.

PSN
BỘ MỚI 2008
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Ngươi không phải là một tạo sinh, mà là sự biểu hiện
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

n Học

Diễn Đàn

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

Giữ thân cho mẹ - Giữ nước cho cha

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 

 Tư tưởng

Xem tiếp: 2 | 1


PSN 10.1.2015 | Đặng Công Hanh: Tâm thức thời hậu hiện đại Kinh điển Phật giáo phân định vạn hữu thành 2 thể loại là Hữu tình và Vô tình: động vật thuộc về Hữu tình và các loại khoáng vật, thực vật thuộc Vô tình. Tất cả Hữu tình trong vũ trụ đều có một tâm thức A-lại-da. Thức này có khả năng lưu trữ, bảo trì tất cả các kinh nghiệm và chờ khi gặp cơ duyên thì hiện hành trở lại. Vì vậy, cho nên công năng tưởng tượng của ký ức đã hiện hữu thì những ký ức phải được lưu trữ. Căn cứ vào kinh điển thì Thức A-lại-da chính thực là tâm thức, nương vào sự lớn nhỏ của bối cảnh mà xây dựng thành pháp giới, cho nên tâm thức của mọi người đều châu biến khắp vũ trụ do không bị rào cản vật lý,..


PSN 10.1.2015 | Lê Vinh Quốc: Hướng đến nền giáo dục thực học Đất nước ta tiến hành cuộc đổi mới từ năm 1986 bằng việc thay thế cơ chế quan liêu bao cấp bằng cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền giáo dục đã không theo kịp sự đổi mới của đất nước nên chưa xác định được triết lý giáo dục mới đáp ứng mọi nhu cầu của đất nước trong thời kỳ mới. Đó là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự thất bại của các cuộc cải cách và đổi mới giáo dục vừa qua...


PSN 10.1.2015 | Dương Phi Anh: Giáo dục Việt Nam: Học để làm quan! Khủng hoảng trong giáo dục chủ yếu xuất phát từ chính sách yếu kém và các văn bản luật không định lượng được tình hình thiếu minh bạch, bảo vệ lợi ích cục bộ, không nghiêm trong thi hành... Theo GS Nguyễn Xuân Thu, Giám đốc Tổ chức Chất lượng Giáo dục Quốc tế (Úc), cần nhìn thẳng vào các điểm yếu nội tại đã bám sâu vào hệ thống giáo dục nước ta để có biện pháp hiệu quả nhất. Nếu không khắc phục được điều đó, giáo dục vẫn cứ như “con quay” quay quanh một vài thay đổi cục bộ kém hiệu quả...


PSN 23.12.2014 | Đại Thắng & Hữu Duyệt: Giáo dục Pháp: Sau phổ thông, đủ đi làm Mục đích của giáo dục là đào tạo ra các công dân tốt và hữu ích cho quốc gia dân tộc. Theo triết gia Pháp Régis Debray, tại Pháp mỗi đơn vị hành chính đều có hai trung tâm đầu não: thứ nhất là tòa thị chính, thứ hai là trường học. Người Pháp coi mục đích của giáo dục là đào tạo ra các công dân tốt và hữu ích cho quốc gia dân tộc nhưng cũng rất bình đẳng và tự chủ, phi tôn giáo và chính trị. “Lý tưởng” này được người Pháp thực thi bằng các giải pháp, chính sách giáo dục cụ thể, thiết thực...


PSN 9.11.2014 | Trung Nhân & Đại Thắng: Giáo dục Đức: Nhân bản - thực tiễn Trong công cuộc phục hồi, phát triển kinh tế sau Thế chiến thứ II của đất nước “cỗ xe tăng” có sự đóng góp rất quan trọng của nền giáo dục đậm chất Nhân bản - Trải nghiệm - Thực tế. Giáo dục Đức “lấy người học làm trung tâm” nhằm cân bằng và phát triển được ba yếu tố cần thiết để trẻ bước vào xã hội sau này là: Tính cách cá nhân (tính cách, thái độ, các mối quan hệ, nhân cách); Tính chuyên nghiệp (tri thức, khả năng tư duy) và tính thực tiễn (cách thức vận dụng, khả năng sáng tạo)...


