.

PSN
BỘ MỚI 2008
HỘP THƯ

                           TRANG CHÍNH

" Văn-Nghệ-Sĩ sẽ không còn, nếu Tự Do và Sáng Tạo bị tước đoạt" (LN)

bút
việt
hồn
quê

THƯ MỤC CÁC TÁC GIẢ

Thích Phước An | Trần Đỗ Cung | Kiều Mỹ Duyên | Trần Trung Đạo | Minh Triết TRẦN THIỆN ĐẠT | Trần Kiêm Đoàn | Phổ Đồng | Tâm Hải Đức | Võ Thị Trúc Giang | Trần Đan Hà | Nhất Hạnh | Vĩnh Hảo | Chiêu Hoàng | Đại Lãn | Lặng Lẽ | Lâm Kim Loan | Trần Quan Long | Phạm Trọng Luật | Miêng | Diệu Trân | Không Quán | Phan Quân | Đặng Văn Sinh | Tuệ Sỹ | Ninh Hạ - Nguyễn Đức Tâm | Phong Thu | Nguyễn Mạnh Trinh | Lê Khánh Thọ | Trần Đình Thu | Trần Khải Thanh Thuỷ | Anh Thư | Tiểu Tử | Nguyễn Ước | T. Vấn | Hiền Vy | Tịnh Ý | Tác Giả Khác ...

GIAI THOẠI

Bùi Giáng | Hữu Loan | Giang Hữu Tuyên |

BÀI MỚI | NHẬN ĐỊNH| PHÊ BÌNH | GIAI THOẠI


8.08.2008 | Nguyễn Mạnh Trinh :  Một ngày Ivan Denisovich, một đời Solzhenitsyn Một ngày của Solzhenitsyn có thể dài hơn 89 năm và một đời của Ivan Deniso vich có thể dài hơn nhiều thế kỷ. Có thể như vậy không / Có thể lắm. Ít ta, một ngày của Ivan Denisovich cũng dài hơn một đời của Solzhenitsyn. Tác giả của “One day in the life of Ivan Denisovich sinh ngày 11 tháng 12 năm 1918 và từ trần ngày 4 tháng 8 năm 2008.

Ông có những tác phẩm có thể gọi là tiêu biểu cho văn chương thế giới ở thế kỷ 20. Ông là một chiến sĩ dùng văn chương để chống lại những chế độ độc tài, bị trục xuất và lưu đầy ra khỏi đất nước mình vì những tác phẩm tố cáo chế độ Cộng sản. Khi chế độ Cộng sản sụp đổ ở Nga, ông trở về quê hương nhưng vẫn phê phán chính quyền đương thời với thái độ không khoan nhương...


6.08.2008 | Nhất Hạnh : Nguyễn Bính, "Hoa với Rượu" ...Bài thơ được viết cách đây 60 năm khi Nguyễn Bính còn đang ở Huế và xã hội 60 năm về trước rất khác với xã hội bây giờ. Ngày xưa Nguyễn Bính sống với mẹ ở nhà quê nhưng bỏ quê lên tỉnh thành để kiếm một chút danh, một chút lợi. Khi chạy theo đối tượng của sự ham muốn thì đau khổ. Trong những lúc đau khổ thì nhớ tới quá khứ và nghĩ rằng chỉ có quá khứ mới đáng để cho mình sống thôi. Trong Xuân Tha Hương Nguyễn Bính viết:

Tết này chưa chắc em về được
Em gửi về đây một tấm lòng
Ôi, chị một em, em một chị
Trời làm xa cách mấy con sông ...


6.08.2008 | Đặng Văn Sinh : Bản giao hưởng cổ tích Nhạc sỹ Từ Nguyên là một người suốt đời đi tìm cái đẹp. Những nhạc phẩm của anh thường phảng phất màu sắc lãng mạn. Từ lâu rồi, anh chỉ ước ao có một điều là viết được bản giao hưởng Trương Chi, vì Trương Chi là hình tượng đẹp nhất trong các hình tượng thẩm mỹ của huyền thoại dân gian Việt Nam.

Đã nhiều lần, Từ Nguyên bắt tay vào sáng tác nhưng không thành công. Cứ mỗi năm, vào dịp sinh nhật hăm ba  tháng bảy của mình, anh lại lôi trong ngăn kéo ra hàng chục tập nhạc dày, mỏng khác nhau, giở lướt qua rồi châm lửa đốt. Đối với anh, cái gì không đạt là loại bỏ, chẳng lưu giữ làm gì cho mệt.


