.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                           TRANG CHÍNH

" Học, học khắp mọi nơi, học mọi lứa tuổi, học hoài, học mãi! " (LN)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sách mới : Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

 Giáo Dục


31.3.2010 | Thương Nguyên: Giáo dục sinh lý Giáo dục con cái về sinh lý là một đề tài tế nhị đối với đại đa số các gia đình Á châu. Theo các chuyên gia nghiên cứu về giáo dục thì vấn đề hướng dẫn con cái về sinh lý trong gia đình là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, trên thực tế kết quả của các cuộc khảo sát cho thấy thì chỉ có 3% các gia đình Á châu cho biết kiến thức về sinh lý là do cha mẹ chỉ dẫn...


14.11.2009 | Lê Minh Thịnh: Giáo dục phải bắt đầu bằng cái Tâm hướng thiện Trong lịch sử Đông Nam Á, Quốc Tử Giám – được xây dựng vào triều Lý (1010 -1225) – là một trong những đại học đầu tiên đào tạo nhân tài cho đất nước Việt Nam. Ngoài ra, bộ luật Hồng Đức dưới triều Lê (1428-1788) đã được cố Gs. Oliver Oldman (1920–2008) – cựu Giám đốc Chương trình Luật học Đông Nam Á của Đại học Harvard, qua phần giới thiệu quyển sách The Lê Code, Law in Traditional Vietnam của các tác giả Nguyễn Ngọc Huy, Tạ Văn Tài, và Trần Tử Bình – đánh giá rằng có “nhiều điểm canh tân mà được coi là vô cùng hiện đại so với nhiều tiêu chuẩn Tây Phương”...


14.11.2009 | Hoài Nam: Thư đến GS Hoàng Tụy: Không thể im lặng được, thưa thầy! ...Thưa thầy, có lẽ những ngày này, thầy đang rất phiền muộn vì đang có những vụ việc xảy ra liên tiếp ngoài ý muốn của thầy. Trong đó, bài viết về giáo dục của thầy đăng trên trang mạng Tia sáng đã khiến cho trang mạng này bị đình bản, bị xóa cả tên miền như phỏng đoán của thầy trong lá thư gửi đến bạn bè cách đây vài hôm. Đúng là chuyện đáng buồn thật! Bởi một tờ báo đầy uy tín như Tia sáng đã… vụt tắt và không ít bạn bè của thầy bị liên lụy....


31.10.2009 | Gs. Hoàng Tụy: Giáo dục, xin cho tôi nói thẳng Sau một mùa thi THPT và ĐH-CĐ nặng nề, căng thẳng giả tạo và lãng phí vô lối, không có ở đâu ngoài Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ 21, trường học chưa kịp nghỉ ngơi cho lại sức đã bước vào khai giảng năm học mới, khởi động một chu kỳ khổ dịch đầy lo âu cho cả thầy lẫn trò...


26.09.2009 | Dr Nguyễn Văn Tuấn: Những ngộ nhận về học vị tiến sĩ Hôm nọ, đọc một tin rất lạ mà thoạt đầu tôi mỉm cười một mình vì nghĩ rằng phóng viên có trí tưởng tượng phong phú quá: đó là bản tin cho biết “Hà Nội mong 100% cán bộ Thành ủy ‘quản’ là tiến sĩ”. Nhưng tôi nghĩ sai: phóng viên tường thật hoàn toàn chính xác về chủ trương của chính quyền và đảng ủy Hà Nội, vì hôm sau có một quan chức của Sở nội vụ Hà Nội lí giải rằng cần phải “Có bằng tiến sĩ mới đột phá tư duy”. Vị quan chức này, với danh xưng tiến sĩ, chính là tác giả của “Chiến lược cán bộ, công chức khối chính quyền thành phố”...


6.09.2009 | Sinh viên Trần Thùy Dung: Góp ý của một sinh viên về hai môn Văn và Sử với Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân ...Cách học có thể ảnh hưởng sâu sắc đến học sinh vì trong tương lai, khi các em lên Đại học và đi làm, khả năng phân tích tình huống mới là quan trọng. Em mong rằng thế hệ tương lai của chúng ta sẽ năng động, có tác phong làm việc không thụ động. Có thế, các em mới đóng góp được nhiều cho đất nước. Những điều này chỉ có thể được chuẩn bị từ bậc phổ thông, từ cách học và hiểu bài của các em...