PSN 26.10.2014 | Đại Thắng & Hữu Duyệt: Giáo dục Mỹ: Triết lý tự do Triết lý giáo dục “tự chủ - tự do” tạo ra sự đa dạng về nhân tài, từ đó sinh ra sự phồn thịnh về thành quả cho nền kinh tế-xã hội Mỹ. Tổng thống thứ hai của Mỹ John Adams từng nói: “Trẻ em nên được giáo dục dựa theo nguyên tắc tự do”. Suốt hơn 200 năm phát triển, nền giáo dục Mỹ vẫn trung thành với triết lý đó. Những công dân Mỹ tương lai được định hình bởi giá trị cốt lõi là tự do đi kèm với tự chủ. Cũng chính vì thế mà giá trị của “giấc mơ Mỹ” đã và đang len lỏi đến tất cả “ngóc ngách” của thế giới...


PSN 17.10.2014 | Đại Thắng: Giáo dục Nhật Bản: “đạo đức” là cốt lõi Nhiều chuyên gia giáo dục nhận định giáo dục Nhật Bản thời kỳ cận-hiện đại được bắt đầu từ thời Minh Trị (1868-1912). Tuy nhiên, các văn bản pháp luật, các quy định giáo dục thời Minh Trị chưa nhắc đến “triết lý giáo dục”. Mãi sau Thế chiến thứ II, các nhà nghiên cứu giáo dục người Nhật cho rằng giáo dục Nhật Bản ngay từ trước 1945 vận hành theo triết lý “mỗi người học sẽ trở thành một cá nhân hoàn thiện đạo đức” - được thể hiện trong Sắc chỉ giáo dục (hay còn được biết đến là “thánh chỉ” của Thiên hoàng Minh Trị ban bố vào năm 1879).


PSN 12.10.2014 | Hữu Duyệt: Giáo dục Phần Lan: Tuyệt đối tin trẻ Trong vòng 20 năm, nền giáo dục Phần Lan tạo ra một cuộc "đại nhảy vọt" thúc đẩy kinh tế phát triển, trở thành một trong những hình mẫu tham khảo của thế giới. Triết lý giáo dục Phần Lan: Lòng tin-Bình đẳng-Hợp tác. Họ nêu cao phương châm dạy để học chứ không đề cao thi cử... Trong quyển sách “Thế giới có thể học hỏi điều gì từ nền giáo dục Phần Lan”, GS Pasi Sahlberg, nhà giáo dục nổi tiếng, Tổng Giám đốc Trung tâm Luân chuyển và Hợp tác quốc tế Phần Lan, đã chỉ ra rằng giáo dục Phần Lan dựa trên triết lý niềm tin - yếu tố tạo ra chính sách, phương pháp dạy học rất đặc trưng...


biaxanhPSN 9.10.2014 | Nguyễn Xuân Xanh: EINSTEIN, nhà giáo dục khai phóng* Einstein, được ví như “bộ óc thế kỷ”, cho rằng mình không thông minh hơn người thường và rằng thông minh không phải là yếu tố quyết định cho thành công, mà sự tò mò thiêng liêng (die heilige Neugier) mới là yếu tố quyết định. Einstein đương thời nói: “Tôi không có sự thông minh đặc biệt nào, tôi chỉ tò mò một cách đam mꔓQuan trọng là người ta không ngừng hỏi”. Chúng ta hãy nghe ông trả lời khi được hỏi vì sao ông đã tìm thấy thuyết tương đối: “Nếu tự hỏi từ đâu tôi đã thiết lập nên lý thuyết tương đối, thì câu trả lời dường như nằm ở điều sau đây: người lớn bình thường hầu như không suy nghĩ về những vấn đề thời gian và không gian. Anh ta nghĩ rằng mình đã làm điều đó từ nhỏ rồi. Tôi ngược lại phát triển chậm về mặt trí tuệ đến nỗi tôi bắt đầu ngạc nhiên về không gian và thời gian khi tôi đã lớn rồi...


