.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

 TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TỦ SÁCH

Tô Hải: Hồi ký của một thằng hèn

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 CHÍNH LUẬN

Sách lược và ý đồ của Trung quốc (5)

  • PSN 11.6.2011 | Ph. D. Iris Vinh Hayes

Cuối năm 2004 tôi có đề xuất một dự án chiến lược dưới tựa đề, Lộ Đồ Hình Thành & Kiến Tạo Một Liên Bang Đông Nam Á Châu. Dự án này thực ra là một đối sách dài hạn để chống lại ý đồ của Trung Quốc. Tuy là nó được soạn thảo và trình bày với mục đích chính là để thuyết phục giới chức Hoa Kỳ nhưng nội dung của nó, theo chủ quan của tôi, thì lại càng nên được lưu ý bởi nhân dân và chính quyền Việt Nam. Tôi sẽ cố gắng trích dẫn một số đoạn trong dự án để mọi người tham cứu. Hy vọng là có sự bổ ích.

 

Bài sẽ đăng thành nhiều kỳ. Đây là trích dẫn nguyên văn - đoạn 5 (trang 56 - 60)

5.

Những Thử Thách Mà Việt Nam Phải Đối Mặt

Chủ trương “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa” của tập đoàn Lê Duẫn trong giai đoạn 1975-1987 đã làm cho cạn kiệt sinh lực của dân tộc Việt Nam và tiềm năng của quốc gia Việt Nam. Những chính sách như (a) ép dân đi vùng những kinh tế mới và biến vùng kinh tế mới thành trại giam; (b) cầm tù và đày đọa lâu ngày hàng trăm ngàn quân nhân công chức của VNCH trong những trại học tập cải tạo và công trường; (c) đẩy hàng triệu thanh niên thanh nữ chưa kịp trưởng thành, đa số là con trai con gái của những quân nhân công chức VNCH, vào lực lượng thanh niên xung phong để làm phu tải đạn và làm bia đỡ đạn; (d) lập kháng chiến giả để gài bẫy và tiêu diệt thành phần chống đối, đa số là dân chúng miền nam; (e) lợi dụng Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam rồi hất chân thành phần thứ ba và thanh trừng hầu hết những tướng lãnh, cán bộ và đảng viên cao cấp gốc miền nam; (f) áp dụng thuế siêu ngạch, đổi tiền mới, ép gia nhập hợp tác xã, đánh tư sản để tiếm đoạt tài sản và bần cùn hóa miền nam; (g) thư hùng vũ lực với Trung Cộng; (h) chiến tranh càn quét lực lượng Polpot tại Campuchia; (i) và những chính sách “rất cộng sản” khác . . . cộng với những đợt sóng người bỏ nước ra đi lên đến con số triệu đã đưa đến những hậu quả kinh tế, chính trị, ngoại giao vô cùng thảm hại. Rồi sau năm 1987, kéo dài cho đến nay, Việt Nam đã bám vào cái phao “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” để đổi mới. Kinh tế thị trường thực sự có vực dậy nền kinh tế Việt Nam nhưng định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo ra môi trường phát sinh và nuôi dưỡng không biết bao nhiêu tệ trạng đang làm băng hoại con người và đất nước Việt Nam. Và, Việt Nam đang phải đối diện với những thử thách lớn.

 

Hiểm Họa Cơ Chế - Sau 30 năm thống nhất được lãnh thổ và tái thiết, với sự tiếp máu tài chính đáng kể của khối người Việt tại hải ngoại và sự trợ giúp của quốc tế, tuy bộ mặt kinh tế có sáng sủa hơn nhưng khi đem thành quả của Việt Nam đặt cạnh thành quả của những nước khác để so sánh Việt Nam vẫn là một trong số những quốc gia nghèo nhất trên thế giới lại phát sinh nhiều tệ trạng hơn, nhiều bất công hơn, nhiều áp bức hơn trước kia. Đánh giá thành quả của Việt Nam một cách tổng quát, câu hỏi đúng không phải là Việt Nam có tiến bộ hay không, nhất là khi so với thời điểm tệ hại 1987, nhưng là Việt Nam có tiến bộ với tốc độ đáng kể hay không. “Tụt hậu” so với những quốc gia khác, nhất là so với những quốc gia trong vùng, là một hiểm họa lớn trong thiên niên kỷ 2001. Có lẽ nhà cầm quyền Việt Nam cũng nhận thức được điều này. Và tuy có cố gắng đổi mới nhiều lần nhưng một guồng máy mà ngay từ đầu đã được “đúc ra” theo mô hình tổ chức của thế giới đỏ với chủ đích đạt hiệu quả chiến tranh thì khó có thể sửa đổi được để đạt hiệu quả “phồn thịnh kinh tế an lạc xã hội” như ý muốn và đạt một nền “hòa bình công chính”[1] thật sự.

