đây là lần thứ ba, bà bị bắt buộc phải bỏ rơi con. Đứa con gái đầu ḷng của bà với Mao được đem cho một bà nông dân khi bà và Mao phải tháo chạy, trốn khỏi một căn cứ du kích. Kế đến là "Mao con", đứa bé giống hệt Mao nên mới có biệt danh như thế. Thằng bé lên hai th́ Đ nht Lục quân bắt đầu cuộc Trường chinh. Không một ai được đem trẻ con theo, kể cả Mao.

Bà He Zizhen khóc hết nước mắt khi phải để "Mao con" lại cho người em bà chăm nuôi, cô em mà chồng là em của Mao. Mao không có lấy một lời từ giả đứa con trai của ḿnh. Mao đâu có biết được rằng sáu tháng sau đó em ông phải hy sinh v́ chiến cuộc, mang theo xuống tuyền đài nơi ẩn trú của đứa bé, và Mao cũng không buồn cho bà vợ biết chuyện đó. Bà He Zizhen không thể nghĩ là lại làm thêm điều phi lư một lần nữa, chỉ có bốn tháng sau khi vừa bị đau thương dằn vặt khi phải xa ĺa "Mao con".

Được hỏi muốn đặt con tên ǵ, bà He Zizhen lắc đầu v́ nghĩ rằng sẽ không bao gi gặp lại con nữa. Bảo bọc bằng một chiếc áo, đứa bé được trao cho một bà cụ, người duy nhất không bỏ chạy khi hay tin Hồng quân kéo đến. Ban đầu, bà từ chối v́ không có sữa nên không thể nuôi dưỡng đứa bé. Nhưng khi nh́n thấy một mớ tiền và vài chén thuốc phiện th́ bà thay đổi ư kiến. Mấy năm sau, He Zizhen c̣n ân hận v́ đă quyết định như thế:"Thậm chí tôi cũng không nh́n kỷ đứa bé. Tôi không rơ là nó ra đời ở đâu nữa."

Tháng Sáu 1935, Đệ nhất Lục quân bắt liên lạc được với một cánh quân khác, Đệ tứ Lục quân, ở Tứ Xuyên. Một nhúm phụ nữ của Đệ nhất Lục quân, kể cả bà Wang Quanyuan, hết sức ngạc nhiên khi nh́n thấy hàng ngh́n phụ nử của Đệ tứ Lục quân, thậm chí có cả một trung đoàn nữ quân nhân, về sau thuộc quyền chỉ huy của bà Wang. Lư do chính là thuốc phiện. Ở Tứ Xuyên, gia đ́nh nào cũng trồng cây thuốc phiện và phần đông những người đàn ông đều nghiện thuốc phiện. Thường khi trẻ con cũng nghiện v́ khi trẻ khóc hoặc đau ốm th́ cha mẹ cho trẻ hít thuốc phiện để vỗ về. Đàn bà cũng hút, nhưng không nhiều bằng đàn ông, nên Đệ tứ Lục quân chẳng c̣n cách nào khác hơn là tuyển mộ phụ nữ.

Những quy luật nghiêm nghặt ngăn cấm những người lính trà trộn vào các đơn vị nữ quân nhân đă bảo vệ được những phụ nữ này, nhưng làm ǵ ngăn cấm được quân thù. Về sau, nhiều người thuộc trung đoàn nữ quân nhân này đă bị lực lượng của bọn cường hào ác bá Hồi giáo ở miền Tây-Bắc bắt giữ và hăm hiếp. Lúc tôi tiếp xúc, bà Wu Qingxiang đă 82 tuổi rồi mà vẫn c̣n rùng ḿnh khi nhớ lại năm 12 tuổi - đang làm diễn viên văn công - bị chúng làm nhục. Bà kể lại:"Sau khi hăm hiếp rồi, họ c̣n kháo nhau là bọn phỉ đỏ chăm sóc con gái của chúng cẩn thận quá. Cô nào cũng c̣n trinh." Một cựu binh của trung đoàn và cũng là nạn nhân của bọn hăm hiếp, bà Feng Yuxiang, cư ngụ gần làng của bà Wu, cũng kể y như thế. Cứ tưởng tượng họ run rẩy trốn trong một xó âm u nào đó, sau khi bị làm nhục lại c̣n nghe được những điều đó mà năo ḷng!