PSN 23.12.2014 | Bertrand Russell: Triết học và Chính trị Người Anh được nhìn nhận là khác biệt giữa những quốc gia châu Âu hiện đại, một mặt bởi sự xuất sắc của những triết gia của họ, và mặt khác bởi sự khinh miệt của họ với triết học. Về cả hai phương diện, họ đều cho thấy sự khôn ngoan của họ. Nhưng sự khinh miệt với triết học, nếu phát triển đến điểm ở đó nó trở thành hệ thống, thì tự nó là một triết lý; nó là triết lý ở nước Mỹ, gọi là “thuyết Công cụ” [1]. Tôi sẽ đề nghị rằng triết lý, nếu nó là triết lý xấu, có thể là nguy hiểm, và do đó xứng với mức độ của sự tôn trọng tiêu cực mà chúng ta dành cho sét đánh và loài cọp. Phương diện tích cực nào có thể là từ triết lý “tốt”, tôi sẽ chừa lại ở đây trong ngắn ngủi, như một câu hỏi mở ngỏ...


PSN 26.10.2014 | Nguyễn Tiến Dũng: Chủ nghĩa thực dụng Mỹ Chủ nghĩa thực dụng Mỹ là một trào lưu triết học mang màu sắc đặc biệt Mỹ, là một đóng góp đáng kể vào lịch sử triết học của thế giới và sự hình thành nền văn hóa Mỹ. Trong hệ giao lưu văn hóa với thế giới, chúng ta không thể không biết tới chủ nghĩa thực dụng, vì chủ nghĩa thực dụng thấm sâu không chỉ vào lối sống mà cả vào hoạt động khoa học, kỹ thuật, kinh tế của nước Mỹ và nhiều nước khác...


Photo is loadingPSN 17.10.2014 | Gs. Nguyễn Công Lý: Phật giáo thời Lý - Trần  với bản sắc dân tộc Đại Việt Nhờ bản lĩnh độc lập tự cường kết hợp truyền thống chống ngoại xâm, kể cả chống về mặt tư tưởng, cùng tính uyển chuyển, linh hoạt của cư dân lúa nước phương Nam nên bất cứ một học thuyết nào từ nước ngoài một khi đã vào Việt Nam đều phải phục vụ cho cái đạo yêu nước yêu dân của dân tộc, phục vụ những yêu cầu cuộc sống của dân tộc. Phật giáo khi vào Việt Nam cũng chịu sự chi phối của quy luật đó. Với tinh thần phá chấp triệt để và khả năng dung hợp rộng mở, với tính phóng khoáng và dân chủ của mình, Phật giáo Thiền tông đã bắt gặp tinh thần bình đẳng, dân chủ, lòng nhân ái của người dân ở đây nên nó đã dễ dàng hòa hợp và bắt rễ nhanh chóng, đã ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống con người Việt Nam.


PSN 2.09.2014 | Fritjof Capra: Biết và Thấy Trước khi nghiên cứu về sự song hành giữa nền vật lý hiện đại với nền đạo học phương Đông, ta hãy đi sâu trả lời câu hỏi, làm sao có thể so sánh được hai bên; một bên là một nền khoa học chính xác, dựa trên ngôn ngữ phức tạp của ngành toán học hiện đại và bên kia là một môn tu học tâm thức, chủ yếu dựa trên thiền định quán sát rồi lại còn cho rằng tri kiến của họ không thể dùng ngôn từ để diễn tả...


PSN 15.08.2014 | Đặng Công Hanh: Số phận hạt "Boson Higgs" Vào ngày 04/7/2012, Trung tâm nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu (gọi tắt CERN) đặt ở Genève, thông báo vừa tìm thấy dấu vết khả tin hạt Boson Higgs, sau 50 năm bắt nguồn từ ý tưởng với những công trình của ba nhà khoa học: Peter Higgs (Đại học Edinburgh), Tom Kibble và Abdus Salam đạt giải giải Nobel Vật lý (Đại học Imperial). Theo lý thuyết chuẩn của vật lý hạt cơ bản, hạt Higgs là một boson truyền khối lượng. Sự khám phá này mở ra một thời kỳ mới, báo hiệu một giai đoạn mới của khám phá khoa học vĩ đại đang lấp ló ở phía chân trời như sự hy vọng của các nhà khoa học,...


