PSN
26.11.2011 |
Nguyễn
Trung:
Viễn tưởng
Lời nói đầu :
Trong khi viết bài “Việt
Nam và vấn đề sử dụng người tài trong giai đoạn hiện nay”
(Thời Đại Mới – số 22, tháng 8 – 2011), như một tất yếu
khách quan, tôi đụng chạm phải nhiều vấn đề nóng bỏng trong
bối cảnh đất nước đang đứng trước ngã ba đường, hoặc là..,
hay sẽ là…. Ngay lập tức tôi bị thôi thúc: Phải nói suy nghĩ
của mình về những câu hỏi tự mình đặt ra trong bài viết này.
Lẽ đơn giản tôi không được phép chỉ đóng vai “người bình
luận”.
Tôi dự định sẽ tìm cách trình bày tập trung những suy nghĩ
của mình liên quan đến những câu hỏi đề ra vào 3 bài viết
tiếp theo:
Với tất cả nỗ lực, tôi cố bám sát thực tế nghiệt ngã, chỉ để
tìm ra những khả năng khả thi tối thiểu có thể có trong tình
hình hiện nay cho việc giải quyết một số vấn đề hệ trọng đất
nước. Tuy nhiên với nhiều lý do xác đáng, sẽ có những câu
hỏi khó hoặc đến nay tôi chưa thể trả lời được. Vì những lẽ
này, cả ba bài dự định viết này sẽ có cái tựa đề chung là
Viễn tưởng...
PSN
17.6.2011 |
Ph. D. Iris Vinh Hayes:
Sách lược và ý đồ của Trung quốc (10)
Hiểm họa Trung Cộng, ngay bây giờ và nhiều năm về sau, là
một thực trạng không thể chối cãi và rất đáng sợ. Những quốc
gia kém phát triển nằm cận kề Trung Quốc không thể tiếp tục
chơi trò đánh đu và không thể nhân nhượng với Trung Quốc. Vì
chơi đánh đu càng lâu thì những cánh tay mực tuột của Trung
Cộng càng siết chặt cho đến lúc hoàn toàn không còn khả năng
thoát ra. Cái gọi là sách lược “cân bằng ảnh hưởng giữa hai
thế lực Hoa Kỳ và Trung Quốc” sẽ không thực hiện được. Còn
cơ hội để làm quyết định “không thể nhân nhượng” Trung Quốc
chỉ hiện hữu trong vòng một thời gian ngắn nữa thôi. Khi mà
Trung Quốc đã thực hiện xong việc hiện đại hóa bộ máy chiến
tranh của nó, khi mà thực lực kinh tế của nó đã lên tới đỉnh
cao, khi mà đạo quân thứ năm và những đạo quân ma quỷ của nó
đã trèo cao thọc sâu ở những quốc gia khác trên thế giới,
khi mà Hoa Kỳ và những cường quốc của khối tự do đều ngần
ngại thư hùng quân sự với nó . . . thì lúc đó không
còn ai có thể đủ sức để ngăn chận bàn tay của Trung Cộng thò
ra để lấy những gì nó muốn lấy...
PSN
16.6.2011 |
Ph. D. Iris Vinh Hayes:
Sách lược và ý đồ của Trung quốc (9)
Đi tới một chọn lựa khôn ngoan
không phải là một việc làm tùy thuộc vào cảm tính. Phải nhìn
thấy rõ tốc độ, cường độ và trường độ của mọi chiều lực,
thuận và nghịch, đã, đang và sẽ tác động lên bối cảnh vận
hành (force fields analysis). Phải nhìn thấy rõ hiểm họa, cơ
hội, sức mạnh và yếu điểm (swot analysis) của chủ thể và của
những khách thể. Phải nhìn thấy rõ những cái “nếu” để tiên
liệu hậu quả và dự bị hành động (what if analysis). Phải
nhìn thấy rõ đâu là nhân đâu là quả (causual analysis). Phải
nhìn thấy rõ khuynh hướng tụ tán của những chiều lực
(spectral analysis). Phải nhìn thấy rõ cái nào là chân thực
bền vững và cái nào là giả tạo tạm thời.
PSN
15.6.2011 |
Ph. D. Iris Vinh Hayes:
Sách lược và ý đồ của Trung quốc (8)
Chính quyền Việt Nam phải thấy cửa sổ cơ hội hiếm hoi chỉ mở
ra trong một thời gian ngắn và phải chộp lấy trước khi nó
vuột mất. Chính quyền Việt Nam phải quay lại với chính nghĩa
dân tộc để thẳng thắn và mạnh dạn liên minh với Hoa Kỳ và
đồng minh chống lại Trung Quốc. Muốn thực hiện bước tiến
“180 độ” [ngược] này chính quyền Việt Nam phải bất ngờ nhanh
chóng “vô hiệu hóa” thành phần xxxxxxxx đang lặng lẽ giám
sát trong bóng tối và bất ngờ nhanh chóng “lọc máu” để khai
trừ cán bộ tình báo Trung Cộng đội lốt người Việt ẩn trong
số cán bộ đảng viên cao cấp. Ngoài hai việc mạnh tay cần
thiết vừa nêu, tất cả đều phải được duy trì cho đến khi
chuyển đổi sang cơ chế LBĐNAC...
PSN
14.6.2011 |
Ph. D. Iris Vinh Hayes:
Sách lược và ý đồ của Trung quốc (7)
Liên Bang Đông Nam
Á Châu, nếu thành hình, sẽ khai phóng mạnh mẽ tiềm năng của
những tiểu bang để đạt tới sức mạnh kinh tế, ngoại giao và
quân sự xứng đáng gọi là cường quốc với một tốc độ kỷ lục;
thành quả mà mỗi thành viên trong khối nếu tiếp tục duy trì
hình thái quốc gia đơn lẻ như hiện giờ sẽ không thể đạt tới
được. Theo đà lớn mạnh đó, tương lai của sáu quốc gia VMLMTM
sẽ được bảo đảm hơn. Như vậy, nếu thành hình, LBĐNAC sẽ là
một bảo hiểm tốt cho sự sinh tồn lâu dài của sáu dân tộc
VMLMTM và những dân tộc thiểu số khác sống trong quần thể
này ở thiên niên kỷ mới....
PSN
13.6.2011 | Ph. D. Iris Vinh Hayes:
Sách lược và ý đồ của Trung quốc (6)
Hiểm Họa Quốc Phòng - Việt Nam có tất cả là 4,639 km biên
giới trong đó 1,228 km là biên giới Việt-Miên; 1,281 km là
biên giới Việt-Trung; 2,130 km là biên giới Việt-Lào; cộng
vào đó là 3,444 km bờ biển. Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
(People's Army of Vietnam) có khoảng 484,000 quân với 3-4
triệu quân trừ bị và ngân sách quốc phòng trên dưới 1.4 tỉ
USD trong năm 2004. Lực lượng lục quân của QĐNDVN có khoảng
412,000 quân trong đó có 61 sư đoàn và 45 đơn vị chiến xa
với số lượng chiến cụ gồm 2,800 xe tăng và thiết vận (AFV)
cộng súng pháo, phòng không và tên lửa...
PSN
11.6.2011 | Ph. D. Iris Vinh Hayes:
Sách lược và ý đồ của Trung quốc (5)
Chủ trương “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội
chủ nghĩa” của tập đoàn Lê Duẫn trong giai đoạn 1975-1987 đã
làm cho cạn kiệt sinh lực của dân tộc Việt Nam và tiềm năng
của quốc gia Việt Nam. Những chính sách như (a) ép dân đi
vùng những kinh tế mới và biến vùng kinh tế mới thành trại
giam; (b) cầm tù và đày đọa lâu ngày hàng trăm ngàn quân
nhân công chức của VNCH trong những trại học tập cải tạo và
công trường; (c) đẩy hàng triệu thanh niên thanh nữ chưa kịp
trưởng thành, đa số là con trai con gái của những quân nhân
công chức VNCH, ...
PSN
10.6.2011 | Ph. D. Iris Vinh Hayes:
Sách lược và ý đồ của Trung quốc (4)
Sức mạnh kinh tế
của Trung Quốc là một vấn nạn cho toàn vùng Đông Nam Á Châu
và cho toàn thế giới. Kể từ khi TT Richard Nixon lập
cầu ngoại giao để Hoa Kỳ nói chuyện với Trung Cộng vào năm
1971 theo chính sách gọi là “strategic engagement” thì nền
kinh tế của Trung Quốc theo đó đã chuyển hướng vào năm 1978,
dưới thời kỳ của Đặng Tiểu Bình, và tiến một bước thật dài.
