.    

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

" Không có tự do phê phán, thì chỉ còn nịnh bợ mà thôi - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)

DIỄN ĐÀN TỰ DO

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế,     Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Thế Nào Là Dân Chủ ? 

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 SỰ KIỆN

v Ngày 9 tháng 12 năm 2006  :
Hội Dân Oan Việt Nam ra đời tại Hà Nội.   

v Ngày 10 tháng 12 năm 2006  :
Tuyên bố thành lập Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam

v Ngày 2 tháng 11 năm 2006  :
Tthành lập Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam.   

v Ngày 31 tháng 10 năm 2006  :
Tthành lập Hiệp Hội Đoàn Kết Công - Nông VN.   

v Ngày 20 tháng 10 năm 2006  : 
Công Đoàn Độc Lập Việt Nam ra đời.   

v Ngày 16 tháng 10 năm 2006  :
Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền VN ra đời.   

v Ngày 8 tháng 9 năm 2006  : 
Đảng Thăng Tiến Việt Nam tự công bố thành lập tại Huế.   

v Ngày 7 tháng 9 năm 2006  : 
Nhóm Thanh Niên Dân Chủ Sơn Hà ra đời tại hà Nột

v Ngày 2 tháng 9 năm 2006  : 
Tập san Tự do Dân chủ ra đời tại Hà Nội.   

v Ngày 8 tháng 6 năm 2006  : 
Đảng Dân Chủ XXI tuyên bố tái hoạt động

v Ngày 8 tháng 5 năm 2006  : 
Tập Hợp Thanh Niên Dân chủ ra đời cùng website Tiếng Nói Thanh Niên Dân Chủ

v Ngày 15 tháng 4 năm 2006  : 
Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận ra đời tại Sài Gòn và phát hành khắp nước.   

v Ngày 8 tháng 4 năm 2006  : 
Tuyên Ngôn Dân Chủ ra đời tại Việt Nam.   

v Tối ngày 25 tháng 1 năm 2006  :
Nghị viện Âu Châu ra Nghị Quyết 1481 lên án tội ác chống nhân loại của các nhà nước Cộng Sản.   

 
vResolution1481/2006/Nghị quyến 1481/2006


 

 

Ý kiến,   quan điểm,  .  .  .   bày tỏ trên trang Diễn Đàn Tự Do là của các tác giả,   không nhất thiết phản ánh quan điểm của Phù Sa.   

Sự kiện Myanmar và bài học cho VN

  • 14.10.2007 | Như Hà - Việt Nam

Điểm qua sự kiện và diễn biến 

Dư luận thế giới trong mấy ngày qua đang “nóng” bởi cái sự kiện chính phủ độc tài quân sự Myanmar đã đột ngột tăng giá xăng dầu một cách khủng khiếp, giá xăng lên tới 500%.

Điều đó đã gây lên phản ứng dữ dội của các tầng lớp nhân dân. Rồi như hiệu ứng domino, tầng lớp sư sãi, một tầng lớp có ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội, đã xung phong vào cuộc, đại diện cho các tầng lớp Miến. Họ đã dũng cảm xuống đường đấu tranh, phản đối nhà cầm quyền quân sự đã tăng giá nhiên liệu một cách bừa bãi như vậy, đồng thời với cái cớ tăng giá xăng dầu sự nén chịu ách độc tài như nước đã tới mức tràn ly, họ đã chuyển mục đích đấu tranh đòi dân chủ, đòi chế độ quân sự phải đáp ứng yêu cầu của nhân dân ngồi vào bàn thương lượng đàm phán với bà  Aung San Suu Kyi đại diện phe đối lập hiện đang bị quản thúc.

Liên tục những sự kiện nóng hổi về tình hình ở Myanmar được các phương tiên truyền thông đăng tải... Những cuộc tuần hành, những cuộc biểu tình của giới tăng ni được dư luận thế giới đặc biệt quan tâm, nó lại diễn ra đồng thời với cuộc họp thường niên của đại hội đồng LHQ.

Thế rồi chẳng kiêng nể ai và quen thói độc tài, chế độ độc tài quân chủ Myanma đã lệnh cho binh lính xuống tay, xả súng bắn vào đoàn biểu tình sư sãi, kèm theo là sự bắt bớ giam cầm đánh đập hàng nghìn nhà sư biểu tình trong ôn hòa, rồi phong tỏa các nhà chùa trên khắp đất nước.

Trước sự coi thường, thách thức cộng đồng thế giới, tất cả các nước các tổ chức xã hội quốc tế đã mạnh mẽ lên án hành động đàn áp sư sãi của giới quân sự Mianma. Một loạt các cuộc biểu tình ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Myanmar đã nổ ra trên 30 thành phố lớn trên thế giới, kèm theo là các hoạt động các biện pháp trừng phạt chế độ độc tài đã được các tổ chức chính phủ các nước thông qua. Đặc biệt LHQ đã cấp tốc cử đặc phái viên đi thị sát và dàn xếp, gây sức ép với chế độ độc tài quân sự, đòi hỏi phải ngồi vào bàn đàm phán với phe đối lập đứng đầu là bà Aung San Suu Kyi

Trước sức ép của dư luận và các biện pháp trừng phạt quốc tế và những mâu thuẫn trong nội bộ giới tướng lĩnh quân sự, cuối cùng giới quân sự đã phải chùng tay có những động thái tích cực, thống chế Than Shwe chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán vô điều kiện với bà Aung San Suu Kyi, nhằm tìm kiếm một giải pháp tích cực, tiến tới việc ổn định tình hình chính trị của đất nước.

