.    

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

" Không có tự do phê phán, thì chỉ còn nịnh bợ mà thôi - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)

DIỄN ĐÀN TỰ DO

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế,     Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Thế Nào Là Dân Chủ ? 

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 SỰ KIỆN

v Ngày 9 tháng 12 năm 2006  :
Hội Dân Oan Việt Nam ra đời tại Hà Nội.   

v Ngày 10 tháng 12 năm 2006  :
Tuyên bố thành lập Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam

v Ngày 2 tháng 11 năm 2006  :
Tthành lập Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam.   

v Ngày 31 tháng 10 năm 2006  :
Tthành lập Hiệp Hội Đoàn Kết Công - Nông VN.   

v Ngày 20 tháng 10 năm 2006  : 
Công Đoàn Độc Lập Việt Nam ra đời.   

v Ngày 16 tháng 10 năm 2006  :
Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền VN ra đời.   

v Ngày 8 tháng 9 năm 2006  : 
Đảng Thăng Tiến Việt Nam tự công bố thành lập tại Huế.   

v Ngày 7 tháng 9 năm 2006  : 
Nhóm Thanh Niên Dân Chủ Sơn Hà ra đời tại hà Nột

v Ngày 2 tháng 9 năm 2006  : 
Tập san Tự do Dân chủ ra đời tại Hà Nội.   

v Ngày 8 tháng 6 năm 2006  : 
Đảng Dân Chủ XXI tuyên bố tái hoạt động

v Ngày 8 tháng 5 năm 2006  : 
Tập Hợp Thanh Niên Dân chủ ra đời cùng website Tiếng Nói Thanh Niên Dân Chủ

v Ngày 15 tháng 4 năm 2006  : 
Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận ra đời tại Sài Gòn và phát hành khắp nước.   

v Ngày 8 tháng 4 năm 2006  : 
Tuyên Ngôn Dân Chủ ra đời tại Việt Nam.   

v Tối ngày 25 tháng 1 năm 2006  :
Nghị viện Âu Châu ra Nghị Quyết 1481 lên án tội ác chống nhân loại của các nhà nước Cộng Sản.   

 
vResolution1481/2006/Nghị quyến 1481/2006


 

 

Ý kiến,   quan điểm,  .  .  .   bày tỏ trên trang Diễn Đàn Tự Do là của các tác giả,   không nhất thiết phản ánh quan điểm của Phù Sa.   

 

Bài bào chữa cho Ls. Lê Thị Công Nhân
tại tòa Phúc thẫm Tòa án Nhân dân Tối cao Hà Nội

  • 20.11.2007 | Trần Thị Lệ (mẹ Lê Thị Công Nhân)

Kính thưa Hội đồng Xét Xử Phúc Thẩm

Kính thưa Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao

 

Tôi là Trần Thị Lệ, mẹ Ls.Lê Thị Công Nhân. Con tôi đã bị Công an thành phố Hà Nội bắt tạm giam ngày 06/3/2007 và Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã xét xử Sơ thẩm ngày 11/5/2007 về tội vi phạm điều 88 Bộ luật hình sự Việt Nam.

 

Con tôi đã có đơn kháng án ngày 14/5/2007 và Tòa Phúc thẩm đã thụ lý hồ sơ. Tôi đã 2 lần làm đơn xin Tòa Phúc thẩm chấp thuận cho tôi làm người bào chữa cho con tôi theo điều 56 của Bộ Luật Tố tụng Hình sự. Đơn thứ nhất được ông Phó Chánh tòa Nguyễn Minh Mắn trả lời (công văn số 1881/2007/PT ngày 19/6/2007) với nội dung là tôi không đủ điều kiện đáp ứng làm người bào chữa theo điều 56.1.a và 56.1.b. Đơn thứ hai tôi xin làm người bào chữa nhân dân theo điều 56.1.c nhưng không được trả lời.

 

Với tấm lòng một người mẹ và là một công dân, dầu được hay không được chấp thuận là người bào chữa tôi cũng xin gửi bản bào chữa của tôi đến quý tòa kính đề nghị quý tòa xem xét.

