.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Em không phải là tạo sinh, mà chỉ là biểu hiện (Nhất Hạnh)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

n Học

Diễn Đàn

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

Giữ thân cho mẹ - Giữ nước cho cha

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 

  Văn Minh - Văn Hóa - Sử | Trang 2 | 1


bo_thi_rong_khap_2PSN 14.2.2015 | Đặng Công Hanh: Hạnh bố thí và bản ngã “Đồng tiền bát gạo mang ra / Rằng đây cần kiệm gọi là làm duyên" (Nguyễn Trãi). Chúng ta ai cũng được nghe biết câu ca thơ trong bài “Gia huấn ca” từ ngày còn cắp sách đến trường hay trong các buổi cơm gia đình với lời nhắn nhủ của cha mẹ từ ấu thơ. Đâu có gì khó hiểu lắm đối với trí óc bình thường, nhưng chính là vì quá bình thường như thế cho nên nó không đủ khả năng bức con người ra khỏi những trói buộc của vị kỷ, mà từ lâu nay đã làm quen với hương vị ngọt ngào của ngũ dục và hơn thế nữa xem đó là giá trị của đời sống...

 


 

PSN 14.2.2015 | Thích Giác Nguyên: Ngày Tình Yêu (Valentine’s Day) nhìn từ góc độ Phật giáo Theo phong tục Tây phương, hàng năm vào ngày 14 tháng 2 DL là ngày Tình Yêu (Valentine’s Day). Dựa vào truyền thuyết của La Mã cho rằng Valentine là tên của một vị giám mục Ki-tô giáo tử vì đạo, được phong thánh vào cuối thế kỷ thứ ba, Tây lịch, dưới thời cai trị của Hoàng đế Claudius II (214-270). Lúc đó, La Mã đang trong thời kỳ chiến tranh. Hoàng đế ra lệnh tổng động viên mọi nguồn nhân lực vào cuộc chiến, cấm những thanh niên nam nữ yêu nhau hoặc kết hôn, vì để họ làm như thế có sự ràng buộc tình cảm sẽ làm nhụt ý chí chiến đấu. Nhưng họ bất chấp lệnh cấm, các đôi trai gái vẫn yêu nhau và tiến đến hôn nhân...

 



PSN 18.1.2015 | K. Sri Dhammananda: Phật giáo bù đắp khiếm khuyết khoa học Phật giáo rất gần gũi với tinh thần khoa học, nhưng sẽ không đúng nếu cho rằng Phật giáo thì ngang hàng với khoa học. Sự thật rằng các ứng dụng thực tiển của khoa học có khả năng làm cho đời sống con người tiện nghi hơn và hưởng thụ hơn những điều trước đây chưa từng có. Khoa học đã làm cho con người bơi giỏi hơn cá, bay cao hơn chim và đi bộ trên mặt trăng. Tuy nhiên, phạm vi kiến thức chấp nhận trí tuệ khoa học ước lệ thì còn hạn chế trong các chứng minh thực tế. Và chân lý khoa học chịu sự biến đổi liên tục. Khoa học không thể giúp con người chế ngự tâm mình và cũng không đưa đến sự kiểm soát đạo đức và mục đích của cuộc sống. Mặc dù, khoa học có những sự kỳ diệu của nó, nhưng khoa học vẫn có nhiều mặt hạn chế mà ở đó Phật giáo đã vượt qua...

 


 

PSN 18.1.2015 | Hoàng Hồng Minh: Điều khác giữa người Hoa và người Việt Nếu bạn gặp ai lần đầu ở xứ lạ, mà người đó bảo bạn rằng bạn là người Việt, không phải là người Hoa, thế mà thực sự đúng là như vậy, thì người đó quá là tài! Có những người như thế thật, người xứ tây hẳn hoi, nhưng chính tôi cũng không dám chắc mình đủ tinh anh được đến như thế...
 



PSN 10.1.2015 | Đặng Công Hanh: Phật giáo và đời sống tâm linh Trong thế giới con người, chúng ta sống tràn ngập trong vọng tưởng và điên đảo. Vọng tưởng là do mê lầm. Do đó vọng tưởng là bị dính mắc vào sự vật, dính mắc vào sự phân chia và cái biết. Chúng ta không thể ở mãi trong cảnh giới tuyệt đối, hay cái Nhất thể, cái Phật tính, mà cũng không thể cứ dính mắc vào thế giới hiện tượng. Chúng ta phải thấy cho được đồng thời cả hai cái tương đối và tuyệt đối và hoạt dụng tự do trong đồng thời cả hai thế giới đó. Đây là sự giải thoát...
 



