.

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

Giữ thân cho mẹ - Giữ nước cho cha

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

Nguyễn Mạnh Tường: Kẻ bị mất phép thông công 

Tô Hải: Hồi ký của một thằng hèn

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

 

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

 

Mao, câu chuyện không được biết

 

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

 Giữ nước cho cha


PSN 14.2.2015 | Michael Mazza: Tham vọng Bắc Kinh thúc đẩy Việt Nam-Philippines hợp tác chiến lược Việt Nam và Philippines, hai nước vốn có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, đang tiến tới thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Lo lắng trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, cụ thể là những hành động ngày càng hung hăng của nước này nhằm thúc đẩy các yêu sách lãnh thổ, Hà Nội và Manila đã quyết định đoàn kết với nhau...

 


 

PSN 14.2.2015 | Lê Tuấn Huy: Tại sao Việt Nam cần chuyển hướng sang chính sách liên minh? Việc giàn khoan Haiyang Shiyou 981 được đưa vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cho thấy Hà Nội đã thất bại trong việc dùng “đồng chí” và “phi liên kết” làm đối sách cho sự bành trướng trên biển của Bắc Kinh. Vài năm gần đây, Việt Nam đã chuyển bước nhất định để tạo vị thế mới. Tuy vậy, sau những thắng lợi ngoại giao từ ghế chủ tịch luân phiên ASEAN (2010), đến khi Hoa Kỳ xoay trục, được sự hỗ trợ của một số lập luận cũ và mới, Hà Nội chỉ duy trì đường hướng mới ở mức tối thiểu để “cân bằng” với các bên, và càng xác quyết con đường phi đồng minh.

 


china-us1PSN 25.1.2015 | Lê Hồng Hiệp: Sóng ngầm địa chính trị khu vực và lựa chọn của Việt Nam Trong năm 2014, sự kiện nổi bật nhất của ngành đối ngoại Việt Nam có lẽ chính là cuộc đấu tranh xung quanh sự kiện giàn khoan Hải Dương 981. Việc Trung Quốc cuối cùng phải rút giàn khoan ở một chừng mực nào đó có thể coi là một thành công đối với Việt Nam, nhưng đó cũng là một thách thức còn để ngỏ khi hàng loạt câu hỏi vẫn chưa có lời đáp: Liệu Trung Quốc có tái diễn vụ giàn khoan, nếu có thì ở đâu, và nếu không thì Trung Quốc sẽ có hành động gì trên Biển Đông? Quan trọng hơn, Việt Nam cần phải xử lý mối quan hệ với Trung Quốc ra sao trong bối cảnh rộng lớn hơn là các sóng ngầm địa chính trị khu vực đang diễn biến ngày càng phức tạp?


PSN 25.1.2015 | Nguyễn Thế Phương: Tri thức: “Vũ khí” quan trọng trong tranh chấp Biển Đông của Việt Nam Khi hàng loạt giàn khoan của Trung Quốc đang khuấy động Biển Đông thì một mặt trận khác cũng đang bốc lửa. Cuộc tranh luận xuất phát từ một bài báo của nhà nghiên cứu Sam Bateman – của Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (RSIS, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore) đã gặp phải phản biện gay gắt của hai học giả Việt Nam là Dương Danh Huy và Phạm Quang Tuấn. Sau đó cũng trên diễn đàn này, một cuộc tranh luận khác trực diện hơn giữa một học giả Việt Nam từ Học viện Ngoại giao với một học giả của Viện Nghiên cứu Quốc gia Nam Hải Trung Quốc.[1] Những cuộc tranh luận này một lần nửa cho thấy vai trò và tác động của tri thức và giới học giả trong cuộc chiến chủ quyền biển đảo của Việt Nam...


Sức mạnh của hòa bình và những gợi ý cho Việt NamPSN 6.9.2014 | Đặng Hoàng Giang: Sức mạnh của hòa bình và những gợi ý cho Việt Nam Suốt thời gian qua, với sự hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc tại biển Đông, nền hòa bình của Việt Nam và các quốc gia trong liên đới bị đe dọa nghiêm trọng. Phản ứng trước tình hình, Chính phủ Việt Nam kiên trì các giải pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, xung đột. Tuy nhiên, muốn giữ vững hòa bình và chủ quyền lãnh thổ, nếu chỉ dừng lại ở các giải pháp hòa bình ngắn hạn thì chưa đủ. Trong tầm nhìn dài hạn, Việt Nam cần nỗ lực kiến tạo một xã hội hòa bình. Trong một xã hội hòa bình, trạng thái hòa bình không phụ thuộc vào thái độ của các quốc gia bên ngoài, mà là sản phẩm tổng hợp của các nguồn lực bên trong: triết lí phát triển, cấu trúc thể chế, giá trị văn hóa và khao khát hòa bình của người dân…


