PSN
BỘ MỚI 2008
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

Đạo Bụt ứng dụng

Con đường thánh thiện
(Cốt tủy của đạo Bụt trong vài trang giấy)

  • PSN - 10.6.2011 | Nhất Hạnh

Đạo Bụt bắt đầu từ một cái thấy của một con người tên là Siddharta Sakya Gotama. Cái thấy này là một cái thấy trực tiếp không đi ngang tư duy và lý luận, nó là một loại trực giác. Trực giác này có thể đạt được do công phu quán chiếu, nghĩa là nhìn sâu vào lòng thực tại. Năng lượng sử dụng để quán chiếu là niệmđịnh, hai khả năng của tâm. Niệmđể tâm vào, và địnhchuyên chú nhìn sâu. Niệm và định đưa tới tuệ. Tuệ tức là cái thấy ấy. Cái thấy này có khả năng chuyển hóa và giải phóng người thấy ra khỏi những tâm hành như lo lắng, sợ hãi, bạo động, hận thù, tuyệt vọng và đam mê. Niệm, định và tuệ cũng là những tâm hành, nhưng đó là những tâm hành tốt đẹp.

Cái thấy ấy được gọi là cái thấy đúng (chánh kiến). Khi cái thấy đã đúng thì tư tưởng, lời nói và hành động cũng sẽ đúng và sẽ không tạo tác ra khổ đau cho mình và cho hoàn cảnh. Có một lối sống có thể đưa ta đến cái thấy này: lối sống ấy được gọi là một con đường, con đường của tám sinh hoạt đúng gọi là Bát Chánh Đạo. Ngoài chánh niệm, chánh định, chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, còn có hai sinh hoạt khác: đó là phương tiện sinh sống chân chánh (chánh mạng) và công phu hành trì chân chánh (chánh tinh tấn). Đạo Bụt chính là con đường ấy. Nó là một lối sống, một cách sống, chứ không phải là một lý thuyết về thực tại.

Nhưng chánh kiến (tuệ) lại là cái thấy về thực tại. Đây là một cái thấy vượt thoát mọi ý niệm như có/không, sinh/diệt, một/nhiều, tới/đi, trước/sau, chủ thể/đối tượng. Cái thấy này có khi được gọi là cái thấy bất nhị hoặc trung đạo. Có những phương pháp vận dụng các năng lượng niệm và định để đạt tới cái thấy ấy. Đó là các phương pháp quán chiếu như quán vô thường, vô ngã, duyên khởi, vô sinh, không, vô tướng và vô tác. Những phương pháp này do những người đã đạt cái thấy truyền lại cho những người chưa đạt được. Sử dụng những phương pháp này cũng như đào giếng để có nước. Niệm và định là công phu đào giếng, tuệ là mạch nước tìm được.

Tuệ giác vô thường không phải chỉ có Bụt mới có. Nhiều người xưa như Heraclite và Khổng Phu Tử cũng đã chứng ngộ được điều ấy. Tuệ giác vô thường được duy trì như một định lực sẽ mang tới tuệ giác duyên sinh và tuệ giác vô ngã. Duyên sinh có nghĩa là nương vào nhau mà phát sinh, mà biểu hiện. Điều này được Bụt diễn tả bằng câu: Cái này có vì cái kia có, cái này không vì cái kia không. Sự vật hổ tương làm nhân quả cho nhau, không hẳn nhân phải có trước quả, nhân quả có thể đồng thời, và nhân đồng thời cũng là quả. Ví dụ cái trong có vì cái ngoài có, cái không có vì cái có có, cái trái có vì cái phải có, cái sinh có vì cái diệt có. Không có cái trái thì không có cái phải, không có cái có thì không có cái không. Nhìn sâu vào một đám mây hay một ngọn lửa ta thấy cả đám mây và ngọn lửa đều biến chuyển vô thường trong từng khoảnh khắc, đều không có thực thể chắc thật, đều không phải từ không mà trở thành có và từ có sẽ trở thành không. Tất cả mọi hiện tượng đều như thế, kể cả tâm thức con người.

Trong đạo Bụt, ta thấy có hai loại sự thật: sự thật tương đối, gọi là thế tục đế (loka samvrti) và sự thật tuyệt đối, gọi là chân đế (paramartha). Sự thật tương đối là những gì có tính cách ước lệ: có sinh, có diệt, có có, có không, có trước, có sau, có ta, có người... Sự thật tuyệt đối vượt thoát mọi phạm trù ấy của tâm thức. Bụt nói: “Có cái không sinh, không diệt, không tạo tác, không hình thành. Nếu không có cái không sinh, không diệt, không tạo tác, không hình thành ấy thì thế giới của những cái có sinh có diệt, có tạo tác và có hình thành sẽ không có nẻo thoát”. Cái không sinh, không diệt, không tạo tác và không hình thành ấy chính là niết bàn, nền tảng cho những cái có sinh diệt, tạo tác và hình thành. Cái vô vi làm nền tảng cho cái hữu vi.

Thấy được vô thường và duyên sinh thì thấy được vô ngã. Vô ngã là không có một cái gì thường tại, bất biến, không có một cái gì có thể tự mình tồn tại. Tất cả đều nương vào nhau mà tồn tại. Và sự tồn tại này không bền lâu, chỉ xảy ra trong một sát na. Vì vậy duyên sinh cũng là vô thường mà vô ngã cũng là vô thường.

Tuệ giác vô thường, duyên sinh và vô ngã cũng đưa tới tuệ giác không. Không nghĩa là không có một thực thể nào chắc thật, có thể một mình tồn tại riêng biệt. Không cũng có nghĩa là không có bản chất (substance). Không nghĩa là trống rỗng, không có cốt lõi. Thấy được không là thấy được vô sinh. Vô sinh có nghĩa là không thực sự có sinh có diệt, có có có không, có tới có đi, có một có khác. Đây là cái thấy sâu sắc nhất, gọi là cái thấy trung đạo.