28.07.2008 | Nhất Hạnh : Nguyễn Bính, "Hành phương nam" Giao thừa năm ngoái, chúng ta đã đọc bài Giây Phút Chạnh Lòng, bài có chủ đề là ra đi. Người con trai ra đi vì một sự nghiệp, vì một chí hướng, vì một lý tưởng và vào một ngày cuối năm, trong khi mọi người đang chuẩn bị đón giao thừa thì người con trai chạnh lòng nhớ lại, nghĩ tới người thương của mình, nhưng biết rằng mình không thể nào ở lại nhà được, mình phải tiếp tục đi thôi. Người ở nhà nếu quả thực là hiểu được người mình thương thì cũng nên biết rằng dầu mình có những cái yếu đuối ở trong lòng, mình vẫn phải yểm trợ cho người ra đi...


27.07.2008 | Nguyễn Mạnh Trinh :  Hội nhập văn học? những câu hỏi khó Lúc này người ta hay đề cập đến hội nhập văn học của người Việt ở hải ngoại. Có rất nhiều bài viết, có nhiều ý kiến đôi khi đối chọi nhau và có cả những lời kêu gọi. Như chiến tranh đã qua rồi, thời ghìm súng với nhau đã hết, sao vẫn còn giữ những thái độ không thông cảm với nhau. Hòa giải rồi hòa hợp, hãy quên quá khứ để nghĩ đến hiện tại và tương lai. Nghe trên lý thuyết thì có vẻ xuôi tai lắm. Ừ, cùng là người Việt với nhau hãy cùng xây dựng đất nước, kẻ thù với nhau là Hoa Ky và Việt Cộng sản còn bắt tay được với nhau mà. Hãy trở về, trở về,…


26.07.2008 | Tiểu Tử : Chuyện di tản 1975 ...Người đàn ông ngước nhìn theo, đưa tay ra dấu như muốn nói : « Đi, đi ! Đi, đi ! ». Rồi, mặt ông bỗng nhăn nhúm lại, ông úp mặt vào hai tay khóc ngất ! Bấy giờ, tôi đoán ông ta là cha của thằng nhỏ đang tòn ten trên kia… Không có tiếng còi tàu hụ buồn thê thiết khi lìa bến, nhưng sao tôi cũng nghe ứa nước mắt !

Không biết thằng nhỏ đó – bây giờ cũng đã trên bốn mươi tuổi -- ở đâu ? Cha con nó có gặp lại nhau không ? Nếu nó còn mạnh giỏi, tôi  xin Ơn Trên xui khiến cho nó đọc được mấy dòng nầy…


20.07.2008 | Nhất Hạnh : Lưu Trọng Lư, "Lẽ nào anh chết" ...Ngày hôm nay chúng ta đọc thơ Lưu Trọng Lư, bài thơ được viết năm thi sĩ 70 tuổi mà rất ít người biết và bài thơ này có những suy tư khá sâu sắc về sống và chết.
Còn một bài thơ nữa, viết trước khi thi sĩ qua đời mấy tiếng đồng hồ. Bài thơ đó được coi như tương đương với một bài của một thiền sư sắp tịch viết để lại mấy câu. Nhiều vị thiền sư khi sắp tịch, bảo đưa giấy mực, viết một bài hay ba câu, bốn câu gì đó, viết xong, quăng bút rồi tịch. Lưu Trọng Lư cũng có một bài như vậy. Hôm nay chúng ta có cơ hội đọc bài thơ đó....


18.07.2008 | Vĩnh Hảo : Nghe tiếng chuông ngân Hơn một tháng qua, kể từ khi bắt đầu vận động đúc một đại hồng chung cho ngôi chùa ở thôn quê—dù rằng cho đến giây phút ngồi đây, viết những giòng chữ này, quả chuông vẫn chưa khởi sự đúc—tôi đã nghe được tiếng chuông của ngôi chùa ấy ngân lên mỗi sáng chiều rồi.
Trong bài kệ nghe chuông mà các chùa thường đọc, và thường được khắc lên đại hồng chung, có mấy câu này:
“Nghe tiếng chuông, phiền não nhẹ
Trí huệ lớn, bồ-đề sanh
Lìa địa ngục, thoát hầm lửa
Nguyện thành Phật, độ chúng sanh.”