Là một quốc gia trong nhóm lạc hậu nhất thế giới trở thành
là một quốc gia có một nền kinh tế lớn đứng thứ nhì sau nền
kinh tế Hoa Kỳ. Tính vào năm 2001, tổng lượng kinh tế của
Trung Quốc đã phình lên đến 5,700 tỉ ID, GDP tính theo PPP,
hay là gấp bốn lần nền kinh tế của Trung Quốc vào năm 1978.
Và, ước tính của năm 2004, tổng lượng kinh tế của Trung Quốc
đã lên đến 7262 tỉ ID....
PSN
9.6.2011 |
Ph. D. Iris Vinh Hayes:
Sách lược và ý đồ của Trung quốc (3)
Để thực sự đạt hiệu quả cho
chiến lược BVKCLBTQ [bao vây, kềm chế, làm bể Trung Quốc],
sáu quốc gia VMLMTM [Việt, Miên, Lào, Mã, Thái, Miến] phải
trở thành một khối có đủ thực lực trấn giữ góc Đông Nam Á
Châu. Khối này không thể chỉ là một tập hợp đa quốc gia đồng
ý tham dự trên nguyên tắc rồi tiếp tục duy trì sự hoạt động
cục bộ, chưa nói tới những xung đột có thể xảy ra giữa những
thành viên trong khối. Nói một cách khác, tập hợp VMLMTM
phải trở thành một thực thể có sức mạnh kinh tế, ngoại giao,
quân sự và sức mạnh này phải lớn hơn gấp nhiều lần sức mạnh
đến từ sự cộng hợp dưới một hình thái liên minh vá víu lỏng
lẻo. Một sức mạnh như vậy chỉ có thể thoát thai từ một kết
hợp thực sự và trọn vẹn...
PSN
8.6.2011 |
Ph. D. Iris Vinh Hayes:
Sách lược và ý đồ của Trung quốc (1+2)
Trung Cộng là một thế lực lớn đang đe dọa trực tiếp tới an
ninh và quyền lợi của Hoa Kỳ nói riêng cũng như của vùng
Đông Nam Á Châu và của cả thế giới nói chung. Cộng vào đó là
hiểm họa của những khủng hoảng lớn, hoặc gián tiếp hoặc trực
tiếp do Trung Quốc gây ra, đang chực chờ trước mặt. Để duy
trì vị thế lãnh đạo, để bảo vệ quyền lợi và an ninh, và để
ngăn ngừa những hiểm họa đừng cho trở thành thảm họa đã rồi,
Hoa Kỳ và đồng minh không có sự chọn lựa nào hữu hiệu hơn là
thực hiện chiến lược bao vây, kềm chế và làm bể Trung Quốc
(chiến lược KCBVLBTQ) ra nhiều mảnh...
PSN
29.5.2011 | HUGH WHITE :
Trật tự dưới sức ép
Hòa bình và hợp tác đã mang lại tăng trưởng kinh tế, và sự
tăng trưởng này giờ đây đang hủy hoại các nền tảng của trật
tự tạo ra nó.
Tại châu Á ngày nay, lực lượng chính tạo ra thay đổi trong
trật tự quốc tế là tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Sức
nặng kinh tế của Trung Quốc trên thế giới đã thay đổi đáng
kể từ năm 1972, khi Nixon đến Bắc Kinh và các nền tảng của
trật tự hậu chiến tranh Việt Nam ở châu Á được tạo ra, ...
PSN
2.4.2011 | Dr. Iris Vinh Hayes:
Hãy can đảm làm một cuộc cách mạng để thay đổi từ gốc tới
ngọn
Những tranh luận về lỗi của hệ thống hay lỗi của con người
là một vấn đề không phải chỉ mới được đặt ra. Nhưng đặc biệt
là những ngày gần đây sau khi CTQH Nguyễn Văn An lên tiếng
“là lỗi hệ thống” thì vấn đề lại được hâm nóng
một chút nhưng dường như tầm quan trọng của nó không được dư
luận tiếp nhận một cách đúng mức. Nhân cơ hội này tôi cũng
muốn nói ra cái thấy biết của mình và có vài lời nhắn nhủ
với những người thực sự nặng lòng vì đất nước, người bên
trong quốc nội cũng như người ở hải ngoại, người nằm trong
cơ chế điều hành đất nước Việt Nam hiện nay cũng như người
thường dân đang mỗi ngày giật gấu vá vai...
PSN
16.3.2011 | Iris Vinh Hayes:
Những chiều hướng lớn đang nhào nặn và định hình thế giới
chúng ta, xin gởi đến 1001 Ghonim của Việt Nam
...Trong nỗ lực
bao vây kềm chế Trung Cộng, chắc chắn Hoa Kỳ sẽ lôi kéo
những quốc gia chung quanh Trung Quốc để thiết lập một quan
hệ ngoại giao và quân sự gắn bó hơn nhằm thành lập một vòng
đai “bao vây tiếp cận.” Và dĩ nhiên là sáu quốc gia VMLMTM
cũng không thoát khỏi ảnh hưởng đó. Đi xa hơn, trong nỗ lực
làm cho Trung Quốc vỡ bể ra nhiều mảnh, dẫn dụ đối tượng vào
một cuộc chiến tiêu hao nội lực trầm trọng đưa đến sự tan rã
từ bên trong là một chọn lựa trong số những chọn lựa chiến
lược (startegic options) của Hoa Kỳ. Liệu điều này có thể
xảy ra hay không? Rất có thể, vì đây là một cuộc thư hùng mà
cả hai phía đều có những động lực thúc đẩy. Vấn đề chỉ là nổ
ra ở thời điểm nào, ai ra tay trước và trận địa nằm ở đâu...
PSN
6.3.2011 |
Iris Vinh Hayes:
Để kiến tạo một quốc gia lý tưởng: Xin góp ý với 1001 Ghonim
của Việt Nam
Kiến tạo một quốc
gia lý tưởng không thể nào tách rời khỏi công việc kiến tạo
một hiến pháp lý tưởng. Theo sau một cuộc xuống đường tổng
nổi dậy lật đổ chính quyền, kiến tạo một hiến pháp mới để từ
đó hình thành một cơ chế điều hành đất nước thuận với lòng
dân là một công việc cấp bách. Cực kỳ cấp bách!
Lật đổ một chế độ độc tài toàn trị hại nước
hại dân chỉ mới là một nửa của vấn đề và đó chưa phải là mục
tiêu tối hậu của một cuộc cách mạng. Kiến tạo một quốc gia
lý tưởng mới đích thực là mục tiêu tối hậu của nó. Để có thể
thực hiện được ước mơ đẹp của mọi người và cho mọi người,
người dân không có sự chọn lựa nào khác ngoài việc phải
xuống đường làm một cuộc tổng nổi dậy dẹp bỏ những trở lực
nhằm tự cho mình cơ hội. “Không có sự lựa chọn nào khác” là
vì một chế độ độc tài toàn trị tuyệt đối sẽ không tự nguyện
cho người dân cái cơ hội đó...
PSN
1.12.2010 |
Hồ Cương Quyết (André Menras):
DÂN CHỦ : Vài chuyện nhỏ chung quanh một vấn đề lớn
...Tôi xin nói thẳng :
ở thời điểm hiện nay, đất nước Việt Nam không thể phát triển
mà vẫn đóng cửa đối với dân chủ, khóa chặt các quyền tự do
tập thể và cá nhân. Làm sao có thể đổi mới một xã hội nếu ta
bóp nghẹt mọi động thái, mọi sáng kiến chủ động không xuất
phát từ nhóm lãnh đạo, nếu ta trấn áp mọi phê bình, làm như
đó là âm mưu của kẻ địch (một kẻ địch hơi khó xác định) ? Đi
theo định hướng đó là tự dành cho riêng mình quyền quyết
định mà không có sự kiểm soát của người khác trên những sự
chọn lựa quan yếu nhất, ảnh hưởng tới nhân dân trong hiện
tại và các thế hệ tương lai. Nói không ngoa, điều đó khác
nào chiếm đoạt di sản của toàn dân, biến nhân dân thành một
thư con tin. Thậm chí có thể dẫn tới bán rẻ nền độc lập, hơn
thế nữa hủy hoại cả bản sắc dân tộc...
