.

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Hãy tự thắp đuốc mà đi ! (Siddhatta)


ĐẠO BỤT TRONG DÒNG VĂN HÓA VIỆT

  ĐẠO PHẬT ĐÓ ĐÂY


Tây Tạng, một dân tộc hiếu hòa
nhưng đầy bất hạnh

  • MINH MẪN 9.08.2007

 

Từ năm 1959 trốn thoát khỏi bàn tay sắt Trung Cộng, Đức Đạt Lai Lạt Ma và đoàn tùy tùng cùng một số người dân trốn qua biên giới Trung Ấn, được sự can thiệp của Mỹ và Liên Hiệp Quốc, chính phủ Ấn cho chính phủ lưu vong Tây Tạng một vùng đất dung thân.

 

Suốt gần nửa thế kỷ lưu đày, Tây Tạng vẫn cố duy trì văn hoá đặc thù của mình, và cũng là nét văn hoá PG mang màu sắc Thần bí, chẳng những thế, Tây Tạng còn bảo lưu tính khoa học và phát triển có hệ thống trong nội bộ tu sĩ về Y học, giáo dục, văn hoá, tín ngưỡng; Trong quá khứ cũng như hiện tại, Tây Tạng đã giữ được sự tôn kính và ngưỡng mộ của quốc tế đối với một đất nước dân không đông, đất không rộng; bị áp lực nặng nề bởi chính sách triệt tiêu của khối lực Trung Cộng,  vẫn duy trì được sắc tộc mà đáng ra đã bị tiêu diệt từ lâu.

 

Dưới sự lãnh đạo của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người dân Tây Tạng vẫn giữ được thái độ ôn hoà và đấu tranh ôn hoà để giữ vững sắc thái dân tộc, không được độc lập thì cũng phải được tự trị như Hồng Công, nhưng Bắc Kinh không hề nhân nhượng; thẳng tay một cách không thương xót đối với dân tộc hiếu hoà, tiêu diệt văn hoá, xoá sạch địa giới một cách có hệ thống, họ cố gắng đồng hoá dân Tây Tạng với Tàu, nhưng qua 50 năm vẫn chưa đạt kết quả như ý, ngoại trừ kiến trúc tân thời hầu pha loãng nếp văn hoá kiến trúc của nhân dân Tây Tạng.

 

Với một chính phủ lưu vong, Đức Đạt Lai Lạt Ma đi rao giảng khắp nơi về tinh thần tu học PG, gặp các lãnh tụ thế giới để đạo đạt nguyện vọng  bảo vệ Tây Tạng; cố gắng giáo dục những công dân Tây Tạng vượt biên sang Ấn Độ để duy trì văn hoá đặc thù và đào tạo các Lạt Ma kế thừa, thuần tuý bằng hành động ôn hoà và vị tha! Ngài biết rằng những người dân của ngài còn lại trên quê hương đang chịu tù tội; các tu sĩ hướng về ngài cũng không tránh khỏi ách cùm gông, ngài vẫn hướng về và cầu nguyện cho họ.

 

 

Nhưng Bắc kinh  không hề buông tha, nhà cầm quyền đã thao túng hoàn toàn về tín ngưỡng của nhân dân Tây Tạng; Gần 10 năm trước Trung Cộng đã bắt giam và đưa đi biệt tích về một hoá thân của vị Bang Thiền Lạt Ma; lên án lãnh đạo các  quốc gia tiếp xúc với Đức Đạt Lai Lạt Ma; không chấp nhận đối thoại trực tiếp với vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng; gần đây, Bắc Kinh lại đưa ra tiêu chuẩn quy định về Hậu Thân của một Thánh tăng Tây Tạng, một việc làm ngớn ngẩn thuộc lãnh vực tâm linh; xen quá sâu vào tín ngưỡng tôn giáo Tây Tạng; Dĩ nhiên với thân phận cô thế, yếu đuối, nhân dân Tây Tạng không thể chống cự, nhưng với truyền thống tâm linh sâu sắc như Tây Tạng, họ không dể quy phục.

 

Đài VOA loan tin, dân Tây Tạng chống Trung Cộng đăng cai thế vận hội Olympic 2008, cũng như đã từng có một thanh niên Tây Tạng tự thiêu phản đối Trung Quốc, đó là tiếng kêu giữa sa mạc không nên có khi mà suốt thời gian dài Tây Tạng vẫn giữ được thái độ ôn hoà;  Bởi vì dù có chống thế nào thì Bắc Kinh vẫn không từ bỏ  việc đăng cai như thế, và không bao giờ từ bỏ  đất nước đẹp đẽ như thế; thà rằng cứ ôn hoà như Đức Đạt Lai Lạt Ma để  nhân dân trong nước bớt bị đàn áp, tự mình giữ nét phong hoá một cách thầm lặng trước nanh vuốt của kẻ xâm lược.