 

I. Nhận xét về phiên tòa sơ thẩm :

 

Trước hết tôi có vài nhận xét về phiên tòa Sơ thẩm.

 

1.     Các nguyên tắc cơ bản về tố tụng ở phiên toà này đã bị vi phạm ở nhiều khâu, không tôn trọng sự suy đoán vô tội của bị cáo.

2.     Dù Toà có tuyên bố đây là phiên toà được xét xử công khai nhưng thực tế công chúng không được tham dự, mà phòng xử tràn đầy công an chìm nổi và khách mời bên an ninh, hoặc có thể bên Toà án. Thân nhân chỉ độc nhất mẹ Lê Thị Công Nhân và vợ Nguyễn Văn Đài. Bạn bè, thường dân những ai quan tâm đến vụ án đều không đuợc phép vào dự. Em của Lê Thị Công Nhân là Minh Tâm thì bị giữ ở đồn Công An phường Trần Hưng Đạo đến 14 giờ mới được cho về.

3.     Lê Thị Công Nhân hôm xét xử đang bị ốm, do bị ốm từ mấy hôm trước, rồi lại phải thức rất sớm để được đưa đến phiên toà, khan giọng nên bị ảnh hưởng đến việc tự bào chữa cho mình tại phiên toà.

4.     Luật sư thì bị hạn chế không được nói hết những luận cứ gỡ tội cho bài bào chữa của mình.

5.     Nhân chứng của Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài, cụ thể là công dân Phạm Văn Trội, thì không được hỏi đến.

6.     Hệ thống âm thanh của phiên toà thì không đồng bộ: Micro của Chủ toạ phiên toà và Kiểm sát viên thì rất rõ, còn micro của luật sư và bị cáo thì nghe lúc đươc lúc không.

7.     Phiên toà xử một vụ mà nhà nước coi là nghiêm trọng như vậy lại diễn ra quá nhanh. Chỉ trong vòng buổi sáng đã kết thúc. Thời gian này chỉ đủ để bên Kiểm sát đọc cáo trạng, cho luật sư nói vài lời…và Chánh án đọc bản án. Còn bản án thì chắc là đã làm sẵn theo lệnh trên.

 

Vì vậy trong phiên toà Phúc thẩm sắp tới tôi mong sẽ không lặp lại những sự việc như trên để phiên toà có thể diễn ra một cách công bằng, công khai nghiêm túc và đúng theo các quy trình của tố tụng.

 

II. Luận cứ biện hộ cho Lê Thị Công Nhân :

 

Bản án Hình sự Sơ thẩm cuả Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên Lê Thị Công Nhân phạm tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo điểm a, c khoản 1 điều 88 Bộ Luật hình sự và bị xử phạt 4 năm tù với 3 năm quản chế kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

 

Việc tuyên án dựa trên việc Lê Thị Công Nhân tham gia vào Đảng Thăng Tiến Việt Nam, với chủ trương đấu tranh "Bất bạo động", vào Khối 8406, tham gia phổ biến nhân quyền…với chứng cớ là 25 đầu tài liệu cùng 01 CPU mà cơ quan an ninh điều tra đã tịch thu khi khám nhà ở của Công Nhân vào đầu tháng 02/ 2007.

 

Theo tôi, Điều 88 Bộ luật Hình sự thuộc chương XI về các tội xâm phạm "An ninh Quốc gia" là một điều vi hiến, nó mâu thuẩn với điều 50, 53 điều 69 Hiến pháp 1992, trong đó quy định rõ "Ở nước CHXHCHVN, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và Luật", và "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật"…

Điều 88 với những quy định của nó cũng vi phạm nghiêm trọng Công ước quốc tế về Dân sự và Chính trị mà VN đã ký kết tham gia năm 1982, trong đó điều 19 quy định rất rõ về quyền tự do ngôn luận này.

