.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Hãy tự thắp đuốc mà đi !
CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

n Học

Diễn Đàn

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

Giữ thân cho mẹ - Giữ nước cho cha

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

ĐẠO PHẬT ỨNG DỤNG

PSN - 24.12.2014: Nghi thức tụng niệm lễ Giao Thừa theo truyền thống Tịnh Độ tông Năm mới sắp tới, Phù Sa trân trọng gửi tới Phật tử bốn phương nghi thức tụng niệm trong Lễ Giao Thừa do chư Tăng Ni Phật tử chùa Pháp Quang và Tu viện Quảng Đức biên soạn và ấn hành.


PSN - 8.10.2014 | Dalai Lama 14: Thương người khó thương* Thông thường khi tâm chúng ta không đạt được điều mình mong ước thì trở nên bực bội và tự làm cho mình mất đi sự an lành. Thất vọng và không toại nguyện sẽ gây nên sự bất an và xáo trộn trong tâm hồn chúng ta. Nhưng nếu chúng ta hiểu rằng tất cả mọi việc trên đời, khi đủ nhân duyên thì thành tựu. Khi nhân duyên không hội đủ thì chúng ta có mong muốn đến đâu đó cũng sẽ không thành. Đó là định luật của tạo hóa. Dù muốn hay không muốn, chúng ta cũng không thể nào ngăn cản đừng cho chúng xảy ra. Vậy thì khi không thể tránh được, chúng ta lo âu buồn khổ hoặc thất vọng để làm gì?..


Trăng sao là tâm thức - ta là trăng saoPSN - 25.2.2014 | Thích Nhất Hạnh: Trăng sao là tâm thức - ta là trăng sao Chức năng của Tàng là nắm giữ, nắm giữ tất cả những công năng (chủng tử, hạt giống) đã, đang và sẽ biểu hiện thành thế giới, vũ trụ, các chủng loại của sự sống (thân căn) và môi trường của những chủng loại ấy (khí thế gian). Biểu hiện để được nhận thức. Tàng là tâm thức, vì vậy đối tượng của Tàng là vũ trụ. Thế giới, mạng sống và môi trường sống cũng đều là tâm thức. Trăng sao là tâm thức. Ta cũng là trăng sao. Những gì mà ta nhận thức được qua giác quan và ý thức đều là Tàng. Nhận thức ấy có chính xác hay không, đó là vấn đề...


PSN - 18.5.2013 | Thích Nhất Hạnh: Phật đản con đi tìm Bụt Mỗi khi ta chế tác được một chánh tư duy, một tư tưởng mà biểu lộ được tuệ giác vô thường, vô ngã, từ bi, trí tuệ và tương tức thì ta là Bụt. Khi ta chế tác một tư tưởng hận thù, kỳ thị, hay ganh tỵ thì ta không phải là Bụt. Khi ta nói ra được lời nói có yêu thương, có tha thứ, gây được niềm tin cho người thì ta là Bụt. Khi ta nói một câu dữ dằn, ác độc, chua cay thì ta không phải là Bụt. Tại vì Bụt cũng ở trong ta mà ma cũng ở trong ta. Và sự thực tập là làm thế nào để ta có nhiều cơ hội chế tác ra chánh tư duy. Những tư duy có từ bi, có hiểu biết, có thương yêu mà không có kỳ thị, ganh tỵ ; Làm sao để mỗi giây phút ta nói ra được lời thương yêu ; làm sao để mỗi giây phút có được một hành động chăm sóc, bảo vệ thì mình là Bụt rồi, đi kiếm Bụt đâu nữa! Cho nên tổ Lâm Tế mới nói: “Phật và Bồ Tát hả? Phật và Bồ Tát là ai? Là các vị đây chứ ai, các vị đang ngồi đây nghe pháp chứ ai”. Khi ta chế tác ra được một chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp tức là mình đã là Bụt rồi tại sao phải đi tìm đâu xa xôi. Vì vậy cho nên Bụt tại tâm là rất đúng.