PSN
21.11.2010:
Các nhà lý luận Cộng sản góp ý Văn kiện đại hội Đảng
...GS Trần Phương
(lần 2): Tư tưởng trong Đảng không rõ ràng. Có nguyên nhân
của nó đấy. Trước đây có Nghị quyết của ĐCS và CN quốc tế
(1957 và 1960), xem đó là những quy luật và dựa vào đó,
người ta khai trừ Nam Tư ra khỏi các Đảng CS. Cương lĩnh
1991 vẫn y như quan điểm chung của hệ tư tưởng cũ. Chưa có
đổi mới gì cả. Vì chưa kiểm điểm lại hệ tư tuổng cũ. Hội
đồng Lý luận TW có bao giờ ngồi lại nghĩ xem Mác có cái nào
đúng, cái nào sai không ? Lê nin cũng vậy ! Ví dụ : tư tưởng
CM không ngừng. Cương lĩnh đầy dẫy cái sai, cái mơ hồ. Nói
XHCN mà không biết nó là cái gì? Nhiều chuyện ta tự lừa dối
mình và lừa dối người khác. Phải sửa ! Nhưng ai sửa ?...
PSN
21.10.2010 | Thăng Long:
Cơ chế
Chế độ cộng sản đảng trị thì do những kẻ cuồng tín vào học
thuyết Mác Lê Nin, nên họ đã luôn chịu dưói sự lãnh đạo sai
khiến của Staline, Mao Trạch Đông. Do quan điểm gai cấp, do
đảng tính, nên những người học hành, đỗ đạt cao đều đã bị
đảng giết, hoặc bỏ tù, hoặc loại ra khỏi chính quyền. Chính
vì vậy mà dưới thời cộng sản đã giết nhiều nhân tài trí thức
như Trương tử Anh, Phạm Quỳnh, Tạ Thu Thâu vv... và nay đảng
đang bắt giam hoặc quản thúc nhiều nhân tài trí thức như
Nguyễn đan Quế, Lê công Định vv... Thực tế cộng sản là một
chế độ ngu trị...
PSN
11.10.2010 |
Nguyễn Thanh Giang:
Việc hệ trọng hàng đầu hiện nay...ông
Lê Đức Anh đã nói với ông Đặng Quốc Bảo một cách nghiêm
trọng và cho là hết sức bức thiết.
Có 4 ý chính:
-
Tình hình rất đáng quan ngại là hiện nước ngoài đang tích
cực can thiệp vào vấn đề nhân sự Đại hôi XI của Đảng ta.
-
Điều rất nguy hiểm là họ đang âm mưu dựng Nguyễn Phú Trọng
lên làm Tổng Bí thư.
-
Người ngoan ngoãn vâng lời Trung Quốc đến mức vô nguyên tắc
là Nông Đức Mạnh.
-
Dẫu chưa thỏa đáng lắm nhưng trong tình hình này có thể là
nên chấp nhận Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng Bí thư...
PSN
2.9.2010 | Tạ Dzu:
Nhận định lại tư duy và phương pháp đấu tranh
...Biểu tình chống độc tài, tham nhũng, đàn áp nhân dân của
các cán bộ CS rất đáng hoan nghênh, nhưng những hành động
tương tự của ông Lý Tống xịt hơi cay vào mắt Đàm Vĩnh Hưng
không nên được khuyến khích, nhất là sống trong những
xã hội tôn trọng luật pháp như Mỹ, Úc, Âu Châu. Nếu báo chí
ngoại quốc nhảy vào khai thác, hình ảnh cộng đồng Việt xấu
đi, sẽ khó vận động dư luận Mỹ và thế giới ủng hộ...
PSN
- 28.8.2010 |
Nguyễn
Thanh Giang:
Ai gây nên VINASHIN?
Bản kết luận về tập đoàn Vinashin của Bộ Chính trị ĐCSVN
công bố ngày 8 tháng 8 năm 2010 đã kể tội tập đoàn này hết
sức nặng: “ Tình hình tài chính đứng trước bờ vực phá sản:
Theo số liệu ban đầu, ước tính dư nợ hiện đang rất lớn, lên
tới khoảng 86.000 tỉ đồng; nợ đến hạn phải trả khoảng trên
14.000 tỉ đồng; tỉ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu gấp
gần 11 lần, khó có khả năng tự cân đối dòng tiền. Sản xuất,
kinh doanh hiện đang bị đình trệ; bị mất hoặc giảm nhiều đơn
đặt hàng; nhiều dự án đầu tư dở dang, không hiệu quả.
PSN
- 26.7.2010 | Vũ Quốc Uy:
Gặp Mác một lúc thế cũng sướng!
...Ai đã được tôi luyện trong lò Mác-xít thì không thể không
tự hào rằng học thuyết Mác không chỉ “giải thích thế
giới” mà còn “cải tạo thế giới”. Nhưng gay go
chính ở hai chữ “cải tạo” chết người này. Cải tạo thế
giới mà làm hỏng thế giới, làm khổ thế giới thì hẳn là phải
chịu trách nhiệm trước thế giới! Chính vì lo như thế nên
Mác, cùng với cả một “thế giới người hiền” nguyên
khối, như các đồng chí Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí
Minh, Ceausescu, Honecker, Pol Pot… tuy đã lên tiên nhưng
chẳng mấy đêm chợp mắt được vài tiếng đồng hồ....
PSN
- 20.7.2010 | Ngày này năm 1954:
Những bí ẩn đàng sau Hội Nghị chia đôi đất nước
Từ trước tới nay, ai cũng nói rằng Hiệp Định Genève được ký
kết ngày 20.7.1954 và Việt Nam mình thường nói rằng ngày nầy
là ngày chia đôi đất nước. Nhưng vậy mà không phải vậy, Lịch
Sử đã lầm. Văn bản của Hiệp Định đã được hoàn thành chiều
ngày 19 và chỉ được ký kết chánh thức ngày 21.7, vào lúc 4
giờ sáng. Bản thảo cuối cùng được ký tắt vào lúc quá trưa...
PSN - 1.7.2010 | Nguyễn
Thanh Giang:
Chia hai là nhân đôi
Luật sư Trần Lâm (tên thật là Trịnh Đình Trung) sinh ngày 10
tháng 6 năm 1925. Vậy là cụ đã cùng trái đất quay được 85
vòng quanh mặt trời. Sinh tại Nho Quan, Ninh Bình, nhưng cụ
đã từng tham gia Ban Tuyên huấn tỉnh bộ Việt Minh Lạng Sơn,
làm trưởng ty Thông tin Tuyên truyền tại Hải Phòng và Hồng
Quảng từ năm 1950-1951 và được bổ nhiệm làm giảng sư chính
trị trung cao cấp chính ngạch từ năm 1962. Vậy là cụ đã từng
đi tuyên truyền huấn luyện chủ nghĩa Mác ở Việt Nam từ rất
sớm và là một đảng viên cộng sản kỳ cựu...
PSN - 5.5.2010 | Nhà văn Phạm Đình Trọng:
Lời cuối với Đảng...Chủ
nghĩa Mác Lê nin là một lầm lẫn vĩ đại, khủng khiếp nhất
trong lịch sử tư tưởng triết học loài người, đã đẩy loài
người vào thảm họa lớn kéo dài gần suốt thế kỉ hai mươi, làm
cho thế kỉ hai mươi trở thành thế kỉ đẫm máu nhất của lịch
sử loài người. Tất cả những nước theo chủ nghĩa Mác Lê nin
đều phải nhận những thảm họa vô cùng to lớn, dẫn đến cái
chết thảm khốc của hơn một trăm triệu người! Chủ nghĩa Mác
Lê nin với học thuyết chuyên chính vô sản bạo liệt đã đưa
đến cho nhân dân Việt Nam những thảm họa cải cách ruộng đất,
nhân văn giai phẩm, xét lại chống đảng, cải tạo công thương
nghiệp…
PSN - 22.2.2010 |
Nguyễn Hoàng Quang:
"Đảng của dân tộc" !?
Đất nước Việt Nam từ khi có đảng csvn lãnh đạo, đảng cs đã
phân biệt đối xử, tiêu diệt các tầng lớp, giai cấp khác,
những ”cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một
nước, có ý thức về sự thống nhất của mình”(1), coi “cộng
đồng người ổn định” ấy không phải là nhân dân, dân tộc của
mình để giữ quyền thống trị độc tôn. Những chủ trương ấy là
có ý thức hay chỉ là “thiếu sót, sai lầm”? (2). Có giai đoạn
Đảng cs đã thừa nhận sai lầm nhưng rồi những sai lầm ấy vẫn
cứ tiếp diễn, cả đến sau ngày 30/4/1975. Đến khi thấy
đó là sự “sai lầm” có thể dẫn đến sụp đổ như sự sụp đổ của
“thành trì xhcn” nó buộc phải đổi mới để tồn tại...
