.    

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

" Không có tự do phê phán, thì chỉ còn nịnh bợ mà thôi - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)

DIỄN ĐÀN TỰ DO

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế,     Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Thế Nào Là Dân Chủ ? 

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 SỰ KIỆN

v Ngày 9 tháng 12 năm 2006  :
Hội Dân Oan Việt Nam ra đời tại Hà Nội.   

v Ngày 10 tháng 12 năm 2006  :
Tuyên bố thành lập Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam

v Ngày 2 tháng 11 năm 2006  :
Tthành lập Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam.   

v Ngày 31 tháng 10 năm 2006  :
Tthành lập Hiệp Hội Đoàn Kết Công - Nông VN.   

v Ngày 20 tháng 10 năm 2006  : 
Công Đoàn Độc Lập Việt Nam ra đời.   

v Ngày 16 tháng 10 năm 2006  :
Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền VN ra đời.   

v Ngày 8 tháng 9 năm 2006  : 
Đảng Thăng Tiến Việt Nam tự công bố thành lập tại Huế.   

v Ngày 7 tháng 9 năm 2006  : 
Nhóm Thanh Niên Dân Chủ Sơn Hà ra đời tại hà Nột

v Ngày 2 tháng 9 năm 2006  : 
Tập san Tự do Dân chủ ra đời tại Hà Nội.   

v Ngày 8 tháng 6 năm 2006  : 
Đảng Dân Chủ XXI tuyên bố tái hoạt động

v Ngày 8 tháng 5 năm 2006  : 
Tập Hợp Thanh Niên Dân chủ ra đời cùng website Tiếng Nói Thanh Niên Dân Chủ

v Ngày 15 tháng 4 năm 2006  : 
Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận ra đời tại Sài Gòn và phát hành khắp nước.   

v Ngày 8 tháng 4 năm 2006  : 
Tuyên Ngôn Dân Chủ ra đời tại Việt Nam.   

v Tối ngày 25 tháng 1 năm 2006  :
Nghị viện Âu Châu ra Nghị Quyết 1481 lên án tội ác chống nhân loại của các nhà nước Cộng Sản.   

 
vResolution1481/2006/Nghị quyến 1481/2006


 

 

Ý kiến,   quan điểm,  .  .  .   bày tỏ trên trang Diễn Đàn Tự Do là của các tác giả,   không nhất thiết phản ánh quan điểm của Phù Sa.   

Thế nào là chuẩn mực đạo đức?
Ai phải học tập gương cần kiệm?

  • 30.09.2007 | Diệp Quang Thanh - Việt Nam

Sản phẩm "đạo đức"
của 3 đồng tác giả: Staline-Mao-Hồ

Để thực hiện chỉ thị 36/BCT, của BCT đảng CSVN cách đây gần 1 năm về cuộc vận động học tập tấm gương đạo đức của chủ tịch HCM. Trong thời gian gần đây, người ta đang ra sức đẩy mạnh các hoạt động trong mọi thành phần xã hội, nhằm hưởng ứng cho cuộc vận động đó.

Những động thái đó khiến người ta liên tưởng đến việc bộ máy lãnh đạo đang tìm cách gia cố cho cái thành trì tư tưởng HCM, đang bị thoái hóa biến chất và lung lay dữ dội, bằng cái chất liệu “đạo đức”, sao cho những thành viên, tế bào của đảng không bị gục ngã bởi cái bả “tư bản” đang ngày càng có xu hướng lấn sân.

Nhưng cũng có thể vẫn dùng chiêu bài cũ “lấy tiếng sấm át tiếng trống”, lấy “tấm gương” cũ mốc, để bắt mọi người phải soi vào, nhằm dùng ngón đòn đánh lạc hướng dư luận, hướng dư luận chú ý tới một vấn đề mới, làm mọi người quên đi những bức xúc hiện tại, quên đi những vấn đề thời sự nóng bỏng vấn đề mâu thuẫn xã hội đang ngày trở lên trầm trọng.