imagePSN 23.12.2014 | Võ Văn Lân: Thánh Duyên quốc tự Mỗi lần về quê, ngang qua Đá Bạc nhìn sang bên kia phá Cầu Hai tôi lại ước ao có dịp được đến thăm ngôi chùa nằm xa tít ngoài khơi mà mới chỉ nghe nói đến trên sách báo, không hiểu sao tôi cứ nghĩ ẩn chứa điều gì đó như là một huyền thoại! Ngôi chùa Thánh Duyên, dân gian thường gọi chùa Túy Vân hay Túy Hoa ẩn mình trên ngọn Túy Vân, một nhánh của Hải Vân sơn, ba mặt bao bọc bởi đầm nước lợ Cầu Hai gần cửa biển Tư Hiền (trước gọi Tư Dung) một mặt trông ra biển Đông. Trước đây Thánh Duyên xa xôi cách trở, từ Huế muốn đến phải xuống cửa Thuận An men bãi biển quãng đường hơn 20 cây số; hoặc theo Quốc lộ 1 đến Đá Bạc lên đò máy qua đầm Cầu Hai đến núi Túy Vân mất cả tiếng đồng hồ...

 


 

PSN 23.12.2014 | Trần Phỏng Diều: NeakTa (ông Tà) với người Khmer NeakTa là vị thần có vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long. Trong tâm thức người dân, đây là vị thần gắn liền với sinh hoạt của cộng đồng nên NeakTa vừa là một hình ảnh gần gũi, vừa là vị thần có quyền uy tối thượng khiến cho những kẻ làm ác phải kiêng dè. Về hình tượng NeakTa, đồng bào Khmer cho rằng: “NeakTa là một vị nam thần đứng tuổi, có trách nhiệm bảo hộ con người và đất đai trong một khu vực (tương tự như loại tín ngưỡng Thành hoàng của người Kinh)...

 



PSN 1.11.2014 | Nguyễn Thị Bích Hải: Phật giáo Việt Nam - con đường đồng hành cùng dân tộc Dân tộc Việt, với cơ tầng văn hóa Đông Nam Á, với nỗi khổ đau của một dân tộc bị nô dịch bởi đế chế phương Bắc hùng mạnh, đã tiếp nhận Phật giáo một cách tự nhiên và hoan hỷ bởi Phật giáo là một tôn giáo từ bi và chủ trương bình đẳng vị tha. Cư dân Việt đã tiếp nhận Phật giáo như tiếp nhận một tấm lòng tri âm bởi tôn giáo ấy dũng cảm nhận thức nguyên nhân nỗi khổ và có trí tuệ để tìm cách diệt khổ. Tôn giáo ấy cũng giúp cư dân Việt ngộ ra lẽ vô thường để xác tín rằng ách nô dịch kia không phải là vĩnh cửu, rằng tình thương, với sự đoàn kết cộng đồng, với sự nỗ lực của tự thân dân tộc, có ngày chúng ta sẽ giành lại quyền tự chủ, diệt được nỗi khổ bị nô dịch kia...

 



PSN 15.10.2014 | Trần Phong Diều: Vài nét về tính cách người Nam bộ Nói đến tính cách người Nam Bộ, ở đây chúng ta muốn tim hiểu những nét riêng trong cử chỉ, tính cách của người Nam Bộ được thề hiện qua các mối quan hệ trong xã hội. Thực ra người Nam Bộ cũng là một bộ phận cấu thành của dân tộc Việt Nam, cho nên họ cũng có những nét chung nhất định với người Bắc Bộ. Nhưng do điều kiện địa lý, lịch sử và văn hóa khác nhau của từng vùng miền mà tính cách của con người cũng khác nhau...

 



PSN 12.10.2014 | Góp nhặt: Nghệ thuật xử thế Cách giải quyết tranh cãi tốt nhất là đừng để nó xảy ra Đức Phật dạy: “Oán không bao giờ diệt được oán, chỉ có tình thương yêu mới diệt được oán”. Tranh cãi không giải quyết được bất hòa, chỉ có lòng khoan dung và thiện chí nhìn nhận sự việc bằng quan điểm của đối phương mới hòa giải được...

 



PSN 12.10.2014 | NNQuang: Động nghìn Phật Deccan Đây có thể coi là một trong những di sản lớn nhất về đạo Phật còn lưu giữ được đến ngày nay. Nằm ẩn mình trong khu rừng rậm hoang vu của cao nguyên Deccan (Ấn Độ), hang động Ajanta đã bị lãng quên trong một thời gian dài. Vào năm 1819, một nhóm người Anh đi săn cọp trong khu vực này đã tình cờ phát hiện hệ thống hang động Ajanta. Hang động Ajanta là di tích quý giá của thời kỳ hưng thịnh của Phật giáo tại Ấn Độ.
 