PSN - 19.05.2012 | Thích Nguyên Tạng: Albert Einstein và đạo Phật Gần đây có nhiều độc giả thắc mắc về mối liên hệ giữa nhà khoa học thiên tài Albert Einstein (1879-1955) và Đạo Phật như thế nào? Vì họ thấy đây đó có nhiều trích dẫn lời phát biểu của ông về Đạo Phật. Bài viết sau đây sẽ đề cập đến mối liên hệ ấy. Dù chưa đầy đủ lắm, nhưng hy vọng rằng nó sẽ là mấu chốt để chúng ta phăng tìm những tư liệu chi tiết về sau:...


PSN - 20.05.2012 | Thiền sư Nhất Hạnh: Tâm vận hành như thế nào? ...Ý thức (mind consciousness) là thức đầu tiên, sử dụng hầu hết năng lượng của chúng ta. Ý thức là thức hoạt động, là một phần của thức, nó phán xét, lo lắng, phân tích và lên kế hoạch. Khi nói về ý thức, chúng ta cũng nói đến thân thức, bởi vì ý thức không thể có mặt nếu không có não. Thân và tâm đơn giản là hai mặt của cùng một thực tại. Thân mà không có thức thì không phải là một thân thể thực sự, một thân thể sống. Ngược lại nếu không có thân thì thức cũng không thể tự biểu hiện được...



PSN -4.05.2012 | Dalai Lama: Cho và nhận, một phương pháp thực tiễn hướng đến hiểu và thương* Từ bi là điều kỳ diệu và quý giá nhất. Khi chúng ta nói về từ bi, thật đáng khuyến khích để lưu ý rằng bản chất tự nhiên của con người, tôi tin, là từ bi và hiền lành. Đôi khi tôi tranh luận với bạn bè những người tin rằng bản chất con người là tiêu cực và hung hăng hơn. Tôi cải rằng nếu quý vị nghiên cứu về cấu trúc của thân thể con người, quý vị sẽ thấy rằng nó có họ hàng với những chủng loại động vật có vú mà lối sống của chúng là hiền lành hay hòa bình hơn...


PSN -21.01.2012 | Trịnh Xuân Thuận: Khoa học và Phật giáo: Có nền tảng cho một đối thoại? ...Trong khi những phương pháp nghiên cứu của Phật giáo và khoa học nhằm khám phá thế giới hiện tượng thoạt nhìn có vẻ rất khác nhau, nhưng khi nhìn kỹ hơn người ta thấy rằng Phật giáo cũng như khoa học đều dựa vào phương pháp thực nghiệm để khám phá thực tại. Phương pháp phân tích của Phật giáo thông thường sử dụng “suy nghiệm” cũng được dùng rộng rãi trong khoa học. Đây là những thí nghiệm tưởng tượng được tiến hành trong tâm thức, dẫn đến những kết luận khó có thể bác bỏ được, cho dù là những thí nghiệm này thực sự không hề được tiến hành. Kỹ thuật này thường được sử dụng bởi những chuyên gia hàng đầu trong khoa học, cụ thể như Einstein...


PSN -1.01.2012 | Trịnh Xuân Thuận: Khoa học và đạo Bụt Với tư cách một nhà vật lý thiên văn học nghiên cứu sự hình thành và tiến hóa của những thiên hà, công việc làm tôi không ngừng tự vấn về những khái niệm về thực tại, vật chất, thời gian và không gian. Là một người Việt lớn lên trong truyền thống đạo Bụt, tôi không thể không tự hỏi đạo Bụt chú ý tới những khái niệm này như thế nào. Thế nhưng, lập luận dựa vào việc đối chiếu khoa học và đạo Bụt chưa chắc sẽ có ý nghĩa. Nhất là ở phương diện thực tập của đạo Bụt, con đường giúp đạt tới sự hiểu biết về cái ngã, phát triển tâm linh hoặc trở thành một con người tốt đẹp hơn...
 