Tiêu đề chính của cuộc vận động là họ lại dựng lên, nhằm tái hiện lại nhân vật lịch sử đã được thần thánh hóa, tôn sùng hóa từ hàng chục năm nay, họ tôn vinh cái gọi là tấm gương “đạo đức” của ông HCM, bằng những tấm gương về đời tư và hoạt động chính trị, hoạt động xã hội, thông qua những mẫu chuyện, những giai thoại, đã được nhân cách hóa một cách bài bản, mà BTC đảng CS muốn giương lên, để vực dậy khí thế CM trong thời điểm này.

Vậy thì ta hãy điểm qua vấn đề đạo đức của ông HCM lúc sinh thời ra sao, nó có tác dụng như thế nào và có xứng đáng làm tấm gương cho mọi người noi theo hay không?

 

Thước đo về đạo đức và nhân cách! Lấy theo giá trị chuẩn mực nào?

Trước hết ta hãy xét về chuẩn mực đạo đức được xã hội đánh giá như thế nào trong mối quan hệ, đối xử hàng ngày đối với một con người?

- Một người có tư cách, có những đức tính tốt, làm nhiều việc có lợi cho xã hội, có lối sống lành mạnh, trong sáng và chính trực, ngay thẳng, sẽ được đánh giá là có tư cách đạo đức tốt.

- Đạo đức tốt còn thể hiện ở việc làm lương thiện, có tình thương yêu giúp đỡ mọi người, một con người từ tâm, không bao giờ dám làm điều ác thất đức.

Những người có đạo đức được mọi người đánh giá và ghi nhận trong cuộc sống, trong cách quan hệ đối nhân xử thế, trong công việc, trong tính cách hàng ngày, trong quyền hạn, trong trách được giao vv...

Vì vậy việc đánh giá đạo đức con người phải xét đến nhiều mặt, nhiều vấn đề, đặc biệt đạo đức của người có vị trí càng cao, việc đánh giá càng phải công minh, cân nhắc thận trọng, không thể tùy tiện chỉ vì muốn cổ vũ, muốn lấy hình tượng nhân vật lịch sử làm lá chắn cho những hành vi thoái hóa biến chất. Như vậy chỉ là sự lừa phỉng mị dân mà thôi.

Đạo đức con người còn được thể hiện ở một tầm vóc, vị trí và quyền hạn xã hội, nó có ảnh hưởng và tác dụng ra sao với cộng đồng, khi người đó đang nắm giữ quyền lực. Trườg hợp của ông HCM là một điển hình cho sự ngộ nhận như vậy, khi mà cái chuẩn mực đạo đức đã được đảng CSVN lăng-xê, đánh bóng, nhằm che lấp cái khiếm  khuyết không nhỏ mà khi còn sống ông đã phạm phải.

Họ đã cố tính đề cao tính cách của ông trong vấn đề đạo đức. Thực sự nếu ông ta có đạo đức, thì cái đạo đức của ông ta bị biến dạng méo mó trong cái tầm nhìn giai cấp rất hạn chế, hoàn toàn không có tính nhân văn, nhân đạo.

 

Tấm gương về đạo đức được chứng minh bằng thực tế

Sau đây ta hãy điểm qua vấn đề đạo đức của ông HCM lúc sinh thời ra sao, nó có tác dụng như thế nào và có xứng đáng làm tấm gương cho mọi người noi theo hay không?

Lúc sinh thời, ông ta đã là hình mẫu cách mạng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư và được tôn vinh là lãnh đạo sáng suốt, vị cha già dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Trong giai đoạn này, với một tầm nhìn phiến diện, theo suy nghĩ của ông ta thì việc phát động toàn dân tộc “... ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm... Thà hy sinh tất cả,chứ không chịu mất nước, quyết không chịu làm nô lệ” là một việc làm vì dân vì nước. Trong thâm tâm ông ta cũng như các đồng chí của ông ta, thì đó hành động đạo đức,  đưa đường dẫn lối, dẫn dắt dân tộc thoát khỏi ách nô lệ lầm than của thực dân đế quốc. Đó là hành động đúng đắn.