 

Chuyện lạ, trước việc xâm lăng vô lý của Bắc Kinh như thế, trước mưu đồ xoá sạch văn hoá và dân tộc Tạng như thế, trước việc đàn áp dã man đối với người Tạng hằng ngày, thế mà các nước lớn từng rêu rao Dân chủ, Nhân quyền, các tổ chức đấu tranh Tự do… vẫn im hơi lặng tiếng trước một dân tộc hiền hoà có một nền văn hoá, tôn giáo đặc thù của nhân loại đang bị mất dần trên bản đồ thế giới.

 

Dân số Tây Tạng không đủ đe dọa chính sách bành trướng của Bắc kinh, nhưng tinh thần tín ngưỡng tôn giáo của tộc Tạng vẫn luôn vững với thời gian khi mà thế giới ngày càng biết nhiều về người Lãnh đạo tinh thần của họ. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tranh thủ được cảm tình với thế giới, và nhân loại đang ngưỡng mộ nét văn hoá  trên vùng cao ảnh hưởng của Hy Mã Lạp Sơn; Đáng ra Bắc Kinh nên cởi mở hơn, biết bảo vệ di sản văn hoá tộc Tạng và dành cho Tây Tạng một quy chế đặc biệt để người dân Tây Tạng không xem Trung Quốc là một kẻ thù mà cảm thấy mình đang sống hài hoà bên cạnh  sự bao bọc của nước đàn anh, có như thế sắc thái đa văn hoá trong một đất nước mới đồng bộ phát triển.

 

 

Ai có tâm hồn đồng cảm, đều buồn cho số phận của Tây Tạng khi  Bắc Kinh ngày càng bộc lộ tính độc tài xuyên thủng đức tin tôn giáo và nguồn mạch tâm linh của dân tộc Tạng. Tín ngưỡng và tôn giáo là lãnh vực tâm linh, không thể  bị chi phối bởi bàn tay chính trị; một nhà chính trị khôn ngoan hãy giúp cho tín ngưỡng của dân tộc phát triển tự nhiên chứ không thể uốn nắn tín ngưỡng theo khuynh hướng chính trị như uốn nắn  cụm cây hoa làm đẹp cho việc trang trí chế độ. Nhân loại hãy thầm nguyện cầu cho Tây Tạng, một dân tộc hiếu hoà và đạo đức, luôn được tồn tại như loài hoa đẹp trong cộng đồng nhân loại.

 

 

MINH MẪN
09/8/07

 

THEO DẤU THIỀN SƯ IV

CẬP NHẬT TRUYỀN THÔNG TỪNG BƯỚC CHÂN HOẰNG PHÁP  CỦA THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH VÀ TĂNG THÂN ĐẠO TRÀNG MAI THÔN TRÊN THẾ GIỚI TỪ THÁNG 6/2007 ĐẾN  THÁNG 5/2008

THEO DẤU THIỀN SƯ III

CẬP NHẬT TRUYỀN THÔNG CHUYẾN HÀNH HÓA CỦA THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH VÀ TĂNG THÂN ĐẠO TRÀNG MAI THÔN TẠI VIỆT NAM - HONG KONG & THÁI LAN TỪ 20 THÁNG 2 ĐẾN 1 THÁNG 6 NĂM 2007

BBC NÓI VỀ
THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH

Thích Nhất Hạnh là một thiền sư nổi danh trên thế giới, là một  văn nhân, một thi nhân, một học giả, mà cũng là một người đấu tranh cho hòa bình. Bên cạnh đức Đạt Lai Lạt Ma thì Thầy là bậc đạo sư nổi tiếng nhất trên thế giới hiện nay. Ngoài ra Thầy còn là tác giả của trên một trăm cuốn sách, trong đó gồm có những "xếp hạng bán chạy nhất“ (bestsellers)  như những cuốn Hòa Bình Từng Bước Chân (Peace is Every Step), Phép lạ của sự  Tỉnh thức (The Miracle of Mindulness), Chúa  ngàn  đời, Bụt ngàn đời (Living Buddha Living Christ) và Giận (Anger)

Thầy Nhất Hạnh  sanh năm 1926, Thầy xuất gia năm 16 tuổi. Chỉ 8 năm sau Thầy dựng lên Trung tâm  Phật giáo  Ấn quang (An Quang Buddhist Institute) tại Sài Gòn. Năm 1961 Thích Nhất Hạnh -người được những  môn đồ  gọi là Thầy- đã xuất ngoại du học tại Hoa Kỳ và giảng dạy môn Tôn giáo đối chiếu tại các đại học Columbia và Princeton. Hai năm sau Thầy quay trở về quê hương để góp phần hướng dẫn  nỗ lực hòa bình của Phật giáo.

