.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                           TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)


bút
việt
hồn
quê

TIN VĂN

Bài vở cho trang này xin gửi về:
nhà văn PHONG THU

phongthu@mindspring.com

THƯ MỤC CÁC TÁC GIẢ

Thích Phước An | Trần Đỗ Cung | Nguyễn Thị Thanh Dương Minh Triết TRẦN THIỆN ĐẠT | Trần Kiêm Đoàn | Phổ Đồng | Võ Thị Trúc Giang | Nguyên Bạch | Nguyễn Thế Hà | Trần Đan Hà | Nhất Hạnh | Vĩnh Hảo | Chiêu Hoàng | Thạch Lang | Đại Lãn Lâm Kim Loan | Vũ Nam | Nguyên Nhung | Chân Y Nghiêm | Pháp Nhật Không Quán | Phan Quân | Nguyễn Mạnh Quý | Đặng Văn Sinh | Ninh Hạ - Nguyễn Đức Tâm | Phong Thu | Nguyễn Mạnh Trinh | Lê Khánh Thọ | Trần Đình Thu | Anh Thư | Diệu Trân | Tiểu Tử | Nguyễn Ước Tịnh Ý | Tác Giả Khác ...

GIAI THOẠI

Bùi Giáng | Hữu Loan | Giang Hữu Tuyên |
 

 NHẬN ĐỊNH| PHÊ BÌNH | GIAI THOẠI

Xem tiếp  20 | 19 | 18 | 17 | 16 | 15 | 14 | 13 | 12 | 1110 | 9  |  8 7 6 | 5 | 4 | 3 | 2 | 1


PSN 14.02.2015 | Nhất Hạnh: Nhè nhẹ xuân về lòng đất chuyển
Résultat de recherche d'images pour "hoa xuân"nhè nhẹ Xuân về, lòng đất chuyển
nhạc trời thanh thoát rộn muôn phương
tâm linh một thoáng bừng giao cảm
lặng hết bao nhiêu lớp sóng cồn


PSN - 14.2.2015 | Huỳnh Kim Quang: Xuân, thời tính và không tính Sau những cơn mưa và giá rét của mùa đông đánh dấu sự chấm dứt trạng thái già cỗi của một chu kỳ tuần hoàn của vũ trụ v à khai sinh một lộ trình mới, tươi, trẻ và đầy sức sống của mùa xuân. Ở đó, vạn vật thay đổi toàn diện từ trong ra ngoài. Những cành khô trụi lá được thay thế bằng lộc non xanh tươi. Màu u ám của bầu trời nhường chỗ cho ánh dương quang rực rỡ. Lòng người cũng vui theo với cuộc đời đổi thay sắc diện...


ImagePSN - 23.12.2014 | Nguyễn Phúc Vĩnh Ba: Đọc thơ xuân của cụ Nguyễn Du Mùa xuân là một chủ đề được thi hào Nguyễn Du nhắc đến khá nhiều trong thơ chữ Hán của cụ. Lạ thay, đó là những mùa xuân tha hương buồn bã đến chết người. Trong 249 bài thơ chữ Hán qua ba tập thơ Thanh Hiên tiền hậu tập, Nam Trung tạp ngâm và Bắc Hành tạp lục, cụ đã dùng tới 40 từ “xuân” kết hợp với các từ hàn, bệnh, vũ,… gợi nên một trường cảm xúc khá bi đát. Riêng trong 4 bài thơ được đặt nhan đề có từ XUÂN (Xuân nhật ngẫu hứng, Xuân dạ, Xuân tiêu lữ thứ, Mộ xuân mạn hứng), cụ đều bày tỏ một nỗi buồn sâu lắng, âm ỉ khi thân phiêu bạt ở đất khách quê người. Đây đúng ra là một bi kịch trong cuộc đời cụ...