PSN - 24.09.2009 | Phạm Việt Châu:
Áp lực truyền kiếp: người Hán
...Thế giới nói chung vẫn ngại ngùng trước mưu đồ muốn dùng
một phần tư nhân loại đó để gây loạn. Trong sự ngại ngùng,
người ta đã từng thấy rõ rệt những khuynh hướng muốn cầu
hoà, muốn thần phục và những khuynh hướng muốn chống đối,
muốn đương đầu. Đông Nam Á nói riêng cũng không thoát ra
ngoài hai khuynh hướng trên. Nhưng tự xé lẻ để cầu hoà, thần
phục có thể được để ở yên trong giai đoạn hiện tại, song lấy
gì bảo đảm cho tương lai, trong khi Trung Hoa đã có sẵn dự
kế thống trị...
PSN -
23.11.2009 |
Nguyễn Hoàng Quang:
Quốc hội Việt Nam: nên chăng tự làm Luật?!
...Quyền
lập pháp
là quyền làm luật, xây dựng luật và ban hành những văn bản
luật được áp dụng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội. Xây dựng nhà nước pháp quyền không chỉ là nhà nước quản
lý xã hội bằng pháp luật mà nhà nước ấy còn là cơ quan thi
hành pháp Luật và được pháp luật quản lý. Pháp luật ấy do
quốc hội làm (luật), xây dựng (luật) và ban hành…
PSN -
21.11.2009 |
Nguyễn Ước chuyển dịch:
Nhân kỷ niệm 60 năm
ngày thành lập nước CHND Trung quốc:
Bài 4: Làm cách mạng bằng kỹ thuật số của Kate Herkel-Hess
Vào tháng Bảy năm 2008, con số người Trung Quốc (TQ) dùng
internet được tường trình là đã lên tớỉ 338 triệu. Cũng
trong tháng đó, phản ứng vụ bất ổn sắc tộc tại khu vực Tân
Cương phía tây, chính quyền TQ gia tăng việc ngăn chặn các
trang web chính của nước ngoài, một công tác đã bắt đầu
trước đó, vào ngày 4 tháng Sáu, kỷ niệm hằng năm lần thứ hai
mươi vụ tàn sát Thiên An Môn tại Bắc Kinh...
PSN -
8.11.2009 |
Nguyễn Ước chuyển dịch:
Nhân kỷ niệm 60 năm
ngày thành lập nước CHND Trung quốc:
Bài 3: Ðấu tranh trực tuyến tại Trung Quốc của Guobin Yang
Sinh hoạt vận động trực tuyến (online activism) là một hình
thức mới của tranh luận đại chúng tại Trung Quốc (TQ). Trong
một số trường hợp, internet được sử dụng để huy động xuống
đường phản đối. Thông thường hơn, phản đối diễn ra trực
tuyến. Các hình thức phổ biến nhất gồm kiến nghị trực tuyến,
điều khiển các trang web vận động mang tính chiến dịch, và
những phản đối bằng ngôn từ trên một qui mô lớn. Tiến bộ và
triệt để nhất có lẽ là đột nhập (hacking) các trang web...
PSN -
8.11.2009 |
Nguyễn Ước chuyển dịch:
Nhân kỷ niệm 60 năm
ngày thành lập nước CHND Trung quốc:
Bài 2: Tại sao chế độ Trung Quốc vẫn vững? của Andrew G.
Walder
Ba thập niên trước, khi Trung Quốc (TQ) bắt đầu cải cách
kinh tế thì đang có khoảng 34 quốc gia độc lập trên thế giới
hôm nay bị chế độ độc tài cộng sản cai trị. Giờ đây chỉ tồn
tại bốn nhà nước cộng sản. Hai trong số đó là chế độ nhà
nước xã hội chủ nghĩa không cải cách, bị trì trệ sa lầy
trong nghèo khó, là Bắc Hàn và Cu Ba...
PSN -
1.11.2009 |
Nguyễn Ước chuyển dịch:
Nhân kỷ niệm 60 năm
ngày thành lập nước CHND Trung quốc:
Bài 1: Bắc Kinh sẵn sàng lãnh đạo thế giới? của Evan S. Medeiros
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là thời điểm sôi nổi đối
với các nhà lãnh đạo Trung Quốc (TQ). Trong giới ưu tuyển
(elite) tại TQ có không khí nhuốm mùi tự tin tất thắng.
Truyền thông thế giới tràn ngập những suy đoán về sự nghiêng
chiều của lịch sử từ Hoa Kỳ (HK) sang TQ...
PSN -
7.09.2009 | Gs. Cao Huy Thuần:
Bàn về an ninh
...Mỗi quốc gia mỗi khác, nhưng điểm khác biệt căn bản nhất
phải xét là sự vững chắc, gắn bó, đoàn kết về xã hội, chính
trị. An ninh của quốc gia không nằm ở đâu khác. Tiêu chuẩn
để phân biệt giữa quốc gia "mạnh" và "yếu" cũng nằm ở trên
đó: một quốc gia "mạnh" là quốc gia có nhiều khả năng đối
đầu với những đe dọa về an ninh hơn một quốc gia "yếu"...
PSN -
7.09.2009:
Trò chuyện với
cựu Trung tướng Đặng Quốc Bảo
...Chúng ta phải có hẳn một chiến lược liên minh. Trung Quốc
tham vô đáy, không khéo ta sẽ từng bước trở thành bộ phận
Trung Quốc. Vì nói phải ngả về Trung Quốc để được yên là chủ
nghĩa đầu hàng, chủ nghĩa thất bại. Ngả theo Trung Quốc thực
chất là bán nước. Việt Nam phải có sức sống dân tộc, không
chịu làm nô lệ, Việt Nam phải có trí tuệ. Chúng ta phải tìm
đến sức mạnh thời đại. Nhưng ta biết kiềm chế, không để
Trung Quốc có cớ thôn tính ta. Ông cha ta kiến võ chưa bao
giờ có chủ trương ngả theo Trung Quốc. Chúng ta không khiêu
khích kẻ lớn. Trung Quốc thù dai lắm, nên nhớ!...
PSN -
7.09.2009 | Bùi Tín:
Trung tướng Đặng Quốc Bảo vừa nói những gì vậy?
Ông dám nói những điều ngược
hẳn với bộ chính trị hiện tại, mà toàn là về đường lối, về
những vấn đề cơ bản nhất. Nói rõ, nói "toạc móng heo" như có
lần ông nói với tôi. Điều này càng giải thích vì sao cả bộ
máy thông tin tuyên truyền trong nước lại im re, vì sao bộ 4
T, bộ "lề phải" và bộ công an ráo riết ngăn chặn việc lưu
truyền 5 trang đánh máy ghi lại cuộc phỏng vấn suốt 2 tháng
nay;...
PSN -
30.08.2009 |
Nguyễn Ước chuyển dịch:
Kinh nghiệm toàn trị tại Trung quốc
Bước sang năm 2006, trên hầu hết các tạp chí có liên quan
tới thời cuộc, chủ đề Trung Quốc là một trọng tâm trong
những bài tổng kết sinh hoạt chính trị và kinh tế thế giới
năm qua. Sự nổi bật của Trung Quốc hiện nay đã gây kinh ngạc
và làm rúng động toàn cầu, đồng thời kích thích các học giả
tiến hành những công trình nghiên cứu sâu rộng hơn. Ðiều hầu
như rất nhiều người muốn tìm biết là trong bối cảnh tăng
trưởng kinh tế lạ thường và liên tục của Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa cùng vẻ ổn định dưới chế độ toàn trị của Ðảng Cộng
sản Trung Quốc, tiềm ẩn những vấn đề nan giải nào, và có gây
nản lòng hoặc nuôi lớn những hy vọng nào...
PSN -
29.08.2009 | Nguyễn Thanh Giang:
Đọc hồi ký của nhạc sĩ Tô Hải (*)
Vào cái đêm bước vào tuổi 80 được 8 tháng 26 ngày, nhạc sỹ
Tô Hải đã viết những dòng sau đây cho đoạn kết cuốn hồi ký
của mình: “ Hãy cho tôi được chết như các anh Trần Độ, Lê
Liêm... , khi đăng “ cáo phó ” không có cái mục “ Đảng viên
đảng CSVN ”, dù so với các anh, tôi chỉ là con tôm, con tép
! Các anh đã “ được khai trừ ”. Các anh đã dám “ công khai
chống Đảng cộng sản ”, dám công khai nhận “ bản án đầy vinh
quang ”! Không hề sợ hãi, cúi đầu. Không hèn lâu như tôi “.