PSN 6.10.2013 | Nguyễn Thanh Đức: Nam Hải: Biển của Nước Nam ...Từ khi dân Việt từ Hồ Đồng Đình tiến vào vịnh Bắc Phần, tên Biển Nam, Biển phương Nam, đã trở thành thông dụng, từ 6000 năm trước. Tộc Hoa mới thành hình 3000 năm nay, và họ đọc thành Nam Hải. Khi dân Lạc Hồng tự xưng là Dân Nam, Nước Nam, Đại Nam, Việt Nam, thì Biển Nam, Nam Hải, trở thành tên riêng : Biển của Nước Nam, chứ không như người Hoa đã đánh lận là Biển Hoa Nam, và người Âu Mỹ đã hiểu lầm thành South China Sea, Mer de Chine Méridionale....


PSN 2.4.2013 | TNT Mặc Giang: Hình bóng quê hương Việt Nam thuở khai nguyên chỉ có các tỉnh miền thượng du đổ xuống đồng bằng sông Hồng, sông Thái Bình chạy dài ra biển, xuôi về hướng Nam, dọc theo dãy Trường Sơn tới Thanh Nghệ Tĩnh, vươn lên phía Bắc là Quảng Đông, Quảng Tây, nhưng Trung Hoa đã chiếm ngay từ đầu Bắc thuộc cho tới ngày nay. Các triều đại vua chúa suốt hơn 4500 năm trước đều đóng đô ở Phong Châu, có khi đổi tên Cổ Loa, Đại La, Thăng Long mà nay là Thủ đô Hà Nội. Do đó mới nói miền Bắc là cái nôi dân tộc và Hà Nội là cái nôi văn vật một thời. Vì phía Bắc là sức nặng Trung Hoa khổng lồ, cha ông mình mới rút dần về tới Ải Nam Quan để trấn thủ...



Hải chiến Hoàng Sa 1974 - lời của các nhân chứng:

1. PSN 2.2.2013 | Thiếu tá Phạm Văn Hồng kể: Lập phi trường, kịch bản của Hoa Kỳ lấy Hoàng Sa làm quà cho Trung cộng Buổi sáng 15-1-1974 tôi nhận lệnh thượng cấp ra đảo Hoàng Sa để thiết lập một phi trường quân sự, lúc đó tôi là sĩ quan lãnh thổ Phòng 3 thuộc Quân Đoàn I nên việc thượng cấp giao cho là hợp lý. Chiều hôm đó thay vì di chuyển bằng xe quân sự, thì nhân viên Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Đà Nẵng là ông Kosh lại lấy chiếc Falcon chở tôi cùng đi với ông qua bên Tiên Sa...

2. PSN 2.2.2013 | Trung tá Lê Văn Thự kể: Sự thật về trận hải chiến Hoàng Sa Từ ngày trận hải chiến Hoàng Sa xảy ra đến nay, tôi vẫn giữ im lặng, không viết ra những điều mắt thấy tai nghe những gì xảy ra trong trận chiến, vì nghĩ rằng trận chiến Hoàng Sa là một thất bại vì đã không giữ được đảo Hoàng Sa. So với những chiến tích lẫy lừng của tiền nhân trong lịch sử thì chúng tôi đã không làm nên được tích sự gì, vì vậy tôi cảm thấy hổ thẹn khi phải viết ra...

3. PSN 2.2.2013 | Đặng Quốc Tuần: Hải chiến Hoàng Sa, lời kể của người lính đổ bộ trên đảo Vĩnh Lạc, quần đảo Hoàng Sa Với tư cách là một chứng nhân, đã tham dự trực tiếp trận đánh, tôi sẽ cố gắng trình bày chi tiết một cách khách quan để hầu chuyện cùng quý vị những điều mắt thấy tai nghe, mấy lúc sau này, có rất nhiều sách và tài liệu viết về trận hài chiến, đã đề cập đến nhóm đổ bộ chúng tôi trên đảo Vĩnh Lạc (Money).
 