Duy Thức học giảng luận
Thiền sư Thích Nhất Hạnh

1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30


 Kinh Duy Lâu Lặc Vương,
Chuyển hóa bạo động và sợ hãi:
1 | 2 | 3 | 4


Chư Tăng Cộng hòa Kalmoukie


 

PSN - 10.6.2011 | Nhất Hạnh: Con đường thánh thiện Đạo Bụt bắt đầu từ một cái thấy của một con người tên là Siddharta Sakya Gotama. Cái thấy này là một cái thấy trực tiếp không đi ngang tư duy và lý luận, nó là một loại trực giác. Trực giác này có thể đạt được do công phu quán chiếu, nghĩa là nhìn sâu vào lòng thực tại. Năng lượng sử dụng để quán chiếu là niệmđịnh, hai khả năng của tâm. Niệmđể tâm vào, và địnhchuyên chú nhìn sâu. Niệm và định đưa tới tuệ. Tuệ tức là cái thấy ấy. Cái thấy này có khả năng chuyển hóa và giải phóng người thấy ra khỏi những tâm hành như lo lắng, sợ hãi, bạo động, hận thù, tuyệt vọng và đam mê. Niệm, định và tuệ cũng là những tâm hành, nhưng đó là những tâm hành tốt đẹp...


PSN - 1.6.2011 | Thích Nhất Hạnh: Con đường của Bụt Đây là con đường Bụt đã đi, và chúng ta đang đi theo sự hướng dẫn của Ngài. Con đường ấy sẽ giúp chúng ta chuyển hóa những khổ đau, đem lại hạnh phúc cho mình và cho người. Có thể nhiều người sẽ thắc mắc: tại sao chúng ta cần học lại về con đường của Bụt trong khi nó đã được đề cập rất rõ ràng trong kinh luật luận? Lý do thật đơn giản: vì thế giới đang đi tới một trật tự mới – trật tự toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, giáo dục... Và tất yếu, nền luân lý đạo đức cũng không thể nào tách ra khỏi quỹ đạo này. Một trật tự toàn cầu cần có một nền đạo đức được chấp nhận của toàn thể nhân loại. Bởi vì, mỗi châu, mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi nhóm dân đều có nền văn hóa, nền đạo đức với những giá trị và tiêu chuẩn riêng...


PSN - 19.5.2011 | Thích Nhất Hạnh: Bụt ở đâu trong ngày Khánh Đản? Có những nước Á Châu như nước Srilanca, vào ngày Phật Đản không có ai bị đói bụng hết. Tại vì nhà nào cũng để mâm cơm ở trước cửa và bất cứ ai đói bụng cũng đều được mời ăn cơm đó. Trong ngày Phật Đản không có ai bị đói vì nhà nào cũng cúng dường cơm, chùa nào cũng cúng dường cơm. Đây là một truyền thống có từ mấy ngàn năm trước, từ thời Đức Thế Tôn...


PSN - 15.3.2011 | Dalai Lama: Đại dương trí tuệ Tôi sinh ngày 6 tháng 7 năm 1935 trong một thôn xóm nghèo nàn tên là Taktser, tên có nghĩa là "con hổ gầm thét", heo hút trong miền đông bắc Tây tạng thuộc tỉnh Amdo, không xa biên giới Trung quốc. Cha mẹ tôi là những người nông dân nghèo. Thật thế những gì cha mẹ tôi gieo trồng cũng chỉ đủ nuôi chúng tôi. Cũng giống như các gia đình nông dân khác, gia đình cha mẹ tôi rất đông con, việc đồng áng phải cần đến con cái giúp đỡ...


PSN - 10.3.20101| Thích Vô Trụ: Tận hưởng sự có mặt Là người quan sát ta sẽ biết cách tận hưởng. Ta tận hưởng điều gì? Ta tận hưởng sự có mặt của ta. Sự có mặt của ta nói lên sự có mặt của tất cả những gì đang diễn ra trong ta và xung quanh ta ngay giây phút này. Khi ta thật sự có mặt thì ta sẽ không đánh mất đi vẻ đẹp của sự sống. Dù đó là vẻ đẹp rất "nhỏ" - vẻ đẹp của một bông hoa đang nở bên đường. Sự có mặt là sự tận hưởng...


