.    

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

" Không có tự do phê phán, thì chỉ còn nịnh bợ mà thôi - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)

DIỄN ĐÀN TỰ DO

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế,     Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Thế Nào Là Dân Chủ ? 

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 SỰ KIỆN

v Ngày 9 tháng 12 năm 2006  :
Hội Dân Oan Việt Nam ra đời tại Hà Nội.   

v Ngày 10 tháng 12 năm 2006  :
Tuyên bố thành lập Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam

v Ngày 2 tháng 11 năm 2006  :
Tthành lập Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam.   

v Ngày 31 tháng 10 năm 2006  :
Tthành lập Hiệp Hội Đoàn Kết Công - Nông VN.   

v Ngày 20 tháng 10 năm 2006  : 
Công Đoàn Độc Lập Việt Nam ra đời.   

v Ngày 16 tháng 10 năm 2006  :
Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền VN ra đời.   

v Ngày 8 tháng 9 năm 2006  : 
Đảng Thăng Tiến Việt Nam tự công bố thành lập tại Huế.   

v Ngày 7 tháng 9 năm 2006  : 
Nhóm Thanh Niên Dân Chủ Sơn Hà ra đời tại hà Nột

v Ngày 2 tháng 9 năm 2006  : 
Tập san Tự do Dân chủ ra đời tại Hà Nội.   

v Ngày 8 tháng 6 năm 2006  : 
Đảng Dân Chủ XXI tuyên bố tái hoạt động

v Ngày 8 tháng 5 năm 2006  : 
Tập Hợp Thanh Niên Dân chủ ra đời cùng website Tiếng Nói Thanh Niên Dân Chủ

v Ngày 15 tháng 4 năm 2006  : 
Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận ra đời tại Sài Gòn và phát hành khắp nước.   

v Ngày 8 tháng 4 năm 2006  : 
Tuyên Ngôn Dân Chủ ra đời tại Việt Nam.   

v Tối ngày 25 tháng 1 năm 2006  :
Nghị viện Âu Châu ra Nghị Quyết 1481 lên án tội ác chống nhân loại của các nhà nước Cộng Sản.   

 
vResolution1481/2006/Nghị quyến 1481/2006


 

 

Ý kiến,   quan điểm,  .  .  .   bày tỏ trên trang Diễn Đàn Tự Do là của các tác giả,   không nhất thiết phản ánh quan điểm của Phù Sa.   

Nguyễn Tấn Dũng vi phạm luật pháp VN tại Ba Lan

  • 23.09.2007 | Thiên Ðức - Hoa Kỳ

Theo bản tin ngắn DCVonline “Ba Lan muốn tiếp nhận Lê Thị Công Nhân” có phổ biến nguyên văn bức thứ của chủ tịch thượng viện Ban Lan như sau:

Vác- sa-va , ngày 17.09.2007
Kính gửi ông Trần Ngọc Thành
Chủ tịch Ủy ban bảo vệ công nhân Việt
Nam

Thưa ông,

Thứ sáu ngày 14 tháng 9 năm 2007 khách của tôi là thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Trong khi trò chuyện tôi bày tỏ sự lo lắng vì lí do quyền tự do công dân tại Việt Nam bị hạn chế. Tôi đã đưa ra một danh sách dài các tù nhân chính trị. Chẳng hạn tôi nêu tên linh mục Nguyễn Văn Lý, hòa thượng Thích Quảng Ðộ và cả cô Lê Thị Công Nhân, ông Nguyễn Văn Ðài những người đi đầu trẻ tuổi của phong trào đối lập dân chủ đã bị kết án vài năm tù vào tháng hai vừa qua.

Tôi đã nói rằng sự việc các tù nhân chính trị Việt Nam gây cản trở trong quan hệ chính trị giữa Ba Lan và Việt Nam. Tôi cũng đã nói rằng trước đây tôi đã là tù nhân chính trị và giờ đây tôi là chủ tịch Thượng Viện. Trong câu trả lời thủ tướng Việt Nam tuyên bố rằng nếu Ba Lan nhận cô Lê Thị công Nhân thì chính quyền Việt nam sẵn sàng thả tù cô ta để cô ta sang Ba Lan sinh sống.

