.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Em không phải là tạo sinh, mà chỉ là biểu hiện (Nhất Hạnh)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 

  Văn minh - Văn hóa - Lịch sử


PSN - 18.07.2009 | Minh Đạo: Ma Năm 1958 tôi học ở trường trung học Võ Tánh, Nha Trang, sửa sọan thi tú tài I. Hồi đó thi rất căng. Ðậu được cái tú tài phải bỏ nhiều công sức. Tôi ở trọ cùng hai đứa bạn học cùng trường, cùng tụng nhiều thứ « Chân kinh » để « vượt Vũ Môn » tú tài. Cũng có một ông giáo già dậy bậc tiểu học, tên là Tiên. Cứ theo các ghi chú trong « quyển kinh Vạn Vật » (Biologie) của bác thì bác ấy đã trượt tú tài I năm lần. Sau khi bù đầu « dùi mài » các « kinh sử » quá căng, chúng tôi bầy trò cầu cơ, coi như một môn « thư dãn tinh thần », cốt để mua vui...


PSN - 20.06.2009 | Minh Thành: Hai quả chuông cổ nhất Việt nam Chuông đồng là những di vật cổ có giá trị rất lớn về mặt lịch sử, văn hóa... của mỗi dân tộc trong từng thời đại. Dựa vào công nghệ đúc đồng và những họa tiết hoa văn trang trí trên chuông mà các nhà nghiên cứu có thể biết được sự phát triển của xã hội, trình độ văn hóa của con người vào thời điểm lịch sử cụ thể đó. Chỉ tiếc, do chiến tranh loạn lạc những quả chuông có niên đại sớm ở Việt Nam hiện còn lại rất ít. Tính đến thời điểm này, chỉ mới phát hiện được hai quả chuông được xem là có niên đại sớm nhất của Việt Nam là chuông Thanh Mai và chuông Nhật Tảo...


PSN - 26.04.2009 | Tuấn Phan: Stephen Hawking, một thiên huyền thoại Nhà bác học huyền thoại Stephen Hawking, không chỉ được kính phục vì trí tuệ uyên bác, tác giả những giả thuyết táo bạo về sự hình thành vũ trụ mà còn được kính trọng vì nghị lực phi thường, vượt qua nỗi đau bệnh tật để vươn lên thành nhà vật lý thiên văn hàng đầu thế giới. Chỉ còn da bọc xương vì bệnh teo cơ, toàn thân tê liệt, bị gắn chặt vào chiếc xe lăn, cổ ngoẹo về một phía và chỉ cử động được hai ngón tay của bàn tay trái – đó là hình ảnh một trong những nhà thiên văn lớn nhất thời đại Stephen Hawking...


Nguyễn Huệ Chi và Trần Thị Băng Tâm:  Trần Nhân Tông, chính khách, thi nhân, và tầm vóc một thời đại


PSN - 26.04.2009 | Gs. Nguyễn Thanh Liêm: Rạch giá - Hà tiên Tỉnh Kiên Giang (Rạch Giá) là tỉnh ở về phía cuối Miền Tây Nam nước Việt, cách Sài Gòn 250 km (156 miles). Về phía Đông và Đông Nam, Kiên Giang giáp với các tỉnh An Giang và Cần Thơ, về phía Nam giáp với Cà Mau, và về phía Bắc giáp với Kampuchia, với đường biên giới chung dài 54 km. Phía Tây của Kiên Giang là Vịnh Thái Lan...


PSN - 5.04.2009 | Nguyễn Thế Hà: Mỹ sơn vang vọng tiếng dân Chàm ...Tháng Ba năm 1301 Trúc Lâm đi Chiêm Thành để quan sát tôn giáo tại đây. Vua đi với tư cách một du tăng chứ không phải là một Thái Thượng Hoàng của nước Đại Việt, có một số tăng sĩ tuỳ tùng. Vua đã lưu lại kinh đô Trà Bàn đến mười một tháng. Trong thời gian lưu lại Chiêm Thành Trúc Lâm đã đàm đạo với vua Chiêm là Chế Mân (Harijit) và Chế Mân đã tiếp đón ngài như một Thượng hoàng của một nước giàu mạnh láng giềng. Chế Mân muốn thỉnh ngài về dinh Quốc khách nhưng ngài từ chối cho rằng mình đã là một sơn tăng nên chỉ ở chùa. Và Chế Mân thỉnh ngài về quốc tự ở kinh đô Trà Bàn. Ngài đã tìm hiểu về nếp sống văn hoá, phong tục của vương quốc này và đem lòng yêu mến ông vua Chàm còn trẻ tuổi và can trường ấy...


4.04.2009 | Nguyễn Huệ Chi: Xem biểu diễn nhạc Phạm Duy ...Phạm Duy tài năng quá khổ, điều ấy thì ai cũng biết, nhưng phải qua việc được cảm nhận trình diễn nhạc sống trước mắt, ta mới thực thấm thía cái giá trị đó. Hơn thế nữa, phải sống trong “nhạc pháp” (poétique de la musique) Phạm Duy, lý trí vượt ra khỏi nội dung lời nhạc - cũng không còn bị ám ảnh bởi quá khứ “đàng điếm” của “gã hát rong” họ Phạm - và tâm hồn chỉ còn đắm vào cấu trúc âm thanh của ông, ta mới thấy rõ điều gắn sâu trong nhạc cảm Phạm Duy là cái hồn dân tộc, tiếng nói dân tộc, tình tự dân tộc, nỗi khổ đau của dân tộc, biểu trưng thấp thoáng nhưng không bao giờ thiếu vắng là làng quê, giếng nước, trâu cày, con đê, những cánh đồng chiều đẹp lạ lùng với đủ âm thanh hương sắc,...


