Thư mục Phan Quân


 

Làm dâu "ca-ku"

 

  • Phan Quân - 17.06.2006
     

Từ tạo thiên lập địa chí đến ngày nay, khi nói đến lịch sử nhân loại là người ta nghĩ ngay đến lịch sử của cánh mày râu, ngoại trừ ở một vài chế độ mẫu hệ, nhưng cũng một cách hạn chế. T́nh h́nh đó rất ư là đúng với lịch sử Tây phương, một xă hội tuy nổi tiếng là phong nhă, "nịnh đầm", nhưng lúc nào cũng dành cho phụ nữ một chỗ đứng thứ yếu, từ thời Cổ Đại cho đến quá khứ gần đây. Nói làm ǵ đến xă hội Việt Nam ta, chịu ảnh hưởng phong tục tập quán Tàu, thường coi "gái sinh ngoại tộc", nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô.

Nếu dựa theo Thánh Kinh mà nói th́ sản phẩm đầu tay của Thượng Đế là một gă đàn ông rồi sau đó Người mới lấy một cái ba sườn của hắn ta để tạo dựng nên một mụ đàn bà. Câu chuyện huyền thoại này mặc nhiên đă cho thiên hạ có cái cớ để gán cho các cô, các bà một vai tṛ phụ thuộc vào lũ đàn ông. Các bậc nam nhi có thể tự hào rằng "không có tui th́ làm sao mà có bà". Măi cho đến khi bàn thảo về luật gia đ́nh ở quốc hội đệ nhất Cộng Ḥa Việt Nam, bà cố vấn Ngô Đ́nh Nhu mới bạo gan đảo ngược t́nh thế, bằng cách chơi chữ là "không có đàn bà làm sao có đàn ông". Y như rằng, với tư cách là h́nh ảnh thiên thần hay ác quỹ, lúc nào người phụ nữ cũng chỉ có ở trên trời hay dưới địa ngục, không bao giờ hiện hữu trên cơi đời này, vốn đă bị đàn ông khống chế và ngự trị. May ra chỉ có những nhà họa sĩ hay điêu khắc gia muốn mượn thân h́nh ngà ngọc của các bà để lừng danh, nổi tiếng.

Cho đến thế kỷ thứ XIX, người phụ nữ vẫn thường bị coi là mặt trái của nam nhi, ông lồi, bà lơm. Măi cho đến khi cuộc Cách Mạng 1789 của Pháp kết liễu nền văn hóa dựa trên Thiên Chúa giáo, người phụ nữ mới thoát được vị trí phụ thuộc và thua kém của ḿnh để trở thành khác biệt và do đó ngang hàng với nam nhi. Ở Việt Nam ta th́ không biết dựa trên mốc thời gian nào để quy định t́nh trạng nam nữ b́nh quyền. Có thể là t́nh h́nh này đă biến chuyển một cách tiệm tiến, luồn lách từng bước, từng bước và một cách âm thầm vào quan hệ gái trai. Thế nhưng cũng có lúc, có nơi, có người và có trường hợp chứ không phải một cách đương nhiên, luật định.

Sở dĩ bài viết này phải dài ḍng văn tự để mở đầu câu chuyện "Làm dâu không quân" là v́, tuy đă đa mang truyền thống hào hoa phong nhă của quân chủng, hết ḷng coi trọng người đẹp chưa cưới hay đă rước về, hoặc đă chiều tà xế bóng, nhưng bài viết này cũng không quên to lời và trịnh trọng nói lên tính chất "sợ lệnh bà" của bậc nam nhi chi chí, ngang trời bay bổng. Vợ mà không sợ th́ sợ ai?

Từ khi những bộ áo liền quần của các chiến sĩ phi hành xuất hiện, sở thích t́nh cảm của người em gái bên rèm the có chiều thay phương, đổi hướng. Đă thế mà những bức thơ hồng dạt dào t́nh cảm yêu thương xuất phát từ quyển sách "Đời Phi Công" của Toàn Phong lại tăng phần điểm xuyết cuộc sống hồ hải gió mây, làm cho óc tưởng tượng của những người "bên trong cánh cửa" măi bị h́nh ảnh của kẻ "ngoài chân mây" thu hút. Nên chi, mắt xanh cứ ngày, đêm, năm, tháng măi mê truy lùng trời xanh, như ra đa pḥng không t́m kiếm máy bay địch, để bắt cho kỳ được một cánh chim trời mà ấp ủ vào ḷng yêu thương. Y như rằng gái khôn kén chồng giữa chốn không quân!

Ấy vậy mà, mâu thuẩn thay, dù cánh sắt có tung bay chín tầng mây, dọc ngang tám hướng trời cũng vui ḷng để cho ḿnh bị giam hăm vào trái tim nhỏ bé của người đẹp khuê pḥng! Thế là chưa biết phi công lái máy bay hay là người yêu bé nhỏ lái phi công đây? Trường hợp nào cũng đúng v́ khi lơ lửng trên trời mây th́ "không gian tuy rộng lớn, nhưng nhỏ bé trong tay người phi công", c̣n khi hạ cánh đáp trở về với mái ấm th́ phi công lại được người đẹp "lái". Cũng vui vẻ cuộc đời v́ nếu như miệng thế có cười chê th́ vợ ḿnh, ḿnh sợ chớ sợ vợ ai mà sợ quê? Nói cho xác nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, ta "nễ bà xă" ta th́ đúng hơn v́ ông bà ta đă nói một câu nhịn là chín câu lành.