 

Càng sửa đổi thì càng chồng chéo, càng lúng túng, càng phát sinh nhiều khe hở cho tệ trạng hoành hành, càng làm khổ những cán bộ tốt và công dân tốt. Cái hy vọng có thể làm trong sạch hóa chính quyền, đơn giản hóa hành chánh, kiện toàn hóa pháp luật, minh bạch hóa ngân sách, hiệu quả hóa cơ chế đầu tư để nâng khả năng cạnh tranh kinh tế của đất nước trong khi vẫn cố từ chối dân chủ hóa đất nước và tiếp tục bịt mắt người dân là một hy vọng không bao giờ biến thành sự thật.

 

Nói một cách khác, những nỗ lực cải tổ của Việt Nam là những nỗ lực nửa vời và bấp bênh khó dẫn đến kết quả xứng đáng, trừ khi chấp nhận dân chủ hóa thật sự và chấp nhận thay đổi tận gốc rễ. Nhưng thay đổi tận gốc rễ cũng có nghĩa là đe dọa tận gốc rễ cơ chế đang hiện hữu và đe dọa trực tiếp tới quyền lực, quyền lợi và mạng sống của những người đang cầm quyền hiện nay.

 

Hiểm Họa Hữu Nghị Với Bắc Phương - Trung Cộng là một đe dọa cực kỳ lớn đối với Việt Nam, một đe dọa trường kỳ và ngay trước mắt. Tên đàn anh phương Bắc khổng lồ đầy tham vọng bá quyền này tuy “miệng nói, tay bắt, mặt mừng hữu nghị” nhưng lại không ngừng thực hiện chính sách “lũng đoạn chính trị, đánh phá kinh tế, thôn tính văn hóa và lấn chiếm lãnh thổ” của Việt Nam. Việt Nam đã là nạn nhân, đang là nạn nhân và sẽ tiếp tục là nạn nhân của sách lược thâm độc đó.

 

Lấn Chiếm Lãnh Thổ VN - Năm 1974, Trung Cộng đã dùng vũ lực để cưỡng chiếm Hoàng Sa trong tay của VNCH. Năm 1988 thêm một lần nữa Trung Cộng dùng vũ lực để cưỡng chiếm Johnson Reef, đánh chìm 3 tàu chiến và sát hại 72 nhân mạng. Rồi hiệp ước biên giới ký kết ngày 30 tháng 12 năm 1999 giữa chính quyền Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam với chính quyền Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã làm cho 11,163 km vuông diện tích lãnh hải và gần 4,000 km vuông lãnh địa của Việt Nam mất vào tay Trung Quốc. Đây chỉ là một vài thí dụ trong số những bằng chứng lấn chiếm mới nhất của Trung Quốc. Một sự lấn chiếm bất chấp Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ký kết năm 1982 xác định biên giới lãnh hải gồm 12 hải lý (điều khoản 3) và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (điều khoản 55-75) cũng như chủ quyền kinh tế trên bề rộng thềm lục địa của Việt Nam (điều khoản 76-77). Một sự lấn chiếm bất chấp văn thư công bố với cộng đồng quốc tế xác nhận giá trị pháp lý của Công Ước 1887 ký kết giữa Việt Nam [do Pháp đại diện] và Thanh Triều xác định biên giới lãnh hải của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ, chiếm tới 63% diện tích của toàn vịnh chứ không phải chỉ còn lại 53.23% như hiện nay.

 

Lũng Đoạn Nội Bộ VN - Điều lạ là tại sao nhà cầm quyền CHXHCNVN lại có thể gởi một công văn chấp nhận hành động cưỡng chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc năm 1974, trong lúc VNCH đổ máu để ngăn chận? Tại sao nhà cầm quyền CSVN lại có thể lén lút giấu giếm nhân dân Việt Nam dâng cống lãnh thổ và lãnh hải cho Trung Quốc dưới hiệp ước biên giới 1999, bất chấp sự phản đối của một số trí thức, cán bộ, đảng viên yêu nước biết chuyện và của khối người Việt hải ngoại?