Thông báo với ông về cuộc nói chuyện với thủ tướng Việt Nam tôi mong muốn biết được bằng cách nào tôi có thể giúp nhà hoạt động đối lập này được thả tự do và sang được Ba Lan.

Bogdan Borusewicz
Chủ tịch Thượng Viện Cộng Hòa Ba Lan

Lời văn cuối cùng của bức thư gây nhiều chú ý cho mọi giới nhất là giới luật học. Ý của ông Bogdan Borusewicz Chủ tịch Thượng Viện Cộng Hòa Ba Lan, rất muốn nhận người tù Lê Thị Công Nhân một cách phù hợp với luật pháp Việt Nam, (vì nếu ông chủ tịch thượng viện tiếp nhận cô Lê Thị Công Nhân không đúng trình tự luật pháp Việt Nam, thì sẽ nhận lảnh hậu quả mang tội tiếp tay hay đồng lỏa với kẽ vi phạm luật pháp Việt Nam. Rất ảnh hưởng đến tương lai chính trị nhất là tại một nước dân chủ).

Thế nhưng tại sao ông chủ tịch không tham khảo với nhà nước hay luật sư đoàn Việt Nam mà lại bằng một bức thư công khai hỏi một người đấu tranh cho dân chủ đối lập với chế độ, lại là người không có thẩm quyền chính thức trả lời một vấn đề luật pháp? Phải chăng ông chủ tịch thượng viện đã thay mặt thủ tướng Ba Lan “đáp lễ” lại cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, là tác giả sự kiện xua đuổi phóng viên Tôn Vân Anh, gây sự phẫn nộ của báo chí, với hành động phủi sạch trách nhiệm, bằng câu tuyên bố : “Ông không biết gì về việc này nhưng nếu nó diễn ra trên lãnh thổ Ba Lan thì chắc là phù hợp với luật pháp Ba Lan.”( xem bài viết kiện Nguyễn Tấn Dũng trước tòa án Ba Lan)

Ðể hiểu rõ ý nghĩa của “sự đáp lễ” này của ông chủ tịch thượng viện Ba Lan, thì không gì hơn chúng ta tìm hiểu bằng cách nào thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể trục xuất được một tù nhân Việt Nam ra khỏi đất nước Việt Nam theo đúng trình tự luật pháp và hiến pháp. Ðó chính là trọng tâm của bài viết này.

Bản án sơ thẩm hình sự sơ thẩm số : 153/2007 / HSST ngày: 11.5.2007, được trích đoạn, những phần chính yếu như sau:

Lê thị Công Nhân sinh năm 1979 ; quê quán ; Gò công Tây , tỉnh Tiền Giang ; trú tại : phòng 48 , nay là phòng 316 nhà A7 , tập thể Văn phòng Chính phủ , phường Phương Mai Quận Ðống Ða , Thành phố Hà Nội ; khi phạm tội là Luật sư thuộc Văn phòng luật sư Thiên Ân ; trình độ văn hóa ; lớp 12/12 ; con ông Lê minh Ðức và bà Trần thị Lệ ; bị bắt tạm giam ngày : 06.3.2007 ; có mặt tại phiên tòa .

Tại bản cáo trạng số 28/CT- VKS- P2 ngày 23 tháng 4 năm 2007 của Viện Kiểm Sát Nhân Dân thành phố Hà Nội thì bị cáo Nguyễn văn Ðài và Lê Thị Công Nhân bị truy tố về tội “ Tuyên truyền chống Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam :” theo điểm A, C khoản 1 điều 88 bộ luật hình sự

Tại cơ quan điều tra và tại phiên tòa bị cáo khẳng định là thành viên của “Ðảng Thăng Tiến Việt Nam :” , “ Khối 8406:” của Nguyễn văn Lý . Bị cáo tham gia với tư cách là phát ngôn viên của Ðảng Thăng Tiến Việt Nam . Bị cáo cho rằng việc tham gia vào tổ chức này là tự nguyện . Hội đồng xét xử nhận thấy : mục đích hoạt động của tổ chức này là đấu tranh chống Ðảng , chống Nhà nước xã hội chủ nghĩa , làm cho thể chế chính trị tại Việt Nam bị thay thế triệt để , tổ chức này kêu gọi đa nguyên , đa đảng , vận động nhân dân mặc áo trắng để ủng hộ dân chủ . Như vậy , việc tham gia và ủng hộ của tổ chức này của bị cáo là vi phạm pháp luật...