Nhìn bề mặt, nghĩa là trên mặt hiện tượng, ta thấy có sinh có diệt có có có không, có tới có đi, có một có khác. Nhưng quán chiếu sâu sắc vào tự tính của mọi hiện tượng, nghĩa là nhìn vào bản thể của chúng, ta thấy tất cả đều có tự tính không sinh, không diệt, không có, không không, không tới, không đi, không một, không khác. Tự tính của thế giới không phải là có cũng không phải là không. Thế giới không có bắt đầu cũng như không có chung cục. Thế giới không phải đã từ không mà trở thành có, và sẽ không từ có mà trở thành không, bởi vì bản chất thế giới là vô sinh bất diệt. Thời gian và không gian cũng chỉ là hai biểu hiện của một thực thể, thời gian và không gian nương nhau mà biểu hiện. Có thì cùng có, không thì cùng không, nghĩa là không phải có cũng không phải không. Tự tính bất sinh bất diệt này, tự tính không có không không này được Bụt gọi là niết bàn. Niết bàn là sự vắng lặng của mọi ý niệm. Cái thấy này đem lại trạng thái mát mẻ. Niết bàn có nghĩa là thanh lương, là mát mẻ, là sự vắng mặt của mọi ý niệm, của mọi lo lắng, sợ hãi, phiền muộn và thèm khát do những ý niệm ấy gây ra. Niết bàn là sự chấm dứt của cái đốt cháy. Cái gì đốt cháy? Những ý niệm có không, còn mất, sinh diệt…tạo nên đam mê, lo lắng, tuyệt vọng, sợ hãi và khổ đau. Đó là những ngọn lửa phiền não đốt cháy. Đạt được chánh kiến, vượt thoát được mọi ý niệm thì lửa tắt và có sự mát mẻ.

Cái thấy vô sinh này là nền tảng của một nếp sống đạo đức được cụ thể hóa bằng con đường Bát Chánh Đạo và Năm phép hành trì chánh niệm. Bát Chánh Đạo và Ngũ Giới là sự thể hiện cụ thể của cái thấy bất nhị và trung đạo nói trên. Cái thấy này được gọi là cái thấy tương tức: Cái này là cái kia, cái này có trong cái kia, không có cái này thì không có cái kia.

Ví dụ ta nói về khổ đau và hạnh phúc. Hạnh phúc và khổ đau có liên hệ chặt chẽ với nhau, làm nhân quả cho nhau, không có cái này thì không có cái kia, như sen với bùn: Nếu không có bùn thì không có sen, mà hễ ở đâu có sen thì ta biết nơi đó có bùn. Nơi nào không có bùn thì không có sen. Cũng như thế khổ đau và hạnh phúc nương vào nhau mà phát hiện. Chạy trốn khổ đau để đi tìm hạnh phúc thì cũng như đi tìm hoa sen ở nơi không có bùn. Sen và bùn cũng như trái và phải, hễ cái trái có đó là cái phải có đó cùng một lượt. Nhờ tiếp xúc được với khổ đau, lắng nghe khổ đau thì ta mới làm phát hiện được cái hiểu biết và cái thương yêu. Hiểu biết và thương yêu là chất liệu làm nên hạnh phúc. Hiểu trước hết là hiểu được cái nỗi khổ niềm đau của chính mình rồi của thế gian. Cái hiểu ấy đưa tới lòng thương xót, lòng thương xót chuyển hóa được trách móc, hờn giận và ý muốn trừng phạt. Nếu cha mà không hiểu được những khó khăn, khổ đau và bức xúc của con thì cha không thể thương con và làm cho con có hạnh phúc. Vì vậy cho nên trong bốn sự thật (tứ thánh đế) sự thực đầu tiên là khổ đau. Nhìn sâu vào khổ đau, là thấy được bản chất và gốc rễ của khổ đau, ta thấy được con đường thoát khổ, đó là sự thực thứ tư, đạo đế. Sự thực này là con đường đưa tới sự chuyển hóa khổ đau, tạo dựng hạnh phúc. Chuyển hóa khổ đau, tạo dựng hạnh phúc là sự thực thứ ba, diệt đế. Diệt có nghĩa là chuyển hóa khổ đau. Và sự thực thứ hai là cái thấy trái với sự thực và cách hành xử căn cứ trên cái thấy sai lạc ấy. Cái thấy ấy ngược với chánh kiến. Nó là tà kiến.

Chánh kiến là chất liệu căn bản của con đường đưa tới sự chuyển hóa khổ đau và tạo dựng hạnh phúc. Con đường này gọi là con đường Bát Chánh Đạo nghĩa là con đường của tám sự hành trì chân chánh: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tiến, chánh niệm và chánh định. Niệm và định là sự thực tập đưa tới chánh kiến.

Niệm giúp ta có mặt đích thực trong giờ phút hiện tại để tiếp xúc với những gì có tính cách nuôi dưỡng và trị liệu. Niệm cũng giúp ta có mặt để xử lý những nỗi khổ niềm đau. Năng lượng chánh niệm được chế tác do sự thực tập thở, đi, ngồi và làm việc giúp ta buông bỏ được căng thẳng, làm dịu bớt đau nhức về thân cũng như về tâm. Định giúp ta nhìn sâu và duy trì được những cái thấy có khả năng trị liệu, nuôi dưỡng và chuyển hóa. Có những cái định (tam ma địa, samadhi) như vô thường, vô dục, không, vô tướng, vô tác, tương tức, vô ngã, vô sinh… giúp ta đạt được tuệ giác tức là cái thấy có khả năng tháo gỡ và giải phóng. Giải phóng ra ngoài sự sợ hãi, thèm khát, lo lắng, hận thù và tuyệt vọng.