PSN - 23.12.2014 | Quang Anh: Mây trong thơ Quang Dũng Mây là biểu tượng cưu mang cái vô hạn của không gian và thời gian. Mây nổi nên nhẹ nhàng đối lập với kiếp nhân sinh hệ lụy, đối lập với sự ngắn ngủi của đời người. Mây là hơi nước bốc lên trời đọng lại thành từng đám. Bản chất của mây là di chuyển và biến hình. Nó đối lập với trạng thái đứng yên, tĩnh tại, hằng định. Không gian tồn tại của nó có thể là khoảng trống bao la của vũ trụ vô biên được thấy ở bầu trời, hay là những chu kỳ lịch sử – xã hội hữu hạn thể hiện ở đất nước. Nhưng khi đi vào cõi thơ ca, mây còn mang thêm biết bao tầng ý nghĩa. Quang Dũng là một trong những nhà thơ góp phần tạo nghĩa cho hình ảnh mây...


PSN - 2.11.2014 | Đoàn Lê Giang: “Lửa từ bi” trên hành trình thơ của Vũ Hoàng Chương Vũ Hoàng Chương xuất hiện trên thi đàn ... với một giọng thơ lạ: vừa cổ kính xưa cũ vừa hiện đại đến táo bạo; vừa thanh cao phiêu dật vừa nhục thể đến trần trụi rã rời…Ông tự nhận và cũng được không ít người xưng tụng là “Ông hoàng thơ ca”, bậc “Thi vương” (Hoàng Chương), “Thi bá”... Trước 1945 ông có Thơ say (1940), Mây (1943). Trong kháng chiến ông có Thơ lửa (1948), Rừng phong (1954). Sau 1954 ông có Hoa đăng (1959), Trời một phương (1962), Lửa từ bi (1963), Ánh trăng đạo lý (1966), Cành mai trắng mộng (1968), ... Dõi theo hành trình thơ của Vũ Hoàng Chương ta thấy có nhiều thay đổi, trong đó có khúc quanh quan trọng là việc cho ra đời tập thơ Lửa từ bi – một tập thơ được viết ra từ ánh sáng ngọn lửa tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức..


PSN - 2.11.2014 | Nguyễn Hữu Sơn: Tác gia hoàng đế - thi nhân Lý Nhân Tông trong tiến trình văn học sử thời Lý Tiếp nối các triều đại thuộc giai đoạn đầu thời tự chủ, vương triều nhà Lý đạt đến sự ổn định và phát triển vượt bậc, nối dài suốt 216 năm (1010-1225). Sau cả ngàn năm Bắc thuộc, đây là giai đoạn lịch sử phát triển trong xu thế độc lập dân tộc, vừa xác lập nền móng vừa tạo lập những sắc thái riêng - những giá trị đặc trưng được định danh bằng nền văn hoá lấy Phật giáo làm quốc giáo trên nền tảng nhận thức “Tam giáo đồng nguyên”, “Tam giáo tịnh hành”... Đó cũng chính là giai đoạn đất nước Đại Việt xác lập thiết chế xã hội theo mô hình quân chủ Nho giáo nhưng vẫn coi Phật giáo là quốc giáo, vẫn tổ chức các kỳ thi tam giáo và xác lập khả năng dung nạp tư tưởng “đồng nguyên” với mô hình văn hoá “Phật - Đạo - Nho”..


PSN - 1.11.2014 | Phan Thị Hồng: Suy nghĩ về cảm hứng "thiền" qua "Thiền uyển tập anh" Tiếp cận Thiền uyển tập anh như một pho kinh sách sáng tạo hay như một tác phẩm văn học cổ uyên bác là điều không độc giả nào ngày nay băn khoăn. Từ nhiều thế kỷ trước, tác phẩm lấp lánh cảm hứng và triết luận thiền giáo này đã thu phục sự tôn kính của các thế hệ cao tăng cho đến tầng lớp đại trí thức Nho học (như Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú…). Vào một thời kỳ khi mà văn học Trung đại Việt Nam thành tựu chưa được dày dặn với 3 thế kỷ ra đời, phát triển (tính đến đầu thế kỷ XIV), thì sự xuất hiện của tập truyện ký với ngót 70 tiểu phẩm này đã thực sự tạo nên một cái mốc đi lên thận trọng mà vững chắc...