 

Câu trả lời không khó. Vào đầu thập niên 1980, trong giai đoạn Đặng Tiểu Bình nắm quyền bính, Trung Cộng đã đào tạo khoảng 4,000 cán bộ tình báo cài vào Việt Nam để chui sâu và trèo cao trong chính quyền Việt Nam và mọi ngõ ngách quan trọng khác [tin tức tình báo với độ khả tín A2]. Những cán bộ tình báo này giống người Việt bản xứ trên mọi mặt chỉ ngoại trừ dòng máu Hán, khối óc phục vụ người Hán và trái tim tự hào với “lộ đồ Hán hóa địa cầu, chiếm lĩnh kinh tế, nhất thống Đại Trung Quốc.”

 

Dựa vào khám phá này, người ta không thể tự hỏi có bao nhiêu cán bộ tình báo Trung Cộng đã được đào tạo từ nhiều thập niên trước đã chui vào Việt Nam trá hình? Có bao nhiêu cán bộ tình báo Trung Cộng trá hình hiện nay đang là cán bộ, đảng viên cao cấp trong chính quyền hoặc trong Chính Trị Bộ để làm lũng đoạn đất nước Việt Nam và để sát hại cán bộ, đảng viên, trí thức yêu nước [là những người] gây bất lợi cho tham vọng của Trung Quốc?

 

Sự kiện cài đặt tình báo chiến lược này của Tàu Cộng gián tiếp trả lời câu hỏi tại sao nhà cầm quyền CSVN có thể chấp nhận dâng cống lãnh thổ cho Trung Quốc phản bội lại dân tộc. Đồng thời sự kiện vạch cho thấy hiểm họa lũng đoạn chính trị mà Trung Quốc đã và đang thực hiện đối với chính quyền Việt Nam. Với lực lượng tình báo Trung Quốc trá hình đã chui quá sâu và trèo quá cao trong guồng máy, Việt Nam có triển vọng sẽ mất vào tay Trung Quốc và mất từ trong mất ra nếu không đủ khả năng nhanh chóng móc vạch và loại trừ những tên Tàu Cộng trá hình đang chui rúc trong hàng ngũ cán bộ đảng viên cao cấp của chính quyền Việt Nam.

 

Không ngạc nhiên lắm khi thấy nhà cầm quyền CSVN, sau lưng là những cán bộ tình báo Trung Cộng trá hình cán bộ đảng viên cao cấp Việt Nam, đã mở rộng cửa khẩu biên giới và để cho dân Tàu Cộng tự do đi vào Việt Nam không giới hạn số lượng. Và tháng 10 năm 2003 Trung Quốc chính thức lên tiếng cho phép [tức khuyến khích] dân Tàu tự do du lịch Đông Dương. Một biến động quân sự bất ngờ sẽ đặt Việt Nam vào tình trạng bất lợi với sự có mặt và luôn luôn có mặt của vài trăm ngàn du khách Tàu Cộng trên lãnh thổ chưa nói tới số dân Hoa Kiều sống nhiều năm tại Việt Nam đã bị móc nối.

 

Và, rút ra từ kinh nghiệm lịch sử, Trung Quốc luôn luôn đánh đối thủ một cách bất ngờ, chiến thuật “tiên hạ thủ vi cường” trong khi hai chữ hữu nghị vẫn thắm thiết trên đầu môi và đối thủ vẫn còn váng vất men rượu chúc tụng “tình lân bang môi hở răng lạnh.”

 

Chưa hết, từ đầu thập niên 1990 cho đến nay, một loạt công trình đã hoặc đang xúc tiến nhanh chóng với sự trợ giúp hoặc đích thân đảm trách của lực lượng chuyên viên Trung Cộng. Sau chuyến đi Bắc Kinh của Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu trở về nước ngày 1/3/1999, tốc độ và bản chất chiến lược của những công trình được chọn lựa để thực hiện trước và thực hiện một cách hối hả tại Việt Nam dưới sự giám sát liên tục của chuyên viên và cấp chóp bu Trung Quốc càng cho thấy rõ rệt ý đồ quân sự và dã tâm của Trung Cộng.