Bên Đệ tứ Lục quân, nữ quân nhân có thể đem chồng con theo trong lúc đầu, nếu không th́ họ sẽ bị lạc mất. Một vài người đàn ông có cả gia đ́nh đi theo v́ nếu ở lại th́ họ sẽ bị quân của Tưởng giết. Trẻ em nhiều tuổi hơn được giao nhiệm vụ giao liên, đưa tin, hộ lư và thổi kèn. Bà Ma Haidiche, một trung đoàn trưởng nữ quân nhân, nay đă vào tuổi chín mươi và sinh sống tại một thành phố Hồi giáo thuộc tỉnh Cam Túc, nằm về miệt Tây-Bắc xa xôi của Trung Quốc, tâm sự:"Trông thấy đàn ông cơng trẻ con hoặc những em bé nhô đầu ra khỏi mấy cái sọt trên ḿnh ngựa th́ ai mà nghĩ rằng đó là một đạo quân bao giờ."

Bà c̣n nhớ một bà mẹ đi trước bà, tay dắt một đứa bé, tay kia một chiếc chiếu, đàng sau bà là một bé gái cơng em trên lưng. Mấy ngày sau, bà gặp lại bà mẹ đó nữa, nhưng không thấy mấy đứa nhỏ đâu hết. Bà Ma trầm tĩnh nói:"Có lẽ bà ta đă trao mấy đứa nhỏ cho người nào rồi. Thế là mấy đứa nhỏ gặp hên." V́ sau đó cánh quân sẽ tiến vào thảo nguyên miền viễn Tây của Tứ Xuyên, chẳng có thức ăn mà cũng không có làng mạc ǵ th́ làm thế nào có người để rước những đứa bé bị bỏ lại dọc đường. Có chút lương thực thực phẩm ǵ là phải để dành cho quân lính. Vậy mà, nhiều nữ quân nhân trong đơn vị của bà Ma cũng bị chết v́ đói ăn. Bà cho biết:"Nhiều lúc đói quá đứng không vững nữa. Chết đi c̣n dễ hơn là sống ở đời. Muốn chết đi cho rồi, chẳng biết tại sao nữa." Ngày nay, bà c̣n cảm thấy khủng khiếp khi hồi tưởng lại cảnh một người phụ nữ nhận ch́m con ḿnh xuống đầm lầy v́ không chịu nỗi tiếng khóc của đứa bé đói ăn.

Cháu gái, He Jiesheng, con mới sinh của bà He Long, chỉ huy trưởng Đệ nhị Lục quân, gặp nhiều may mắn hơn. Bố cháu bế cháu theo v́ không t́m được một gia đ́nh nào chịu lănh một đứa bé vừa ra đời có ba tuần lễ. Bồng ẵm cháu khó khăn không ít. Bà mẹ của cháu nói rằng:"Con bé nhà tôi c̣n nặng hơn khẩu súng máy! Nếu là đàn ông, thà tôi vác súng máy c̣n hơn. Ít ra, tôi c̣n có thể đánh nhau nếu gặp địch." Bà He Long thử giúp chồng ẵm bé, nhưng v́ đói quá nên cháu cứ chui vào ngực bà để t́m vú mẹ. May mắn thay, bà He Long t́m thấy được nhiều cá v́ người Tây Tạng, sinh sống trên đồng cỏ Tứ Xuyên không ăn cá. Thế là em bé sống sót. Đó là một con người ít tuổi nhất đă hoàn thành được hai năm Trường chinh. Nay, đă bảy mươi tuổi và sinh sống ở Bắc Kinh, bà bùi ngùi nh́n lại quăng đời đă qua, một khoảng thời gian đă đưa bà đến cấp tướng hiếm hoi trong quân đội Trung Quốc.

Hồng quân cũng có đông đảo tân binh trẻ tuổi, được gọi là bọn "Tiểu yêu đỏ", phần lớn ở tuổi mới lên mười. Không ai biết chắc được quân số này. Bà Wang cho rằng chừng khoảng năm, sáu ngh́n trên quân số một trăm ngh́n của Đệ tứ Lục quân và cũng ngần ấy ở Đệ nhất Lục quân. Li Wenying được mười bốn tuổi trong thời kỳ Trường chinh. Cô bị đem đi bán để làm dâu và gặp phải một bà mẹ chồng độc ác. Cũng như những "Tiểu yêu đỏ" khác, nàng nhập bọn để ăn uống đẫy bụng và thỉnh thoảng ăn cả thịt lợn nữa. Bà nói thêm:"Hồi c̣n bé, thấy lợn chạy đầy nhưng có bao giờ biết thịt lợn ăn ra làm sao. Chỉ có địa chủ mới được ăn."