Đây là một thắng lợi quan trọng cho việc đấu tranh đòi nền dân chủ cho Mianma, dân chủ đông nam á nói riêng và dân chủ thế giới nói chung, đã làm cho những thế lực độc tài trong đó có độc tài CSVN phải lo “sốt vó” Chỉ sợ theo đà, nó lây nhiễm sang Việt Nam. Bởi vậy một mặt họ mong muốn chế độ độc tài Myanmar, tìm cách xoa dịu dư luận bằng luận điều mong muốn tìm một giải pháp hòa bình cho Myanma. Mặt khác họ chỉ đạo cho các phương tiện truyền thông tìm mọi cách bưng bít thông tin về tình hình Mianma, chỉ sợ sự kiện Myanmar gây chấn động dư luận nhân dân, gây bất lợi cho họ mà thôi.     

Thấy gì qua bài học Myanmar!

Điểm qua tình hình sự kiện Myanmar chúng ta thấy rõ rằng, nếu có một lực lượng dân chủ đủ mạnh, được sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất định phe đối lập sẽ làm nên chuyện.

Sự kiên Mianma, một bài học cho các lực lượng dân chủ Việt Nam, sẽ lấy đó là một ví dụ cho việc xây dựng lên các tổ chức dân chủ để tiến hành đấu tranh đòi dân chủ. Nếu chúng ta có một lực lượng đối lập thực sự mạnh như Myanmar, nhất định việc thực hiện đấu tranh đòi nền dân chủ cho VN không phải là quá khó.

Từ bài học Myanmar, so sánh đối chiếu với hoàn cảnh thực tế và điều kiện Việt Nam chúng ta thấy nổi lên mấy vấn đề cơ bản như sau:

Về thực lực của các LL dân chủ VN, rõ ràng LL dân chủ  còn qua mỏng, quá yếu lại dàn trải. Tuy sự phản kháng trong dân chúng ở VN đối với chế độ độc tài sẽ mạnh hơn dữ dội hơn Myanmar rất nhiều, nhưng các LL dân chủ VN đã không nắm bắt và tận dụng được điều đó, họ chỉ thực sự mạnh ở hải ngoại, còn trong nước tuy đã có nhiều tổ chức dân chủ ra đời, nhưng chỉ nặng về hình thức, “hữu danh vô thực” nó chỉ sôi động trên phương tiện mạng intenet mà thôi.

Mỗi tổ chức có vài ba người, hoặc buổi ban đầu tuy đã tập hợp được nhiều người, nhưng chỉ thời gian sau bị xẹp xuống, tan như bong bóng xà phòng, nguyên nhân do đường lối đấu tranh không phù hợp, do cách thức xây dựng và điều hành tổ chức, đã bị những người “sáng lập” lạm dụng, làm mất đi tính dân chủ vv... hoạt động trong khuôn khổ nhỏ hẹp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, cả về chất và lượng, do đó phong trào dân chủ gần như dậm chân tại chỗ, nếu không muốn nói là có xu hướng tàn lụi.

Đã có một vài tiếng nói trung thực, thẳng thắn nhìn nhận và nêu vấn đề đó một cách khách quan.. Nhưng ngay sau đó những tiếng nói đó bị chìm mất trong cái biển ngộ nhận, hoang tưởng của đa số.

Rất nhiều người vẫn tự huyễn hoặc ru ngủ mình rằng tình hình vẫn rất khả quan, các tổ chức đảng phái vẫn hoạt động đều đều, nếu có cũng chỉ là tạm lắng xuống... Họ quá nông cạn và ấu trĩ... khi thấy bao năm qua, số lượng những người tham gia đấu tranh dân chủ không tăng lên là bao, bất quá cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.. Vậy mà họ vẫn hoang tưởng.. thật đáng trách!

So sánh mức độ độc tài! Ai độc tài hơn?

Nhưng một điều khách quan cũng phải thừa nhận là nếu so sánh mức độ độc tài, thì có lẽ chế độ quân chủ độc tài Myanmar phải gọi chế độc độc tài đảng trị Việt Nam bằng “sư phụ”!!!

Cơ chế và cơ cấu tổ chức cũng như đường lối chính sách, việc áp đặt chế độ độc tài của Việt Nam có chiều sâu, sự bám chắc kết dính của tầng tầng lớp lớp bộ máy cai trị độc tài đã “trói chặt” xã hội Việt nam, không có đường nhúc nhích.