Ngoài ra bị cáo còn tham gia các tổ chức chính trị khác , như tham gia “ Công đoàn độc lập :” , ký tên ủng hộ “ Tuyên ngôn Tự do dân chủ cho Việt Nam :” , “ Hội dân oan :”.

Hành vi phạm tội của bị cáo đã cấu thành tội “ Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam :” qui định tại điều 88 Bộ luật hình sự như cáo trạng của Viện Kiểm Sát nhân dân Thành phố Hà Nội truy tố bị cáo .....

Bởi các lễ trên

QUYẾT ÐỊNH

TUYÊN BỐ : Bị cáo Nguyễn văn Ðài và Lê Thị Công Nhân phạm tội “ Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam :” .

ÁP dụng điểm A, C khoản 1 Ðiều 88 ; Ðiều 92 Bộ luật hình sự . Ðiều 234 Bộ luật tố tụng hình sự . Xử phạt : Lê Thị Công Nhân 04 năm tù . thời hạn tù tính từ ngày tạm giam 06-3-2007.

Về hình phạt bổ sung : - Phạt quản chế đối với bị cáo Lê Thị Công Nhân thời hạn là 03 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù .

TM. Hội đồng xét xử sơ thẩm thẩm phán ố chủ tọa phiên tòa đã ký : Nguyễn hữu Chính

http://www.doi-thoai.com/baimoi0607_092.html

 

----------------------------------

Bản án đã được kháng cáo hợp lệ trong thời gian luật định, hiện nay vụ kiện đang nằm ở tòa phúc thẩm chờ ngày tái thẩm. Và Lê Thị Công Nhân hiện nay bị giam giữ như là một bị cáo chưa thành án (Vì án chưa có hiệu lực chung thẩm theo đ. 237 HSTT năm 2003).

Trước đây có ông Ðoàn Viết Hoạt và Nguyễn Chí Thiện nhờ áp lực quốc tế đã đi khỏi nước Việt Nam theo danh phận là công dân mãn án, chứ không phải là tù nhân bị trục xuất.

Theo hồ sơ lý lịch cô Lê Thị Công Nhân chưa hề xuất cảnh đến Ba Lan hay có mối quan hệ nhân thân nào với nước này.

Theo bộ luật hình sự số 15/1999/QH10, năm 2000, điều 32 qui định:

“Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trục xuất được Tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.” 

Như vậy, công dân Việt Nam không thể bị chế tài theo điều luật này, và đ.88 bộ luật hình sự cũng hề có qui định hình phạt trục xuất.

Hiện nay , nhà nước Việt Nam chỉ có hai nghị định hướng dẫn trục xuất theo thủ tục hành chánh hay hình phạt theo án tòa đối với người ngoại quốc.( Nghị đinh số 97/2006/ND - CP ngày 15 tháng 9 năm 2006 và số: 54/2001/ND - CP ngày 23 tháng 8 năm 2001).

Hiến pháp năm 1992 được bổ sung vào năm 2002 cũng không có điều khoản nào quy định trục xuất một công dân Việt Nam ra khỏi nước Việt Nam.

Thế mà ông Nguyễn Tấn Dũng với tư cách thủ tướng công khai dẫn một phái đoàn Việt Nam đến tại thượng viện Ba Lan, long trọng tuyên hứa chính thức rằng:

“Riêng về trường hợp Lê Thị Công Nhân, Việt Nam sẽ trả tự do nếu phía Ba lan tiếp nhận”. Nói một cách khác là Việt Nam sẵn sàng trục xuất nếu Ba Lan tiếp nhận.

Sự long trọng tuyên hứa của ông Nguyễn Tấn Dũng nhân danh nước Cọng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam như trên đã gây hậu quả nghiêm trọng về mặt luật pháp và chính trị như sau: 

1)- Về mặt luật pháp:

-          Ông Nguyễn Tấn Dũng đã vi phạm hiến pháp CHXHCNVN và luật pháp Việt Nam tại Ba Lan, khi tuyên bố trả tự do Lê Thị Công Nhân nếu phía Ba Lan tiếp nhận. Vì đã áp dụng một hình phạt trục xuất đối với một tù nhân Việt Nam.