22.03.2009 | Vũ Ngự Chiêu: Ðất đai Việt Nam bị Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Xâm Chiếm Không ai có thể phủ nhận một sự thực: quốc gia tự nhận là Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc [Zhonghua Renmin Gongheguo] đã kiên nhẫn xâm chiếm và cướp đoạt đất đai của các lân bang hơn 2000 năm qua để lập nên đế quốc hiện nay...


PSN - 21.02.2009 | Nguyễn Xuân Xanh: Charles Darwin, Thời thanh thiếu niên UNESCO đã tuyên bố chọn 2009 là Năm Charles Darwin để kỷ niệm sinh nhật thứ 200 của nhà sinh học đã có ảnh hưởng vô cùng to lớn sự phát triển khoa học của nhân loại, và kỷ niệm 150 năm ngày phát hành cuốn sách "On the Origin of the Species" (Nguồn gốc của các chủng loài) Đối với Alexander von Humboldt trước ông, và đối với ông, khoa học là một cuộc thám hiểm. Với 22 tuổi ông đã bắt đầu cuộc hành trình thám hiểm thế giới trên chiếc tàu “Beagle” kéo dài từ 27.12.1831 – 2.10.1836, tức ngót 5 năm liền. Một cuộc hành trình vĩ đại, để mang lại những kết quả khám phá vĩ đại: thuyết tiến hóa của các chủng loài, bao gồm cả con người...


PSN - 3.01.2009 | Hoàng Long Hải: Công-tội 9 Chúa 13 Vua Ngày 18, 19 tháng 10 vừa qua, một cuộc hội thảo văn hóa bàn về công tội của các vua chúa triều Nguyễn được tổ chức tại Thanh Hóa, quê hương của triều đại nhà Nguyễn (Gia Miêu, ngoại trang, Thanh Hóa). Tại sao bây giờ Cộng Sản Việt Nam làm việc đó? Họ có mục đích gì, ý đồ gì? Bởi vì, từ trước tới giờ, trong tất cả sách báo, văn hóa, giáo dục của Cộng Sản đều phê phán nặng lời các vua chúa triều Nguyễn, cho rằng đó là một triều đại phong kiến phản động, làm hại đất nước, dân tộc...


17.01.2009 | Rút từ: Learning True Love của Sc. Chân Không: Gạo chợ, nước sông ...nếu trẻ em Việt Nam sống ở hải ngoại may mắn có được cha mẹ biết sống một cách có ý thức, các em sẽ lớn mạnh vững vàng, cho dù dưới một hình thái mới. Các em sẽ là những cây xanh Việt Nam xinh tươi với di sản gốc giàu có, đóng góp cho khu vườn nhân loại; đang phát đạt ở Pháp, ở quốc gia Hà lan đất thấp, giữa những rặng núi Thụy sĩ, vùng đất tuyết Đan mạch, Thụy điển, Na uy và Phần lan; tại nước Đức tài năng và giàu mạnh; ở Mỹ và Úc những miền đất mới nhiều cơ hội… Lần đầu tiên tôi có thể quán chiếu để thấy rõ, Việt nam không chỉ là một quốc gia nhỏ bé mang hình dáng con rồng uốn cong trên biển Trung Nam Hải. Mà hiện tại là trên toàn thế giới, mở rộng từ Mỹ châu đến Âu châu, và cả trên đường xuống đến Úc châu...


23.12.2008 | Mục Đồng: Thiên Lợi Hưu và Trà đạo Khi nói về các hình thức nghệ thuật của Nhật Bản, Trà Đạo là một cái gì đó rất thiêng liêng được mọi người, nhất là những người yêu nghệ thuật, biết đến như một pháp môn luyện tâm song song với hoa đạo, kiếm đạo, thơ haiku,... Nghệ thuật Trà Đạo được sáng lập bởi ngài Thiên Lợi Hưu (Sen-no-Rikyu) và tông phái Thiên Gia Lưu, một tổ chức chuyên pha trà và điều khiển lễ nghi trà đạo nổi danh bậc nhất dười thời An Thổ Đào Sơn và Đức Xuyên Mạc Phủ Thời Đại (1573-1867)...


19.11.2008 | Lương y Võ Hà: Thiền dưới ánh sáng khoa học Thiền là một nét văn hoá đặc sắc của phương Đông. Từ đầu thế kỷ 20, sau khi được du nhập vào phương Tây, thiền đã thoát ra khỏi ranh giới của tôn giáo và nhanh chóng được tiếp nhận như một phương pháp để chữa lành những căn bệnh của xã hội hiện đại do căng thẳng tâm lý gây ra. Ngày nay, với tinh thần khoa học và tính thực tiển của người Âu Mỹ và dưới sự giúp sức của các thiết bị hiện đại, nhiều hiệu quả thực tế của thiền đã dần dần được sáng tỏ...


2.11.2008 | Tenzin Gyatso HH the XIV Dalai Lama : Nhân quyền, Dân chủ, và Tự do Năm nay, 2008, đánh dấu kỷ niệm 60 năm Tuyên Ngôn Nhân Quyền Thế Giới (1948 – 2008). Tuyên ngôn này xác nhận rằng tất cả loài người có quyền tự do với những mong cầu và tự do đối với sợ hải. Những quyền con người này là toàn diện, tương liên lẫn nhau, và toàn cầu. Cho dù chúng ta lo âu với sự khổ đau sinh ra trong nghèo túng, với sự bị tước bỏ tự do, với xung đột vũ trang, hay với một thái độ thờ ơ với môi trường thiên nhiên khắp mọi nơi, chúng ta không nên nhìn những sự kiện này trong sự cô lập, mặc dù dư âm của chúng được cảm nhận bởi tất cả chúng ta...