Chánh kiến là cái thấy bất nhị, cái thấy tương tức, cái thấy vô sinh có khả năng đem lại vô úy và an lạc. Hãy lấy ví dụ cái sợ chết. Không có chánh kiến, ta nghĩ rằng cái chết là cái sẽ xảy ra sau khi cái sống chấm dứt. Nghĩ như vậy là tà kiến. Cũng như cái phải và cái trái luôn luôn đồng thời biểu hiện (cái trên cái dưới, cái trong cái ngoài, cái đối tượng với cái chủ thể cũng thế) cái sống và cái chết luôn luôn đi với nhau. Không có cái sống thì không có cái chết, không có cái chết thì không có cái sống. Sinh diệt đi đôi với nhau như một cặp bài trùng và xảy ra đồng thời. Trong mỗi giây, có hàng vạn tế bào trong cơ thể ta chết và có hàng vạn tế bào mới được sinh ra. Nếu không có cái chết của các tế bào này thì không có cái sinh ra của các tế bào kia. Cái chết là nền tảng cho cái sống và cái sống là nền tảng cho cái chết. Cả hai cái nương nhau mà xảy ra, mà biểu hiện. Theo chánh kiến thì ta đang sinh diệt trong mỗi giây phút, không giây phút nào mà ta không sống, không giây phút nào mà ta không chết. Ta trải nghiệm cái sống và cái chết trong mỗi sát na. Vậy hỏi rằng: “Cái gì sẽ xảy ra sau khi chết” là không đúng. Ta đang sống và ta đang chết. Và ta có thể sống chết một cách ngoạn mục và đẹp đẽ trong từng giây từng phút. Trong mỗi giây hàng vạn tế bào cơ thể đang chết ta đâu cần làm đám tang để thương xót chúng. Mỗi giây hàng vạn tế bào sinh ra ta đâu có đủ thì giờ để ăn mừng chúng. Sống chết không phải là cái gì ghê gớm lắm đâu. Cái chết không thuộc về tương lai. Cái chết đang xảy ra trong hiện tại, vậy mà ta có đau buồn về nó đâu. Và vào giờ phút mà ta tưởng là ta sẽ chết, cái chết sẽ không có đó để chờ ta. Vì lúc ấy cả hai cái sống và chết đều ngưng biểu hiện để sẽ biểu hiện trong những hình thức sinh diệt khác. Quán chiếu như thế ta đạt được cái thấy sinh diệt tương tức và ta vượt thoát được sự sợ hãi về cái chết.

Ta có thể đi xa hơn với cái định gọi là vô sinh. Vô sinh có nghĩa là không có sự sinh ra cũng như không có sự hoại diệt. Quán chiếu một đám mây hay một tờ giấy, ta thấy được tính vô sinh của chúng. Đám mây không từ không mà trở thành có, đám mây chỉ là một hình thức biểu hiện mới. Trước đó nó đã có mặt trong đại dương, trong hơi nước và trong ánh sáng mặt trời. Không phải từ không trở thành có, đó là vô sinh. Đám mây cũng không thể nào chết được, không thể nào diệt được, bởi vì đám mây chỉ có thể trở thành mưa, thành tuyết, thành hơi nước, thành băng, mà không thể nào từ có trở thành không. Điều này cũng đúng với tờ giấy. Tờ giấy trước khi trở thành tờ giấy đã là cây rừng, là đám mây…Tờ giấy không từ không mà trở thành có, tự tính của tờ giấy là bất sinh, là vô sinh. Đốt tờ giấy đi tờ giấy sẽ tiếp nối bằng sức nóng, bằng khói, bằng tro bụi. Tờ giấy không thể nào từ có trở thành không, tự tính của nó là bất diệt. Tất cả mọi hiện tượng quanh ta và trong ta đều như thế, kể cả hình hài ta. Tự tính của ta là vô sinh bất diệt. Đạt tới cái thấy ấy là vượt thắng được mọi lo lắng, sợ hãi và phiền muộn.

Quán chiếu về có và về không, ta thấy có và không chỉ là hai khái niệm mà không phải là tự tính của thực tại. Nếu một vật là thực sự có thì tự tính của nó phải là có, không thể biến dịch, không thể trở thành không. Nếu nó có biến dịch, nếu nó có thể trở thành không thì nó không thực sự là có. Cái không cũng thế. Nếu một vật là thực sự không có, thì tự tính của nó phải là không, nó không thể biến dịch, nó không thể từ không trở thành có được. Trong Bộ Tạp A Hàm, kinh số 301, Bụt bảo thầy Ca Chiên Diên (Katyàyana) rằng chánh kiến là cái thấy vượt thoát khỏi hai ý niệm có và không. Nếu có và không chỉ là những ý niệm mà không phải là thuộc tính của thực tại thì không cần phải đặt câu hỏi thế giới này có từ bao giờ, và bao giờ thế giới này sẽ trở thành không, ai tạo dựng ra thế giới này, và có một đấng tạo hóa hay không có một đấng tạo hóa. Nếu các nhà khoa học vượt thoát được các ý niệm có và không thì các vị ấy cũng không cần đặt ra vấn đề khởi nguyên của vũ trụ và cũng không cần sáng tạo những lý thuyết như lý thuyết ‘Big Bang’. Vũ trụ đang giản ra thì cũng như vũ trụ đang thở vào, và sau khi thở vào vũ trụ sẽ thở ra, không cần phải có một điểm bắt đầu.