Rằm tháng hai năm 1964 Thầy thành lập Dòng tu Tiếp hiện (the Order of Interbeing), vào đúng giai đoạn chiến tranh leo thang khốc liệt tại Việt Nam, lúc mà  giáo lý của Đức Thế Tôn cần thiết vô cùng để đối đầu lại với hận thù, bạo động và chia rẽ đang bao phủ khắp quê nhà. Vào giai đoạn này. Dòng tu bao gồm một số nhỏ những thành viên chí nguyện dấn thân vào những công tác xã hội và hành trì theo lý tưởng của Đạo Phật Đi Vào Cuộc Đời. Dòng tu được xây dựng trên căn bản của 14 giới Tiếp Hiện, cũng còn được gọi là những phương pháp thực tập chánh nhiệm. Cũng trong năm ấy với một nhóm những giảng sư và sinh viên đại học tại Việt nam ngài thành lập nên Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội đào tạo những nhóm tác viên trẻ tuổi dấn thân vào những làng mạc xa xôi giúp xây cất  những trường học, những bệnh xá và gầy dựng lại những thôn xóm đã bị hủy diêt vì đạn bom. [ Tháng 2 năm 1964 Thầy thành lập Viện Cao Đẳng Phật Học tại Sài Gòn, và chỉ non 14 tháng sau nó được Thầy nâng lên thành Viện đại học Vạn Hạnh (bổ túc của Phù Sa) ].

Hai năm sau, vào năm 1966, Thầy rời Việt nam ra xứ ngoài để vận động kêu gọi hòa bình. Nhà cầm quyền  đương thời vì thế cấm cửa không cho phép Thầy  hồi hương. Năm 1967 khi đề nghị Hội đồng Nobel trao giải Nobel Hòa bình cho Thầy, ông Martin Luther King đã phát biểu:  "Ông thầy tu mãnh khảnh xuất thân từ Việt nam này, ngài là một học giả uyên thâm. Những phát kiến cho hòa bình của ngài, nếu áp dụng được, sẽ dựng nên một tượng đài cho tinh thần  hòa đồng, tình huynh đệ  và nhân bản".

Năm 1969 Thầy hướng dẫn Phái đoàn Hòa bình Phật giáo tham dự Hội nghị Hòa bình Paris và thành lập Unified Buddhist Church (UBC) tại Pháp quốc. Lúc khởi đầu Giáo hội đặt cơ sở tại Thiền Đường Sweet Potatoes năm 1975. Pháp Từ của Thầy được truyền bá mỗi lúc một rộng rãi và tăng đoàn phát triển mạnh mẽ. Năm 1982 Làng Mai (Plum Village) được thành lập. Tọa lạc tại miền nam nước Pháp, Làng Mai là một Trung tâm Thiền tập và là cơ sở của Dòng tu Tiếp hiện. Mỗi năm hàng ngàn người khắp nơi trên thế giới từ những truyền thống tâm linh khác nhau khắp nơi đổ về Làng Mai để nghe pháp thoại và tu tập. Đây là trú xứ thường xuyên của Tăng đoàn (đoàn thể của những người tu tập) gồm khoảng 150 các thầy, các sư cô cùng các cư sĩ thường trú (Số thiền sinh gia tăng theo thời gian, tính đến nay thì đã vượt xa con số 150 / PS bổ túc).

Điểm nổi bật của pháp môn thầy Nhất Hạnh trao truyến là việc nhấn mạnh đến yếu tố hạnh phúc, hạnh nguyện  dấn thân vào đời và áp dụng được phương pháp thực tập chánh niệm vào đời sống hàng ngày. Chánh niệm là có mặt trong phút giây hiện tại để có thể có thể nhận diện được những gì đang xẩy ra trong thân, trong tâm ta và cả trong thế giới chung quanh ta. Pháp môn Thầy dạy chú trọng đến thực tập hơi thở và tỉnh thức đầy chánh niệm từng hơi thở một. Thầy vẫn thường nhắc nhở đệ tử, bất cứ một việc gì xẩy ra đều có thể là cơ hội ngàn vàng để ta có thể tiếp xúc được với thực tại nhiệm mầu, cả đến như chuyện rửa bát hay lái xe. Thầy dạy chúng ta cần nên chấm dứt cuộc nội chiến trong tâm mình, lắng dịu lại cái bung xung trong tâm mình và trở về với giây phút hiện tại. Khi ta được an lành, khi ta hạnh phúc thì ta có thể mỉm nụ cười và ai ai trong gia đình, trong toàn thể xã hội quanh ta đều được hưởng lợi lạc từ niềm an lành của ta. Nhờ thế ta có thể  thực chứng ý nghĩa câu "Không có con đường đẫn tới hạnh phúc – Hạnh phúc là Con đường".

thichnhathanh.shtml

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LIÊN LẠC     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.