PSN - 12.2.20101| Thích Vô Trụ: Hãy là người quan sát Bất cứ điều gì xảy đến với chúng ta, dù điều đó là tốt hoặc xấu. Điều đầu tiên chúng ta cần làm khi đón nhận chúng là quan sát. Ta hãy biến ta thành người quan sát. Khi ta trở thành người quan sát thì ta sẽ không bị đồng hoá bởi những sự kiện đang xảy ra... 


PSN - 6.2.20101| Swati Chopra phỏng vấn đức Dalai Lama - Tuệ Uyển chuyển ngữ : Phật giáo nói: Mục tiêu cuộc đời là hạnh phúc* Làm thế nào chúng ta sống trong tỉnh thức? Phân tích! Lấy thí dụ của Thánh Gandhi. Thực tế, ngài ốm yếu. Mặc dù ngài học vấn cao, nhưng có những người khác học cao hơn ngài. Thế thì tại sao ngài trở thành một bậc đại nhân, một vị thánh (mahatma)? Đấy là do bởi trái tim của ngài. Ngài không hành động cho cá nhân ngài hay sự thích thú riêng; đấy là lòng bi mẫn. Bi mẫn (karuna), tôi nghĩ, là yếu tố chính trong việc trở thành một con người thánh thiện. Stalin, Lê-nin, Mao Trạch Đông là những lĩnh tụ đầy quyền lực, nhưng họ thiếu lòng bi mẫn và không trở nên phổ biến...


PSN - 12.9.2010 | Thích Vân Phong: Tiểu sử Đại lão Hòa thượng Thích Khánh Thông ...Hòa thượng thuộc dòng thiền Lâm Tế chánh tông đời thứ 39, pháp húy Như Tín hiệu Khánh Thông. Thế danh Hoàng Hữu Đạo, sinh năm Canh Ngọ (1870) niên hiệu Tự Đức năm thứ 24, tại làng An Thủy, tổng Bảo Trị, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Thân phụ là cụ ông Hoàng Hữu Nghĩa, hiền mẫu là cụ bà Đặng thị Sa. Ngài xuất thân trong một gia đình phú quý, Nho phong lễ giáo, lại kính tin Tam Bảo...


Thiền sư Thích Nhất Hạnh
giảng giải 16 hơi thở chánh niệm


PSN - 17.7.2010 | by Thomas C. Fox: Tôi thực tập cả hai: đạo Bụt và đạo Kitô "Tôi thực tập theo cả hai" (double belonging) hiện nay đang được nói đến rất nhiều, ngay cả trong hàn lâm viện Thần học và trong giới tâm linh Kitô giáo. Tôi nghĩ nó là từ ngữ đã được sử dụng khi càng ngày càng có nhiều người thấy rằng họ thật sự được nuôi dưỡng bởi nhiều truyền thống tôn giáo hơn là một truyền thống tôn giáo, bởi nhiều truyền thống gia đình hơn là một truyền thống gia đình, bởi nhiều truyền thống địa phương hơn là một truyền thống địa phương.


Pháp thoại 11.6.2010: Dòng tu Tiếp Hiện (1) - Pháp thoại 11.6.2010: Dòng tu Tiếp Hiện (2)


PSN - 24.5.2010 | Thích Nhất Hạnh: Ý nghĩa Phật đản ...Tại thành phố Huế ở Việt Nam, vào ngày Phật Đản không ai giết một con gà, một con vịt. Ngày đó tất cả mọi người đều ăn chay, khi ra chợ những người bán hàng cũng chỉ bán đồ chay thôi. Đó là một ngày không sát sinh. Trong ngày Phật Đản và từ trước đó, nhiều người đã thả chim, thả cá tạo niềm vui và hiến dâng sự sống cho nhiều loài hữu tình. Đó là cách thực tập từ bi để báo ơn Bụt....