Nếu ta quán chiếu về tương tức (interbeing) ta sẽ thấy nước cũng là sóng, đám mây cũng có mặt trong bông hoa, tôi có trong anh, anh có trong tôi, và nhân quả có trong nhau. Có tuệ giác tương tức thì không còn kỳ thị, hận thù và sợ hãi. Nếu ta quán chiếu về vô dục, ta sẽ thấy đối tượng thèm khát của ta vô thường, chứa đầy hiểm nguy và hoạn nạn như trong chiếc mồi câu có một lưỡi câu, và ta chuyển hóa được sự tham đắm và thèm khát. Tương tức và vô dục cũng là những phép thiền định có công năng chuyển hóa và giải phóng.

Ba phép thiền định căn bản có mặt trong tất cả các truyền thống Phật giáo là không, vô tướngvô tác, cũng gọi là ba cánh cửa giải thoát. Không có nghĩa là trống rỗng. Không một hiện tượng nào có tự tính chắc thật. Tất cả đều là những tập hợp của nhân duyên, nói là có thì không đúng mà nói là không cũng không đúng. Chữ không ở đây (Sunyata, emptiness) không có nghĩa là cái không đối với cái có mà chỉ có nghĩa là sự trống rỗng, sự vắng mặt của một cái cốt lõi chắc thật, thường hằng. Khoa học khi đi vào thế giới của các lượng tử đã gần như tiếp xúc được với cái trống rỗng ấy. Không cũng có nghĩa là không có một cái ta riêng biệt, không có cái trái thì không có cái phải, không có cái ta thì không có cái người, cha và con không phải là hai thực thể độc lập, cha có trong con và con có trong cha. Cái thấy này đưa tới tự do lớn.

Vô tướng (animitta, signlessness) nghĩa là không bị đánh lừa và không bị kẹt vào những tướng trạng bên ngoài của sự vật. Hơi nước tuy mình không trông thấy được nhưng nó vẫn có mặt, chỉ cần tiếp xúc với cái lạnh là nó hiện ra tướng sương mù hoặc tướng mây. Đám mây tuy không còn thấy trên trời nữa, nhưng nó không phải không còn: nó đang có mặt dưới hình tướng cơn mưa, cơn tuyết, hay tảng băng. Những cái tướng như tướng có, tướng không, tướng ta, tướng người, tướng sinh, tướng diệt… đều có thể đánh lừa ta. Vì vậy nếu quán chiếu để đừng bị kẹt vào tướng thì ta sẽ không còn là nạn nhân của sầu khổ, sợ hãi và tuyệt vọng.

Vô tác (apranihita, aimlessness) nghĩa là chấm dứt sự đeo đuổi tìm cầu. Những điều kiện để có hạnh phúc đang có mặt, nếu ta trở về giây phút hiện tại thì ta có thể nhận diện được chúng, và hạnh phúc có thể có mặt lập tức. Bông hoa cúc là một thực tại mầu nhiệm, bông hoa cúc không cần phải trở thành một bông hoa hồng mới có hạnh phúc. Những gì ta đi tìm kiếm xưa nay như niết bàn, tịnh độ, pháp thân, Phật tánh và giác ngộ đã có sẵn trong tự tánh ta, ngay trong giây phút hiện tại. Những mầu nhiệm của pháp thân của tịnh độ đều có mặt trong thân tâm ta, chỉ cần trở về với niệm, định và tuệ là ta tiếp xúc được. Ngưng lại sự rong ruổi tìm cầu thì tức khắc được thảnh thơi và an lạc. Vô tác cũng là vô đắc. Không có gì để chứng đắc, không có gì cần tìm cầu. Sóng được nhận thức như có bắt đầu, có chung cục, có lên, có xuống, có có, có không. Nhưng sóng đồng thời cũng là nước. Nước không có, không không, không sinh, không diệt, không lên, không xuống. Chỉ cần đợt sóng nhận ra được mình là nước thì nó sẽ thoát khỏi được mọi sự lo lắng, sợ hãi và mong cầu. Đợt sóng chính là nước ngay tại đây và ngay trong giây phút này. Đợt sóng không cần phải đi tìm nước. Thấy được như vậy thì đợt sóng an lạc. Đó là vô tác.

Chánh kiến là cái thấy bất nhị vượt thoát mọi ý niệm như có không, sinh diệt, đồng dị, tới đi… Đó là tuệ giác duyên sinh và tương tức. Chánh kiến là nền tảng của đạo đức học (meta-ethics) của đạo Bụt. Năm giới của đạo Bụt (The Five Mindfulness Trainings) sau đây là con đường của tình thương chân thực và hạnh phúc chân thực biểu trưng được cho tuệ giác ấy. Con đường này có giá trị phổ biến, người Phật tử hay người không Phật tử đều có thể học hỏi và sống theo tuệ giác và đạo đức này để xây dựng an lạc và hòa bình cho thế giới.

Năm Giới của đạo Bụt
(5 phép thực tập chánh niệm)

Giới thứ nhất: Bảo vệ sự sống
Ý thức được những khổ đau do sự giết chóc gây ra, con xin nguyện thực tập nuôi dưỡng tuệ giác Tương Tức và lòng Từ Bi để có thể bảo vệ sinh mạng của con người, của các loài động vật, thực vật và môi trường của sự sống. Con nguyện không sát hại, không để kẻ khác sát hại và không yểm trợ cho bất cứ một hành động sát hại nào trên thế giới, trong tư duy cũng như trong đời sống hằng ngày của con. Thấy được rằng tất cả những bạo động do sự sợ hãi, hận thù, tham vọng và cuồng tín gây ra đều bắt nguồn từ cách tư duy lưỡng nguyên và kỳ thị, con nguyện học hỏi thái độ cởi mở, không kỳ thị và không cố chấp vào bất cứ một quan điểm, một chủ thuyết hay một ý thức hệ nào để có thể chuyển hóa hạt giống cuồng tín, giáo điều và thiếu bao dung trong con và trong thế giới.