8.03.2009 | Bàn tròn cùng Gs. Hồ Ngọc Đại - Tuần Việt Nam Online: Dạy sai có thể khiến cả dân tộc sai lầm ...Với những người làm thầy cần nhất là sự lương thiện. Đó là cách để làm ra sản phẩm thật cho xã hội. Khi mà 5% dân cư đi học, và thất bại cả 5% thì không sao. Nhưng với một nền giáo dục mà tất cả trẻ em đều đến trường mà lại được dạy bảo sai thì điều đó sẽ khiến cho cả một thế hệ sai lầm, cả một cả dân tộc sai lầm. Dân tộc đó là dân tộc của một trăm năm nữa, chứ không phải dân tộc của ngày hôm nay. Đây là nỗi đau của cả dân tộc...


31.01.2009 | Gs. Hoàng Tụy: Cải thiện chính sách đối với người thầy ...Bản chiến lược có tới 74 chỉ tiêu, sau này khi tiếp thu góp ý, giảm bớt đi 24 chỉ tiêu, nhưng vẫn còn quá nhiều. Tôi cảm giác là các chỉ tiêu này đều được xây dựng dựa trên phương pháp làm kế hoạch quá cổ lỗ. 50 chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu đều đòi hỏi phải có nguồn lực đầu tư, nhưng tổng đầu tư nguồn lực của ta có giới hạn, làm sao làm cho hết được. Theo tôi, chỉ cần tập trung vào một số mục tiêu quan trọng và phải tính đến sự tương quan giữa các mục tiêu chứ không phải là cứ làm rời ra như thế. Cách làm chiến lược thế này không khả thi. Không khả thi không phải vì không có đủ nhân tài, vật lực mà là cách làm không đúng...


7.12.2008 | Gs. Hoàng Tụy: Để có lớp trí thức xứng đáng ...Sau nhiều năm Phần Lan nổi lên với những thành tựu kinh tế, khoa học, công nghệ làm cả thế giới khâm phục, người ta phát hiện ra cái gốc của sự thịnh vượng ấy là giáo dục. Ba phần tư thế kỷ qua, nước Mỹ đã chiếm vị trí số một trên hầu hết mọi lĩnh vực khoa học, công nghệ then chốt. Nếu nói trí thức là nói tài năng thì không đâu tài năng nở rộ nhiều như ở Mỹ. Nhiều người chúng ta bất bình, phẫn nộ chính đáng với một sô chính sách nước lớn có khi quá tàn bạo của giới cầm quyền Mỹ, song vẫn chưa bao giờ hết ngưỡng mộ trí tuệ và tài năng của trí thức Mỹ mà những mầm mống thịnh vượng đã nảy nở từ những đại học đầu tiên khi Mỹ mới lập quốc. Đọc thư của Tổng thống Pháp gửi các nhà giáo Pháp, đọc bài diễn văn nhậm chức của bà Chủ Tịch ĐH Harvard, càng thấy rõ vấn đề trí thức nói cho cùng là vấn đề giáo dục...


29.11.2008 | Nguyễn Xuân Xanh : Sứ mệnh của nhà giáo Nhà giáo bao đời, và ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, đều có sứ mệnh thiêng liêng là dạy dỗ các thế hệ trẻ để truyền đạt kiến thức xã hội từ đời này sang đời khác, giúp xã hội tồn tại và không ngừng phát triển. Nhưng “dạy dỗ” bao hàm nhiều ý nghĩa. Có những nhà giáo đã dạy dỗ bằng tấm gương cao quý để học sinh học hỏi và noi theo. Hay bằng cách gây ấn tượng mạnh sâu sắc và gieo những hạt giống tốt trong học sinh, đánh thức và làm nẩy nở các tài năng một cách âm thầm...


Gs. Hoàng Tụy: Bệnh giả dối đang thành nỗi nhục lớn


Phạm Văn Nga : "Suy dinh dưỡng tâm hồn" ...Chuyện kể ngày xưa Hải Thượng Lãn Ông có lần khám cho một vị hoàng tử về chứng gầy yếu biếng ăn đã phán rằng: “Hoàng tử bị suy dinh dưỡng”. Cả triều đình cảm thấy ngạc nhiên vì cậu ta đâu có thiếu sơn hào hải vị, cao lương mỹ vị. Nhưng không ai hiểu lý do “suy dinh dưỡng” là cậu ta không thể hấp thụ mọi thứ trên đời nếu nó không phù hợp với thể tạng, với cơ địa của chính mình. Suy rộng ra cái được ăn cái ăn được không phải lúc nào cũng tương thích, đem lại kết quả như ý...