Nhưng khái niệm về tính nhân đạo đã chứng minh, đó là hành động sai lầm, hành động thiếu đạo đức, bởi đàng sau những lời hô hào hiệu triệu hoa mỹ, đằng sau những hành động cứu quốc đó, là cái giá phải trả với hàng triệu sinh mạng phải hy sinh vô ích! Vì cái mục đích đó đâu cần phải trả cái giá quá đắt như vậy!

Đánh đổi xương máu của người dân để đổi lấy cái độc lập tự do, cho dù là độc lập tự do thật sự, như vậy cũng không công bằng, mà chỉ chuyển trạng thái đau khổ nghèo hèn này sang dạng đau khổ mất mát mà thôi.

Đổi cái tang thương mất mát, lấy cái đói nghèo nhục nhã, suy ra đó không phải là hành động có đạo đức. Một bà mẹ làm quần quật trong nghèo khổ có đáng đánh đổi đứa con của mình để hưởng sự sung sướng hay không?

Với hình thức đấu tranh vì bị áp bức hay mâu thuẫn, làm sao tránh được cuộc đổ máu, tránh bạo lực mà vẫn đem lại tự do hạnh phúc. Thương nước thương dân không muốn gây cảnh binh đao đau khổ cho dân lành, mới là người yêu nước thực sự, mới là người đạo đức chân chính.

Cũng như trong cuộc sống hàng ngày, nếu có mâu thuẫn bất đồng với ai, ta thường tìm cách giải quyết thương lượng hòa giải một cách hòa bình. Chỉ có kẻ hiếu chiến mới muốn nói chuyện với nhau bằng nắm đấm mà thôi.

Một khi câu nói “Mọi cuộc chiến tranh đều phi nghĩa” được mọi người ghi nhận, bởi chiến tranh chỉ lợi cho thế lực cai trị cầm quyền, những kẻ ngồi trong màn trướng để hô hào bắn giết, đó mới là kẻ hưởng thụ xương máu trong chiến tranh và thành quả sau chiến tranh.

Còn người dân, người cầm súng trực tiếp, kẻ phải đổ xương máu mới là kẻ bị thiệt thòi. Trong chiến tranh cầm súng bảo vệ cho quyền lợi của giai cấp cai trị, sau chiến tranh lại trở về cầm cày cầm cuốc, thân phận của họ chỉ là người đóng thuế để nuôi giai cấp thống trị bóc lột mà thôi.

Vì vậy việc phát động đấu tranh bằng bạo lực, chẳng qua chuẩn mực đạo đức đã bị xóa nhòa do nhận thức đạo đức còn ấu trĩ, hoặc cố tình lợi dụng, mạo danh đạo đức để đạt được quyền lực mà thôi.

Huống hồ sau này thực tế đã chứng minh, để giành được độc lập tự do, rất nhiều dân tộc đã không chọn cách đối đầu, đánh đổi xương máu như vậy!

Những kẻ như vậy không thể gọi là người có đạo đức được, người có đạo đức không bao giờ muốn chứng kiến cảnh đầu rơi máu chảy, người có đạo đức không bao giờ đẩy dân tộc mình vào lò lửa chiến tranh, bằng bất cứ giá nào.

Khi bán đảo Triều Tiên đứng trước nguy cơ phải đối đầu với cuộc chiến tranh có thể xảy ra năm 1993. Ông tổng thống Hàn Quốc... đã xúc động tuyên bố “Tôi không muốn ghi tên mình vào lịch sử đen tối của dân tộc Triều tiên” Và ông đã làm hết sức mình để cứu dân tộc mình không rơi vào cảnh chết chóc tang thương. Đó mới là hành động cao cả, đầy tinh thần trách nhiệm và lấy chuẩn mực đạo đức là coi tính mạng của nhân dân làm trọng hơn cả.

