.

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                            TRANG CHÍNH

" Không có tự do Sáng Tác, thì Văn Nghệ Sĩ sẽ bị biến thành Thợ Viết, Thợ Vẽ, ... cho một ông chủ nào đó mà thôi ! " (LN)


bút
việt
hồn
quê

BIÊN TẬP

Thích Phước An | Trần Đỗ Cung | Kiều Mỹ Duyên | Trần Trung Đạo | Minh Triết TRẦN THIỆN ĐẠT | Trần Kiêm Đoàn | Phổ Đồng | Tâm Hải Đức | Nhất Hạnh | Tuệ Chương - Hoàng Long Hải | Vĩnh Hảo | Chiêu Hoàng | Lặng Lẽ | Lâm Kim Loan | Trần Quan Long | Phạm Trọng Luật | Miêng | Diệu Trân | Phan Quân | Đặng Văn Sinh | Tuệ Sỹ | Ninh Hạ - Nguyễn Đức Tâm | Nguyễn Mạnh Trinh | Lê Khánh Thọ | Trần Đình Thu | Trần Khải Thanh Thuỷ | Anh Thư | Tiểu Tử | Nguyễn Ước | T. Vấn | Hiền Vy | Tác Giả Khác...

  Nguyễn Mạnh Trinh

 

Vài cảm nghĩ về cuốn sách
"Tạp ghi văn nghệ" của Nguyễn Mạnh Trinh

  • Huy Trâm - 16. 09. 2007

Tôi nghĩ có lẽ do sự khiêm nhường và dè dặt nên với một cuốn biên khảo công phu dầy trên 600 trang qua  68 đề mục đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến văn học nghệ thuật hiện đại mà tác giả Nguyễn Mạnh Trinh, một cây bút khá quen thuộc với người đọc, đã đặt cho nó là cái tựa sách là “Tạp Ghi Văn Nghệ”.

Tạp ghi, thực ra là biên chép lại những điều mà chính mình đã dự chứng. Nó mang tính cách sống động. Thế nhưng ở đây có những vấn đề trường cửu, những sự kiện tồn đọng ”nằm chết“ trong nhận thức  và quá khứ, do đó không nên có nhan đề là tạp ghi.

Theo thiển ý của tôi, với một nội dung đa dạng và phong phú như đã nói ở trên cuốn biên khào này nên đặt là "Thử bước qua các khung trời văn học nghệ thuật hiện đại” hoặc rõ rệt hơn ”Vài nhận định về một số tác giả và tác phẩm Việt Nam và thế giới” Nhưng nói vậy thôi chứ vấn đề tựa sách không hệ trọng cho lắm. Nội dung mới là chính!.

Qua 68 đề mục, trừ 5 đề mục mang tính chất tùy bút về cảnh đời của tác giả và những điều đáng lưu tâm về sinh hoạt văn học ở hải ngoại (Từ một chuyên luận-trang 115; Thơ và những người bán thơ trang 121; Quê hương chưa bao giờ đến trang 369; Chủ nhật, quán cà phê, câu chuyện vãn trang 401; Nơi chùm thơ để lại trang 409), cuốn khảo luận của Nguyễn Mạnh Trinh đã mang một phạm trù rộng lớn khi bàn  luận về văn học nghệ thuật từ các tác giả của đất nước như Vũ Khắc Khoan, Vũ Hoàng Chương, Văn cao, Xuân Diệu, Phùng Quán, Sơn Nam, Thanh Nam, Nguyễn Tuân, Hoàng Cầm,… đến các tác giả nước ngoài như Raynond Carver (Mỹ), Harold Pinter (Anh), Saint Exupéry, Marguerite Duras (Pháp), Yevetushenko, Solzhenitsyn (Nga), Garcia Marquez (Columbia), Kafka (Do Thái), Ha Jin, Bei Dao (Trung Hoa lưu vong). Ngoài ra cuốn khảo luận còn đề cập đến hội họa (Tạ Tỵ, trang 9) và âm nhạc (Văn  Cao trang 9,: Sài Gòn Hà Nội dòng nhạc hoài niệm của những người ly xứ, trang 495)