Giới thứ hai: Hạnh phúc chân thực
Ý thức được những khổ đau do lường gạt, trộm cắp, áp bức và bất công xã hội gây ra, con nguyện thực tập san sẻ thì giờ, năng lực và tài vật của con với những kẻ thiếu thốn, trong cả ba lĩnh vực tư duy, nói năng, và hành động của đời sống hằng ngày. Con nguyện không lấy làm tư hữu bất cứ một của cải nào không phải do tự mình tạo ra. Con nguyện thực tập nhìn sâu để thấy rằng hạnh phúc và khổ đau của người kia có liên hệ mật thiết đến hạnh phúc và khổ đau của chính con, rằng hạnh phúc chân thực không thể nào có được nếu không có hiểu biết và thương yêu, và đi tìm hạnh phúc bằng cách chạy theo quyền lực, danh vọng, giàu sang và sắc dục có thể đem lại nhiều hệ lụy và tuyệt vọng. Con đã ý thức được rằng hạnh phúc chân thực phát sinh từ chính tự tâm và cách nhìn của con chứ không đến từ bên ngoài, rằng thực tập phép tri túc con có thể sống hạnh phúc được ngay trong giây phút hiện tại nếu con có khả năng trở về giây phút ấy để nhận diện những điều kiện hạnh phúc mà con đã có sẵn. Con nguyện thực tập theo Chánh Mạng để có thể làm giảm thiểu khổ đau của mọi loài trên trái đất và để chuyển ngược lại quá trình hâm nóng địa cầu.

Giới thứ ba: Tình thương đích thực
Ý thức được những khổ đau do thói tà dâm gây ra, con xin học hỏi theo tinh thần trách nhiệm để giúp bảo hộ tiết hạnh và sự an toàn của mọi người, mọi gia đình và trong xã hội. Con biết tình dục và tình yêu là hai cái khác nhau, rằng những liên hệ tình dục do thèm khát gây nên luôn luôn mang tới hệ lụy, đổ vỡ cho con và cho kẻ khác. Con nguyện không có liên hệ tình dục với bất cứ ai nếu không có tình yêu đích thực và những cam kết chính thức và lâu dài. Con sẽ làm mọi cách có thể để bảo vệ trẻ em, không cho nạn tà dâm tiếp tục gây nên sự đổ vỡ của các gia đình và của đời sống đôi lứa. Con nguyện học hỏi những phương pháp thích ứng để chăm sóc năng lượng tình dục trong con, để thấy được sự thật thân tâm nhất như và để nuôi lớn các đức Từ, Bi, Hỉ và Xả, tức là những yếu tố căn bản của một tình yêu thương đích thực để làm tăng trưởng hạnh phúc của con và của người khác. Con biết thực tập Tứ Vô Lượng Tâm ấy, con sẽ được tiếp tục đẹp đẽ và hạnh phúc trong những kiếp sau.

Giới thứ tư: Lắng nghe và ái ngữ
Ý thức được những khổ đau do lời nói thiếu chánh niệm và do thiếu khả năng lắng nghe gây ra, con xin nguyện học các hạnh Ái Ngữ và Lắng Nghe để có thể hiến tặng niềm vui cho người, làm vơi bớt nỗi khổ đau của người, giúp đem lại an bình và hòa giải giữa mọi người, giữa các quốc gia, chủng tộc và tôn giáo. Biết rằng lời nói có thể đem lại hạnh phúc hay khổ đau cho người, con nguyện học nói những lời có khả năng gây thêm niềm tự tin, an vui và hi vọng, những lời chân thật có giá trị xây dựng hiểu biết và hòa giải. Con nguyện không nói năng gì khi biết cơn bực tức đang có mặt trong con, nguyện tập thở và đi trong chánh niệm để nhìn sâu vào gốc rễ của những bực tức ấy, nhận diện những tri giác sai lầm trong con và tìm cách hiểu được những khổ đau trong con và trong người mà con đang bực tức. Con nguyện học nói sự thật và lắng nghe như thế nào để có thể giúp người kia thay đổi và thấy được nẻo thoát ra ngoài những khó khăn đang gặp phải. Con nguyện không loan truyền những tin mà con không biết chắc là có thật, không nói những điều có thể tạo nên những sự bất hòa trong gia đình và trong đoàn thể. Con nguyện thực tập Chánh Tinh Tấn để có thể nuôi dưỡng khả năng hiểu, thương, hạnh phúc và không kỳ thị nơi con và cũng để làm yếu dần những hạt giống bạo động, hận thù và sợ hãi mà con đang có trong chiều sâu tâm thức.

Giới thứ năm: Nuôi dưỡng và trị liệu
Ý thức được những khổ đau do thói tiêu thụ không chánh niệm gây nên, con nguyện học hỏi cách chuyển hóa thân tâm, xây dựng sức khỏe cơ thể và tâm hồn bằng cách thực tập chánh niệm trong việc ăn uống và tiêu thụ. Con nguyện nhìn sâu vào bốn loại thực phẩm là đoàn thực, xúc thực, tư niệm thực và thức thực để tránh tiêu thụ những thực phẩm độc hại. Con nguyện không uống rượu, không sử dụng các chất ma túy, không ăn uống hoặc tiêu thụ bất cứ một sản phầm nào có độc tố, trong đó có mạng lưới internet, phim ảnh, truyền thanh, truyền hình, sách báo, bài bạc và cả chuyện trò. Con nguyện thực tập thường xuyên trở về với giây phút hiện tại để tiếp xúc với những gì tươi mát, có khả năng nuôi dưỡng và trị liệu trong con và xung quanh con, không để cho tiếc nuối và ưu sầu kéo con trở về quá khứ và không để cho lo lắng và sợ hãi kéo con đi về tương lai. Con nguyện không tiêu thụ chỉ để khỏa lấp sự khổ đau, cô đơn và lo lắng trong con. Con nguyện nhìn sâu vào tự tính tương quan tương duyên của vạn vật để học tiêu thụ như thế nào mà duy trì được an vui trong thân tâm con, trong thân tâm của xã hội, và trong môi trường sự sống.