Chúng ta hãy quay lại thời kỳ lịch sử đó, chúng ta hãy hình dung lại quá trình hoạt động của ông HCM, khi đó ông ta hoạt động ở nước ngoài, ông cũng hiểu được tình hình chính trị, xã hội ở các nước mẫu quốc, nhất là giai đọan cuối của thế chiến II, khi đó mặt trận bình dân của chính phủ Pháp đã thắng thế, chính phủ Pháp của tướng De Gaulle thuộc phe đồng minh chống phát xít, trước đó chính phủ của thống chế Pétain đã có nhiều cải cách mở rộng dân chủ tại các nước thuộc địa.

Vai trò dân chủ của Hoa Kỳ lúc đó cũng đã được khẳng định, thì không có cớ gì ông ta lại không biết, không nhận thức được điều đó, để ký hòa ước Fontainebleau, trong đó có nêu lộ trình trao trả độc lập cho VN của chính phủ Pháp, một khi đã giải quyết được những tồn tại trước chiến tranh của người Pháp tại Đông Dương.

Vậy mà ông ta do lo sợ bị mất quyền lực, đã phát động cuộc chiến tranh với Pháp, chứ không phải lo cho dân phải làm nô lệ. Một chứng cứ xác thực cho nhận định này là sau đó người Pháp đã trao trả độc lập cho toàn xứ Đông Dương (không riêng gì VN), sau đó năm 1962 là nước Angérie, cũng được trao trả độc lập.

Tiếp theo giai đoạn sau chiến tranh, mà ta quen gọi là “thờì kỳ hòa bình lập lại” Chính phủ VNDCH do ông lãnh đạo đã thực hiện một loạt các cuộc thanh trừng tang thương và đẫm máu, điển hình là vụ cải cách ruộng đất, vụ án nhân văn, nhằm vào tầng lớp trung lưu và giới văn nghệ sĩ.

Đó là những sự kiện “nổi” mà bấy lâu nay dư luận quan tâm chú ý, còn những sự kiện khác ít người nói tới đó là tầng lớp viên chức, quân nhân những người có liên quan hay làm việc dưới chế độ cũ đã bị đưa đi tập trung cải tạo tại những nơi rừng thiêng nước độc, bị đối xử đấu tố quản thúc, cải tạo tại nơi cư trú. Rôi những cuộc di cư chạy trốn vào nam của những giáo dân... biết bao nhiêu máu và nước mắt, biết bao chia ly oán hờn chồng chất, đã phải trả giá cho nền độc lập tự do, khi một nửa đất nước không còn bóng ngoại bang. 

Một người có đạo đức phải hành xử chính nhân quân tử, phải có tính nhân văn, nhân đạo rất cao. Bản thân ông HCM đã từng nói về hoàn cảnh của những người mà ông ta gọi là “lầm đường” ...Bàn tay cũng có ngón ngắn ngón dài, huống hồ người trong một nước, do điều kiện hoàn cảnh tạo ra phải làm tay sai cho địch, chúng ta phải có lòng nhân ái đối xử với họ, lấy chính sách khoan hồng cảm hóa họ trở về con đường chính nghĩa...

Vậy mà khi việc “qua sông” đã xong, ông ta lại đối xử, đọa đày những “đồng bào” lầm lạc như vậy liệu ông ta có phải là người đạo đức?

Trong buổi đầu dựng nền cộng hòa non trẻ, cũng như 9 năm trường kỳ kháng chiến, để có “thực túc” nuôi chế độ, nuôi quân, chính ông ta đã phát động “Tuần lễ vàng” quyên góp ủng hộ chính phủ, vận động “địa chủ kháng chiến”. Kết quả là ông đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của giới tư sản địa chủ khi đó.

Một trong những câu nói của ông ta hay được các đệ tử nhắc lại “...Tâm nguyện suốt đời của tôi là muốn cho đồng bào ta ai cũng có hạnh phúc, ai cũng có cơm no áo ấm, ai cũng được học hành...”

Vậy trong câu nói đó, so với cách hành xử với những nạn nhân của ông ta! Cái chữ  “AIkia chắc sẽ không thuộc những người mà ông quan tâm!

Vậy ông đã loại bỏ “AI” để đem lại hạnh phúc cho “AI”?

Những nạn nhân của thời kỳ đó là ai! Họ có phải là người Việt Nam?