 

Phần luận tội của bản án đối với Lê Thị Công Nhân nêu việc Công Nhân tham gia và ủng hộ cương lĩnh hoạt động của Đảng Thăng tiến Việt Nam và Khối 8406, là vi phạm pháp luật. Trong khi rõ ràng là trong Hiến Pháp 1992 không có điều khoản nào cấm một đảng chính trị hoạt động, và công dân có quyền làm những điều pháp luật không cấm. Lê Thị Công Nhân chỉ thực hiện quyền công dân, quyền chính trị theo Hiến pháp và Công Ước Quốc Tế về các quyền Dân Sự và Chính Trị mà VN tham gia.

 

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tuyên bố rằng "Bất đồng chính kiến là việc bình thuờng". Tự điển Tiếng Việt định nghĩa "Bất đồng chính kiến" là có ý kiến khác nhau về việc thi hành chủ quyền và định chính thể của một nước về hai mặt đối nội và đối ngoại. Lê Thị Công Nhân tham gia vào Đảng Thăng Tiến Việt Nam cũng như các hoạt động khác mà Bản án Sơ thẩm nêu, đều nói lên Công Nhân bất đồng chính kiến với Đảng Cộng sản Việt Nam thì lại bị cho là phạm pháp. Vậy lời nói của Chủ tịch nước là sai, là vô giá trị ư?

 

Như vậy con tôi, luật sư Lê Thị Công Nhân, nếu gọi là vi phạm điều 88 Bộ luật hình sự thì Công Nhân chỉ vi phạm một điều luật phi lý, một điều luật tước đi những quyền tự do cơ bản của con người. Con tôi không làm điều gì sai đối với công lý, mà hoàn toàn đấu tranh cho chính nghĩa với phuơng thức đấu tranh BẤT BẠO ĐỘNG, mà bất bạo động thì không thể ghép vào tội xâm phạm an ninh quốc gia mà trong đó Điều 88 được quy định ở Chương VI này. Công Nhân chỉ chống sự cai trị độc quyền đã đưa đến quá nhiều bất công, tham nhũng làm suy thoái nhiều mặt trong xã hội của Đảng Cộng sản, chứ tuyệt nhiên không hề chống tổ quốc Việt Nam.

 

Henry David Thoreau nói: "Người ta nghĩ rằng hành xử chính đáng đối với luật pháp bất công là cố gắng vận dụng những phương pháp chính trị để thay đổi nó, rằng phải tuân thủ và tôn trọng luật pháp cho đến khi nó thay đổi. Nhưng nếu luật pháp rõ ràng là bất công, tiến trình làm luật không nhằm xoá bỏ sự bất công này, thì luật pháp đó không xứng đáng được tôn trọng – Hãy vi phạm pháp luật đó!"

Và ai trong chúng ta đều biết trong lịch sử cách mạng thế giới, Gandhi, Martin Luther King Jr, Nelson Mandela...cũng như các nhà cách mạng Việt Nam trước kia đã phạm luật như thế. Nếu họ không phạm luật như thế thì những điều luật bất công vẫn mãi mãi sẽ không bao giờ thay đổi. Đất nước của họ sẽ vẫn mãi mãi chìm trong sự u mê, phi lý và bạo ngược.

 

Chúng ta biết rằng Việt Nam ký kết tham gia Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị từ năm l982. Mãi đến tháng 6 năm 2005 mới công bố Luật ký kế, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế, trong đó có quy định rõ việc thực hiện các điều ước quốc tế như sau:

 

Điều 4. Quản lý nhà nước về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế:

1.    

2.     Tổ chức và bảo đảm thực hiện điều ước quốc tế.

3.     Tuyên truyền, phổ biến các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

4.     Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thi hành pháp luật về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.

….

Điều 6. Điều ước quốc tế và quy định của pháp luật trong nước:

1.     Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà CHXHCHVN là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

2.     Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà CHXHCN VN là thành viên có quy định về cùng một vấn đề.

3.    

 

Như vậy các điều luật nói trên đã khẳng định VN là thành viên của điều ước quốc tế nào thì chính điều ước quốc tế đó có giá trị pháp lý cao nhất mà VN phải áp dụng khi có cùng một vấn đề trong đó pháp luật VN có quy định khác.