Trần Sĩ Chương : Thành nhân trước khi thành tài Nhiều năm nay, ngành giáo dục nước ta đã lâm vào tình trạng khủng hoảng triền miên ở mọi cấp. Những vấn đề tiêu cực trong ngành đang là nỗi bức xúc lớn của xã hội. Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã đặt mục tiêu phòng chống tiêu cực lên hàng đầu như chống gian lận trong thi cử là bệnh thành tích của bộ giáo dục. Nhưng những hiện tượng tiêu cực chỉ là triệu chứng của những vấn đề lớn hơn. Giáo dục ở nước ta đã lâm vào tình trạng khủng hoảng thì phải có cái nhìn hệ thống để tìm ra cả những nguyên nhân gián tiếp dính dáng tới giáo dục.


Vũ Quang Việt : Học phí giáo dục: một câu hỏi cuối cùng Đề án học phí mới đã được Chính phủ thông qua, đang chờ trình Bộ Chính trị quyết định. Nếu được đồng ý, học phí mới sẽ áp dụng từ học kỳ 2 năm nay hoặc đầu năm học 2009-2010.” Bài phỏng vấn Bộ trưởng giáo dục trên báo Tiền Phong (8/9/2008) vào đầu một câu như thế về một vấn đề đã tốn rất nhiều giấy mực của rất nhiều người trong nhiều năm qua. Và để làm việc này là một vài lời hứa “ba công khai”: thứ nhất công khai “việc sử dụng nguồn học phí”, thứ hai “công khai các điều kiện để thực hiện đào tạo, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất để đảm bảo đào tạo”, và thứ ba “công khai chất lượng đào tạo.” ...


Gs. Trần Hữu Dũng: Giáo dục VN Loay hoay tìm cách phát minh lại... cái bánh xe ...Được biết, GS cùng một nhóm cộng sự đã có một bản "Đề án cải cách giáo dục Việt Nam"? Đúng vậy. Chúng tôi đã cùng nhau tính toán, và ước tính chỉ cần mất 20 triệu USD là xây dựng được một trường đại học chất lượng cao, đạt đẳng cấp quốc tế. Chúng tôi sẽ hỗ trợ hết mình mà không cần bất cứ sự đền đáp nào. Nhưng cho đến nay bản đề án này vẫn chưa nhận được tín hiệu nào từ ngành giáo dục. Thật bi hài, khi người ta bỏ ra hàng chục triệu USD để tổ chức hoa hậu, trong khi đó chưa ai dám bỏ ra 20 triệu USD để xây dựng một trường đại học tầm cấp quốc tế theo đúng nghĩa chuẩn của nó...


Gs. Cao Huy Thuần : Trách nhiệm xã hội của đại học ...tinh hoa nằm ở chỗ đại học chỉ chịu trách nhiệm với quá khứ và tương lai của dân tộc, chứ không phải chỉ nhắm ở cái mức kết quả thực tiễn trong vòng mươi lăm năm trước mắt. Cái học ở trong đại học là “cái học đúc khuôn cho cả đời người, cái học chuyển đạt gia tài của ngàn năm trước, cái học tạo ra vóc dáng cho tương lai”. Cam kết của đại học là vô thời hạn, thành tựu không tiên đoán được, không đo lường được, nỗ lực làm việc không phải để tăng sức cạnh tranh mà là để “định nghĩa cái gì đã làm chúng ta là người qua bao nhiêu thế kỷ“, cái gì giúp ta “hiểu ta là ai, từ đâu đến, đi về đâu và tại sao”. Đi tìm ý nghĩa như vậy là một hành trình bất tận, luôn luôn đặt lại vấn đề, luôn luôn gặp giải thích mới, không bao giờ bằng lòng với những khám phá đã có, câu trả lời này chỉ gợi lên câu hỏi tiếp theo. Đó là học. Học như vậy trong mọi ngành, “trong khoa học tự nhiên cũng như trong khoa học xã hội, nhân văn, và đó là cốt lõi đại học nhắm đến”...ồ


John Dewey, giáo dục chính là cuộc sống Các nhà Thực dụng luận cho rằng tri thức của chúng ta không hề có một nền tảng khách quan tuyệt đối nào, vì thế, thay vì đánh giá tri thức qua sự tương ứng của nó với chân lý khách quan, chúng ta chỉ có thể đánh giá tri thức qua khả năng ứng dụng để lý giải và dự báo thực tại trong những hoàn cảnh cụ thể. Nói theo cách của Công cụ luận, chân lý chỉ là một thứ công cụ để chúng ta giải quyết các vấn đề của thực tại. Khi thực tại thay đổi, các vấn đề cũng thay đổi, các công cụ bắt buộc cũng phải thay đổi theo. Về điểm này, họ chính là những tiền bối của chủ nghĩa Hậu hiện đại...