PSN 13.12.2012 | Lê Minh Phiếu: UNCLOS bẻ gãy luận điệu của Trung quốc Trung Quốc vừa cho phép cảnh sát Hải Nam khám xét, bắt giữ và trục xuất tàu bè nước khác “xâm nhập phi pháp” trên biển Đông từ 1-1-2013. Sau khi thông tin này được tung ra, rất nhiều nước trên thế giới ngay lập tức đã bày tỏ sự e ngại và phản đối. Trước tình thế đó, một quan chức tỉnh Hải Nam đã phải hạ giọng rằng quy định này chỉ nhắm vào tàu cá Việt Nam xâm nhập quần đảo Hoàng Sa mà trước đó “chưa có cơ sở luật pháp để trừng phạt”...


PSN 8.12.2012 | BS: TBT tạp chí Quân Sự Trung Quốc nói về "đường 9 đoạn" Nói “đường 9 đoạn” là không được: Tiêu chí công khai quan trọng nhất về lợi ích Nam Hải của Trung Quốc không nằm ngoài  “đường 9 đoạn” (còn gọi là “9 đường đứt đoạn” hoặc “đường chữ U”). Tuy nhiên, từ dân chúng cho đến không ít các chuyên gia trong các lĩnh vực truyền thông và ngoài pháp luật vẫn còn chưa rõ về hàm nghĩa chính xác của đường 9 đoạn này, mà thường ngộ nhận là đường này thể hiện toàn bộ vùng biển nằm trong đường ấy là thuộc về Trung Quốc...


PSN 8.12.2012 | BVN: Thông báo về việc Tổ chức mít tinh phản đối hành động gây hấn những ngày gần đây của nhà cầm quyền Trung quốc Trong những ngày gần đây, nhân dân Thành phố cũng như nhân dân cả nước rất phẫn nộ trước những hành động gây hấn, khiêu khích trắng trợn của nhà cầm quyền Trung Quốc: cho thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa, trong đó có cả huyện Hoàng Sa thuộc Thành phố Đà Nẵng, và huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa của Việt Nam; cho in hình lưỡi bò phi pháp lên hộ chiếu; đe dọa chận bắt, kiểm soát các tàu bè trên Biển Đông, trong đó có cả vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam; và mới nhất là ngày 30 tháng 11 năm 2012, trắng trợn cho các tàu cá mà thực chất là các tàu hải giám có vũ trang làm đứt cáp tàu Bình Minh 2 của ta...


PSN 8.12.2012 | Dương Danh Huy và Phạm Thanh Vân: Cắt cáp để gây áp lực ...Người phát ngôn Bộ Ngoại giao phải trình bày cụ thể, không được nói chung chung. Bộ Ngoại giao cần có một trang mạng về vấn đề này, như trang mạng của Bộ Ngoại giao Philippines về vấn đề bãi cạn Scarborough, để các chính khách, học giả, nhà bình luận, nhà báo trên thế giới có thể tham khảo. Nếu Trung Quốc có những hành động và tuyên bố không hợp lý như trong sự kiện cắt cáp này, Việt Nam phải làm cho thế giới thấy rõ, ít nhất đó như là một giá phải trả nào đó cho những những hành động và tuyên bố đó...


PSN 12.10.2012 | Nguyễn Đức Hiệp: Rừng quốc gia Cát Tiên kêu cứu Rừng quốc gia Cát Tiên là khu bảo tồn sinh thái quan trọng nhất và rừng nguyên sinh đất thấp cuối cùng của vùng Đông Nam Bộ. Rừng quốc gia Nam Cát Tiên ở Lâm Đồng cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 160km. Đầu năm 2006, Bộ Văn hóa và thông tin chính phủ Việt Nam đã đề nghị lên tổ chức UNESCO để công nhận rừng Nam Cát Tiên là một địa điểm của di sản thế giới. Cho đến hiện nay hồ sơ này đang được cứu xét...


PSN 10.10.2012 | Thục-Quyên: Một ngày cho Tổ Quốc Việt Nam Những người Việt sống tại thành phố Muenchen đang ráo riết vận động và tổ chức vào ngày 20 tháng 10 tới đây "Một ngày cho Tổ Quốc Việt nam". Tin đến vào đúng ngày hôm nay, khi trời bắt đầu vào thu, khi cả nước Đức đang mừng ngày Lễ Thống nhất quốc gia, và trung tâm thành phố München của tiểu bang Bayern, nơi được chọn để tổ chức buổi lễ Quốc Khánh 2012 của Cộng Hòa Liên bang Đức, đầy đặc những người là người, tươi cười, quần là áo lượt...