30.10.2008 | M.J. Stephey : Chuyện gì xảy ra khi chúng ta chết? Khi trái tim của bạn ngừng đập thì không còn máu đưa lên não bộ. Và như thế điều xảy ra là trong khoảng 10 giây, hoạt động của não bộ ngừng hẳn - như bạn có thể hình dung ra. Tuy nhiên, một cách khó hiểu, 10% hay 20% những người đã được sống lại từ thời điểm đó, có thể là một vài phút hay lâu hơn 1 tiếng đồng hồ, phúc trình là có ý thức. Như thế điều chính yếu ở đây là, những điều này là thực, hay nó là một thứ không thật? Do vậy cách duy nhất để nói thật hay giả là có các hình ảnh chỉ có thể nhìn thấy được từ trên trần nhà và không có nơi nào khác, bởi vì họ nói rằng họ có thể nhìn thấy mọi việc từ trên trần nhà. Nếu chúng ta có được một loạt từ 200 đến 300 người đã được bệnh viện tuyên bố là chết, và họ có thể sống trở lại để kể cho chúng ta nghe những gì chúng ta đã làm và có thể thấy những hình ảnh đó, điều ấy xác định ý thức thật sự tiếp tục hoạt động ngay cả lúc não bộ không còn chức năng hoạt động nữa.


12.10.2008 | Dr. Sam Parnia : Tâm là gì, nó ở đâu trong cơ thể...? ...Một số người sau khi được hồi sinh đã kể lại rằng họ đã thấy quang cảnh bác sĩ và y tá đang làm việc với những chi tiết đặc thù. Thế thì câu hỏi đặt ra là –nó có xảy ra đúng như vậy không? Có thực sự như vậy không? Những Bác sĩ và y tá tại hiện trường đều xác nhận về những điều mà bệnh nhân mô tả là đúng. Điều này có nghĩa là bệnh nhân khi sống lại đã nhớ lại tất cả những gì đã xảy ra. Vậy thì họ đã thực sự trông thấy? Trông thấy bằng cách nào? Hoặc giả lúc đó tâm của họ đang thực sự lơ lửng ở một nơi nào đó trên trần nhà?..


8.10.2008 | Diệu Liên - Lý Thu Linh : Tự chủ đời người qua hơi thở ...Thử hình dung một ngày làm việc bình thường: Vai bạn ép chặt ống điện thoại vào tai, chăm chú nghe, mắt dán vào màn ảnh máy vi tính, trong khi đôi tay lướt như bay trên phím chữ. Bạn không hề biết rằng, lúc đó, hơi thở bạn không đều mà gấp rút, tim bạn đập nhanh, sức lực bạn tiêu hao...


PSN - 20.09.2008 : Công phu tạo đồ hình Mạn Đà La cát, một Pháp môn của Phật giáo Tây Tạng ...Mạn-đà-la là một hình vẽ mang tính nghệ thuật và tâm linh tôn giáo sâu sắc. Nơi đó có sự hợp nhất giữa thế giới bản thể và thế giới hiện tượng, giữa tâm thức và vũ trụ. Trong ý nghĩa thực tiễn, Mạn-đà-la còn là một đàn tràng để hành giả cúng dường, cầu nguyện và tu tập thiền định. Truyền thống Phật giáo Tây Tạng có nhiều loại Mạn-đà-la như Mạn-đà-la bằng cát màu hay bột đá màu, Mạn-đà-la bằng tranh vẽ, Mạn-đà-la vật thể ba chiều thường làm bằng kim loại hoặc gỗ… Trong đó, Mạn-đà-la được làm bằng cát màu là nổi tiếng và phổ biến nhất.


17.08.2008 | Chân Minh : Học thuộc bài học thương đau Khổ đau có thể làm cho ta nên người, làm cho ta sáng mắt, nếu ta biết học hỏi từ khổ đau. Nhờ có trải qua kinh nghiệm khổ đau, ta có thể hiểu, thương, và chấp nhận cùng nhau. Trong chúng ta có những người đã trưởng thành nhờ đi qua khổ đau, nhưng cũng có những người bị chìm đắm trong khổ đau mà không thoát ra được, bởi vì không học được bài học thương đau.

Đất nước đã đi qua một cuộc chiến đầy thương đau, cho đến bây giờ thương tích trong chiều sâu vẫn còn, chưa được chữa trị...


Hà Sĩ Phu : Công-Nông-Trí và nguyên khí quốc gia ...Hiền tài  đúng là nguyên khí quốc gia! (hiền tài đương nhiên là Trí thức). Vốn quý này ai dùng được thì thành công vô hạn, không nhà cầm quyền nào lại không biết điều đó. Chỉ có một điều mà một số người cầm quyền không biết, đó là : Trí thức là NGƯỜI THÀY TỐT nhưng là TÊN ĐÀY TỚ XẤU !

Nếu thực tâm coi Trí thức là một người thày, người thày ấy sẽ cung cấp không công cho xã hội những hiểu biết quý giá (như số phận con tằm dẫu chẳng ai thuê cũng cứ nhả tơ). Nhưng đã coi họ là thày của mình thì xin đừng lãnh đạo thày, đừng chỉ dẫn thày, đừng khoanh vùng cho thày, nhất là đừng xoa đầu hay doạ nạt thày, tội nghiệp!...


Hoàng Long Hải : Văn minh cái đòn gánh Ngoại trừ những người Việt Nam sinh ra và lớn lên ở hải ngoại, đối với người ở trong nước, ít ai là không biết cái đòn gánh. Đòn gánh là một dụng cụ rất quen thuộc, rất cần thiết cho người Việt Nam, nhất là đối với các gia đình nông dân và  lao động ở thành thị mà các bà các cô rất hay dùng.

Xem ra, các dân tộc trên thế giới, người đàn bà, con gái không nơi nào dùng đòn gánh như người Việt Nam. Người Tây phương, người Ả Rập, người Phi Châu, người Mỹ, Nam Mỹ, họ chỉ đội trên đầu, tay xách hay ôm, vai mang (như mang ba-lô) chớ không gánh như người Việt Nam...