Thế nhưng, thiên hạ trần ai cũng có người vầy, kẻ khác nên cũng có lắm đấng trượng phu, đào hoa chiếu mệnh, quen thói sớm đào tối lựu linh tinh, làm khổ các nàng dâu không quân không ít. Nên chi, thông thường dư luận hay cho rằng các ông không quân sống làm khổ vợ con mà chết đi th́ cũng làm vợ con khổ. Phải đâu các chàng chẳng biết, biết lắm chớ, nhưng v́ đinh ninh số phần quyết định, chớ căi số Trời mà khó yên thân. Đôi khi nằm buồn "vắt chân lên trán", ngẫm nghĩ chuyện đời, các đương sự cũng thấy ra điều sai quấy của ḿnh, đâm ra ân hận.

Cay cú hơn hết là trong chuỗi dài năm tháng đi tù cải tạo, đơn thương độc mă, ngày đêm ṿ vơ một ḿnh, thương vợ nhớ con, hương t́nh đi vắng, người anh hùng của trời xanh, mây trắng hôm nao mới thấy ḿnh cô đơn, ốm yếu hơn cả Hercules sau khi bị Hades hốt hồn. Lại c̣n nghe kể những nỗi thống khổ của vợ con khi phải ngược đường Trường Sơn, mang nặng quà cáp đi tiếp tế thăm nuôi, khổ cực gấp mấy lần:

                 Cái c̣ lặn lội bờ sông
                 Gánh gạo nuôi chồng, tiếng khóc nỉ non.

Bấy giờ, chàng mới vô vàn hối hận, ḷng tự nhũ ḷng:"... trước kia trong buổi hưng thời ta đă vung tay quá trán, t́nh cảm lăng nhăng, mới chuộng cũ vong, lại c̣n nghiêm mặt phán rằng, phụ nữ thường t́nh, ghen tuông nhảm nhí". Thậm chí, trong cảnh tù đài lao lư, gia đ́nh thăm nuôi, bà lớn bà bé đụng đầu nhau, người nào cũng giành là chồng ḿnh, cán bộ canh tù cũng chào thua. Rồi th́ đêm về, một thân một ḿnh trên ổ lá chuối khô, toàn thân cầm cập run v́ trời rét ngọt, mạnh dạn nắm tay đấm ngực đùng đùng, trong hư không xin nàng tha tội, Mea culpa, mea maxima culpa, lỗi tại ta, vô vàn lỗi tại ta!!! Bấy giờ th́ đă muộn, nhưng ḷng dặn ḷng, an ủi "thà muộn c̣n hơn không".

Thế nhưng, đâu đă tởn, sau khi được "Bác và Đảng dạy dỗ nên người lương thiện", "tha tội chết" cho về sinh sống cùng gia đ́nh, với nhân dân, lại vẫn chứng nào tật ấy, léng phéng không chừa, lợi dụng t́nh h́nh trai thiếu gái thừa mà đi lại linh tinh. Những tưởng, nhờ HO hay được ODP thay đổi môi trường th́ sáng mắt ra chịu sống chung t́nh chỉ biết có "nhà tôi", nào ngờ đâu khi thấy múi mít thơm, cầm ḷng không đậu, bèn làm một phát bỏ cây đa cũ, rời bến đ̣ xưa, ôm ghi-ta nhảy sang thuyền khác, đàn địch tưng bừng, nhạc Rock, nhạc Disco, cứ tưởng bở cho ḿnh như c̣n thuở "phương ph́".

Nào ngờ đâu, sau khi kiều nữ biết rơ chân tướng là cọp giấy mục, lại mắc mưa, to h́nh hài mà rỗng nội dung, nên "kick out" một phát, tống cổ ngay t́nh, chạy về t́m lại má bầy trẻ xin rộng ḷng khoan dung! Người vợ cũ, duyên t́nh xưa đă thề nguyền trước Thượng Đế và trước Con Người, sống chết có nhau, sướng khổ bên nhau, nên chín bỏ làm mười cho một con người biết phục thiện.

Ôi cao quư thay những nàng dâu không quân! Con tim hào hiệp tuy nhỏ bé nhưng lại rộng thênh thang, như cả không gian bao la. Không có khoảng rộng trời xanh mây trắng kia th́ làm ǵ có môi trường dụng vơ để cho phi công ngày ngày tung cánh sắt mà vượt cao, vút cao?

 

Phan Quân

 

  © 2006 Phùsa.

Thư mục Phan Quân   

bút
việt
hồn
quê

với sự góp mặt của :

 Thích Phước An  Vũ Thanh B́nh  Hồ Minh Dũng  Kiều Mỹ Duyên  Phạm Xuân Đài  Trần Trung Đạo  Nguyễn Đạt  Thích Quảng Độ  Công tử Hà Đông  Tâm Hải Đức  Nguyễn Mộng Giác  Thích Nữ Trí Hải  Nhất Hạnh  Vĩnh Hảo  Đoàn Văn Khanh  Ngô Kim Khôi  Lặng Lẽ  Phạm Trọng Luật  Miêng  Diệu Trân - Linh Linh Ngọc  Bắc Phong  Phạm Thanh Phương  Nguỵ Khắc Quái  Phan Quân  Văn Quang  Nhật Thịnh  Lê Khánh Thọ  Nguyễn Bửu Thoại  Nguyễn Nam Trân  Ngô Viết Trọng  Nam Quan Tử  Phan Thị Trọng Tuyến     Tiểu Tử        Hiền Vy  

... và :
Nguyễn Lê Nguyên
tổng biên tập
www.phusa.net

 

Về  mục lục
Bút Việt Hồn Quê