PSN - 22.5.2010 | Thích-Chân-Tuệ: Ý nghĩa của nghi lễ tắm Phật Theo truyền thuyết, ngay khi Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh, có hai vị Long vương đến phun hai dòng nước tắm cho Thái tử. Một vị phun dòng nước lạnh và một vị phun dòng nước nóng.  Hai dòng nước lạnh và nóng tượng trưng cho hai cảnh giới thuận và nghịch của cuộc đời, hai cảnh giới vui buồn và sướng khổ của cuộc sống hằng ngày, mà tất cả mọi người sanh ra trên thế gian này phải chịu đựng. Thái tử Tất Đạt Đa đã chịu đựng được hai dòng nước lạnh và nóng đó, sau này trở thành Đức Phật Thích Ca...


PSN - 31.3.2010 | Chân Pháp Đăng: Giải tỏa ức chế Tâm thức là năng lượng, là nguồn sống sâu sắc, mãnh liệt và quan trọng cho phẩm chất, giá trị một đời người. Tâm là đại dương bao la, nguồn gốc cho dòng sông thân thể, cảm thọ, suy tư, nhận thức và tâm hành. Mỗi dòng sông là một phần hiện hữu của ta. Có những dòng sông trôi chảy ngày đêm như dòng sông cảm thọ, tri giác, xúc chạm... Có những dòng sông trôi chảy âm thầm dưới chiều sâu của tâm thức như tầm và từ, nghĩa là sự suy nghĩ...


PSN - 27.3.2010 | Chân Pháp Đăng: Mặc cho em chiếc áo mới Thân tâm là sự sống linh động, thay đổi từng giây từng phút. Mỗi tế bào trong cơ thể sinh ra, lớn lên, rồi chết đi để cho tế bào khác được sinh ra, lớn lên rồi lại chết đi. Cứ như thế, hàng triệu tế bào sinh diệt mỗi ngày. Cảm thọ, tri giác và tâm thức là những dòng sông tuôn chảy bất tận. Cảm thọ này sinh ra, ở lại một thời gian rồi trôi qua để cảm thọ khác đến, ở lại rồi lại trôi đi...


PSN - 25.3.2010 | Chân Pháp Đăng: Sự sống vẫn mãi mới tinh Làm mới là làm lành lặn thân tâm, làm đẹp đẽ tình thương trong lòng và xây dựng tình yêu lứa đôi, gia đình và xã hội. Làm mới là hóa giải những khó khăn, mâu thuẫn trong tâm và trị liệu khổ đau, thương tích quá khứ để có thể có liên hệ tốt đẹp với những người thân thương...


PSN - 22.3.2010 | Pháp Đăng: Xây dựng hòa bình Làm mới thân tâm, xây dựng hòa bình là nghệ thuật và phương pháp làm đẹp nếp sống cá nhân, thăng hoa đời sống đạo đức, hóa giải mâu thuẫn và chữa lành thương tích, khổ đau, làm nền tảng xây dựng hòa bình với những người thân thương trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Hạnh phúc cá nhân làm ra hạnh phúc gia đình. Một người đau khổ thì cả gia đình cũng đều đau khổ. Gia đình đau khổ thì xã hội điêu linh, sinh ra chiến tranh và thù hận. Do đó, hạnh phúc không phải là vấn đề cá nhân...


PSN - 5.1.2010 | Chân Pháp Đăng: Nhìn thấy lá vàng rơi Nhìn thấy lá vàng rơi, em hãy yêu thương đời mình.” Đó là một câu văn trong lá thư tôi viết để nâng đỡ cho người em đang gặp khó khăn. Đời sống có khác gì đâu là một chiếc lá. Tuy sự sống của ta dài hơn chiếc lá, nhưng so với sự sống ở các cõi trời, thì sự sống ở cõi ta bà này ngắn ngũi hơn chiếc lá nhiều...