Chính sách độc tài đảng trị đã được đưa vào sách vở có tính chiến lược, có bài bản, manh lới lấy chủ nghĩa Max làm gốc, để từ đó nhân rộng ra bằng lý luận bằng nghị quyết văn bản, rồi áp dụng đưa vào thực tế, cấy vào từng tế bào xã hội cái mầm “độc tài”.

Nên mọi sự phản kháng ngay từ khi mới manh nha đã bị cái cơ cấu cai trị hạ tầng ngăn cản và  phá vỡ.

Mọi tư tưởng, mọi nhận thức và những quyền sơ đẳng nhất của con người đã bị bốn bức tường “độc tài” giam hãm, khó lòng thoát khỏi bốn bức tường giam đó.

Cái kiểu quản lý con người như thời Võ Tắc Thiên từ trong trứng nước, khi vừa sinh ra, cho đến việc quản lý tận hạ tầng cơ sở đời sống của người dân, thực sự như một tấm lưới bủa vây trùng trùng lớp lớp, làm người ta có cảm giác lúc nào cũng như hàng trăm nghìn con mắt theo dõi mọi động tĩnh sau lưng ta, khó lòng mà thaót được khỏi chiếc lưới vô hình đó.

Cái dã man và nguy hiểm của độc tài cộng sản là nó làm tê liệt sự phản kháng từ trong trứng nước, đây cũng là tính đặc trưng về tính “độc tài” cộng sản, nó khác xa với tính độc tài của các chế độ độc tài không cộng sản trên thế giới.

Qua những diễn biến vừa xảy ra, chúng ta thấy việc hoạt động hay tình hình hoạt động xã hội ở Myanmar của các tầng lớp dân chúng và phe đối lập có phần còn “dễ thở” hơn nhiều ở Việt Nam. Chế độ độc tài quân sự Myanmar thực ra do quyền lợi của một nhóm tướng lĩnh quân nhân, muốn bám giữ chiếc ghế quyền lực để tham nhũng vơ vét của cải.

Do vậy thứ quyền lực đó chỉ mang tính tạm thời, rất dễ bị lật đổ, bởi cái cơ cấu tổ chức quân đội nó lỏng lẻo về mối quan hệ chính trị hơn nhiều tổ chức đảng độc tài toàn trị.

Về mặt quản lý xã hội chắc chắn Myanmar sẽ không có chế độ hộ khẩu, hay bộ máy cai trị sẽ không có tầng tầng lớp lớp các cỗ máy vệ tinh, là tai mắt bảo vệ lợi ích của  đảng, sẽ không có một lực lượng công cụ an ninh mật vụ dân phòng vv.. là bức tường thành vững chắc bảo vệ chế độ đông đảo như Việt Nam.

Một khi mối quan hệ và quyền lực của nhóm tướng lĩnh đó bị phá vỡ, nó sẽ bị đổ sập trong một ngày không xa, nếu như có áp lực mạnh từ phía dân chủ đối lập.

Tác động của thế giới và hành động của chúng ta!

Tình hình phản ứng của thế giới đối với chế độ độc tài quân sự Myanmar mấy ngày qua là rất quyết liệt, dữ dội. Nhưng có một điều chúng dễ nhận thấy một nghịch cảnh “Con có khóc mẹ mới cho bú” Họ chỉ phản ứng khi có cuộc nổi dậy từ phía những người trực tiếp bị áp bức là các tầng lớp nhân dân.

Đúng như lời TT Mỹ G. Bush trong thông điệp nhận chức nhiệm kỳ đầu tiên, ông đã phát biểu “.. Hỡi những dân tộc bị áp bức, bị tước quyền tự do, chúng tôi luôn luôn bên cạnh các bạn, bênh vực và ủng hộ các bạn, nếu các bạn đứng lên đấu tranh đòi quyền tự do... ”

Ở đây ta cần hiểu chữ “nếu”mà TT Bush phát biểu, có nghĩa là chúng tôi chỉ ủng hộ các LL dân chủ một khi họ dám đứng lên đấu tranh đòi quyền dân chủ.

Nhưng nếu những LL dân chủ đó không dám đứng lên đấu tranh thì chúng tôi cũng đành chịu, bởi đây là quyền tự quyết của mỗi dân tộc, mỗi con người, mọi sự can thiệp khi không có sự chống đối chế độ đều là vi phạm quyền con người. Trừ khi chế độ đó đi quá giới hạn nội bộ của một quốc gia gây mất ổn định, hay có hành vi đe dọa đến an ninh của thế giới.

Ý thức được điều đó, các LL dân chủ Việt Nam cần phải xác định tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, bằng những hành động, những nỗ lực thực sự, trước mắt tập trung xây dựng lên các tổ chức dân chủ có chất lượng, có chiều sâu, để từ đó tiến hành cuộc đấu tranh dân chủ có hiệu quả hơn như cuộc đấu tranh dân chủ của các LL yêu nước Myanmar vừa qua.

 

VN, ngày 12/10/2007
Như Hà

 

 

DIỄN ĐÀN TỰ DO - Tháng 7/2007   

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LIÊN LẠC     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).     
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.     
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù,  và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.