PSN - 1.10.2012 | Toshi Yoshihara - Trần Ngọc Cư dịch: Tiến hành chiến tranh bằng các phương tiện phi qui ước: Thủ đoạn chính trị của Trung Quốc trong việc sử dụng các lực lượng biển Việc Trung Quốc phát triển và sử dụng một lực lượng biển (seapower) gồm có hải quân và các lực lượng phi quân sự không trực thuộc hải quân đã trở thành nguyên nhân cho sự lo ngại — một sự kiện có thể thay đổi cán cân lực lượng trong khu vực. Thái độ quyết đoán gần đây của Trung Quốc trong biển Nam Trung Hoa [biển Đông Việt Nam] là màn dạo đầu cho nhiều vụ việc sắp tới. Dự án xây dựng hải lực của Bắc Kinh và các nguồn lực khổng lồ mà Bắc Kinh nắm được trong tay đã mở ra những viễn cảnh chiến lược mới mẻ cho giới lãnh đạo chính trị và các vị tư lệnh quân đội Trung Quốc. Nắm được các lực lượng biển hùng hậu và đầy đủ khả năng, Bắc Kinh có đủ điều kiện để hoạch định những chiến lược tinh vi, vừa hữu hiệu vừa khó chống trả...


Hải chiến Trường sa 1988

Việt Nam hãy đứng lên vì Hoàng Sa và Trường Sa

Hải chiến Hoàng Sa 1974


PSN - 4.1.2010 | Trần Bình Nam: Lịch sử tranh chấp Biển Đông qua các thời đại Sự tranh chấp tại Biển Đông hiện nay cho thấy ý đồ  của các quốc xa gần chung quanh, đặc biệt là Trung quốc. Trong khung cảnh hiện nay Trung quốc là một quốc gia có khả năng đóng góp vào sự ổn định thế giới hay đe dọa sự ổn định của thế giới. Và chính sách của Trung quốc đối với Biển Đông sẽ là một thước đo khá chính xác hướng hành động của Trung quốc trên cả hai lĩnh vực địa phương và quốc tế. Trong đó vai trò mạnh yếu của hải quân Trung quốc là một yếu tố chủ yếu...


TĐM 11.2009 | Bruce A.  Elleman - Giáo sư Trường Cao đẳng Hải quân Mỹ: Các tranh chấp lãnh hải và tác động đối với chiến lược biển: Một góc nhìn lịch sử*Sau khi tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ biển Đông, Trung Quốc liên tục lập luận rằng họ cần khai thác trữ lượngdầu khí để phát triển nền kinh tế. Trong suốt thập niên 1990, Việt Nam liên tục phản đối hoặc điều động tàu để can thiệp và gây trở ngại cho việc khảo sát dầu khí của Trung Quốc. Vào ngày 25 tháng 2 năm 1992 , Đại Hội đại biểu Nhân dân toàn quốc đã thông qua luật của Trung Quốc về hải phận và những vùng tiếp giáp.  Bất chấp những phản đối gay gắt từ phía Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Phillipines, Indonesia, và Brunei, Trung Quốc vẫn khăng khăng tuyên bố chủ quyền lãnh hải đối với tất cả đảo, rặng đá ngầm và những bãi đá ở quần đảo Trường Sa...


PSN - 9.05.2009 | Trương Nhân Tuấn: Hồ Sơ thềm lục địa Việt Nam Việt Nam vừa nộp hai Hồ Sơ liên quan đến thềm lục địa mở rộng của mình, lần lượt ngày 6 và ngày 7 tháng 5 năm 2009. Hồ Sơ ngày 6 nộp chung với Mã Lai, nội dung trình bày ranh giới hải phận 200 hải lý của mỗi nước cùng với khu vực thềm lục địa mở rộng chung giữa hai nước, chiếu theo điều 76, phần 8 của Luật Quốc Tế về Biển 1982. Khu vực này thuộc vùng biển phía nam của biển Đông. Hồ Sơ nộp ngày 7 liên quan ranh giới hải phận 200 hải lý và thềm lục địa mở rộng của Việt Nam, thuộc khu vực phía bắc biển Đông. Hồ Sơ này cũng thiết lập dựa trên tinh thần điều 76, phần thứ 8 của bộ luật Quốc Tế về Biển 1982.

 Xem tiếp:  1
 


 GIỮ NƯỚC CHO CHA

Địa lý Biển Đông
với Hoàng Sa và Trường Sa

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.