PSN 11.10.2014 | Tâm Triều: Cà phê Sài Gòn xưa Hồi xửa hồi xưa … có một Sài gòn người ta gọi cà phê là “cà phe”, đi uống cà phê là đi uống “cà phe” với giọng điệu rất là ngộ nghĩnh. Tiếng Tây gọi cà phê là Café, tiếng Anh là Coffee nhưng mấy xì thẩu Chợ Lớn thì gọi là “cá phé”. Vậy thì café, coffee, cà phê, cà phe hay là cá phé muốn gọi sao gọi nhưng ai cũng hiểu đó là món thức uống màu đen có hương vị thơm ngon, uống vào có thể tỉnh người nếu uống quá đậm có thể thức ba ngày không nhắm mắt…
 



PSN 1.10.2014 | Đặng Công Hanh: Áng mây chiều Từ thuở nào, cuộc sống tự nó vẫn đầy rẫy những biến động, con người thường phải đối mặt với những điều bí ẩn và khát vọng chân lý vẫn cứ là khát vọng muôn đời. Bởi lẽ, thực thể của vạn hữu và nhân sinh thường là cái gì đó quá lớn lao đối với tri thức, vượt qua khả năng tri nhận của con người. Do đó việc giải minh về nguồn gốc của các bí ẩn như thế là một cuộc truy tìm vĩnh cửu, dẫu cho đến tận hôm nay, dấu tích của những truy tìm đó đều chỉ tập trung quanh giả thiết về nguyên nhân đầu tiên...
 



PSN 4.09.2014 | Nguyễn Duy Nhiên: Sự tĩnh lặng của một người Chúng ta có thể đi khắp mọi nơi và làm đủ hết mọi chuyện, nhưng những hạnh phúc sâu xa nhất của ta không hề phát xuất từ việc đi thu thập những kinh nghiệm mới lạ. Hạnh phúc chỉ thật sự có mặt khi ta biết buông bỏ những gì không cần thiết, và ý thức rằng ta lúc nào cũng đang an ổn trong ngôi nhà của mình. Hạnh phúc chân thật có lẽ không xa xôi, nhưng nó đòi hỏi ta phải có một cái nhìn mới, như là nơi nào hạnh phúc đang có mặt..

 



a0379430-2c07-4ace-b1f9-29a33b189e40.jpgPSN - 2.09.2014 | Thích Nhất Hạnh: Hiệu lực cầu nguyện: 3. Vai trò của cầu nguyện trong y khoa Ba mục đích thông thường của sự cầu nguyện mà chúng ta đã nói đến trên đây, trước hết là sức khỏe; thứ hai là sự thành công, sự hanh thông hoặc sự phồn thịnh; và thứ ba là cái liên hệ giữa người với người. Chúng ta thường cầu cho cái liên hệ giữa ta và người ta thương được tốt đẹp hơn, để ta có thể nói chuyện với người đó, để ta có thể có hạnh phúc với người đó, và quan trọng hơn hết là để cả ta lẫn người đó không vì phiền não mà sinh bệnh hoạn...
 



PSN - 20.08.2014 | Thích Nhất Hạnh: Hiệu lực cầu nguyện: 2. Đối tượng hiện hữu trong Cơ-đốc giáo cũng như trong đạo Bụt, chúng ta biết rằng đối tượng mà chúng ta cầu nguyện đang nằm ở trong ta chứ không phải ở ngoài ta. Bụt nằm ngay trong trái tim của ta, mà Thượng đế cũng nằm trong trái tim của ta. Nghĩ rằng Bụt và Thượng đế ở ngoài ta là một sự sai lầm, không phải chỉ sai với giáo lý đạo Bụt, mà còn sai với Kinh Thánh của đạo Cơ-đốc nữa...

 


 

PSN - 14.08.2014 | Thích Nhất Hạnh: Hiệu lực cầu nguyện: 1. Đối tượng siêu hình Có một em bé người Mỹ hồi còn sáu tuổi, một hôm ra sân chơi với con chuột trắng của mình, con chuột mà em thích nhất. Không biết em chơi với con chuột ra sao mà con chuột chui vào một cái lỗ, rồi đi thẳng xuống đất mà không trở lên nữa! Buồn quá trời đất, em bé quỳ xuống, khẩn cầu Chúa để Chúa đem con chuột lên cho em. Ngoài má em ra thì con chuột đó là kẻ thân với em nhất, là người bạn số một trong thiên đường tuổi thơ của em. Không có con chuột đó thì em buồn khổ vô cùng, em không muốn sống nữa...