-          Bị cáo Lê Thị Công Nhân đang trong tình trạng xét xử chưa xong mà Nguyễn Tấn Dũng hứa hẹn trả tự do là một hình thức đặt ra một bản án trước khi hội đồng xét xử phúc thẩm tuyên phán là một hành vi tố cáo hệ thống tòa án Việt Nam chỉ là một trò hề, bản án luôn luôn được bỏ túi và định trước bởi nhà nước Việt Nam. Ðiều này đã vi phạm cam kết của Việt Nam khi vào WTO là hệ thống luật pháp phải được xét xử minh bạch và đúng theo trình tự luật pháp.

-          Nếu Lê Thị Công Nhân trở nên tù nhân thiệt thọ theo án tòa thì sự việc đặc xá và được ra nước ngoài là thuộc thẩm quyền chủ tịch nhà nước ( HP 1992 tu chính năm 2002 đ.103 khoản 5 công bố quyết định đại xá). Ông Nguyễn Tấn Dũng với tư cách thủ tướng đã tuyên bố như trên là một hình thức tiếm quyền chủ tịch, đã vượt ra khỏi thẩm quyền của thủ tướng theo qui định của điều 114 HP gây hậu quả làm đảo lộn cả hệ thống hành chính nhà nước Việt Nam.

2)- Hậu quả chính trị:

Với qui định của Hiến pháp và luật pháp như đã trình bày trên, tù nhân Lê Thị Công Nhân chỉ có thể trục xuất ra khỏi Việt Nam theo một giải pháp chính trị, chứ không thể theo trình tự luật pháp Việt Nam (nếu không có những điều chỉnh luật pháp sẽ được trình bày sau). Ðiều này cũng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về mặt chính trị như sau:

- Nhà nước Việt Nam luôn luôn tuyên bố là tại Việt Nam không có tù nhân chính trị chỉ có tù nhân vi phạm luật pháp mà thôi. Lời tuyên bố này đã được chủ tịch Nguyễn Minh Triết xác nhận lại trong cuộc tiếp xúc với phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc và đại diện Việt Kiều Mỹ và Canada ngay sau khi đặt chân tới New York hôm thứ hai. (20 - 6 - 2007). Báo chí Việt Nam có mặt trong cuộc gặp trích lời ông Triết nói: “Bất đồng chính kiến là chuyện bình thường, ngay trong đảng cũng có nhiều ý kiến khác nhau.”

Ông chủ tịch tuyên bố ở Việt Nam hoàn toàn không có chuyện bắt bớ và xét xử vì lý do bất đằng chính kiến. Ông nhắc lại lập luận mà Việt Nam luôn đưa ra, là những người bị bắt là do vi phạm luật pháp.

“Những người này vi phạm luật pháp Việt Nam và phải được xử theo luật pháp Việt Nam”

Thế mà ông Nguyễn Tấn Dũng hứa hẹn trả tự do cho Lê Thị Công Nhân theo giải pháp chính trị, điều này tự tố cáo rằng : Sự việc Việt Nam tuyên bố không có tù chính trị là láo khoét. Nói một cách thẳng thừng hơn là tố cáo tất cả những lời lẽ phổ biến của ông chủ tịch Nguyễn Minh Triết trong chuyến đi Mỹ vừa qua là hoàn toàn dối trá không đáng tin cậy. Ðây chính là cái tát tai thứ hai vào mặt đảng csvn về phương diện quan hệ đối ngoại, sau cái tát thứ nhất nói về tinh thần đoàn kết Việt Nam qua sự kiện đuổi cô Vân Anh ra khỏi dinh thủ tướng Ba Lan.

- Việt Nam luôn luôn tự hào về sự ổn định chính trị, thế mà ngay chính trong hệ thống nhà nước Việt Nam, ông chủ tịch và thủ tướng “chơi nhau sát ván” trước bàng quang chính giới quốc tế như vậy thì sự ổn định chính trị Việt Nam đặt trên căn bản nào? Phải chăng trên căn bản độc tài toàn trị là một điều mà csvn luôn luôn chối bỏ.