(trang 469).
PSN
- 28.07.2009 | Hà Sỹ Phu:
Từ vụ bauxite nghĩ về vận nước
Thực tế cho thấy: Muốn bàn luận về vụ Bauxite không thể
không đề cập rốt ráo đến quan hệ Việt-Trung. Rồi tiếp tục,
không thể nào bàn luận quan hệ Việt-Trung mà không cày xới
những vấn đề gốc rễ nằm trong chủ nghĩa Mác-Lê là chủ nghĩa
đã chi phối và quyết định động thái, số phận của hai nước
Cộng sản này. Không thể đạt kết quả gì hữu ích nếu chỉ bàn
chuyện khơi khơi trên ngọn...
PSN
- 19.07.2009 | Nguyễn Quang Duy:
Quan hệ giữa ba đảng: Cộng sản, Xã hội, và Dân chủ qua một
tài liệu lịch sử
Thứ Hai 29/06/2009 tại Hà Nội, để chuẩn bị cho Đại
hội XI sẽ được tổ chức vào năm 2011, Tổng Bí thư Nông
Đức Mạnh xác nhận thách thức mà Đảng Cộng sản phải
đối diện là “sự chống phá của các thế lực thù địch”. Một
trong các “thế lực thù địch” này chính là Đảng Dân chủ Việt
Nam. Sau một thời gian ngắn công khai hay bán công khai hoạt
động, vừa rồi tổ chức chính trị này đã bị Đảng Cộng sản ra
lệnh cho công an thẳng tay đàn áp...
PSN -
18.07.2009 | Nguyễn Thanh Giang:
Nguyễn Hộ, nhà cách mạng ngoan cường
Mở đầu tập chính luận “ Quan điểm và Cuộc sống ” của mình,
Nguyễn Hộ viết: “ Xã hội văn minh là xã hội dân chủ tự do.
Ngược lại chính dân chủ tự do càng thúc đẩy nền văn minh
phát triển. Vì vậy dân chủ tự do trở thành xu thế tất yếu
của thời đại và là yêu cầu không thể thiếu được của xã hội
loài người. Do đó, đối với dân tộc Việt Nam hiện nay, dân
chủ tự do càng cấp bách hơn bất cứ lúc nào hết. Dân chủ tự
do là một trong những yếu tố căn bản nhất tạo nên định hướng
chiến lược của Việt Nam ”...
PSN
- 21.06.2009 | Lê Minh Nguyên:
Sơn hà nguy biến
...Trung Quốc coi các quốc gia xung quanh là sợi dây chuyền
trân châu đeo trên cổ của họ, vòng đay chư hầu để Trung Quốc
khai thác tài nguyên và làm phên dậu, từ Mông Cổ, Bắc Hàn,
Việt Nam, Lào, Cam Bốt, Miến Điện, Bangladesh, Pakistan,
Sri-Lanka. Họ đã bỏ ra $1 tỷ đô la để xây hải cảng
Hambantota phía Đông Bắc Sri-Lanka, kiểm soát Ấn Độ Dương,
thọc vào nách Ấn Độ, tạo quân cảng 2 bên vùng vịnh Bengal từ
Sri Lanka qua Miến Điện (UPI Asia 13/5/09). Chuyên gia Nga
về Việt Nam, tiến sĩ Vladimir Kolotov nhận xét rằng chiến
lược dài hạn của Trung Quốc rất rõ ràng là kiểm soát vùng
Đông Nam Á (ĐNÁ), ban đầu gián tiếp sau đó trực tiếp, và hàm
ý Trung Quốc muốn lập chế độ bù nhìn ở Việt Nam...
PSN -
19.06.2009 | Hoàng
Nguyên Nhuận chuyển ngữ:
Hành trình hóa giải của Obama
...Chúng ta gặp nhau hôm nay trong khung cảnh căng thẳng
giữa Mỹ và Hồi giáo khắp nơi trên thế giới, những bức xúc
bắt nguồn từ những năng động lịch sử vượt ngoài những tranh
luận chính sách. Mối quan hệ giữa Hồi giáo và Tây phương
không chỉ bao gồm nhiều thế kỷ chung sống hiền hòa và cộng
tác nhưng còn bao gồm những tranh chấp và thánh chiến. Hơn
nữa mới gần đây, những căng thẳng gây ra do chủ nghĩa thực
dân vốn coi nhẹ quyền lợi và đồng đều cơ hội thăng tiến của
nhiều người theo đạo Hồi và trong một Cuộc Chiến Tranh Lạnh
trong đó đa phần những xứ Hồi giáo thường đã bị đối xử như
chư hầu bất chấp những ước vọng thâm trầm của họ...
PSN -
30.05.2009 | Hà Sĩ Phu:
Sự khác nhau giữa Dân chủ và Tự do
Hai khái niệm Tự do (Liberty) và Dân chủ (Democracy) xưa nay
thường được hiểu là tương tự, hoặc ít ra thì cũng rất gần
nhau, theo hướng giải phóng con người. Quả thực, trong các
nước dân chủ phương Tây thì hai yếu tố ấy cũng bện chặt vào
nhau để tạo nên một nền Dân chủ - Tự do (liberal
democrcy). Hầu hết chúng ta đều hiểu Dân chủ và Tự do là hai
yếu tố biến thiên cùng chiều như một cặp bài trùng. Vì thế
cũng không ai mổ xẻ tách bạch sự khác nhau giữa hai khái
niệm ấy làm gì...
PSN -
29.05.2009 | Trần Trung Đạo:
Từ buổi chiều trên nghĩa địa Hàng Dương
Một ngày hè như thế này 29 năm trước, người anh cùng sở làm
và cũng cùng quê Đà Nẵng ghé qua hỏi tôi có thích đi Côn Đảo
một chuyến với anh. Không giống như khi được các anh chị
khác rủ đi thăm miền bắc trong những lần họ nghỉ phép về
thăm nhà mà tôi đã từ chối trước đây, Côn Đảo có một hấp lực
cực mạnh khiến tôi gật đầu không chút gì ngần ngại. Chiếc
ghe vượt biên anh đóng sắp hoàn tất và đã hứa dành cho tôi
một chỗ. Nghĩ đến việc ra đi không hẹn ngày trở lại, thăm
Côn Đảo là dịp hiếm hoi không thể bỏ qua. Côn Đảo là đất
lịch sử của cách mạng Việt Nam,..
PSN
- 10.05.2009 | Gs. Nguyễn Trường:
G-2 và thế giới
lưỡng cực
Sự trỗi dậy của TQ suốt trong ba thập kỷ vừa qua quả thực
rất ấn tượng. Tuy nhiên, những thành phần quốc gia cực đoan
ở TQ vẫn chưa mấy vui lòng khi chưa thấy rõ xu thế tuột dốc
của Tây phương.
Ngày nay, chủ nghĩa tư bản đang gặp khó khăn ngay từ các xứ
cội nguồn. Âu châu và Nhật Bản đang chìm sâu trong suy thoái
và không còn được xem như những đối thủ đáng ngại. Siêu
cường Hoa Kỳ đã vượt qua đỉnh điểm. Mặc dù bề ngoài các lãnh
đạo TQ còn tránh né tỏ ra đắc thắng, Bắc Kinh cũng đã có vài
khẳng định uy thế ngày một quan trọng hơn trong sinh hoạt
toàn cầu...
PSN -
5.05.2009 | Trần Trung Đạo:
Viễn ảnh bauxite
Việt Nam
qua sự hình thành chủ nghĩa
thực dân Trung quốc tại Congo
Em Adon Kalenga làm việc cho một hãng thu mua quặng. Công
việc của em mỗi ngày là vác những bao quặng nặng gần 100 kí
lô từ những hầm sâu, ẩm thấp đi rửa sạch và vác trở về cho
chủ hãng thầu. Như em tả, cả thân thể em đều cảm thấy đau
nhức và cả mười ngón tay trầy trụa sau một ngày dài rửa
quặng. Em Adon Kalenga chỉ mới 13 tuổi. Trong lúc hầu hết
thiếu niên cùng tuổi em trên thế giới đang đến trường thì em
phải làm việc không ngưng nghỉ suốt bảy ngày mỗi tuần. Em
không đủ tiền để đóng học phí, trung bình khoảng 6 Dollar
một tháng.