PSN 13.08.2014 | Thích Tâm Thiện (thực hiện): Đo Phật trong âm nhạc Trịnh Công Sơn Tôi là một Phật tử ở trong một gia đình có tôn giáo chính là Phật giáo. Từ những ngày còn trẻ tôi đã đọc kinh và thuộc kinh Phật. Thuở bé tôi hay đến chùa vì thích sự yên tĩnh. Có những năm tháng nằm bệnh, đêm nào mẹ tôi cũng nhờ một thầy đến nhà tụng kinh cầu an và tôi thường đi vào giấc ngủ êm đềm giữa những câu kinh đó. Có thể vì một tuổi trẻ đã có cơ duyên đi qua những cổng nhà Phật nên trong vô thức, bên cạnh những di sản văn hóa Đông Tây góp nhặt được còn có lời kinh kệ vô tình nằm ở đấy...


PSN 10.08.2014 | Zenpencils: Chưa sống đã chết


Phật Hoàng Trần Nhân TôngPSN 5.08.2014 | Lê Mạnh Thát: Một số vấn đề tư tưởng Trần Nhân Tông Ngày nay, toàn bộ những tác phẩm của vua Trần Nhân Tông do Thánh đăng ngữ lục ghi lại như “Thiền lâm thiết chủy ngữ lục”, “Thiền lâm thiết chủy hậu lục”, “Đại hương hải ấn thi tập”, ”Tăng già toái sự” và “Thạch thất mị ngữ” hoàn toàn đã tán thất. Những gì còn lại chỉ gồm một số bài thơ, văn và ngữ lục được chép rải rác đó đây trong các tác phẩm Việt Nam về sau như Thánh đăng ngữ lục, Việt âm thi tập, Thiền tông bản hạnh, Tam tổ thực lục v.v. và một số các tác phẩm Trung Quốc như Thiên nam hành ký, Trần Cương Trung thi tập v.v. Cho nên, việc nghiên cứu tư tưởng vua Trần Nhân Tông không phải dễ dàng gì. Tuy nhiên, căn cứ vào những gì hiện còn được lưu lại, ta có thể phác họa sơ qua một số vấn đề mà vua Trần Nhân Tông đã từng quan tâm suy nghĩ...


imagePSN - 1.08.2014 | Thích Nhất Hạnh: Không gian không phải là pháp vô vi Không gian không phải là một pháp vô vi. Không gian chỉ biểu hiện chung với thời gian, vật thể và tâm thức. Chúng ta có thể bắt đầu bằng ý niệm về không gian (spaces) mà trong “Một trăm pháp” được liệt kê là một trong những Pháp vô vi. Hư không là vô vi. Tại Làng Mai chúng ta không chủ trương Hư không là một pháp vô vi. Cho nên chúng ta nói rằng hư không, không gian không phải là một pháp vô vi. Không gian chỉ biểu hiện chung với thời gian, vật thể và tâm thức. Và quý vị có thể ghi lại câu đó như một trong những chủ trương của Làng Mai. Cố nhiên chủ trương này kéo theo nhiều chủ trương khác cùng một loại...


PSN 28.6.2014 | Cao Huy Thuần: Đôi bờ sông Ngân Ngày 29-5-2005, tại Phật đường Khuông Việt (Paris, Pháp) đã diễn ra cuộc thảo luận bàn tròn, đề tài “Thế giới quan của Vật lý học hiện đại và Phật Giáo”, có khoảng 100 người tham dự. Thuyết trình viên là GS.TS Thiên văn học Nguyễn Quang Riệu, GS.TS Vật lý học Phạm Xuân Yêm, TS Vật lý và là nhà Phật học Nguyễn Tường Bách. Điều khiển chương trình là các GS.TS Cao Huy Thuần, Bác sĩ Trịnh Đình Hỷ. Ý kiến của các nhà khoa học, Phật học và được trình bày một cách cởi mở.


PSN 28.6.2014 | Nguyễn Tường Bách: Khi vật lý gõ cửa bản thể học Tôi sẽ trình bày tóm tắt những chặn đường phát triển của ngành vật lý trong 15 phút! 15 phút để trình bày nội dung như thế thật là liều lĩnh nhưng tôi cũng xin trình bày lại để những người không thuộc chuyên ngành vật lý có thể hiểu cách đặt vấn đề của nhà vật lý hiện nay. Những điều sau đây thật là những điều non nớt đối với người trong ngành, nhưng tôi cũng xin bắt đầu đi để chúng ta có những mức thông tin ngang nhau.