Giải pháp nào cho vấn đề trên:

Tóm lại qua trình bày trên, để phù hợp với luật pháp Việt Nam thì Lê Thị Công Nhân không thể bị trục xuất trong tư cách một tù nhân được, mà chỉ có thể rời đất nước Việt Nam theo ý muốn trong tư cách là một công dân Việt Nam hợp pháp theo luật lệ xuất nhập cảnh hiện hành.

Ca dao Việt Nam có câu :”Con dại cái mang” về nhà đóng cửa dạy nhau, công việc trước mắt là tìm giải pháp thích hợp để thực hiện lời hứa danh dự của một vị thủ tướng nước CHXHCNViệt Nam. Ở đây, có thể có ba kịch bản xảy ra như sau:

  • Kịch bản 1: Ðảng csvn ra nghị quyết cho Nguyễn Tấn Dũng được quyền ngồi trên hiến pháp và luật pháp Việt Nam, vượt quyền cả chủ tịch nhà nước để thực hiện quyền trục xuất một công dân Việt Nam ra khỏi đất nước Việt Nam mà khỏi phải qua một trình tự luật pháp nào cả. Giải pháp này nhanh và gọn, thế nhưng rừng rú quá trong thời kỳ hội nhập WTO. Do vậy rất khó có cơ hội để trở thành hiện thực.
  • Kịch bản 2 : Với bản án bỏ túi của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tòa phúc thẩm chỉ có việc tuân theo tuyên bố hủy án sơ thẩm và phóng thích tù nhân Lê Thị Công Nhân vô điều kiện (không có quản chế). Ðể công dân Lê Thị Công Nhân được xuất cảnh sang Ba Lan, (nếu có (?)theo ý nguyện của đương sự, chứ không phải theo sự áp đặt của ông Nguyễn Tấn Dũng). Kịch bản này cũng không ổn vì với chứng cớ cụ thể theo bản cáo trạng của viện kiểm sát, thì tòa khó có thể tuyên bố vô tội trái với điều 88 bộ luật hình sự. Nếu tòa tuyên bố vô tội cho Lê Thị Công Nhân thì cũng phải áp dụng cho ls. Nguyễn Văn Ðài vì cùng chung một vụ án và cùng một chứng cứ tội trạng. Ðiều này không thể xảy ra vì ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ muốn trả tự do cho Lê Thị Công Nhân thôi. Ðó chính là thế kẹt, nên kịch bản này xảy ra với xác suất kém mà không đạt được hiệu quả tốt đẹp nào cả.
  • Kịch bản 3 : bằng một đạo luật khẩn cấp của quốc hội VN tuyên bố đình chỉ hiệu lực điều 88 bộ luật hình sự và các điều khoản liên quan. Tất cả các tù nhân đã thành án hay chưa, bị truy tố bởi điều luật này đều được trả tự do vô điều kiện và ngay sau khi đạo luật có hiệu lực. Kịch bản này đem lại nhiều lợi ích như sau:

-          Theo lời tuyên bố của Nguyễn Tấn Dũng là trả tự do cho Lê Thị Công Nhân,  đúng tiến trình luật pháp, và không vi phạm luật pháp và hiến pháp là trục xuất một công dân Việt Nam ra khỏi đất nước.

-          Chứng minh lời ông Triết là đúng Việt Nam không có tù nhân bất đồng chính kiến, để có thể lấy lại uy tín quốc tế cũng như vuốt lại mặt mũi cho ông chủ tịch nhà nước.

-          Thực hiện được sự đoàn kết dân tộc, và chứng tỏ rằng đảng csvn biết lắng nghe ý kiến khác biệt.

Giải pháp này tối ưu, thế nhưng đòi hỏi đảng csvn phải dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật và phải vượt qua khỏi “cái bóng của chính mình” là điều xưa nay hiếm.

Sự đáp lễ của ông Chủ tịch Thượng Viện Ba Lan đúng theo truyền thống ngoại giao quốc tế,  đòi hỏi phù hợp luật pháp hai bên, nhưng không dễ tiếp nhận hay chối từ. Kết quả câu chuyện vẫn còn đang bỏ ngỏ. Chờ xem vậy.

 

DIỄN ĐÀN TỰ DO - Tháng 7/2007   

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LIÊN LẠC     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).     
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.     
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù,  và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.