PSN -
25.04.2009 | hoànglonghải:
Afghanistan, nhìn lại từ đầu
Khoảng năm 100 trước Công Nguyên, khi vua Vũ Đế nhà Hán mở
rộng thế lực về phía cực tây Trung Hoa thì “Con đường lụa”
hay còn gọi là “Con đường hồ tiêu” (SilkRoute hay
SpiceRoute) hình thành, bằng cách nối những con đường đã có
sẵn, từ Bắc kinh (Trung Hoa) về phía tây nước nầy, xuyên qua
vùng sa mạc ở Nội và Ngoại Mông, vượt cao nguyên Karakoram
và Taklamakan ở Tân Cương, qua phía bắc Ấn Độ, qua các nước
Trung Á rồi tới Afghanistan để qua Trung Đông (Iran, Iraq),
các hải cảng lớn trên bờ biển phía nam Địa Trung Hải như
Syri và Alxandri của Ai Cập. Tại các hải cảng nầy, hàng hóa
sẽ được chuyển qua Ý và châu Âu. Hoặc hàng từ châu Âu đi
ngược lại con đường ấy...
PSN -
19.04.2009 | Trương Nhân
Tuấn:
Vụ án báo Xuân Du Lịch
hay là nỗi Nhục Nam Quan
...Báo
Du Lịch có tội «thông tin không trung thực» hay không, tòa án
dư luận đã phán xét. Theo đó những người yêu nước chỉ được
vinh danh. Riêng những người làm
nhục Nam
Quan, mặc dầu họ có cả bộ máy đàn áp qui mô, pháp luật cũng
do họ nắm, họ có thể phân xử bất kỳ ai dưới bất kỳ tội trạng
nào, nhưng họ không thể bóp chết lòng yêu nước của mọi
người. Hiện nay nguy cơ mất Biển Đông là có thật. Nhà nước
này hiện nay cũng có chủ trương Biển Đông, như đã có các chủ
trương ở Nam Quan, Bản Giốc…
PSN
- 22.03.2009 | Trần Bình Nam:
Mao và Việt Nam
Mối lo hôm nay đối với người Việt Nam là tham vọng nuốt
chửng Việt Nam của Trung quốc. Từng lời nói, từng hành động
của các nhà lãnh đạo Trung quốc hiện nay đều nhắm vào hướng
này. Nhưng mộng bành trướng và khống chế Việt Nam của Trung
quốc không phải trong thời đại đang vươn mình này của Trung
quốc mới có. Đó là giấc mộng ngàn đời, từ thời đại các hoàng
đế Trung quốc, ...
PSN -
14.03.2009 | hoànglonghải:
Đối đầu với hiểm nguy
Thật
ra, thông điệp của tổng thống Obama đọc trước lưỡng viện
quốc hội tối 24 tháng 2 năm 2009 không có gì lạ. Sở dĩ ông
Obama được cử tọa đứng dậy vỗ tay hoan hô 60 lần - có tin
nói là 61 lần – là bởi nội dung của nó, kích thích lòng yêu
nước của người Mỹ, hứa hẹn một tương lai tươi sáng, cũng như
tài hùng biện của diễn giả tối hôm đó...
PSN
- 28.02.2009 | Trần Bình Nam:
Tư
bản và Xã hội, hai mặt của một vấn đề
...Khi những người lập quốc Hoa Kỳ hình thành trên căn bản
một chế độ lưỡng đảng, một bên Cộng Hòa chủ trương phát
triển là chính (dân sinh sẽ được phục vụ do thành quả của
kết quả kinh tế), một bên Dân Chủ chú trọng đến dân sinh
(phát triển là một quan tâm nhưng ưu tiên sau dân sinh) bảo
đảm bởi một Hiến pháp đa đảng họ đã thấy sự vận hành này của
xã hội mà mọi chế độ chính trị đều phải tuân theo như một
quy luật. Cho nên sự tranh cãi giữa Cộng Hòa và Dân Chủ tại
Hoa Kỳ không là một vấn đề. Đó là một sinh hoạt dân chủ để
làm cho Hoa Kỳ luôn là một quốc gia hùng mạnh trong khi nhân
dân được bảo đảm một đời sống tự do, phóng khoáng và đầy
đủ...
 PSN
- 29.01.2009 | Cổ Lũy:
Bush
đi Obama tới
Tuần lễ trước ngày rời tòa Nhà Trắng, Tổng Thống Bush đã họp
báo và đọc diễn văn cuối cùng chấm dứt hai nhiệm kỳ dài tám
năm. Như thường lệ tổng thống, và nhất là Phó Tổng Thống
Dick Cheney, hoàn toàn không tỏ ra hối hận mà còn hãnh diện
về những gì mình nói và làm trong thời gian dài vừa qua-dù
cả nước và thế giới như thở phào nhẹ nhõm. Lịch sử sau này
sẽ ghi chép về hai vị lãnh đạo tối cao Hoa-Kỳ đầu thế kỷ 21
ra sao? Vô cùng rõ rệt là phản ứng của Tổng Thống Bush khi
được đặt câu hỏi này. Ông trả lời: “Lịch sử? Ta không thể
nào biết được. Lúc đó chúng tôi đã chết hết rồi, còn gì
nữa?”...
PSN
- 4.01.2009 | Bùi Minh Quốc:
Chống diễn biến hòa bình của chủ nghĩa bành trướng
hiện đại Trung quốc
Đúng ra, đối với đất nước ta, chủ nghĩa bành trướng hiện đại
Trung Quốc đã có cả “diễn biến vũ trang” lúc rộ lên, lúc âm
thầm nhỏ lẻ, và trong cái im ắng của những năm tháng bình
yên thì kẻ thù nguy hiểm truyền kiếp phương bắc vẫn không
ngừng chuẩn bị cho “diễn biến vũ trang”, nhưng dưới đây xin
chỉ tập trung nói về diễn biến hòa bình...
PSN - 2.01.2009 |
Phạm Trần:
Việt Nam cuối 2008:
lúng túng, hoang mang, loạng quạng
Nguyễn Đức Bình, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản
Việt Nam, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
vừa lên tiếng kêu gọi toàn đảng tiếp tục chấp hành theo
Cương lĩnh năm 1991 để “khẳng định con đường độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam”...
15.12.2008
| Gs. Cao Huy Thuần:
Rạng đông của Lãnh đạo mới
Hai khẩu hiệu tranh cử đã đưa ông Barack Obama đến thắng lợi
là "thay đổi" và "hy vọng". Trong khi chờ đợi ông lên nhậm
chức, thế giới có thể hy vọng gì nơi thay đổi của nước Mỹ? Câu
trả lời nằm chính trong diễn văn đắc cử của tân tổng thống:
một "rạng đông mới trong lãnh đạo". Nguyên văn: "một rạng đông
mới trong lãnh đạo của nước Mỹ đang ở trong tầm tay". Đó là
cam kết long trọng...
15.12.2008
| Dr. Lê Minh Nguyên:
Quan điểm về Dân chủ pháp trị và Đối lập chính trị của cố giáo
sư Nguyễn Văn Bông
Nhân ngày lễ khai mạc tại trường Đại Học Luật Khoa Saigon
1/8/1963, GS Bông hiên ngang không e ngại, dù không khí chính
trị lúc bấy giờ chưa phải là thuận tiện, đã diễn giảng bài
“Đối Lập Trong Chính Thể Dân Chủ”. Ông mở đầu bài giảng bằng
một chuyện thời Chiến Quốc, vua Tề Cảnh Công hỏi nhà trí giả
Yến Tử rằng trong thuật trị nước cần phải ngăn ngừa điều gì
trước hết, và Yến Tử trả lời là phải ngăn ngừa những con chuột
ở nền xã...
7.09.2008
| Vĩnh Như :
Việt Nam, giữa sức ép của Tàu và Mỹ (1)
...Theo
Tàu là chấp nhận làm nô lệ cho Trung Cộng, rồi biến thành Tàu,
như các tộc Bách Việt ở phía Nam sông Dương Tử (Quí Châu, Vân
Nam, Triết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây). Theo Tàu
là việc không thể làm; đó là lẽ đương nhiên. Suốt hơn 2000
năm, ông cha ta không chấp nhận việc làm đó, ngoại trừ trường
hợp của Trần Ích Tắc và Lê Chiêu Thống.
Gs.