Bản tiếng Anh:
The Five Mindfulness Trainings

Sisters and brothers in the community, this is the moment when we enjoy reciting the Five Mindfulness Trainings together. The Five Mindfulness Trainings represent the Buddhist vision for a global spirituality and ethic. They are a concrete expression of the Buddha’s teachings on the Four Noble Truths and the Noble Eightfold Path, the path of right understanding and true love, leading to healing, transformation, and happiness for ourselves and for the world. To practice the Five Mindfulness Trainings is to cultivate the insight of interbeing, or Right View, which can remove all discrimination, intolerance, anger, fear, and despair. If we live according to the Five Mindfulness Trainings, we are already on the path of a bodhisattva. Knowing we are on that path, we are not lost in confusion about our life in the present or in fears about the future.

Reverence For Life
Aware of the suffering caused by the destruction of life, I am committed to cultivating the insight of interbeing and compassion and learning ways to protect the lives of people, animals, plants, and minerals. I am determined not to kill, not to let others kill, and not to support any act of killing in the world, in my thinking, or in my way of life. Seeing that harmful actions arise from anger, fear, greed, and intolerance, which in turn come from dualistic and discriminative thinking, I will cultivate openness, non-discrimination, and non-attachment to views in order to transform violence, fanaticism, and dogmatism in myself and in the world.

True Happiness
Aware of the suffering caused by exploitation, social injustice, stealing, and oppression, I am committed to practicing generosity in my thinking, speaking, and acting. I am determined not to steal and not to possess anything that should belong to others; and I will share my time, energy, and material resources with those who are in need. I will practice looking deeply to see that the happiness and suffering of others are not separate from my own happiness and suffering; that true happiness is not possible without understanding and compassion; and that running after wealth, fame, power and sensual pleasures can bring much suffering and despair. I am aware that happiness depends on my mental attitude and not on external conditions, and that I can live happily in the present moment simply by remembering that I already have more than enough conditions to be happy. I am committed to practicing Right Livelihood so that I can help reduce the suffering of living beings on Earth and reverse the process of global warming.

True Love
Aware of the suffering caused by sexual misconduct, I am committed to cultivating responsibility and learning ways to protect the safety and integrity of individuals, couples, families, and society. Knowing that sexual desire is not love, and that sexual activity motivated by craving always harms myself as well as others, I am determined not to engage in sexual relations without true love and a deep, long-term commitment made known to my family and friends. I will do everything in my power to protect children from sexual abuse and to prevent couples and families from being broken by sexual misconduct. Seeing that body and mind are one, I am committed to learning appropriate ways to take care of my sexual energy and cultivating loving kindness, compassion, joy and inclusiveness – which are the four basic elements of true love – for my greater happiness and the greater happiness of others. Practicing true love, we know that we will continue beautifully into the future.

Loving Speech and Deep Listening

Aware of the suffering caused by unmindful speech and the inability to listen to others, I am committed to cultivating loving speech and compassionate listening in order to relieve suffering and to promote reconciliation and peace in myself and among other people, ethnic and religious groups, and nations. Knowing that words can create happiness or suffering, I am committed to speaking truthfully using words that inspire confidence, joy, and hope. When anger is manifesting in me, I am determined not to speak. I will practice mindful breathing and walking in order to recognize and to look deeply into my anger. I know that the roots of anger can be found in my wrong perceptions and lack of understanding of the suffering in myself and in the other person. I will speak and listen in a way that can help myself and the other person to transform suffering and see the way out of difficult situations. I am determined not to spread news that I do not know to be certain and not to utter words that can cause division or discord. I will practice Right Diligence to nourish my capacity for understanding, love, joy, and inclusiveness, and gradually transform anger, violence, and fear that lie deep in my consciousness.

Nourishment and Healing
Aware of the suffering caused by unmindful consumption, I am committed to cultivating good health, both physical and mental, for myself, my family, and my society by practicing mindful eating, drinking, and consuming. I will practice looking deeply into how I consume the Four Kinds of Nutriments, namely edible foods, sense impressions, volition, and consciousness. I am determined not to gamble, or to use alcohol, drugs, or any other products which contain toxins, such as certain websites, electronic games, TV programs, films, magazines, books, and conversations. I will practice coming back to the present moment to be in touch with the refreshing, healing and nourishing elements in me and around me, not letting regrets and sorrow drag me back into the past nor letting anxieties, fear, or craving pull me out of the present moment. I am determined not to try to cover up loneliness, anxiety, or other suffering by losing myself in consumption. I will contemplate interbeing and consume in a way that preserves peace, joy, and well-being in my body and consciousness, and in the collective body and consciousness of my family, my society and the Earth.