Bamyan viết lại lịch sử mỹ thuật Ngày 21-3-2001, một biến cố gây chấn động loài người đã diễn ra tại thung lũng Bamyan, Afghanistan: công trình điêu khắc Phật giáo vào loại vĩ đại nhất đã bị hủy diệt bởi chế độ Taliban cầm quyền lúc ấy. Hơn bảy năm sau, từ Bamyan lại có một khám phá cũng gây chấn động thế giới.

“Thung lũng các vị Phật” Bamyan cách thủ đô Kabul 230m, nằm trên Con đường tơ lụa nối liền các thị trường sầm uất ở Trung Quốc với các nước vùng Trung Á và đến tận phương Tây, từng thuộc về vương quốc Gandhara của xứ Ấn Độ và một thời là trung tâm tôn giáo, triết học, nghệ thuật trong vùng. Từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ IX, Bamyan là đất thiêng của Phật giáo cho tới khi các đạo quân Hồi giáo kéo đến xâm lược thung lũng này.


Lý Khôi Việt : Lễ Phật Đản và chủ đạo văn hóa - chính trị Việt Nam thời Sĩ Nhiếp Tại nước ta, trong thời Sĩ Nhiếp, cách đây 18 thế kỷ, đã có những lễ hội Phật đản. Và hiện nay tại Việt Nam, cũng đang diễn ra một lễ hội Phật đản vô cùng đặc biệt, là lễ hội Phật đản Liên Hiệp Quốc hay còn gọi là lễ tam hợp Vesak, kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời, thành đạo và nhập niết bàn theo truyền thống Phật giáo nguyên thủy, và được Liên Hiệp Quốc tôn vinh là ngày hòa bình thế giới, để vinh danh Đức Phật, một vĩ nhân văn hóa, và vinh danh giáo pháp trí tuệ, từ bi của Ngài. Đây là một vinh dự lớn, mà không một giáo chủ tôn giáo nào khác trên thế giới có được. Mỗi lễ hội Phật đản phản ảnh tình  trạng Phật giáo và không khí văn hóa-chính trị của thời đại. Sau đây, qua lễ hội Phật đản ta thử nhìn khái quát thời đại Sĩ Nhiếp để tạo chất liệu suy tư và niềm hứng khởi hành động trước những thách thức lớn lao và những chướng ngại cao ngất trời, mà dân tộc ta đang phải đối diện, hầu khai phá một con đường mới cho sự phục hưng và thăng hoa đất nước...


Tuệ Chương : Chùa làng Đạo Phật truyền bá vào nước ta từ rất lâu, ngay từ Bắc thuộc lần thứ nhứt, thứ hai, theo con đường từ Ấn Độ qua Trung Hoa xuống Việt Nam hay đi thẳng từ Ấn Độ qua Việt Nam. Các danh tăng còn ghi lại trong sử sách là Khang Cư, Nguyệt Thị, Ti-Ni-Đa-Lưu-Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường. Chi phái nầy được gọi là Bắc Tông. Phật giáo không chỉ phát triển trong hàng vua quan mà còn thấm sâu vào hàng dân dã, trở thành tín ngưỡng lớn nhất, mạnh nhất và thấm sâu nhất vào lòng dân tộc. Phật giáo là tư duy, là cách sống, là phong tục, lề thói, là tôn ti trật tự gia đình xã hội, góp phần lớn lao vào sự phát triển xã hội, quốc gia. Để bảo tồn và phát huy đời sống xã hội cũng như tôn giáo, mỗi làng thường có chùa. Có thể nói ở đâu có người Việt sinh sống là ở đó có chùa...


Tái lập truyền thông
(Chia sẻ với Tăng ni sinh trường
Cao Trung Phật học Lâm Đồng và Phật tử
 tại Chùa Linh Sơn)

Nhà nước có chương trình thiết lập những khu phố văn hóa, những thôn văn hóa. Ở trong đó không có nạn xì ke, ma túy, đĩ điếm, cờ bạc, băng đảng. Nhưng phương pháp nhà nước sử dụng là gì, chỉ có sự kiểm soát của cảnh sát thôi. Nhìn từ góc độ Phật giáo mình thấy rõ ràng rằng gia đình là nguồn gốc, khi mà gia đình tan nát, khi mà vợ chồng không truyền thông được với nhau, khi mà vợ chồng làm khổ nhau thì những đứa con lớn lên trong gia đình đó không có niềm tin ở nơi gia đình, họ sẽ đi tìm sự khuây khỏa ở bên ngoài và vương vào vòng ma túy, vương vào vòng tà dục, vương vào vòng băng đảng. Vì vậy cho nên các Phật học viện của mình, các trường Phật học của mình phải đào tạo các thầy các sư cô và các cư sĩ có khả năng đi vào cuộc đời, xây dựng lại được nền tảng gia đình. Đó là ước mong rất sâu sắc của chúng tôi và đó là công việc hiện bây giờ chúng tôi đang làm ở Tây Phương.


Không Quán : Đôi lời tâm sự về Văn hóa và Phật giáo Việt Nam hải ngoại ...Xét về mặt ngôn ngữ học, chúng ta cũng biết là dân tộc Việt nam có một nền văn hóa đúc kết từ tinh hoa của 4000 năm. Cái hay của dân tộc Việt là ngoài những đặc điểm riêng của dân tộc mình, chúng ta còn biết thâu nhận cái hay của người làm của mình, biết thâu nhận những từ ngữ rất là tinh hoa của Trung Quốc để chuyển hóa nó, tiêu hóa các từ ngữ đó trở thành một nguồn từ ngữ rất là độc đáo và hấp thụ tinh hoa của người làm trở thành tinh hoa của dân tộc. Do đó kho tàng ngôn ngữ Việt bao gồm những từ ngữ vô cùng phong phú và đa dạng, trong đó phải kể đến tinh hoa phong phú và đa dạng nhất là nguồn từ ngữ Hán Việt...