Trần Hữu Dũng :
Dân chủ và phát triển:
Lý thuyết và
chứng cớ
Từ cuộc Cách mạng Công nghiệp cuối thế kỷ 18 đến nay, thế giới
đã chứng kiến hai sự kiện chưa từng có trong lịch sử: Một là
sự tăng vọt mức sống của con người (nói gọn là phát triển kinh
tế), và hai là ngày càng nhiều quốc gia trở thành dân chủ.
Tuy hai làn sóng này xảy ra không đồng đều mọi nơi, và thường
gián đoạn, có lúc giật lùi, không thể không nghi ngờ rằng
chúng có liên hệ ít nhiều với nhau...
Dr. Nguyễn Văn Trần :
Việt
nam trên đường phát triển và hội nhập
Nhìn lại Giáo dục và Y tế*
Đến đầu thập niên 80, tổ chức và quản lý đất nước theo mô hình
Xã Hội Chủ Nghĩa lấy chuyên chính chỉ đạo đã hoàn toàn thất
bại, đưa Việt Nam đến bờ vực thẵm. Năm 1986, đảng cộng sản Hà
nội đã phải chọn lựa sự thay đổi cách tổ chức và quản lý xã
hội khác hơn, gọi là chánh sách "đổi mới".
Chánh sách đổi mới đã ít nhiều tôn trọng quyền làm ăn của
người dân nên nâng cao sự sản xuất xã hội. Nhờ đó, kinh tế
từng bước hồi phục và tăng trưởng liên tục ở mức 8,4% năm từ
năm 1990...
Hà
Sĩ Phu
:
Công-Nông-Trí
và nguyên khí quốc gia
...Hiền tài đúng là
nguyên khí quốc gia! (hiền tài đương nhiên là Trí
thức). Vốn quý này ai dùng được thì thành công vô hạn, không
nhà cầm quyền nào lại không biết điều đó. Chỉ có một điều mà
một số người cầm quyền không biết, đó là :
Trí thức là NGƯỜI
THÀY TỐT nhưng là TÊN ĐÀY TỚ XẤU
!
Nếu thực tâm coi Trí
thức là một người thày, người thày ấy sẽ cung cấp không công
cho xã hội những hiểu biết quý giá (như số phận con tằm dẫu
chẳng ai thuê cũng cứ nhả tơ)...
Dr.
Mai Thanh Truyết :
Toàn cầu hóa và chủ nghĩa Dân tộc
Từ
hậu bán thế kỷ 20, khái niệm về toàn cầu hóa đã nảy sinh với
tốc độ tăng dần. Qua đến đầu thập niên 90, từ ngữ
globalization được phổ biến rộng rãi trên thế giới nhờ phương
tiện thông tin trên mạng lưới trở thành phổ thông. Bắt đầu từ
lãnh vực truyền tin, thông tin, khái niệm toàn cầu hóa dần dần
xâm nhập vào các lãnh vực khác như kinh tế, văn hóa, ngôn ngữ
khiến cho các biên giới địa dư quốc gia cũng từ từ hòa nhập
vào nhau để hướng về một thế giới có nhiều điểm tương đồng
nhiều hơn.
Dr.
Nguyễn Học Tập :
Tiến trình Nhân bản và Dân chủ hóa tây phương
Trước hết, từ ngữ " các Quốc Gia Tây Phương" (les
pays occidentaux) mà chúng tôi đề cập đến trong bài viết,
không phải chỉ có ý ám chỉ hạn hẹp các Quốc Gia Âu Châu hay
Tây Âu, mà gồm cả các Quốc Gia Tây Âu và Hoa Kỳ.
Các Quốc Gia Tây Phương qua các bản Tuyên Bố Độc Lập Hoa Kỳ
1776 cũng như Cách Mạng Pháp Quốc 1789, đã giải
thoát mình hay đap đổ các chế độ Quân Chủ Độc Tôn đều nhằm
những đặc tính chung: ...
Gs.
Phạm Duy Nghĩa :
Nông thôn, nông dân từ góc nhìn sở hữu
Muốn dân không mất ruộng, phải xem lại chế độ sở hữu áp dụng
đối với ruộng đất của nông dân. Muốn dân không chán ruộng,
phải xem lại các chính sách tác động tới nông sản nhằm giúp
nông dân được lợi. Có vẻ như một hạt thóc mang lại nhiều lời
hơn cho người giữ độc quyền buôn bán giống, phân bón hay kênh
xuất nhập khẩu gạo hơn là chút lợi rơi sót lại cho người nông
dân...

Dr. Nguyễn Học Tập :
Một đạo luật vi hiến hay hợp hiến
Trong một Quốc Gia, khi nói đến " một đạo luật " hay
một " điều khoản luật ", là chúng ta nói đến một điều
luật đã được Quốc Hội, cơ uan Lập Pháp, " chuẩn y ".
Mặc dầu các dự án luật được Hiến Pháp giao cho nhiều chủ thể
khác nhau có quyền soạn thảo và đề xướng:
- " Quyền đề xướng luật thuộc về Chính Quyền, mỗi thành
viên của Lưỡng Viện quốc Hội, các cơ quan và tổ chức được Hiến
Pháp dành quyền hạn cho.
Bùi
Tín :
Cung Vua và Phủ Chúa
:
1 |
2 |
3
Dr. Nguyễn Học Tập :
Quyền con người như thành phần xã hội
"Nền Cộng Hoà nhận biết và bảo đảm các quyền bất khả xâm
phạm của con người..., hay con người như thành phần xã hội,
nơi con người phát triển nhân cách của mình và đòi buộc các
bổn phận liên đới không thể thiếu trong lãnh vực chính trị,
kinh tế và xã hội" (Điều 2, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc). Chúng tôi vừa trích dẫn điều 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc liên quan đến
các quyền bất khả xâm phạm của con người, với tư cách con người là
thành viên tham dự vào các tổ chức xã hội trung gian...
Dr. Nguyễn Học Tập :
Viện Bảo Hiến: Cấu trúc và phận vụ
Trong một Quốc Gia với Hiến Pháp cứng rắn, để bảo vệ thể chế
và những giá trị tối thượng được thể chế đứng ra bảo vệ, cần
có một cơ quan tối cao "đứng giữa và đứng trên" (super
partes) chống lại mọi lạm quyền, mà khi hành xử các cơ chế
Quốc Gia có thể vi phạm. Trong thể chế được Hiến Pháp cứng rằn
bảo đảm, ...
Dr.
Nguyễn Thanh Giang :
Lạm phát ở Việt Nam, thử tìm nguyên nhân
“Vật liệu xây dựng tăng giá, nhà thầu có nguy cơ phá sản – Vật
liệu xây dựng tăng giá chóng mặt, có những mặt hàng tăng gần
gấp 3 lần khiến nhiều nhà thầu thực hiện các dự án xây dựng có
nguy cơ phá sản vì ký hợp đồng trọn gói không được điều chỉnh
giá. Ngay cả hợp đồng có điều khoản điều chỉnh giá, nhà thầu
cũng vừa làm vừa run vì chẳng biết có được thanh toán không ”...
Dr. Nguyễn Học Tập :
Bình đẳng thực hữu và các phương thức tiên liệu để thực thi
" Bổn phận của Nền Cộng Hoà là dẹp bỏ đi những chướng ngại
vật về phương diện kinh tế và xã hội, là những chướng ngại,
trong khi thật sự giới hạn tự do và bình đẳng của người dân,
không cho phép mỗi cá nhân triển nở hoàn hảo con người của
mình và tham dự một cách thiết thực vào tổ chức chính trị,
kinh tế và xã hội của xứ sở" ( Điều 3, đoạn 2 HIến Pháp 1947 Ý
Quốc)...
Bùi
Tín :
Không thể bất công kéo dài đến vậy !
...Hồ Sĩ Tạo là ông nội Hồ Chí Minh:
Đây là tin có thật, do nhà văn Hồ Sĩ Sênh, bút danh Trường
Lam, hội viên Hội văn nghệ tỉnh Nghệ An, đưa ra, qua một sáng
tác được công bố tại trại viết văn của Hội văn nghệ Nghệ An
đầu năm 2007. Trường Lam đã sưu tầm tài liệu khá công phu từ
những người thật việc thật có quan hệ chặt chẽ với ông phó
bảng Nguyễn Sinh Sắc, còn có tên Nguyễn Sinh Huy, nguyên tri
huyện Bình Khê, cha đẻ Nguyễn Sinh Côn (Cung) là ông Hồ Chí
Minh sau này, sau khi bị mất chức do tội ngộ sát, đã vào Nam
bộ làm nghề thầy lang khám bệnh bốc thuốc...