GS. Hoàng Tụy : Nhìn thẳng vào khủng hoảng giáo dục VN ...Thực tế, đất nước nghìn năm văn hiến này đang trả giá nặng nề cho sự suy thoái trầm trọng của giáo dục kéo dài suốt ba mươi năm qua.  

Giáo dục là một hệ thống phức tạp được đặc trưng bởi mục tiêu, cấu trúc, tổ chức (bao gồm các phần tử và các hệ thống con), phương thức vận hành và hiệu quả hoạt động. Nếu mỗi yếu tố ấy đều có quá nhiều trục trặc nghiêm trọng kéo dài hàng thập kỷ mà không khắc phục được, khiến mọi sự điều chỉnh cục bộ theo cơ chế phản hồi đều không cứu vãn nổi, thì tình trạng ấy phải được xem là sự khủng hoảng toàn diện.



GS. Trần Hữu Dũng : Nghĩ về chúng ta: Hiện đại và Dân tộc tính Phát triển kinh tế và uy tín quốc tế trong những năm qua của nước ta, cộng với tiện nghi trong đời sống do công nghệ tiên tiến đem lại, đã gây ra những biến chuyển chóng mặt trong sinh hoạt và nhận thức của hầu hết mọi người Việt Nam.  Mặt khác, chúng ta cũng bị bao phủ bởi bao nhiêu chuyện hàng ngày: từ những vụ tham nhũng khủng khiếp, những vấn đề bức xúc trong giáo dục, y tế, giao thông, những tệ nạn xã hội, cho đến những sự cố trọng đại về chủ quyền, về lãnh thổ...  làm tâm thức chúng ta khó thể không chao đảo.  Phải nghĩ sao? Bắt đầu từ đâu? Nhìn từ một góc cạnh căn bản thì dường như có sự căng thẳng giữa “cái bây giờ” – tạm gọi là tính hiện đại – và “cái của ta”, nói gọn là dân tộc tính.  Phải nghĩ về liên hệ giữa hai phạm trù này như thế nào? Có thể chăng một sự hòa hợp giữa hai phạm trù ấy?


GS. Bùi Trọng Liễu : Trồng người ...Chiều ngày chủ nhật 30/9/2007, nhân chuyến công du tại Pháp, có buổi gặp gỡ của ông Thủ tướng với Việt kiều tại Sứ quán Việt Nam tại Paris. Trả lời một câu hỏi về học phí, ông Thủ tướng nói : « Tiểu học và Trung học Cơ sở không phải đóng học phí ». Tôi không phải là người duy nhất nghe thấy lời này. Nhưng tôi lại thấy có người giải thích : phải biết phân biệt « học phí » với các « phí » khác như chi phí học tập, chi phí cho việc tu sửa trường học, bàn ghế, dụng cụ, sinh hoạt này nọ mà các gia đình « phải tự nguyện » đóng góp, ngay cả trong hệ công lập.  Và trong cả các cấp học cao hơn nữa, cũng thấy đang có đề án tăng học phí từ phía Bộ, thậm chí còn nghe có người dùng một cụm từ « tiền nào của nấy » làm như trí tuệ có thể là một thứ hàng hóa thuận mua vừa bán, cứ có tiền là mua được...


GS. Bùi Trọng Liễu : Giáo dục đại học : nên biết phân biệt
hai năm đầu của hai hệ thống đại học ở Pháp
Từ một số thời gian nay, có một số người, trong hay ngoài nước, khi luận vấn đề giáo dục đại học, có dẫn trường hợp của Pháp, so sánh cao thấp, nhưng vô tình hay chủ ý, không đề cập đến sự khác biệt của hai hệ thống trong giáo dục đại học của Pháp. Ở đây, tôi không nói chuyện hệ công lập hay hệ tư lập, mà muốn nói tới hệ thống Universités và hệ thống Grandes Ecoles (nghĩa đen là « Trường lớn »), liên quan mật thiết tới hai năm đầu giáo dục đại học. Tôi nghĩ cần nêu vấn đề này, không phải để nói chi tiết vặt vãnh, mà để người đọc có thể phân biệt, nhất là khi từ ngữ Việt Nam không có tương đương để dịch chính xác, thường thì cứ gọi « đại » là « đại học », và do đó có thể gây ra sự hiểu lầm rất đáng tiếc. Dưới đây, tôi dùng tên gọi trực tiếp tiếng Pháp để thật rõ ràng. Nhưng để ngắn gọn , kỳ này tôi chỉ đề cập đến hai năm đầu đại học. Tôi cũng chỉ nói tình hình hiện tại, hiện đang ngấp nghé thay đổi, chứ không đi vào chi tiết trong một cuộc cải cách hiện hành ở Pháp. Hai hệ thống đó là : ...