Nhất Hạnh : Bánh chưng ...“Bây giờ đây, giữa lúc chúng ta có mặt chốn cung điện thì trên khắp nước Văn Lang nhà nào nhà ấy đang chuẩn bị cúng lễ tổ tiên. Ta biết nhà nào cũng bắt chước nấu bánh Chưng và làm bánh Dầy để sáng mai này dâng cúng. Ta đã ban chiếu về việc bánh Chưng và bánh Dầy, cũng như ta đã ban chiếu dùng cau trầu trong các hôn lễ. Mấy năm nay, việc dâng cúng bánh Chưng bánh Dầy đã trở nên tập tục.

“Tuy nhiên ta muốn các khanh hiểu rằng chính lòng hiếu kính, niềm tin tưởng, sự thương yêu đất nước và ý nguyện bảo vệ đất nước mới chính là những phẩm vật quý giá nhất mà ta có thể dâng cúng lên tổ tiên. Làm bánh Chưng hoặc làm bánh Dầy dù đẹp hoặc ngon đến mấy nhưng nếu không đủ lòng hiếu kính, niềm tin tưởng, sự yêu thương và ý thức bảo vệ thì vẫn chưa đẹp và chưa ngon như ta mong ước...



Ts. Lý Khôi Việt : Công lý lịch scủa : Hoàng Sa, Trường SaChùa Báo Thiên, Nhà Thờ Lớn Hà Nội và Tòa Khâm Sứ.

  •  Giặc Tàu phá hủy tháp Báo Thiên đại hồng chung Báo Thiên năm 1414,
     

  • Giặc Tây phá hủy chùa Báo Thiên, năm 1883, cướp nền chùa dâng cho
    giáo sĩ thực dân Puginier xây nhà thờ và tòa Khâm Sứ rồi truyền lại
    cho giáo hội Công giáo Việt Nam chiếm giữ cho đến nay.
     

  • Giáo sĩ thực dân Puginier bức tử Lễ hội chùa Báo Thiên năm 1883,
     

  • Giặc Tàu dùng võ lực xâm lăng và cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974,
    và một phần của quần đảo Trường Sa năm 1988.



Đặng Văn Sinh : Từ Thanh Mai tự, nghĩ về Pháp Loa thiền sư ...Chẳng biết người đặt nền móng đầu tiên cho công cuộc kiến tạo Thanh Mai thiền tự có phải là vị tổ thứ hai của thiền phái Trúc lâm hay không. Nếu dúng như thế thì quả Pháp Loa có "con mắt đạo" như Điều Ngự thiền sư đã nhận xét khi lần đầu gặp ngài ở hương Cửu La, lộ Nam Sách Giang. Dấu tích còn lại của  ngôi cổ tự được khởi công từ đầu thế kỷ XIV vẫn như còn ngổn ngang đâu đây, khiến cho những khách thập phương đa cảm, đa tình bùi ngùi nhớ đến một thuở huy hoàng của đạo Thích Ca thời Trần với hàng ngàn ngôi chùa, hàng vạn tăng đồ cùng các bậc thiền sư khuông quốc đạo cao đức trọng...


Tâm Hà Lê Công Đa : Trần Nhân Tông và dấu ấn tâm linh Phật Việt ...Nói rằng truyền thống tâm linh Việt Phật là sợi chỉ vàng xuyên suốt thời đại thịnh trị Lý Trần không phải là một lời nói khoa trương chỉ để nhằm thoả mãn tinh thần tự ái dân tộc hay tôn giáo. Cứ nhìn vào lịch sử của các chế độ quân chủ phong kiến trên toàn thế giới ta mới thấy được cái bản sắc độc đáo của chế độ quân chủ Việt Nam dưới thời đại nhà Trần. Các vị vua nhà Trần khi nắm vương quyền đều tuân theo một định chế bất thành văn, họ ở ngôi trong một khoảng thời gian nào đó rồi thoái vị, nhường ngôi lại cho con, làm Thái Thượng Hoàng lui về nơi dân giả. Việc làm này không những đã tạo nên một sự ổn cố chính trị cần thiết cho quốc gia, tránh được nạn tranh giành quyền lực thường xảy ra trong nội bộ của các vương triều, nhưng đồng thời cũng là một hành động phản ảnh sâu xa tinh thần Phật giáo vốn coi vạn pháp là vô thường...


Văn Hóa Phật Giáo trò chuyện với BS Đỗ Hồng Ngọc : Về mối quan hệ giữa THÂN và TÂM Trầm tĩnh, giọng nói nhỏ nhẹ, phong thái giao tiếp thoải mái, hóm hỉnh, thân mật và trẻ trung, đó là những ấn tượng mà PV VHPG đã có khi gặp BS. Đỗ Hồng Ngọc. Là nhà quản lý, viết văn, làm thơ, chữa bệnh, tư vấn tâm lý và sức khỏe… con người Đỗ Hồng Ngọc vẫn thế, trầm tĩnh, điềm đạm và dễ gần. Chữa bệnh, chiêm nghiệm, nghiên cứu và viết, nếu kể số lượng tác phẩm của BS. Đỗ Hồng Ngọc cũng phải ngót nghét 20, trong đó có nhiều tác phẩm được tái bản nhiều lần. VHPG đã  có cuộc trò chuyện với anh về những suy nghĩ và chiêm nghiệm trong cuộc sống hằng ngày, một chiều sâu khác của con người BS. Đỗ Hồng Ngọc…
 



Nhất Hạnh : Thương yêu theo phương pháp Bụt dạy ... Ở bang California của Hoa kỳ có một thanh niên đẹp trai, học giỏi, tốt nghiệp tại một trường đại học nổi tiếng và nhà cũng giàu có lắm. Anh ta có nhiều bạn gái, nhiều cô rất là xinh. Anh sống với mẹ và bà mẹ nhận ra rằng, anh ta chú ý đặc biệt tới một cô, mà cô này không phải là người xinh nhất trong số các bạn gái của anh. Cô ta vừa không được trắng trẻo như những cô gái khác lại hơi thấp. Bà không biết tại sao con trai của bà lại đặc biệc chú ý tới cô ta.