PSN - 5.08.2009 | Pháp Nhật: Đàn kiến và cơn bão “Xung quanh ta có rất nhiều điều lí thú, chỉ cần để tâm tới một chút thì ta sẽ học hỏi được rất nhiều”  đây là những gì ba tôi thường nói với tôi khi tôi hãy còn là một chú bé thích tắm mưa. Bạn có từng quan sát diễn biến của một cơn mưa bão không? Trước khi cơn mưa bão bắt đầu, bầu trời sẽ kéo mây đen...


PSN - 18.07.2009 | Thanissaro Bhikkhu: Hòa giải, phải & trái Đức Phật đã thành công trong việc thiết lập một tôn giáo đã và đang là một lực lượng đích thực cho hoà bình và hoà hợp, không những vì ngài đã đề cao giá trị của những phẩm chất này mà còn vì ngài đã đưa ra những chỉ dẫn kỹ càng về làm sao để đạt tới chúng qua tha thứ và hoà giải. Trọng tâm của các chỉ dẫn này là tuệ giác của ngài rằng tha thứ là một việc, hoà giải là một việc khác...


PSN - 25.06.2009 | Thạch Lang: Núi lửa bùng nổ
Vận hành của nghiệp
Thỉnh thoảng, người khác nói một câu xúc chạm tới tự ái thì cơn giận trong ta bùng nổ. Nó không biểu hiện một mình mà cùng với các tâm hành khác như tủi hờn, tự ái, hiểu lầm, danh dự…, tạo thành ngọn lửa đốt cháy tâm hồn ta. Vậy thì, hạt giống chính là ‘nghiệp lực’, nghĩa là sức mạnh của hành động. Khi hạt giống trở thành năng lượng thì gọi là ‘nghiệp quả’, kết quả của hành động...


PSN - 21.06.2009 | Thạch Lang: Hạt giống trao truyền Mẹ truyền cho ta tất cả tinh ba của mẹ bằng chất liệu di thể nằm trong một cái trứng với con số hai mươi ba nhiễm sắc thể. Cộng với hai ba nhiễm sắc thể của cha, ta trở thành một em bé có đầy đủ chất năng của một con người. Trong thời gian thai nghén, mẹ lại tiếp tục truyền trao tình cảm, suy tư, tài năng và sức sống cho ta. Bởi vậy, mẹ suy nghĩ những gì, cảm giác ra sao đều có ảnh hưởng một cách sâu đậm tới thai nhi. Mẹ ăn thì ta ăn, mẹ uống thì ta uống, mẹ vui thì ta vui, mẹ cười thì ta cười…


PSN - 19.06.2009 | Thạch Lang: Nguồn gốc mọi hành động Nghiệp có thể định nghĩa là hành động lành, là năng lượng tốt mỗi khi nó biểu hiện qua thân thể như: cứu người, săn sóc, đỡ đần, qua lời nói như: khích lệ, xây dựng, thương yêu hoặc qua cách tư duy nhẹ nhàng, lành mạnh. Trong khi đó, nghiệp dưới hình thức cô đọng hoặc ẩn tàng là nguồn năng lượng mà Duy Biểu Học gọi là hạt giống. Khi hạt giống bùng nổ tức là hành động đang xảy ra. “Chủng tử trở thành hiện hành” thì nó mới thật sự có tác động tới sự sống của ta và mọi người chung quanh...