 



PSN 16.08.2014 | Trần Văn Khê: Tâm sự cây đàn Tỳ Bà Việt Nam Cùng chung một số phận với Chị đàn Tranh, mà Chị càng ngày càng được muôn người ưa chuộng, bao nhiêu thiếu nữ xinh đẹp khắp ba miền Bắc Trung Nam nâng niu, chăm sóc, ôm trong tay, để trên đùi, còn tôi chỉ được một số ít nhạc sĩ miền Trung chiếu cố, toàn là những nhạc sư lớn tuổi của dàn Nhã nhạc cung đình ngày xưa còn sống, hay những thầy dạy đàn Tỳ bà, các cụ trang nghiêm có mặt trong dàn ngũ tuyệt của ca Huế. Còn tại miền Bắc, miền Nam ngày nay số người biết sử dụng tôi theo phong cách truyền thống Việt Nam, chắc chỉ đếm được trên đầu ngón tay...
 



muc_kien_lien_264276182PSN 8.08.2014 | Chân Minh: Sự tích lễ Vu Lan Mỗi năm đến Rằm tháng Bảy không riêng gì người con Phật mà hầu như mọi người đều thiết lễ hội Vu Lan tức Ullambana để báo đền ân đức dưỡng dục sinh thành của đấng song thân. Nói tới lễ hội Vu Lan là nói tới bản hạnh hiếu để của Tôn giả Mục Kiền Liên. Ngài là nhân vật có thật trong lịch sử sinh cùng thời với Đức Phật Shākyamuni. Tên thật của ngài là Kolitha Moggallana...

 


 

PSN 8.08.2014 | Trịnh Thanh Thủy: Tháng bảy ngát mùa hoa yêu thương Tháng bảy mùa Vu Lan về, mùa của hiếu hạnh, của sum họp, của yêu thương. Mùa của mưa Ngâu rải hạt cho hoa Ngâu nở. Cho lũ quạ bắc cầu Ô Thước rủ Ngưu Lang, Chức Nữ về liếc mắt, trao tình, kể lể chuyện khăn yếm trắc trở, sụt sùi giọt vắn, giọt dài. Mùa của tưởng nhớ ông bà, cha mẹ, tổ tiên. Mùa của ban phát yêu thương cho những người phạm tội, cho cả cõi dương và cõi âm, cho oan hồn uổng tử bay về trần gian ăn cỗ...

 



PSN 4.08.2014 | N.H.M: Tìm lại con đường tơ lụa trên Biển Đông “…Bão táp thật dữ dội ngoài biển khơi, thiếu chút nữa thì thương thuyền của chúng tôi bị gẫy đổ cả cột buồm. Thời tiết đã tiếp tục xấu như thế trong nhiều ngày. Vậy mà khi đang thận trọng dẫn tàu vào eo biển, chúng tôi chợt nhận ra 6 chiếc thuyền nhỏ của người Việt Nam đang giương hết mọi cánh buồm tiến thẳng tới trước… Tôi nghĩ mấy người Việt đó đang lèo lái những con thuyền bé nhỏ mà cách thức để vượt sóng lượn gió thật là tài tình. Tài ba của họ không thua kém bất cứ một thủy thủ đoàn hạng nhất nào của toàn khu vực Âu châu...

 



PSN 2.08.2014 | Kinh Báo Ân Cha Mẹ: Phật dạy 10 ân đức cha mẹ A-nan! Ân đức cha mẹ có mười điều sau đây: Một là ân thai mang giữ gìn: Vì sự nghiệp lực nhân duyên, nên nay ký thác thai mẹ. Lâu ngày khổ sở, chín tháng cưu mang, nặng nhọc như đội núi, đi đứng sợ gió mưa, quần áo không sửa soạn, trang điểm còn kể chi...
 


 

PSN 2.08.2014 | Khuyết danh: Những điều vô giá Mẹ à, mẹ có nghĩ con sẽ rời bỏ mẹ? Mẹ có muốn thế không? Chắc chắn là không, nếu con là mẹ, con sẽ không để đứa con của mình bỏ đi. Con muốn kể cho mẹ một câu chuyện con từng nghe, nó rất ý nghĩa: "Có người mẹ đang bận rộn nấu bữa tối trong bếp, bất ngờ cậu con trai bé bỏng chạy ùa vào, và đưa cho mẹ một mẩu giấy nhỏ. Sau khi lau tay vào chiếc tạp dề, người mẹ mở tờ giấy ra và đọc: ...
 