Một hôm vui miệng bà ta hỏi con trai: Này con, mẹ thấy con có nhiều bạn gái rất xinh đẹp, dể thương mà tại sao con lại đặc biệt chú ý tới cô gái đó. Nó đâu phải là đứa đẹp nhất, nó đâu phải là đứa xinh nhất, nó hơi thấp thấp, da nó không được trắng lắm. Chàng trai này không có biết trả lời mẹ như thế nào, tại vì anh chưa bao giờ tự đặt câu hỏi. Mình thương ai tự nhiên mình thương chứ đâu có tính toán vì sao mình thương đâu.  Suy nghĩ một chút, anh ta trả lời: Thưa mẹ tại vì cô này hiểu con...


Quán Như:
Nhất Hạnh và thập niên khai sáng ...Trong khi cuộc tranh đấu 1963 bùng nổ, Nhất Hạnh đang nghiên cứu tại đại học Mỹ Columbia. Nhất Hạnh đóng góp những gì có thể làm được cho cuộc tranh đấu: tuyệt thực, phát tài liệu về việc Phật giáo bị đàn áp cho các đại biểu tại Liên Hiệp Quốc, và vận động cho Đại Hội đồng LHQ chấp nhận một phái đoàn sang điều tra tại chỗ. Khi chánh quyền bị quân đội cách mạng lật đổ, Nhất Hạnh được đại học Columbia đề nghị ông thành lập phân ban về Đông Nam Á Học. Tuy nhiên ông nhận được một điện tín khẩn từ linh hồn của cuộc tranh đấu: Trí Quang. Trí Quang viết vắn tắt: “Tôi đã già và bảo thủ, e rằng không cáng đáng nổi trách nhiệm mới. Xin trở về quê nhà giúp đỡ chúng tôi”.  ...


Kho báu bỏ quên của danh sơn Yên Tử:
Kỳ vĩ, bí ẩn ở sườn Tây Sườn Tây của núi Yên Tử hùng vĩ, nằm trùm lên địa giới hành chính của hai tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Từ nguồn tin của lâm tặc, thợ săn người địa phương, một nhóm cán bộ có khả năng leo rừng như… khỉ của Bảo tàng Bắc Giang đã khám phá ra hệ thống chùa, am, tháp, mộ, tượng, bia đá và cây cổ thụ được trồng trong di tích… vô cùng quý giá trên dãy Yên Tử hùng vĩ và bí ẩn.
Nằm giữa mây mù và rừng nguyên sinh hoang rậm, cả hệ thống những thiền viện, am, chùa cổ hiện ra - với toà ngang dãy dọc, với ngôi tháp đá tảng xanh 7 tầng nguyên vẹn, với di tích am Ngoạ Vân, nơi mà sử cũ chép rõ, vua Trần Nhân Tông - vị tổ thứ nhất của thiền phái Trúc Lâm, một pháp chủ người Việt đã tu hành, giảng đạo rồi viên tịch vào năm 1308.


Nhất Hạnh : Quyền lực và Hạnh phúc

Kính thưa liệt vị,

Chúng ta ai cũng có quyền lực, ai cũng có quyền hành, ai cũng có quyền uy, nhưng mà cách chúng ta sử dụng quyền lực của chúng ta  khác nhau.

Chúng ta là người Cha, chúng ta có quyền của người Cha, nếu chúng ta không biết sử dụng quyền của Cha thì chúng ta sẽ gây đau khổ cho người con và đau khổ luôn cho người cha tức là cho chính chúng ta.

Chúng ta là môt bậc Thầy, chúng ta có quyền của một vị Thầy nhưng mà nếu chúng ta lạm dụng quyền làm Thầy, nếu chúng ta sử dụng sai lầm quyền làm Thầy của mình thì chúng ta sẽ gây đau khổ cho người đệ tử, cho người học trò và do đó gây đau khổ cho chính chúng ta.


Thiền sư Thích Nhất Hạnh - Linh mục Phạm Ngọc Khuê :
Đừng bỏ gốc rễ, đừng bắt người khác phải bỏ gốc rễ
Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Tăng thân làng Mai - Linh mục Phạm Ngọc Khuê cùng tập thể Linh mục, nữ tu nhà thờ Phát Diệm trao đổi về vấn đề giao lưu giữa Phật giáo và Cơ Đốc giáo. Các bạn trẻ đang đau khổ vì tình yêu dị giáo, các bậc cha mẹ đang có khó khăn khi con khi đang yêu một người khác đạo, xin hãy đọc bài này.

 


Nhất Hạnh :
Hạnh phúc gia đình, tương lai con cái ...Có nhiều gia đình trong đó bố mẹ không nói chuyện được với nhau, không thấy sự có mặt của người kia là tươi mát là quí hóa, thậm chí còn muốn ly dị, ly thân. Trong một gia đình như vậy, đứa con lớn lên làm gì có hạnh phúc, nó không tin vào hạnh phúc gia đình, nó thấy gia đình là địa ngục, vì ông làm khổ bà, bà đay nghiến ông. Nhiều đứa con chịu không nổi những cơn bão táp gia đình xảy ra hoài và nó khổ lắm. Nó mới năm, sáu tuổi, nó chịu đựng không nổi ba với má cãi nhau, ba làm khổ má, má làm khổ ba...


Nhất Hạnh - Bhupendra Kuman Modi :
Ngày xưa thơ Mới, hôm nay Đường Xưa Mây Trắng thành phim !

Nhất Hạnh : ...
Mười năm vườn xưa xanh tốt
Hai  mươi năm nắng dọi lều tranh
Mẹ tôi gọi tôi về
Bên bếp nước rửa chân
Hơ tay trên bếp lửa hồng
Đợi cơm chiều khi màn đêm buông xuống
...