 

Bản tiếng Pháp :
Les Cinq Entraînements à la Pleine Conscience

Introduction
Chers frères et sœurs de la communauté, nous avons maintenant l’opportunité de réciter ensemble les Cinq Entraînements à la Pleine Conscience. Les Cinq Entraînements à la Pleine Conscience expriment la vision bouddhique d’une spiritualité et éthique mondiale. Ils sont la pratique concrète des Quatre Nobles Vérités et du Chemin Octuple enseignés par le Bouddha. Ils nous montrent le chemin de la compréhension et de l’amour véritables, menant à la transformation, à la guérison et au bonheur de l’individu et du monde. Ils nous permettent d’approfondir notre vision de l’Inter-Être, c’est-à-dire la Vue Juste, pouvant dissoudre tout fanatisme, toute discrimination, toute peur et tout désespoir. Lorsque nous pratiquons les cinq entraînements dans notre vie quotidienne, nous sommes déjà sur le chemin des bodhisattvas. Conscients de la chance que nous avons d’être sur ce chemin, nous n’avons plus à nous faire de soucis pour le présent ni d’avoir peur du futur.

Premier entraînement : Protection de la vie
Conscient(e) de la souffrance provoquée par la destruction de la vie, je suis déterminé(e) à cultiver ma compréhension de l’Inter-Être et ma compassion, afin d’apprendre comment protéger la vie des personnes, des animaux, des plantes et des minéraux. Je m’engage à ne pas tuer, à ne pas laisser tuer et à ne soutenir aucun acte meurtrier dans le monde, dans mes pensées ou dans ma façon de vivre. Je comprends que toute violence causée notamment par le fanatisme, la haine, l’avidité, la peur, a son origine dans une vue dualiste et discriminante. Je m’entraînerai à tout regarder avec ouverture, sans discrimination ni attachement à aucune vue, ni à aucune idéologie, pour oeuvrer à transformer la violence et le dogmatisme qui demeurent en moi et dans le monde.

Second entraînement : Bonheur véritable
Conscient(e) de la souffrance provoquée par le vol, l’oppression, l’exploitation et l’injustice sociale, je suis déterminé(e) à pratiquer la générosité dans mes pensées, dans mes paroles et dans mes actions de la vie quotidienne. Je partagerai mon temps, mon énergie et mes ressources matérielles avec ceux qui en ont besoin. Je m’engage à ne rien m’approprier qui ne m’appartienne. Je m’entraînerai à regarder profondément afin de voir que le bonheur et la souffrance d’autrui sont étroitement liés à mon propre bonheur et à ma propre souffrance. Je comprends que le bonheur véritable est impossible sans compréhension et amour, et que la recherche du bonheur dans l’argent, la renommée, le pouvoir ou le plaisir sensuel génère beaucoup de souffrance et de désespoir.
J’approfondirai ma compréhension du bonheur véritable qui dépend plus de ma façon de penser que de conditions extérieures. Je peux vivre heureux(se) ici et maintenant lorsque je suis capable de m’établir dans le moment présent, en me contentant de peu, et en reconnaissant les nombreuses conditions de bonheur déjà disponibles en moi et autour de moi. Conscient de cela, je suis déterminé(e) à choisir des moyens d’existence justes afin de réduire la souffrance et de contribuer au bien-être de toutes les espèces sur Terre, notamment en agissant pour inverser le processus du réchauffement planétaire.

Troisième entraînement : Amour véritable
Conscient(e) de la souffrance provoquée par une conduite sexuelle irresponsable, je suis déterminé(e) à développer mon sens de la responsabilité et à apprendre à protéger l’intégrité et la sécurité de chaque individu, des couples, des familles et de la société. Je sais que le désir sexuel et l’amour sont deux choses distinctes, et que des relations sexuelles irresponsables, motivées par l’avidité, génèrent toujours de la souffrance de part et d’autre. Je m’engage à ne pas avoir de relation sexuelle sans amour véritable ni engagement profond, à long terme et connu par mes proches. Je ferai tout mon possible pour protéger les enfants des abus sexuels et pour empêcher les couples et les familles de se désunir par suite de comportements sexuels irresponsables. Sachant que le corps et l’esprit ne font qu’un, je m’engage à apprendre les moyens appropriés de gérer mon énergie sexuelle. Je m’engage à développer la bonté aimante, la compassion, la joie et la non-discrimination en moi, pour mon propre bonheur et le bonheur d’autrui. Je sais que la pratique de ces quatre fondements de l’amour véritable me garantira une continuation heureuse dans l’avenir.

Quatrième entraînement : Parole aimante et écoute profonde
Conscient(e) de la souffrance provoquée par des paroles irréfléchies et par l’incapacité à écouter autrui, je suis déterminé(e) à apprendre à parler à tous avec amour et à développer une écoute profonde afin de soulager la souffrance et d’apporter réconciliation et paix entre moi-même et autrui, entre les groupes ethniques et religieux, et entre les nations. Sachant que la parole peut être source de bonheur comme de souffrance, je m’engage à apprendre à parler avec sincérité, en employant des mots qui inspirent à chacun la confiance en soi, qui nourrissent la joie et l’espoir, et qui oeuvrent à l’harmonie et à la compréhension mutuelle. Je suis déterminé(e) à ne rien dire lorsque je suis en colère. Je m’entraînerai à respirer et à marcher alors en pleine conscience, afin de reconnaître cette colère et de regarder profondément ses racines, tout particulièrement dans mes perceptions erronées et dans le manque de compréhension de ma propre souffrance et de celle de la personne contre laquelle je suis en colère. Je m’entraînerai à dire la vérité et à écouter profondément, de manière à réduire la souffrance, chez les autres et en moi-même, et à trouver des solutions aux situations difficiles. Je suis déterminé(e) à ne répandre aucune information dont je ne suis pas certain(e) et à ne rien dire qui puisse entraîner division, discorde, ou rupture au sein d’une famille ou d’une communauté. Je m’engage à pratiquer la diligence juste afin de cultiver ma compréhension, mon amour, mon bonheur et ma tolérance, et de transformer jour après jour les semences de violence, de haine et de peur qui demeurent en moi.