Trong quá tŕnh t́m theo dấu vết Trường chinh, tôi bắt gặp một bản báo cáo trong hồ sơ lưu trử ở Tứ Xuyên. Tài liệu đó do các viên chức Quốc dân Đảng thảo ra, nói rơ những người lính lạc lơng của Hồng quân bị bỏ rơi lại trên xứ sở của họ. Ḷng tôi đau nhói khi ḍ xem qua các danh sách, thấy họ c̣n trẻ quá, một nửa vừa lên mười và trẻ nhất chỉ có chín tuổi. Ở thảo nguyên xa xôi hẻo lánh tỉnh Tứ Xuyên, tôi t́m gặp được một người trong bọn tên Sangluo, nay đă ngoài tám mươi. Ông ta gia nhập đội quân của bà He Long năm 13 tuổi ở miền Đông xa xôi của tỉnh Hồ Nam. Nhưng, khi đến vùng thảo nguyên th́ ông ta không theo kịp đà của bước đi Trường chinh. Một buổi sáng, khi ông ta thức giấc th́ đoàn quân đă đi mất. Cánh quân đă bỏ lại trên một ngh́n người ốm đau, thương tích và lũ trẻ. Ông ấy kể lại:"Thế là tôi khóc sướt mướt. Hồng quân chẳng khác nào bố mẹ tôi. Sao họ lại đành đoạn bỏ rơi tôi như thế?"

Tuổi trẻ đă cứu ông v́ những gia đ́nh người Tây Tạng vùng thảo nguyên muốn có một đứa con trai, hoặc giả họ thấy thương t́nh một đứa bé. Một thày Lama đă đem ông về cho mẹ của thày chăm nuôi. Gần như suốt cuộc đời sinh sống cô lập ở vùng đồng cỏ, không có một người Hoa gốc Hán nào, ông không c̣n nói tiếng Trung Quốc được nữa mà cũng chẳng c̣n nhớ đến sinh quán. Con người đứng trước mặt tôi trông hoàn toàn là dân Tây Tạng, da mặt nhăn nheo, đỏ sậm như màu áo của ông, những ngón tay cong queo v́ thấp khớp, một tai họa của những người dân du cư. Ông tỏ vẻ biết ơn Trời Phật đă cho ông c̣n sống được tới ngày hôm nay v́ phần đông những đứa trẻ bị bỏ lại cùng với ông đă chết v́ đói hoặc bị dân địa phương giết chết. Khi cáo biệt, tôi hỏi vậy chớ ông cảm thấy ḿnh là người Hoa hay người Tây Tạng. Ông trả lời:" Đâu thành vấn đề, cô."

 

C̣n những trẻ em chẳng bao giờ được đem theo trong hành tŕnh Trường chinh, bị bỏ lại khi cha mẹ chúng ra đi th́ sao? T́nh h́nh của chúng chẳng có ǵ khả quan hơn. Khi chiếm được các căn cứ địa cộng sản th́ quân của Tưởng Giới Thạch tàn sát những người thân cộng và thường th́ cắt xén hay banh da xẻ thịt những đứa trẻ được giao cho những người này chăm nuôi. Một khi những gia đ́nh chăm nuôi những đứa trẻ bị bỏ lại biết được những ǵ sẽ xảy đến th́ họ đem bán đi hay đưa đi trốn. Thế nhưng, có những người yêu mến những đứa trẻ mà họ chăm nuôi và không chịu được cảnh cha mẹ chúng trở về mà không thấy mặt con nên họ đă dọn nhà đi nơi khác. Hậu quả là rất ít có người Hồng quân nào đi theo cuộc Trường chinh mà nh́n lại được mặt con bao giờ.