Bhupendra Kuman Modi : ...Trong vòng 20 năm qua, bản thân tôi cũng cố gắng thực hiện cuốn phim về cuộc đời của Đức Phật trong chiều hướng đó. Tôi cố gắng thực hiện chuyện này và đã cộng tác với rất nhiều người. Cách đây hai năm rưỡi, tôi được bầu làm Chủ tịch hội Maha Bodhi Society (Đại Bồ Đề). Trong hội Maha Bodhi Society, chúng tôi đã thảo luận, bàn cãi cách nào để thực hiện cuốn phim này. Vị Tổng  Giám đốc hội Maha Bodhi Society đã đưa cho tôi quyển sách Đường Xưa Mây Trắng của Thầy Nhất Hạnh.


 


Stephen B. Young Phê Bình:
Cội nguồn văn hóa của Phạm Tường  Sau Đại Hội X của Đảng Cộng Sản, cả Đảng và Chính Phủ không đi theo con đường xây dựng Việtnam theo kiểu mẫu kiến trúc xã hội chủ nghĩa một cách minh bạch nữa. Nhưng, cũng không đi theo con đường dân chủ hóa đất nước nữa .

Một mặt, để bảo vệ quyền hành tồn tại lâu dài và làm giàu riêng thêm, một phe nhóm của Đảng cứ nói rằng xã hội chủ nghĩa là tương lai tốt nhứt cho dân tộc Việt. Phe nhóm nầy bám thế của Trung Quốc để giử uy quyền trong Đảng và để giữ các vị trí quan trọng trong Chánh phủ.

 


Nhất Hạnh :
Chùa Pháp Vân, chiếc nôi của Phong trào Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội và Dòng tu Tiếp Hiện
Chúng ta đang ngồi trên mảnh đất rất là linh thiêng, đây là chùa Pháp Vân. Ngày xưa khi chùa này mới được thành lập  vào năm 1964, tôi là người vẽ kiểu chùa và ngôi chùa được gọi là ngôi chùa Lá, tại vì lợp bằng lá. Diện tích của  chùa này lớn bằng bốn lần về phía này và về phía sau.
Năm 1975 chính quyền đã trưng dụng  phần đất bên này gồm có cư xá, lớp học, vườn rau giếng nước v.v... Ngày hôm kia tôi có viết  thư cho ông Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và  đề nghị nhà nước trả lại phần đất đó cho chùa Pháp Vân.


Nhất Hạnh :
Thiền sư với thơ và thơ thiền
Tôi xin đọc một bài thơ của Nguyễn Bính, đọc bài này để tất cả chúng ta quên hết tất cả mọi khó khăn, mọi sự căng thẳng và trở lại thành một em bé.
Ở trong mỗi chúng ta có một em bé. Em bé đó luôn luôn còn có mặt, nhưng vì chúng ta bận rộn quá đi, thành em bé rất cô đơn. Em bé có những ước mơ, có những khổ đau, có những vết thương và em bé trông chờ chúng ta trở về với em để nhận diện nó, để ôm ấp nó, để hỏi han nó. Nhưng chúng ta quá bận rộn thành chúng ta không có cơ hội trở về với em bé và em bé đó có thể bị thương rất là nặng. Tiếng nói của trái tim em bé chưa bao giờ được người lớn nghe. Em bé khao khát thương yêu, khao khát được hiểu. Chúng ta chưa có thì giờ trở về để nói chuyện với em bé.
...


Nguyễn Huệ Chi :
QUA DẤU TÍCH TRUNG TÂM PHẬT GIÁO QUỲNH LÂM THỜI LÝ-TRẦN THỬ LÝ GIẢI MỘT VÀI NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG HỘI NHẬP VĂN HÓA TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC
Hiện t­ượng hội nhập ba thành tố Phật, Nho và Đạo là một hiện tượng đặc sắc hiếm có trong sinh hoạt của cộng đồng người Việt dư­ới thời đại Lý-Trần (xin dùng danh ty để gọi chung một thời kỳ lịch sử kéo dài từ năm 938 đến 1406, mà chủ yếu là hai triều đại Lý: 215 năm, và Trần: 175 năm), nó là nét riêng góp phần tạo nên một bầu không khí về sau dường như không còn tìm thấy lại; ng chính nó đã góp phần tạo nên bản sắc ­ưu mĩ của văn hóa Việt Nam trong năm thế k tự chủ buổi đầu này.


Nguyễn Huệ Chi :
ĐỂ LÀM ĐƯỢC CHIẾC CẦU NỐI GIỮA QUÁ KHỨ VÀ HIỆN TẠI
Gần đây, tôi được một nữ phóng viên đặt cho hai câu hỏi sau khi chị đi thăm di tích Côn Sơn nổi tiếng trở về: 1. Tại sao ở nơi lưu danh những nhân vật tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử như Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi lại có những kẻ ngang nhiên đục bừa bãi tên mình lên các tấm bia đá cổ được các đời dựng làm lưu niệm, thậm chí bọn người làm việc vô lương đó còn ghi rõ địa chỉ của họ là những môi trường học vấn (như Cường và Duy ở Cao đẳng Sư phạm Hà Bắc; Quang, Quân, Vũ Anh Hào, Ngô Tịch ở Cao đẳng Sư phạm Bắc Giang; Thành, Tuấn, Lê Huynh, Nguyễn Tiến Huấn ở K2 Đại học Bách Khoa...)?


Trần Kiêm Đoàn :
Xuân chín bên cội bồ đề
Xuân, Hạ, Thu, Đông... rồi Xuân!  Có một cuốn phim Đại Hàn mang phong vị cửa Thiền có tên như thế.  Người xem có nhiều phản ứng khác nhau, nhưng lại cùng chung một tâm trạng lắng đọng và một ý nghĩ đầy trăn trở, trải dài đến mênh mông về lý vô thường của cuộc sống.
Vào lứa tuổi lục tuần, tôi thuộc về thế hệ “chiến tranh Việt Nam”, một thế hệ mà các bạn cùng lớp, cùng lứa với tôi ở trường Hàm Nghi và Quốc Học Huế có đến hai phần ba đã ra đi... về đất!  Những người còn lại ở bên nầy đại dương hay bên kia đất nước thường hỏi thăm nhau với nỗi ám ánh về sự xế bóng giữa vô thường:  Bên bờ sinh tử vẫn còn có nhau.
Ba mươi năm nhìn lại. Mùa Xuân rất xanh ngày nào bây giờ đã... chín.
..