PSN - 16.10.2014 | St: Bác Ba Phi – Một hiện tượng văn học truyền khẩu ở vùng U Minh Bác Ba Phi là một nhân vật trong văn học dân gian. Ông là nhân vật chính trong những câu chuyện kể về cuộc sống sinh hoạt thường ngày nhưng được cường điệu quá đáng (như rắn tát cá, chọi đá làm máy bay rơi, leo cây ớt té gãy chân…) và được trình bày một cách tự nhiên khiến người nghe hoàn toàn bất ngờ và bật cười. Ông là nhân vật cận đại nhất trong lịch sử kho tàng truyện trạng (nói dóc) của văn học Việt Nam...


PSN - 15.10.2014 | Lý Thị Minh Châu: Cội nguồn Nhớ ngày nào Thu còn bé tẹo, lẫm đẫm chạy theo cha ra đồng, nũng nịu đòi ông hái cho quả bứa chua lòm dọc mé sông. Quả bứa to đến nỗi bây giờ Thu còn cảm được; không thể nào bê lên, Thu đẩy nó lăn cù cù trên đường. Cha Thu cười sảng khoái khi thấy con mình đã khôn ra. Nhưng ông chẳng làm gì khác được, vì vỏ bứa rất dày và rất cứng. Đứa con gái cưng có đòi ăn thì ông cũng chẳng thể nào bổ quả bứa ra cho nó; chưa kể bứa rất chua, rất chát, lại có nhiều mủ. Đến khi đứa con khóc vì không được cha nuông chiều thì ông phải dỗ dành...


PSN - 15.10.2014 | Nguyễn Đan Anh: Chuyện một ngôi chùa & một giấc mộng Chùa Thiền Tịnh nằm trên Quốc lộ 20 thuộc xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, nằm bên phải quốc lộ theo hướng từ TP.HCM lên Đà Lạt, và từ đây vào đến thị trấn Định Quán còn khoảng hơn 1km. Như tên gọi, chùa Thiền Tịnh nằm lặng lẽ và trầm mặc trên một vùng đất qui tụ rất nhiều giáo xứ với những ngôi nhà thờ vút cao như đan kẽ vào nhau. Trước kia, đây là nơi định cư của đồng bào có đạo di cư từ miền Bắc vào Nam năm 1954...


wallpaper fleur telechargez chaque fond d ecran fleur categorie florePSN - 11.10.2014 | Nhiều tác giả: Lượm lặt chuyện ngắn - ít chữ, ngắn lời, dài ý (kỳ 1) Bóng nắng, bóng râm Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ bảo: "Nhà ngoại ở cuối con đê." Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng, mẹ kéo tay con: "Đi nhanh lên, kẻo nắng vỡ đầu ra." Con cố. Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng: "Đang lúc mát trời, nhanh lên, kẻo nắng bây giờ." Con ngỡ ngàng: sao nắng, râm đều phải vội ? Trời vẫn nắng, vẫn râm……Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.


Thay in xom Trung.2012PSN - 11.10.2014 | Làng Mai: Mừng ngày Tiếp nối của Thầy
Nhìn vào mắt Thầy, con thấy quê hương
Một dòng sông xưa ôm con đò nhỏ
Mái rạ làng quê, chiều xa khuất bóng
Bà mẹ già còm cõi tóc sương.


Beethoven và những bóng hồngPSN - 10.10.2014 | RFI: Beethoven và những bóng hồng Đối với Ludwig van Beethoven, tình yêu luôn là nguồn sáng tác bất tận. Hơn một chục lần ngỏ lời cầu hôn, chẳng một lần được đáp lại. Diện mạo xấu xí, tật nguyền, dù rất tài hoa, suốt cuộc đời Beethoven bị giam hãm trong bất hạnh và cô đơn. Bản « Für Elise » được Beethoven sáng tác năm 1810. Cho tới nay, vẫn còn nhiều ẩn số quanh bản nhạc ngắn ngủi này. Ai cũng biết Beethoven từng yêu rất nhiều. Sinh năm 1770 tại Bonn, Đức nhưng Beethoven đã chọn Vienne, thủ đô nước Áo, là nhà...

 Xem tiếp 20 | 19 18 | 17 |  16 | 15 | 14 | 13 | 12 | 11 |  9  |  8 7 6 | 5 | 4 | 3 | 2 | 1



LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.