 

Thí dụ như (a) 2.3 triệu quả mìn cài đặt dọc biên giới được tháo gỡ từ 1994 và hoàn tất vào cuối năm 1999; (b) một xa lộ Trường Sơn dài 1,600 cây số nối liền Nam-Bắc được vội vã kiến tạo cộng với những pháo đài, những bãi đáp phi cơ, những … ăn thông qua Đông Miên . . . tất cả thiết trí dọc theo trục lộ này; (c) 5 cầu rộng vượt sông Hồng tại Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Tuy, Thượng Cát, Từ Liêm cộng với 3 cây cầu đã có sẵn; (d) một Xa Lộ Xuyên Á chạy từ Đà Nẵng đi ngang qua Lào, Thái Lan, cho đến tận Miến Điện, một hành lang đông tây nối liền bờ biển Thái Bình Dương với bờ biển Ấn Độ Dương; (e) một mạng lưới cầu đường gồm các trục lộ 21, 15, 71, 14, 1A với 63 tuyến đường ngang được nối vào xa lộ Trường Sơn và xa lộ Xuyên Á cộng vài chục trục lộ đông-tây quan trọng gắn liền vào mạng lưới cầu đường của Lào và Miên cộng một trục đường xe lửa trên nối tới Vân Nam và Quảng Tây dưới nối tới Thái Lan và chạy tới Mã Lai; (f) cảng Vũng Áng ở Hà Tỉnh, cảng Chân Mây ở miền Trung, nhiều điểm và nhiều đường tiếp vận nhiên liệu, nhiều phi trường. Tất cả những công trình chiến lược này, sau khi hoàn tất, đúng là sẽ giúp phát triển kinh tế của các quốc gia nhưng một mặt khác cũng có thể giúp cho Trung Cộng ồ ạt đưa quân xuống uy hiếp các nước Đông Nam Á với một tốc độ thật nhanh.

 

Dưới hiệp ước “Hợp Tác Kinh Tế và Quân Sự” đã được ký kết từ cuối năm 1999, sẽ không ngạc nhiên lắm khi có một ngày chính quyền Việt Nam lên tiếng yêu cầu Trung Quốc đem quân chiếm đóng lãnh thổ Việt Nam với danh nghĩa giúp đỡ chư hầu. Và cái viễn ảnh đó đang hiện lên càng ngày càng rõ. Cuộc gặp gỡ giữa Nông Đức Mạnh với Hồ Cẩm Đào tại Bắc Kinh kéo dài từ 4/7/2004 cho tới 4/11/2004 vừa qua đã đưa Việt Nam từ chỗ chỉ “hợp tác kinh tế và quân sự” với Trung Quốc đến chỗ “Láng Giềng Hữu Nghị, Hợp Tác Toàn Diện, Ổn Định Lâu Dài, Tiến Tới Tương Lai.” Theo đà đó thì từ chỗ “hợp tác toàn diện” đến chỗ “hợp lại toàn diện” chỉ còn cách nhau khoảng . . . một tờ giấy mỏng.

 

Thôn Tính Văn Hóa VN - Văn hóa phẩm Tàu tràn ngập thị trường Việt Nam. Chế độ kiểm duyệt thiếu thiện cảm và thiện chí (a) đối với sản phẩm nghệ thuật và khoa học kỹ thuật của người Việt hải ngoại; (b) đối với sản phẩm nghệ thuật và khoa học kỹ thuật của miền nam trước 1975; (c) đối với sản phẩm nghệ thuật và khoa học kỹ thuật của khối tự do; (d) đối với sản phẩm nghệ thuật và khoa học kỹ thuật được đánh giá là “có mùi chủ nghĩa xét lại” hoặc “chưa thích hợp với đường lối của nhà nước hiện nay” hoặc . . . “chưa bôi trơn.”

 

Đồng thời những sản phẩm nghệ thuật và khoa học kỹ thuật được phép in ấn tại Việt Nam thì lại (a) quá ít ỏi trong số lượng; (b) thiên về giáo điều; (c) kém tính sáng tạo nghệ thuật hoặc nhẹ trình độ khoa học kỹ thuật; (d) phần lớn là sản phẩm vụn vặt, hoặc bình dân, hoặc sản phẩm Tàu xưa và nay . . . đã vô hình trung làm cho văn hóa Việt nghèo nàn đi hơn nhiều và giúp cho văn hóa Tàu tung hoành trên đất Việt.