Họ có phải là người cùng dân tộc, cùng một bọc trứng với ông ta? 

Những vụ thảm sát đấu tố, những chính sách cải tạo phi nhân đó, ông ta phải chịu trách nhiệm khi mà ông ta với cương vị “thiên tử” đứng đầu chính thể độc tài, ông ta không thể thoái thác, hay tìm cách đổ vấy tội cho kẻ khác để thanh minh cho sự “trong sạch” của mình. Muốn nói gì thì nói, lịch sử sẽ ghi tội ác này như một chứng tích “Triệu Thuẫn giết vua” thời nhà Chu bên Tầu.

Rồi tiếp đến là thời kỳ phát động cuộc chiến huynh đệ tương tàn, mà đảng CSVN dựng lên chiêu bài “Chống đế quốc Mỹ xâm lược” có một số thông tin cho rằng ông ta bị nhóm Duẩn, Thọ khống chế. Nhưng theo tôi nhận định đó không đúng và sau này lịch sử cũng không chấp nhận lý do đó, khi mà ông ta vẫn trong cương vị đứng đầu triều đình, đứng đầu bộ máy chiến tranh.

Những lời hô  hào, những lời chúc tết đầy kích động sặc mùi bom đạn chết chóc “Năm qua tháng lợi vẻ vang, năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to..” hay “Xuân này hơn hẳn mấy năm qua, thắng trận tin vui khắp mọi nhà vv...” cùng với những câu ấp ủ ”Miền nam trong trái tim tôi”. Mong muốn được “thống nhất” quyền lực. Đã cho thấy tính hiếu chiến của ông ta như thế nào.

Một sự kiện mà có lẽ ít ai để ý và có thể ngờ tới, cái giá của cuộc tàn sát Mậu thân với hành trăm nghìn sinh mạng của hai phía bị ngã xuống, rút cuộc cái đích của những kẻ khởi xướng là chỉ nhằm chiều lòng “vị cha già dân tộc” với tâm nguyện cháy bỏng, ước ao muốn được vào thăm miền nam, muốn được hưởng ngày vui “trọn vẹn” thỏa lòng khao khát, muốn thấy cuộc viễn chinh “xương máu” mà phần thắng thuộc về mình được kết thúc, trước khi nhắm mắt xuôi tay.

Những hành động có tính tàn bạo như trên không thể coi kẻ trực tiếp chịu trách nhiệm là người có nhân cách có đạo đức được, có chăng đó chỉ là đạo đức giả, đạo đức nơi đầu môi chót lưỡi của kẻ gian hùng mà thôi.

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta đã gặp rất nhiều những kẻ đạo đức giả. Khi ra ngoài xã hội, khi tiếp xúc với mọi người thì ra chiều lễ phép đứng đắn. Nhưng ẩn chứa đàng sau bộ mặt giả nhân ấy, là những toan tính chỉ nhằm hại người, về nhà hành xử độc đoán đánh vợ chửi con, đời tư tính toán chi ly keo kiệt vv…

Tất cả những chứng tích không thể xóa được trong sử sách, sẽ là thành quả về tấm gương đạo đức mà những kẻ đồ đệ trung thành của ông ta đang tung hô, nhằm cố tình dựng lên một “tấm gương lớn” cho mọi người soi vào, để quên đi cái thực tại khốn nạn đang hoàng hành khắp nơi, khắp chốn hiện nay.

 

Ai cần phải học tập tấm gương “Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”

Một trong những nội dung để triển khai thực hiện chỉ thị 36/BCT về “Học tập tấm gương đạo đức của chủ tịch HCM” Trong đó người ta lại tổ chức ra  cái gọi là cuộc thi tìm hiểu về tâm gương “Cần kiệm liêm chính chí công vô tư của Hồ chủ tịch” Cái mồi nhử này là kịch bản “tủ” của các kịch sĩ CS làm con bài nhai đi nhai lại nhiều lần để lừa mị người dân.