Albert Camus 400x378PSN 16.7.2014 | Nguyễn Bảo Hưng: Đọc lại Camus nhà văn nhân bản Albert Camus hẳn không xa lạ đối với độc giả Việt Nam. Có thể nói ông cùng với J P Sartre là hai nhà văn đương đại Pháp được đọc nhiều hoặc ít ra cũng được nghe nhăc đến nhiều nhất. Nếu như Sartre với nhân vật Roquentin trong cuốn La Nausée được ca tụng là nhà văn của chủ nghĩa hiện sinh, thì tên tuổi Albert Camus, trái lại, được gắn liền với nhân vật Meursault trong cuốn L’Etranger như là nhà văn của triết học phi lý. Có thể nói L’Etranger là tác phẩm được ưa chuộng nhất của Camus và cũng được dịch ra tiếng Việt nhiều nhất...

 



kho-tang-phat-giao-vietnamPSN 29.6.2014 | LÊ MỸ (Thực hiện): “Kho tàng âm nhạc Phật giáo Việt Nam là vật báu của nhân loại” Tôi không ngờ bây giờ có nhiều người quan tâm đến âm nhạc Phật giáo đến thế. Trước kia, số người quan tâm thực sự đến nó rất ít. Năm 1991, tôi đã từng nói chuyện về âm nhạc Phật giáo VN tại Nhạc viện TP.HCM, nhưng hồi đó, những buổi nói chuyện như vậy không làm dấy lên những làn sóng quan tâm sâu hơn. Bây giờ, ngay như chuyện ra đời một ấn phẩm mang tên Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo, tôi cũng thấy điều đó chứng tỏ sự quan tâm, và sự hồi sinh của Phật giáo VN.
 


 

hon-nuocPSN 29.6.2014 | Châu Sa: Hồn nước Chúng tôi cảm thấy phấn khởi vô cung trước những khối óc và trái tim đầy nhiệt huyết của lớp tuổi trẻ trong môi trường kinh tế năng động hiện nay. Với bộ óc thông minh họ thành công dễ dàng về thương mại, tạo nên công ăn việc làm cho nhiều người. Nhưng khi có trái tim nhân ái, hướng thiện, họ còn có thể góp phần tích cực vào việc thay đổi xã hội Việt Nam.
 



Quốc gia duy nhất tính “tổng hạnh phúc quốc dân”PSN 21.6.2014 | Bích Ngọc: Quốc gia duy nhất coi “hạnh phúc của dân” là sự thịnh vượng Đây là quốc gia duy nhất trên thế giới tính toán mức độ thịnh vượng của đất nước dựa trên mức độ hạnh phúc của người dân. Chỉ số GNH (Gross National Happiness = Tổng Hạnh phúc Quốc dân) là một ý tưởng lớn xuất phát từ một quốc gia nhỏ - Bhutan. Khi đến Bhutan, người ta sẽ không thấy nhiều biển hiệu quảng cáo mà thay vào đó là những câu khẩu hiện hẳn sẽ khiến nhiều du khách mỉm cười, chẳng hạn “Cuộc sống là một cuộc hành trình! Hãy lên đường!”, “Hãy để thiên nhiên dẫn đường chỉ lối!” hoặc “Rất xin lỗi nếu có bất cứ sự bất tiện nào!”…
 



PSN 21.6.2014 | Trần Đình Sử: Bản chất đa dạng của văn hoá “Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân và các cộng đồng) trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động đó hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu, những yếu tố các đặc tính riêng của dân tộc”. “Văn hoá nên được xem là một tập hợp các đặc điểm nổi bật về mặt tinh thần, vật chất, trí thức và tình cảm của xã hội hay một nhóm xã hội, và ngoài văn chương và nghệ thuật thì văn hoá còn bao gồm lối sống, cách thức cùng chung sống, các hệ thống giá trị, truyền thống và tín ngưỡng”. “Đa dạng văn hoá hết sức cần thiết đối với nhân loại, tương tự như sự cần thiết của đa dạng sinh học đối với thiên nhiên”. “Bảo vệ đa dạng văn hoá là điều thiết yếu về mặt đạo đức và không thể tách rời sự tôn trọng phẩm giá con người”...
 

 

 Xem tiếp: 2 | 1

VĂN MINH - VĂN HÓA

MỘT NGÀN NĂM THĂNG LONG

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.