Ngay khi cộng sản nắm quyền hồi 1949, He Zizhen, lúc bấy giờ không c̣n là vợ của Mao nữa, đă cùng cô em và cậu em đi t́m ba người con lạc loài của Mao. Cô em chết v́ tai nạn xe hơi cùng với một cậu bé được cho là "Mao con", cũng được một cựu binh khác nh́n là con của ḿnh. C̣n em trai của bà nghĩ rằng đă t́m được đứa con gái lớn và một "Mao con" khác. Bà He Zizhen lập tức đi Nam Kinh để nh́n đứa bé và quả quyết rằng đó là con của bà, căn cứ ở chỗ lổ tai nhờn và mùi hôi nách của nó mà bà cho rằng cả năm đứa con của bà với Mao đều y như thế. Nhưng đứa bé này cũng có một người khác nhận, với sự bao che của Đảng. Thay v́ để mất đứa bé, bà He Zizhen quyết định chia sẻ với hai ông bà đă nhận đứa bé là con ḿnh rồi tiếp tục gắn bó với nó và dành cho nó nhiều t́nh thương và quà tặng. Nhưng, bà không làm sao quên được đứa bé là con trai duy nhất của bà với Mao c̣n sống sót dù cho Mao đă từ bỏ cả hai người từ lâu. Mối bận tâm v́ đau khổ và mất mát làm cho bà phải vào ra bệnh viện tâm thần suốt quăng đời c̣n lại.

Mấy mươi năm sau, cuộc t́m kiếm vẫn tiếp tục. Tháng Mười Một năm 2003, hai thanh niên người Anh đă làm cho báo chí phải xôn xao khi họ loan báo cho thế giới là có lẽ họ đă t́m ra được người con gái của Mao, bị thất lạc từ lâu qua cuộc Trường chinh. Cách duy nhất để chứng minh lai lịch của cô gái là đối chiếu với ADN của người con gái của Mao đă được biết là c̣n sống sót. Nhưng cô này lại không chịu hợp tác. Có nhiều người nhận dạng quá có thể nỗi đau mất mát của gia đ́nh Mao và của tất cả những người tham dự cuộc Trường chinh không bao giờ tan biến được.

C̣n bà Wang th́ sao? Chuyện con cái cứ ám ảnh bà suốt đời. Nhưng cũng giống như hai phần ba những người phụ nữ sống sót mà tôi đă gặp th́ điều kiện sinh sống trong hành tŕnh Trường chinh như, đói ăn triền miên, cái lạnh thấu xương của miền núi, cuộc đi liên tục không ngừng nghỉ xuyên qua đường đất chập chùng, đă làm cho họ tuyệt đường sinh sản. Bà đă nhận nuôi bảy trẻ mồ côi, nhưng kẻ trước người sau họ đều bỏ bà ra đi, cho rằng bà không phải là mẹ của họ. Niềm an ủi duy nhất là có hai người con nuôi của bà cưới nhau, tiếp tục sinh sống với bà và săn sóc bà trong buổi chiều tà xế bóng. Bà tiếc là không thể tự ḿnh sinh con đẻ cái. Nhưng lời nói cuối cùng của bà với tôi là:"Đó là cái giá bé nhỏ phải trả cho cuộc cách mạng."

 

Phan Quân

Trích "Cuộc Trường chinh" (The Long March),
Sun Shuyun,  Harper Collins, 2006.

 

  © 2006 Phùsa.

Thư mục Phan Quân   

bút
việt
hồn
quê

với sự góp mặt của :

 Thích Phước An  Vũ Thanh B́nh  Hồ Minh Dũng  Kiều Mỹ Duyên  Phạm Xuân Đài  Trần Trung Đạo  Nguyễn Đạt  Thích Quảng Độ  Công tử Hà Đông  Tâm Hải Đức  Nguyễn Mộng Giác  Thích Nữ Trí Hải  Nhất Hạnh  Vĩnh Hảo  Đoàn Văn Khanh  Ngô Kim Khôi  Lặng Lẽ  Phạm Trọng Luật  Miêng  Diệu Trân - Linh Linh Ngọc  Bắc Phong  Phạm Thanh Phương  Nguỵ Khắc Quái  Phan Quân  Văn Quang  Nhật Thịnh  Lê Khánh Thọ  Nguyễn Bửu Thoại  Nguyễn Nam Trân  Ngô Viết Trọng  Nam Quan Tử  Phan Thị Trọng Tuyến     Tiểu Tử        Hiền Vy  

... và :
Nguyễn Lê Nguyên
tổng biên tập
www.phusa.net

 

Về  mục lục
Bút Việt Hồn Quê