Nhưng dù sao cũng phải sự thừa nhận một sự thật! cho dù sự thật đó bất lợi cho mình. Đó là lúc sinh thời, tác phong lối sống của ông HCM là giản dị, tiết kiệm và chuyên cần. Còn về sự liêm chính thì như chúng ta ai cũng thấy, ông ta không có gia đình, không có nhu cầu về vật chất, mọi cái đã có đảng lo, vì vậy với ông ta việc tư lợi tham nhũng là không bao giờ có.

Nhưng những đức tính tốt ấy phỏng có ích gì, lúc còn sống ông ta cần kiệm bao nhiêu, thì khi qua đời các đồ đệ của ông ta lại vung tay “đốt nhà táng” bấy nhiêu. Thử hỏi trong di chúc ông ta căn dặn không làm ma chay linh đình, xác đem hỏa thiêu lấy tro, rắc đều từ nam chí bắc… để thể hiện tâm nguyện vì dân vì nước của ông. Thì những đồ đệ “Thiểu năng trí tuệ” của ông ta vì quá thương quá tôn sùng, đã “phản thùng” lại lời di huấn của ông, đã cho xây dựng hoành tráng ngôi mộ nửa sống nửa chết của ông giữa trái tim của một quốc gia.

Thử hỏi đôi dép cao su, bộ quần áo bằng vải Kaki, có ý nghĩa gì khi so sánh với chi phí tốn kém, đã được đưa vào giai thoại như xây lăng Tần Thủy Hoàng?      Vẫn còn chưa thấm tháp gì so với một “bộ tư lệnh lăng” hơn 500 con người ngày đêm thay phiên nhau túc trực... 35 năm trời đằng đẵng!

Sẽ tốn kém là bao nhiêu, nếu ta đem bắc thử lên cân. Bình quân lương 1 người tính theo lương hiện tại là 1,5 triệu đồng/tháng, vị chi 1 tháng 1,5 triệu x 500 người = 750 triệu đồng x 12 tháng = 9 tỉ đồng x 35 năm = 325 tỉ đồng tương đương với 20 triệu USD. Ấy mới là chi phí lương, còn những chi phí khác, như chi phí xây dựng tu bổ, bảo duỡng, tiếp đón nghi lễ nghi thức vv... Chắc chắn gấp hàng chục lần con số  trên.

Vậy với sự chi phí lãng phí không cần thiết như vậy (trên thế giới, trong lịch sự có rất nhiều cách để tôn vinh vĩ nhân, danh nhân. Nhưng chưa từng có kiểu tôn vinh lãng phí như chế độ CS) Có đáng để tương xứng với đức tính cần kiệm liệm chính của người đã khuất hay không?

Khi cac vị lãnh đạo “Thiểu năng trí tuệ” ra cái chỉ thị vận động học tập tấm gương, rồi cuộc thi “tìm hiểu” như vậy có tính đến việc làm trái khoái này không! Khuyên người, răn người, nhưng mình lại là kẻ phá phách, xả láng tẹt ga nhất.

Vận động mọi người làm theo, nhưng các ông có làm theo di chúc của người đã khuất hay chưa! Nếu chưa, thì xin các ông hãy noi gương trước.

Hãy “tìm hiểu” chính mình xem có cần kiệm hay không, có làm theo di huấn của ông HCM dặn dò hay không, để dân chúng tôi theo cùng?

Hai chữ liêm chính cũng vậy, các ông hô hào mọi người liêm chính, chí công vô tư! Đảng quang vinh của các ông có liêm chính không! Chế độ của các ông có chí công hay không?

Nếu có học được và điều cần “tìm hiểu” thì chỉ có hai chữ vô tư là các ông học thuộc mà thôi!

Vô tư tham nhũng, vô tư mua quyền bán chức, vô tư phè phỡn, vô tư bóc lột, vô tư áp bức dân lành, vô tư cướp đoạt quyền cơ bản của nhân dân và vô tư gây tội ác với đất nước mà thôi!

 

Việt Nam, ngày 27/9/2007
DQT

 

 

DIỄN ĐÀN TỰ DO - Tháng 7/2007   

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LIÊN LẠC     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).     
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.     
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù,  và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.