 

Ăn món Tàu, coi phim Tàu, mặc đồ Tàu, nói tiếng Tàu, kể chuyện Tàu, bàn binh pháp Tàu, nhớ lịch sử Tàu hơn lịch sử Việt, học võ Tàu, tập tánh khí quân tử Tàu, tôn vinh danh nhân Tàu, chấp nhận những xuyên tạc lịch sử của Tàu, nhận tiên sư Tàu làm thầy khai hóa dân Việt, coi lịch Tàu, giữ tập tục Tàu, thờ thần linh Tàu . . . những thể hiện này nhìn thấy trên đất Việt ở một tầm độ sâu rộng trong xã hội Việt nếu không gọi là đang bị thôn tính văn hóa thì nên gọi là cái chi?

 

Đã vậy, trong chuyến viếng thăm Hà Nội vào ngày 27/2/2002 Giang Trạch Dân ra lệnh cho Nông Đức Mạnh và Trần Đức Lương phải sửa đổi sách giáo khoa để cho tuổi trẻ Việt Nam “không còn tình cảm thù địch với Bắc Kinh.” Chỉ trong vòng hai tháng sau đó, ngày 17/4/2002, là nhà nước Việt Nam đã hối hả tuyên dương 45 người Hoa tại TP HCM. Thế là Việt Nam lại có những thần tượng Tàu cho cộng đồng noi theo. Rồi Trung Quốc lại có lòng tốt cấp tiền cho xây thêm trung tâm văn hóa hữu nghị Việt-Trung tại Hà Nội.

 

Chưa hết, nhìn xa hơn nữa, chính sách kế hoạch hóa gia đình và quan niệm “nam giữ nữ bóp mũi” của dân Tàu đã làm cho dân số Trung Quốc dư thừa trên 28 triệu người đàn ông trong lứa tuổi đòi hỏi sinh lý, từ 15 cho đến 64, so với dân số đàn bà cùng lứa. Lực lượng “nóng lòng kiếm vợ” này hâm hở tràn vào Việt Nam qua con đường du lịch để giải quyết sinh lý và cấy giống Tàu trên đất Việt. Và với tình trạng (a) đua đòi vật chất đến bằng lòng bán thân như hiện nay đang xảy ra trong nước, (b) thâm nhiễm văn hóa Tàu đến độ ngỡ là của mình và (c) những giá trị truyền thống của dân tộc đang biến mất dần . . . bị Tàu hóa hoàn toàn không phải là điều không thể xảy ra.

 

Biết đâu được có một ngày nào đó không xa Việt Nam tự động biến thành một tỉnh của Trung Quốc, khi mà một phần lớn dân số Việt Nam mang 50% Tàu trong máu và 100% Tàu trong đầu.

 

Đánh Phá Kinh Tế VN - Nông dân và doanh gia Việt Nam biết rõ hơn ai hết, và có thể biết rõ hơn cả chính quyền, về hậu quả thảm khốc của những âm mưu đánh phá kinh tế do phía Trung Quốc gây ra. Hết tiêu tới điều, hết bưởi tới thanh long, hết cà phê tới quế, hết thuốc nam tới xoài, hết móng trâu tới mèo, hết ốc bu vàng tới rắn, hết tiền giả tới hàng hóa giả, và còn nhiều thứ nữa. Một đời nông dân Việt Nam có được bao nhiêu thời gian và vốn liếng để trồng lên rồi chặt xuống rồi trồng thứ khác để chặt tiếp? Một đất nước nhỏ như Việt Nam sẽ chịu đựng được bao nhiêu đợt tàn phá môi trường sinh thái do Trung Quốc cố tình gây ra? Một thị trường còn mỏng manh như Việt Nam sẽ chịu đựng được bao nhiêu cơn lũ hàng hóa của Trung Quốc tràn xuống? Đó là chưa nói tới ma dược, độc dược và vi rút được Trung Quốc sử dụng để thử nghiệm hoặc để thực hiện chiến lược “làm tiêu hao tiềm năng” của Việt Nam.

 

Ngưng Trích Dẫn Đoạn 5

Xem tiếp...

 

Ghi Chú:

[1] Hòa bình thực sự chỉ hiện hữu khi vắng bóng chiến tranh bộc phát với bên ngoài và vắng bóng chiến tranh ngấm ngầm từ bên trong giữa những thành phần xã hội. Công chính thực sự chỉ hiện hữu khi cơ chế chính quyền không thiên vị và làm lợi quá đáng cho riêng một thành phần nào của xã hội, nói một cách khác là không tạo dựng nên những giai cấp được đặc quyền nạo hút máu mở của dân và ăn cắp tài sản của nước một cách hợp pháp hay không hợp pháp.

 

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ


 

LÊN TRÊN= |   GỬI BÀI  |   LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.