Hoàng Long Hải :
ĐẠO PHẬT CỦA TÔI Tôi đi chùa từ khi còn rất nhỏ, 5 hay 6 tuổi. Mỗi năm, cứ dịp Tết âm lịch, ngày mồng một, cậu tôi (Thân phụ tôi, gọi là cậu vì là con khó nuôi) dẫn ba anh em tôi đi chùa. Tôi, người anh kế, hơn tôi hai tuổi và ông anh cả, hơn tôi sáu tuổi. Chùa cậu tôi dẫn đi là chùa Phật Lồi ở truông Ái Tử (Địa điểm trong chiến tranh vừa qua là căn cứ quân đội Mỹ). Từ thị xã Quảng Trị, cậu tôi dẫn ba anh em chúng tôi qua đò ngang trên sông Thạch Hãn, đi ngang qua làng ngoại tôi là làng Nhan Biều ở bên kia sông. Hết địa phận làng ngoại, chúng tôi qua cầu Ái Tử, chỗ phát sinh câu ca dao: “Mẹ thương con ra ngồi cầu Ái Tử, …” Bên kia cầu là một bãi cát rất rộng, thường gọi là truông Ái Tử. Truông nầy kéo dài gần tới Đông Hà mới hết. Xưa, chúa Nguyễn Hoàng, khi vào Nam cũng đóng đô lần đầu tiên ở đây, tên cũ gọi là Dinh Cát hay Dinh Cây Khế. Sử cũng chép năm 1558, khi ông cùng binh lính và bà con từ đằng ngoài vào tới truông Ái Tử, đường xa, ai cũng khát nước nên dân chúng đem 7 chum nước ra dâng.


Nhất Hạnh :
Hẹn
nhau mùa hoa đào sang năm Thư pháp (calligraphy) của tôi không xuất sắc gì mấy. Vậy mà tập viết hoài ngó cũng được. Càng viết, chữ càng ngó được hơn. Năm ngoái (1999) trong chuyến đi Trung Quốc, anh Mộc có đem theo nhiều giấy, bút và mực. Anh xin tôi viết mấy chục tấm để bán lấy tiền cúng dường chùa tổ Lâm Tế ở quận Chánh Ðịnh thuộc thành phố Thạch Gia Trang tỉnh Hà Bắc. Anh nói đa số những người trong phái đoàn đi Trung Quốc là người Tây phương, tôi có thể viết chữ Anh. Tôi chiều lòng anh. Trong chuyến đi, số tiền bán chữ đã lên tới tám ngàn Mỹ kim. Phái đoàn đã cúng dường cho chùa tổ Lâm Tế, qua hòa thượng trú trì Hữu Minh, một ngân khoản là mười ngàn Mỹ kim để giúp vào quỹ mua thêm đất và xây cất thêm tăng viện. Hòa thượng rất cảm động... >>XEM TIẾP >>


Cao Huy Thuần :
Bản sắc và Toàn cầu hóa "Là nói ít ít. Để tu nhiều nhiều"
Cái gì là "mới" trong thời đại này? Và cái gì là đặc điểm nổi bật của thời đại gọi là "mới"? Chắc ai cũng trả lời: toàn cầu hóa. Thật ra, toàn cầu hóa không phải là hiện tượng mới trong lịch sử. Đối với tôn giáo, chuyện này lại càng cũ rích. Đâu phải ngày hôm nay các nhà truyền giáo mới vượt biên. Chỉ khác một điều là vượt biên với chân cứng đá mềm như ngày xưa hay với xe tăng tàu bò như gần đây và như ngày nay. Đối với toàn cầu hóa nói chung, cũng có một điều khác là bây giờ hiện tượng đó rộng lớn, bao trùm moi lãnh thổ và mọi lĩnh vực, từ kinh tế đến văn hóa, từ vật chất đến tín ngưỡng. Như vậy thì cũng đáng gọi là mới và cũng đáng được bàn trong hội thảo này.
 >> XEM TIẾP >>


Pháp Dụng :
B
ốn mươi năm nói với tuổi trẻ Thầy, tiếng chúng ta vẫn thường gọi Sư Ông một cách thân thương, đã sớm được nhiều người trẻ của thập niên sáu mươi biết tới và yêu thích qua cuốn sách Nói Với Tuổi Hai Mươi. Những người trẻ này, khi đọc cuốn sách mới của Thầy Tuổi Trẻ Tình Yêu Lý Tưởng thì nhiều người đã là làm ông, làm bà của nhiều cháu rồi. Tuy nhiên khi đọc hai cuốn sách trên, ta thấy giọng văn của Thầy vẫn vậy, vẫn trẻ trung, thông cảm và đầy thương yêu như thuở nào. Giữa hai cuốn sách đó, cách nhau đúng bốn mươi năm (1965-2005), ta lại bắt gặp cuốn Nói Với Người Xuất Gia Trẻ Tuổi. Trong cuốn này, ta đọc những dòng như sau: ... >> XEM TIẾP >>


Tuệ Chương-Hoàng Long Hải :
Đạo pháp và Dân tộc qua văn chương bình dân.

 Danh nhân Văn hóa Việt

Nguyễn Thanh Giang :
"Gáy lên đi ... cho người tỉnh thức"Nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện

Trần Kiêm Đoàn :
Mái chùa che chở hồn dân tộc ... Bái biệt thầy Mãn Giác ..

Nhất Hạnh :
Tiểu sử nhà Phật học Thiều Chửu

VĂN MINH - VĂN HÓA

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.