Gs. Võ Tòng Xuân : Việt Nam: Giáo dục đại học và Kỹ năng cho tăng trưởng Từ nhiều năm nay, Ngân hàng thế giới (NHTG) đã đầu tư cho giáo dục Việt nam qua nhiều dự án lên đến hàng trăm triệu đôla. Nhưng tình trạng giáo dục của Việt nam vẫn còn nhiều bất cập khiến cho xã hội tiếp tục phê phán. Vừa qua một số chuyên gia giáo dục của Phòng Phát triển con người Khu vực Đông Nam Á và Thái bình dương thuộc Ngân Hàng Quốc Tế đã cùng Viện Khoa học Lao động và Xã hội Việt nam điều tra nghiên cứu sâu rộng tình trạng giáo dục đại học của Việt nam để tìm hiểu những mặt mạnh và mặt yếu so với những tiêu chuẩn quốc tế, từ đó có thể đề xuất những hướng cần chỉnh sửa. Báo cáo “Việt Nam: Giáo dục đại học và Kỹ năng cho tăng trưởng” đã được xuất bản vào tháng 12-2007...


Vũ Quang Việt : Giáo dục Việt Nam: nguyên nhân của sự xuống cấp và các cải cách cần thiết Bài viết này nằm trong dự án nghiên cứu chung nhằm đánh giá và đề xuất hướng phát triển giáo dục ở Việt Nam. Bài này đưa ra một nhận xét ai cũng biết nhưng ít ai để ý đến tầm quan trọng của nó: sự xuống cấp của đại học Việt Nam là do các “cải cách” của hệ thống đại học Việt Nam từ khi đổi mới kinh tế bắt đầu cuối năm 1989 chỉ nhằm mục đích tăng thu nhập cho cho giáo chức; không phải là tăng mức lương chính thức đối với các lớp chính qui, mà là tăng số lượng sinh viên thông qua các lớp tại chức, chuyên tu, từ xa... với chiêu bài phổ cập giáo dục đại học. Nói cách khác, việc “cải thiện thu nhập” này gần như y hệt con đường mà các xí nghiệp vào thập niên 1980 buộc phải lập ra những “xí nghiệp đời sống”, rồi “ba lợi ích”... để bươn chải hòng thoát ra khỏi những sự kềm chế của cơ chế bao cấp! Đến nay đổi mới trong lãnh vực giáo dục vẫn chưa vượt qua khỏi cái ngưỡng mà xí nghiệp đã thực hiện vào thập niên 1980-1990!  Mục tiêu của quá trình phát triển đại học Việt Nam từ khi đổi mới kinh tế đến nay chưa bao giờ là chất lượng, trong đó có việc thiết lập lại kỷ cương và tính tự chủ trong việc bổ nhiệm giáo sư, quyết định chương tình và nội dung chương trình của truyền thống đại học đã được hầu hết các nước trên thế giới chấp nhận. Từ những nhận định mang tính so sánh trong bài, có thể rút ra những khuyến nghị sau: ...
 



Ngô Nhân Dụng :
Thương cho ông Nguyễn Thiện Nhân
...Sự thật mà ông Nguyễn Thiện Nhân đã nêu lên là tình trạng năm học 2007 chỉ có 114,000 học sinh bỏ học là “tốt hơn trước.” Vì báo chí trong nước cho biết niên khóa 2003-2004 trên toàn quốc đã có tới 580,000 học sinh bỏ học. Trong niên khóa 2005-2006 con số trò bỏ học đã lên tới hơn 600,000 em. Số học trò bỏ học đang thừa thắng xông lên như vậy, đến năm ngoái nó tụt xuống chỉ còn 100 ngàn, ông Nguyễn Thiện Nhân nói như vậy là tốt hơn; đó là một sự thật! Giống như một nhà thương năm trước làm chết 200 bệnh nhân vì cho uống nhầm thuốc, năm nay chỉ gây tai nạn cho 180 người, theo lối ông Nguyễn Thiện Nhân cũng phải nói là “về tổng thể là tốt hơn!” Ai dám bảo là nó xấu hơn những năm trước nào? Cứ tình trạng hàng trăm ngàn học sinh bỏ học mỗi năm như vầy, nếu còn tiếp tục sẽ tới lúc không còn trẻ em nào đi học nữa. Cuối năm, có thể kết toán là số học sinh bỏ học đã xuống số không, zero! Lúc đó, về tổng thể, có thể coi là tình trạng tốt nhất!

 Xem tiếp ...


LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.