Cinquième entraînement : Transformation et guérison
Conscient(e) de la souffrance provoquée par une consommation irréfléchie, je suis déterminé(e) à apprendre à nourrir sainement et à transformer mon corps et mon esprit, en entretenant une bonne santé physique et mentale par ma pratique de la pleine conscience lorsque je mange, bois ou consomme. Afin de ne pas m’intoxiquer, je m’entraînerai à observer profondément ma consommation des quatre sortes de nourritures : les aliments comestibles, les impressions sensorielles, la volition et la conscience. Je m’engage à ne pas faire usage d’alcool, ni d’aucune forme de drogue et à ne consommer aucun produit contenant des toxines comme certains sites Internet, jeux, films, émissions de télévision, livres, magazines, ou encore certaines conversations. Je m’entraînerai régulièrement à revenir au moment présent pour rester en contact avec les éléments nourrissants et porteurs de guérison qui sont en moi et autour de moi, et à ne pas me laisser emporter par des regrets et des peines quant au passé, ou par des soucis et des peurs concernant le futur. Je suis déterminé(e) à ne pas utiliser la consommation comme un moyen de fuir la souffrance, la solitude et l’anxiété. Je m’entraînerai à regarder profondément dans la nature de l’interdépendance de toute chose, afin de consommer de manière à nourrir la joie et la paix, tant dans mon corps et ma conscience, que dans le corps et la conscience collective de la société et de la planète.

 
Nhất Hạnh

Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen!

Thiền sư THÍCH NHẤT HẠNH

...  Thích Nhất Hạnh, người xướng xuất chủ thuyết triết học Engaged Buddhism (Đạo Phật dấn thân), và đã gây niềm cảm hứng cho phong trào Phật Giáo tranh đấu cho hòa bình trong những năm tháng chiến tranh.  Ở lãnh vực tôn giáo, Thầy là một trong những tư tưởng gia và hành động gia lớn nhất của thời đại chúng ta. 

Bằng kinh nghiệm bản thân của mình, Thầy đã thấy được tại sao những ý thức hệ và những tư trào thế tục và đại chúng hóa - như chủ nghĩa quốc gia quá khích, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa thực dân - đã làm tuôn ra bao nhiêu nguồn năng lượng bạo động cho thế kỉ thứ 20, những nguồn năng lượng bạo động chưa từng được tuôn ra quá nhiều như thế trong quá khứ.  Thầy đã học được bài học này từ khi còn nhỏ tuổi. (...) Tuy lớn lên và sống trong không khí thanh tịnh của thiền viện, thầy Nhất Hạnh cũng không thể nào đứng ra ngoài được cuộc tranh chấp đang xảy ra chung quanh.  Thầy thấy được nhu cầu xác định sự quan yếu cấp thiết của lòng từ bi đạo Phật trong một nền văn hóa càng ngày càng bắt buộc phải trở nên bạo động thêm lên.  Thầy tin tưởng rằng chỉ có thể chấm dứt được chiến tranh khi ta dập tắt được ngọn lửa của sợ hãi, thù hận, khinh miệt và giận dữ, những chất liệu đích thực đang nuôi dưỡng chiến tranh. 

Năm 1965, sau ngày có một vị xuất gia nữa tự thiêu cho hòa bình, thầy Nhất Hạnh đã viết cho mục sư Martin Luther King Jr, nhà lãnh đạo dân quyền Mỹ rằng: “Những vị xuất gia khi tự thiêu, không nhắm tới cái chết của những người áp bức họ, mà chỉ muốn có một sự thay đổi chính sách của những người ấy thôi.  Họ bảo kẻ thù của họ không phải là con người.  Kẻ thù của họ là sự thiếu bao dung, là cuồng tín, là độc tài, là tham lam, là hận thù và sự kỳ thị đang mằm sâu trong trái tim con người”.  Thầy Nhất Hạnh đã hướng dẫn cho mục sư King và tiếp sau đó chuyển hóa cảm nghĩ của cả dư luận Hoa Kỳ đi về hướng chống đối lại chiến tranh Việt Nam.  (...)

Thầy Nhất Hạnh năm nay đã 80 tuổi, đang hành đạo trong một tu viện bên Pháp.  Thầy đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc trao truyền một truyền thống tâm linh Á châu cho xã hội Tây phương, một xã hội tân tiến nhưng phần lớn đã hoàn toàn thế tục hóa.  Thầy dạy: “Đừng bị kẹt vào một chủ thuyết nào, một lý thuyết nào, một ý thức hệ nào, kể cả những chủ thuyết Phật giáo.  Những giáo nghĩa Phật dạy phải được nhận thức như những pháp môn hướng dẫn thực tập để phát khởi tuệ giác và từ bi mà không phải là một chân lý tuyệt đối để thờ phụng và bảo vệ”.  Trong khi các nhà lãnh đạo của thời đại ta từ Hoa Kỳ đến Iran đang lớn tiếng đốc thúc quần chúng họ tham dự vào những cuộc chiến tranh ý thức hệ mới, tạo nên những nguy cơ biến thế kỷ này thành một thế kỷ còn đẫm máu hơn cả thế kỷ vừa rồi, chúng tôi thiết nghĩ tất cả chúng ta đều nên hướng về và đi theo tuệ giác của Thiền sư Nhất Hạnh. 

Trích dịch từ : Thich Nhat Hanh
This Buddhist monk helped end the suffering of the Vietnam War

TIME ASIA - 60 YEANS OF ASIAN HEROES

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network). 
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực.  Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.