 

Như vậy điếu 88 Bộ Luật Hình sự VN hoàn toàn mâu thuẫn, đi ngược lại Hiến pháp và CƯQT về DS và CT nên cần phải bãi bỏ theo đúng tinh thần của điều 6 nêu trên.

 

Lê Thị Công Nhân học Khoa luật quốc tế ở Đại học Luật Hà Nội nên tất nhiên là hiểu rõ việc này. Như vậy Công Nhân có phổ biến "Nhân quyền" cho các em sinh viên thì Công Nhân chỉ thi hành việc tuyên truyền phổ biến, như các điều luật đã quy định ở trên thôi. Vậy mà bản án kết tội Công Nhân vi phạm pháp luật !!! Thử hỏi nhà trường khi dạy cho sinh viên có phải giải thích rằng tuy VN có tham gia CƯQT về DS và CT nhưng Đảng CS hiểu nhân quyền khác với thế giới hiểu? Hay có thể giảng cho sinh viên rằng Nhà nước chỉ ký kết để chứng tỏ cho thế giới thấy rằng VN cũng quan tâm đến tự do, nhân quyền hầu tranh thủ sự ủng hộ của họ mà thôi? Sinh viên sẽ phải học như thế nào và thực hành như thế nào đây? Làm sao người dân có thể tin tưởng vào luật pháp cũng như chính quyền?

 

Thế mà Công Nhân phổ biến kiến thức về Nhân quyền thì bị kết tội hình sự. Là luật sư, Công Nhân hiểu rõ chức năng xã hội của luật sư được quy định ở điều 3, Luật Luật sư 2006 là "góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Và Công Nhân đã thực hiện điều này thông qua các hoạt động của mình trước khi bị bắt tạm giam.

 

Theo tôi thì chính Công An, Toà án và nói chung chính quyền hiện tại mới vi phạm các điều luật mà Nhà nước đã ban hành như Hiến pháp 1992, cũng như Công ước quôc tế về Dân sự và Chính trị mà VN đã tham gia.

 

Thiết nghĩ VN đã ký kết thì phải nhanh chóng thực hiên, nếu không thì quốc tế sẽ coi thường VN, vì VN chỉ ký cho có ký. Từ đó, sau này vì không tin tưởng VN, quốc tế nhất định sẽ giám sát gắt gao việc thực hiện. Việc chế tài có khả năng xảy ra và tất nhiên sẽ có hậu quả nhất định. Chẳng lẽ chính quyền cứ làm mọi cách để chống đỡ mãi sao.

 

Kết luận con tôi, luật sư Lê Thị Công Nhân vô tội. Lê Thị Công Nhân thật sự là nguời "Bất đồng chính kiến" với Đảng Cộng sản Việt Nam, điều mà chính Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tuyên bố là bình thường.

 

Cựu Thủ tướng VN Võ Văn Kiệt cũng đã từng nói là không chỉ người cộng sản mới yêu nước, mà còn có những người yêu nước yêu tổ quốc Việt Nam nhưng không cộng sản.

 

Là mẹ, tôi khẳng định con tôi là một ngưòi yêu nước. Tất cả hoạt động của CN hoàn toàn là để góp phần vào xây dựng một nuớc Việt Nam thật sự tốt đẹp hơn.

 

Kính mong Hội Đồng Xét Xử phiên toà Phúc thẩm sắp tới, với lương tâm và trách nhiệm của mình làm sáng tỏ công lý, xét xử công bằng, trả tự do cho con tôi, hầu để tạo niềm tin cho nhân dân, đặc biệt cho thanh niên có can đảm nói lên chính kiến của mình góp phần xây dựng tổ quốc.

 

 

Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2007

 

Trần Thị Lệ

Mẹ luật sư Lê Thị Công Nhân

 

 

DIỄN ĐÀN TỰ DO - Tháng 7/2007   

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).     
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.     
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù,  và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.