PSN - 14.06.2009 | Chân Pháp Đăng: Thiền cho tuổi thơ Thiền cho tuổi thơ là em hãy sống vui, sống cho mạnh khỏe. Sống vui là nếp sống lành mạnh, trong sáng và yêu thương. Tuổi thơ là tuổi hồn nhiên và vô tư. Thiền cũng là hồn nhiên và vô tư. Nhìn bông hoa, thấy bông hoa. Ăn cơm thì cảm thấy ngon. Uống nước thì nếm được vị ngọt. Đau nhức biết đau nhức. Giận hờn biết giận hờn. Vui biết vui. Buồn biết buồn... Sống hồn nhiên, sống thật lòng, không làm bộ, không che dấu là lối sống tuổi thơ. Cho nên, tuổi thơ là thiền. Thiền là tuổi thơ. Ai giữ được sự hồn nhiên thì người ấy có thiền, có niềm vui và có hạnh phúc. Thiền giúp tuổi thơ thông minh hơn, sáng suốt hơn và mạnh khỏe hơn...


PSN - 13.06.2009 | Thạch Lang: Về đâu cuối ngõ? Đạo Bụt có nói tới chánh báo và y báo. Chánh báo là con người. Y báo là môi trường sống. Chánh báo làm ra y báo, và y báo ảnh hưởng trở lại chánh báo. Tức là con người tạo ra môi trường sống và nó ảnh hưởng trở lại đời sống của con người. Ta tạo ra máy vô tuyến truyền hình, các chương trình tin tức, ca nhạc, quảng cáo, phim ảnh... Xem các chương trình ấy, ta cũng hồi hộp, lo âu, vui buồn... Ta chế ra điện thoại di động để truyền thông. Mỗi khi điện thoại reo lên, ta nôn nóng bắt nó lên để trả lời. Ta hồi hộp, lo âu, bận rộn với nó...


PSN - 6.06.2009 | Thạch Lang: Sự sống mầu nhiệm Hơi thở ý thức đưa tâm rong ruổi trở về với thân thể. Ta hồi phục được con người toàn vẹn. Thông thường, tâm ta bận về quá khứ hay lo nghĩ tới tương lai hoặc đi lang thang về một chân trời xa xôi nào đó. Ta suy nghĩ vẩn vơ đủ thứ trên đời. Ta hối tiếc những gì đã qua và lo lắng những gì chưa tới. Sống mà thật sự không biết ta đang sống, không có sự tiếp xúc, cho nên sự sống ẩn hiện một cách mờ mờ, ảo ảo như một giấc mộng...


PSN - 6.06.2009 | Thạch Lang: Thai nhi trong bụng mẹ Khóa tu mùa hè năm nay có gần một trăm thiền sinh tới tu tập với các thầy và các sư cô tại tu viện Rừng Phong, và chỉ còn hơn ba ngày nữa là mãn khóa.  Sư chú Thạch Lang sẽ giảng vào ngày Chủ Nhật tức là ngày cuối của khóa tu.  Tuần vừa rồi, sư chú đã giảng về phép thiền quán bằng hình ảnh thai nhi vừa thực tế vừa gần gũi mà ai cũng có thể hiểu một cách dễ dàng...


PSN - 30.05.2009 | Thạch Lang: Lòng thảnh thơi Trên đường tu có lúc em đi ngang qua một cơn đau, niềm khổ. Đó là chuyện rất bình thường. Nó là thử thách như hầm hố, như chông gai trên một con đường. Thử thách này có thể đến từ bên trong tâm hoặc từ ngoại cảnh. Thử thách là cơ hội cho em lớn lên như sau cơn bạo bệnh em cảm thấy mạnh khỏe hơn. Nếu em biết cách trị liệu. Em hãy trở về với em, về với hiện tại. Em thở cho sâu, cho khỏe. Em bước đi cho thanh thản, nhẹ nhàng...


 Xem tiếp: 2 | 1

ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

CHƯƠNG MỤC :

PHẬT SỰ

PHÁP ĐÀM

VU LAN 2551

VESAK 2552 (2008)

VẤN ĐỀ GIÁO HỘI TN

ĐẠO BỤT HIỆN ĐẠI HÓA

THEO DẤU THIỀN SƯ 3 | 4 | 5 | 6 | 7

PHÁP NẠN CHÙA BÁT NHÃ III | II

LIÊN MẠNG PHẬT GIÁO VITỆ NAM :

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.