PSN 28.6.2014 | Nguyễn Quang Riệu: Thiên văn học và Phật giáo Trước hết, tôi xin cảm ơn các anh Cao Huy Thuần và Trịnh Đình Hỷ, đại diện ban tổ chức chùa Khuông Việt đã mời tôi đến cuộc gặp mặt hôm nay. Mục tiêu của các anh đã đạt được một phần. Bởi vì các anh đã làm thế nào mà để bốn chúng ta họp mặt với nhau, ý kiến có thể khác nhau, vấn đề này chúng ta sẽ thảo luận sau, nhưng trước hết là chúng ta đã đồng ý họp với nhau.


PSN 28.6.2014 | Phạm Xuân Yêm: Vật lý học lượng tử và Phật giáo Trước hết xin cảm tạ thầy Thích Thiện Quang, Thích Thiện Niệm trụ trì Phật đường Khuông Việt, anh Cao Huy Thuần, Trịnh Đình Hỷ, Nguyễn Tường Bách đã cho tôi đến với khung cảnh thanh trang của chùa, được tiếp xúc với tất cả quý anh chị trong cử tọa đông đủ hôm nay, tôi rất lấy làm sung sướng. Đọc Lưới trời ai dệt của anh Bách, tôi học được rất nhiều. Đầu tiên những khái niệm, những danh từ và cách diễn giải sáng sủa của anh.



PSN 21.6.2014 | Nhân tử Nguyễn Văn Thọ: Bản thể luận và Hiện tượng luận Tôi rất là khổ tâm khi phải dùng đến những danh từ dao to, búa lớn; những danh từ hàn lâm, trường ốc, xa vời dân gian, quần chúng, như Bản thể luận và Hiện tượng luận. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải làm quen với ít nhiều danh từ «nghênh ngang» như vậy, vì thế giới đã chấp nhận chúng. Tôi cũng sẽ không đưa ra ngay một định nghĩa nào đó về Bản thể và Hiện tượng, vì tôi không muốn trói chặt tôi vào trong những thừng chão của giới hạn. Tôi sẽ cứ bàn về vấn đề, rồi từ từ các bạn sẽ nhìn thấy nó rõ ràng...
 



PSN 18.6.2014 | Nhuận Thịnh Bhiksu: Tôi phải làm gì ? - Hệ thống đạo đức học của Kant Lịch sử loài người đã chứng kiến rất nhiều sự kiện trải nghiệm lộ trình đi tìm hạnh phúc vĩnh cửu. Nhưng con người vẫn hoài khổ đau, vẫn chìm ngập trong nước mắt. Chính vì muốn đạt mục đích này mà một số cá nhân và tổ chức đã tìm đủ mọi thủ đoạn nhằm gieo rắc tang thương cho người khác. Kết quả, họ vẫn không đạt được mục đích. Trái lại, giấc hoè muôn màu đã biến thành nỗi ác mộng muôn đời. Điểm sai lầm ở đây là người ta đã ngộ nhận rằng bản thân mình được hạnh phúc khi và chỉ khi những kẻ khác không còn hạnh phúc. Vì thế, họ đã làm cho bao quốc gia, bao dân tộc, bao cá nhân đã vĩnh biệt đời sống dưới mưa bom bão đạn, dưới những luận điệu đấu tranh vì ý thức hệ mà thực chất là hai chữ danh-lợi...

 



PSN 8.6.2014 | Lê Dọn Bàn: Russell, Sự tôn thờ của một người tự do (1) Lời người dịch bản tiếng Việt: A Free Man's Worship (ấn bản đầu tiên là “The Free Man's Worship” 1/21903) có lẽ là một luận văn nổi tiếng và được in lại nhiều nhất của Bertrand Russell. Văn phong và ngôn ngữ đặc biệt của nó, vẫn thường được ghi nhận và phân tích, ngay cả Russell cũng có cơ hội tự giải thích, bản văn, vốn ra đời rất sớm, lúc ông mới vào tuổi 30...
 

Ngươi không phải là một tạo sinh, mà là sự biểu hiện

TƯ TƯỞNG


LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.