Xem như thế thì việc sưu tầm, đọc, nghiên cứu và viết của tác giả đã rất công phu để  hoàn thành tác phẩm. Cho mỗi đề mục, Nguyễn Mạnh Trinh đã viết một cách mạch lạc và chính xác. Ý kiến của ông đưa ra đều dung dị, khả chấp, không rơi vào trạng thái chủ quan, thiên vị. Riêng với các nhà thơ, văn Việt Nam, mặc dù đã có nhiều tài liệu và bài viết trước ông, Nguyễn Mạnh Trinh cũng có những  nhận định riêng, khá mới mẻ, bổ xung thêm cho công trình phê bình văn học. Ví dụ như khi viết về nhà thơ Phùng Quán, thuộc nhóm Nhân Văn Giai Phẩm ông đã viết như sau :

”Bị cấm viết mà vẫn nặng nghiệp cầm bút, viết bằng hàng chục bút hiệu, viết để cố gắng sống còn. Cái đòn thù cơm áo mà Đảng và những tay lãnh đạo  văn nghệ tuy độc hại nhưng không làm ông sờn lòng. Làm thơ, viết văn như một cách thế trả nợ đời.

Yêu thơ, thì cũng có nhiều người rất yêu thơ, nhưng có khi chỉ là thái độ của người cưỡi ngựa xem hoa mà thôi! Yêu thơ và sống chết với thơ như Phùng Quán khá hiếm (trang 135)

Với các tác giả nước ngoài, trong thời kỳ hiện đại, ông viết tương đối đầy đủ do sự tham khảo rộng rãi các sách báo. Chẳng hạn như về Garcia Marquez,  về Raymond Carver, về Saint Exupéry,.. ông đã đọc kỹ, thâu tóm và trình bày về thân thế, tác phẩm, động lực và hoàn cảnh sáng tác, sau đó là phần nhận định của những người đương thời. Việc ông làm tuy có tốn công sức nhưng giúp đỡ được cho những ai chưa có dịp đọc hay nghiên cứu về văn học thế giới.

Cũng có một vài ý kiến, thắc mắc là tại sao có nhiều văn gia tên tuổi của hoa kỳ như E. Hemingway, JohnSteinbeck, W. W hitman… mà ông không nhắc tới mà chỉ có Raymond Carver, và J.D. Salinger  là do sở thích hoặc vì các tác giả khác đã có nhiều người viết.

Trong cuốn sách của Nguyễn Mạnh Trinh, tôi thích nhất là bài ”Nơi chùm thơ để lại” trang 409, nó nói lên phần nào tâm hồn của ông, một người đa cảm, có vốn sống và đã trải nhiều gió sương trên đường đời:

Thôi đã hết chiến tranh
Sao chẳng về cố thổ
Mà chân bước đi quanh
Hai bờ kinh nước lũ
Chuyến đò đưa ta tới
Những hắt hiu chạnh lòng
Nơi vùng kinh tế mới
mồ hôi sẽ như sông”

Từ lâu tôi rất trân quý lối viết phê bình văn học của Nguyễn Mạnh Trinh bởi nó rất thoáng, dễ đọc, nhưng đầy công phu. Tác phẩm mới này của ông đã được viết trong chiều hướng đó…

 


NGUYỄN MẠNH TRINH

Sinh năm 1949 tại Hà Nội. Hiện sống tại Hoa Kỳ. Chủ trương tủ sách tác gỉa tác phẩm Ðời. Trong nhóm chủ trương Hợp Lưu,  Hoa Kỳ.

Tác phẩm đã xuất bản :

Thơ Nguyễn Mạnh Trinh (Người Việt 1985).

Tuyển tập Hai Mươi Ba Người Viết Sau 1975 (biên tập cùng Trịnh Y Thư Văn Nghệ Hoa kỳ 1989).

(Hình + Tiểu sử : thoivan. com).

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LIÊN LẠC     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt,  không kích động hận thù,  và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ,  hay bất kỳ một chính phủ nào.