Dr. Nguyễn Học Tập :
Thử thiết định thể chế cho Việt Nam
trong tương lai với những đặc tính phải có :
1 |
2 |
3 |
4 |
5A |
5B |
6 |
7
Dr. Nguyễn Văn Trần :
Tư
sản Xã hội chủ nghĩa và Tư sản Thị trường
Nếu cho rằng ông Mác là nhà tiên tri, thì quả thật nhà tiên
tri này dở nhứt, vì có nhiều điều ông không thấy tới hoặc ông
tiên tri sai bét ... Như theo ông tiên tri “lịch sử loài
người là lịch sử của giai cấp đấu tranh” hoặc “chủ
nghĩa xã hội sẽ đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản” hoặc
ông, lúc sanh tiền, không tin hẳn chủ nghĩa tư bản có thể phát
triển toàn cầu được. Những điều tiên tri này của ông đều không
ứng nghiệm trên thực tế ngày nay !
Gs. Cao Huy
Thuần
:
Nhà nước pháp quyền
...Tranh luận trên đúng sai của những lý thuyết này thì vô cùng,
chỉ cần ghi rằng ý chính của mọi lý thuyết về Nhà nước luật pháp là
hạn chế quyền lực
của Nhà nước để bảo vệ quyền của người dân. Nhà nước không phải muốn
làm gì thì làm mà nhất nhất phải hành động đúng luật pháp, nghĩa là:
tôn trọng những văn bản luật pháp quy định thẩm quyền của mình, tôn
trọng những nguyên tắc luật pháp do cơ quan cấp trên của mình làm
ra, và tôn trọng những nguyên tắc do chính mình làm ra...
Bùi
Tín :
Quốc nạn Hoàng-Trường (2): Trách nhiệm thuộc về ai ?
Quốc nạn Hoàng sa - Trường Sa đang diễn ra. Trong nước, ngoài
nước cùng thức tỉnh. Vì sao ra nông nỗi này? Làm thế nào để thoát
nạn, giành lại đất, biển, đảo, tài nguyên, chủ quyền đã mất? Nhiều
suy nghĩ, lý lẽ, giải pháp được đề xuất. Việc nước không phải của
riêng ai. Từ các bậc thức giả, nhà sử học, luật học, văn học đến các
nhà báo, nhà bình luận, các bạn trẻ đã vào cuộc. Các cuộc biểu tình
và hội luận sôi nổi...
Bùi
Tín :
Quốc nạn Hoàng Sa - Trường Sa - Nguồn gốc và Lối ra
Tổ quốc ta đang trải qua Quốc nạn. Hai Quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa thuộc lãnh thổ thiêng liêng nước ta từ lâu đời đang
bị ngang nhiên chiếm đoạt. Kẻ bành trường già đời bỗng tỏ ra
ngạo mạn lấn tới. Gần đây, là những bước lấn lướt có sắp
đặt...
Diễn văn của Trì Hạo Điền, Bộ
trưởng Quốc phòng,
kiêm Phó chủ tịch Ủy ban Quân ủy Trung ương đảng CSTàu:
"Chiến tranh không xa chúng ta
và là bà Mụ của kỷ nguyên Người Tàu"
Các
đồng chí,
Ngày hôm nay tôi rất là phấn khởi, bởi vì cuộc thăm dò ý kiến rộng
lớn trên mạng điện tử Sina.com đã được thực hiện, cho thấy là thế hệ
kế tiếp của chúng ta đầy hứa hẹn và chính nghĩa của đảng chúng ta sẽ
được tiếp tục tiến hành. Trong việc trả lời cho câu hỏi “Chúng
ta sẽ bắn vào những phụ nữ, trẻ em và tù nhân chiến
tranh”, hơn 80% người trả lời rất tích cực, vượt quá
những sự kỳ vọng của chúng ta (1)...
Dr.
Phan Văn Song :
Thử có một cái nhìn lương thiện về chế độ Đệ nhứt Cộng hòa
Tôi trưởng thành trong chế độ Ngô Đình Diệm, bước vào cửa
Trung học khi đất nước vừa bị chia hai, bước vào cửa Đại học
năm 1961. Nói tóm lại tôi thành tài trong không khí lập quốc
của Thủ Tướng rồi Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Nói theo kiểu của
Pháp tôi thuộc thế hệ Ngô Đình Diệm (Génération NĐD). Tôi cũng
được mặc sơ mi trắng quần xanh đầu đội bê rê Thanh Niên Công
Hòa đi diễn hành ngày 26 tháng 10, tôi cũng được đi học quân
sự học đường, biết đi ordre serré, biết bắt súng chào, năm đệ
tam chào súng MAS 36 theo kiểu tây, năm đệ nhi chào GARANT M1
theo kiểu Mỹ, năm đầu đếm Ọt Đơ, năm sau đếm Một Hai Ba Bốn.
Ls. Trần Thanh Hiệp :
Trên bước đường đi tìm dân chủ cho Việt Nam
Tư tưởng dân chủ đã xuất hiện trên đất nước Việt Nam
từ xa xưa. Nhưng cân nhấn mạnh rằng trải qua mấy ngân năm
lịch sử, chưa bao giờ Việt Nam đã là một nước dân chủ theo
đúng nghĩa hiện đại của từ này. Chưa kể rằng từ giữa thế kỷ
trước cho đến nay, dân chủ lại đã là nguyên do gây nên nội
chiến trong khổ đau, tang tóc cho cả dân tộc...
Bùi
Tín :
Trận chiến cuối cùng của ông Đại Tướng
Tướng Giáp nay đã hơn 96 tuổi. Ông tướng
này, sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, vừa mở một trận chiến cuối cùng
trong đời ông.
Trận chiến này khá lý
thú. Nó liên quan đến một thời sự nóng bỏng: việc phá Hội Trường Ba
Ðình để xây dựng trên nền cũ một trụ sở Quốc Hội mới.
Việc xây dựng này liên quan đến di tích lịch sử Hoàng Thành Thăng
Long cổ được phát hiện từ cuối năm 2002.
Dr. Nguyễn Học Tập :
Dân chủ đa nguyên Đối lập hiến định trong làn mức và để xây
dựng
Trong bài ĐA ĐẢNG VÀ CHÍNH ĐẢNG ĐỐI LẬP CỘNG HOÀ LIÊN BANG
ĐỨC, viết không lâu trước đây, chúng tôi đã có dịp đề cập đến
định chế đa đảng và thành phần thiểu số đối lập được Hiến Pháp
1949 dành cho " thực quyền kiểm soát, định hướng, cắt tỉa,
hảm thắng " những cách hành xử quá lố, vi hiến, phản nhân
bản và dân chủ của giới đa số đương quyền trong Quốc Hội, cũng
như nơi Chính Quyền.
Dr. Nguyễn Học Tập :
Quốc hội lưỡng viện
Cộng hòa Liên bang Đức - tiến trình lập pháp (1)
Tiến trình thông thường để một điều khoản luật pháp được
thành hình và có giá trị là dự án luật phải được
- cả Hạ Viện Liên Bang ( Bundestag) và Thượng
Viện Liên Bang ( Bundesrat ) chấp thuận, " chuẩn y
",
- kế đến phải được Tổng Thống Liên Bang (
Bundespraesident), ban hành với các chữ ký của Thủ Tướng,
một hay nhiều Bộ Trưởng liên hệ
Dr.
Nguyễn Học Tập :
Quốc hội lưỡng viện Nội quy và tổ chức nội bộ
Quốc Hội Lưỡng Viện, mỗi Viện được thành lập qua các cuộc bầu
cử hay được chỉ định tùy theo mỗi Viện và tùy theo cấu trúc
Quốc Gia Đơn Thuần hay Liên Bang.

Bùi
Tín:
MAO với
VIỆT NAM (Đọc
: Những điều chưa biết về Mao
của JUNG CHANG & JON HALLIDAY)
1-.Mao là một nhân vật không xa lạ gì với người Việt nam chúng
ta. Đảng viên đảng cộng sản, cán bộ nhà nước, học sinh, sinh
viên, già trẻ lớn bé đều nhiều lần nghe nói về ''Chủ tịch Mao
Trạch Động'', ''đồng chí Mao Trạch Đông'', ''lãnh tụ Mao Trạch
Đông'', ''cụ Mao'',''bác Mao'', ''ông Mao'', hay cả '' Mao Chủ
Xí '', '' Meo xếng xáng '', ''Mao Xế Tủng ''...với những mức
độ tình cảm khác nhau.
|