18.07.2008 | Tịnh Ý : Sen làng đã mọc (1) Gần mười năm trước, tôi làm việc trong thư viện một trường trung học cạnh nhà. Biết tôi theo đạo Phật, nhiều thầy cô, trong đó có bà giáo môn Tôn giáo thường đến trò chuyện hỏi thăm tôi về Phật giáo. Bà tỏ ra chăm chú lăng nghe những điều tôi trình bày, dẫu rằng vốn hiểu biết về đạo lẫn tiếng Đức của tôi thật ít. Tôi cũng nói thật điều đó với bà, nhưng bà thường lịch sự tỏ vẻ thích thú, thỉnh thoảng lại nêu ra đôi ba câu hỏi, chẳng hạn tôi có tin vào thượng đế không? Tôi có cầu nguyện đức Phật không? Tôi cầu như thế nào, cầu những gì? Có lúc bà muốn biết nghi lễ của Phật giáo như thế nào, có chùa chiền đền đài Phật giáo ở đây cho chúng tôi không?... Thật vất vả cho tôi khi trả lời những câu hỏi của bà, ...


17.07.2008 |Nguyễn Mạnh Trinh : Những mảnh vụn tháng 7
... ... ... ... ...
“Việt Nam muôn năm”. Một đầu rơi rụng
“Việt Nam muôn năm!” Người kế tiến lên
Và tử thần kính cẩn đứng ghi tên
Những liệt sĩ vào bia người tuẫn quốc …”
Nhà thơ Đằng Phương (tức giáo sư Nguyễn Ngọc Huy) đã viết cho dân tộc và cho tuổi thơ chúng tôi những vần thơ đi vào tim óc để thành những lời trong tâm khảm một đời. Hơn mười tuổi đầu mà đã nghe rưng rưng trong tâm những cảm xúc. Bài thơ viết về ngày 17 tháng 6 năm 1930, khi thực dân Pháp xử chém 13 liệt sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng sau cuộc khởi nghĩa võ trang trên toàn quốc thất bại. Bọn thực dân tưởng rằng với chính sách khủng bố như ném bom triệt hạ làng Cổ Am hay xử chém các lãnh tụ VNQDĐ sẽ làm tan rã ý chí đối kháng cũng như tinh thần yêu nước của dân tộc Việt. Nhưng ngược lại, chính những sự kiện ấy đã hun đúc một tinh thần của truyền thống hào hùng dân tộc...


15.07.2008 | Nhất Hạnh : Thế Lữ, "Giây phút chạnh lòng" ...Trong cuộc sống hàng ngày lâu lâu tâm mình nó hơi chùng xuống một chút, hơi yếu xuống một chút, mất đi một ít năng lượng gọi là chạnh lòng.

Anh đi đường anh, tôi đường tôi,
Tình nghĩa đôi ta có thế thôi.
Đã quyết không mong sum họp mãi.

Bận lòng chi nữa lúc chia phôi?

Lời của người con gái nói với người con trai trong giờ phút người con trai từ giã để lên đường phụng sự lý tưởng của mình, chuyện đã xảy ra nhiều năm trước và hôm nay người con trai ngồi nhớ lại...



12.07.2008 | Trần Trung Đạo Trách nhiệm của các thế hệ Việt Nam ...Chim bay cần đôi cánh nhưng không phải giống chim nào có cánh cũng có thể bay cao. Chim se sẻ chỉ biết bay quanh vườn, nhảy nhót trên những cành xoài, cành ổi, nhưng để có một hạm đội Việt Nam, một phi đoàn Việt Nam, một vệ tinh Việt Nam, một phi thuyền Việt Nam, đất nước phải cần có đôi cánh phượng hoàng, nói đúng hơn là đôi cánh dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam, với những mâu thuẫn đối kháng và bế tắc ngay từ bên trong cơ cấu độc tài đảng trị sẽ không có khả năng đưa đất nước lên ngang tầm với thời đại, và do đó, việc chọn lựa một con đường thay thế là trách nhiệm của các thế hệ Việt Nam trong và ngoài nước hôm nay.


6.07.2008 | Đặng Văn Sinh : Gió đang xoan, cái đẹp trong thân phận con người Những suy tư về thân phận con người dường như là nỗi ám ảnh trong quá trình sáng tác của  Trần Nhương. Nhưng thân phận con người không nằm ở chủ đề mà nó ẩn sâu trong mạch suy tư rồi bất chợt  hiển lộ bởi một kích thích nào đó trong quá trình tương tác với hoàn cảnh, môi trường xung quanh.

Hãy cứ tạm thời để mười hai bức tranh khá ấn tượng ra một bên, chỉ tính riêng phần thơ, người đọc cũng có thể nhận diện được tác giả có vẻ như là một khách lãng du, xuôi ngược trên khắp dặm dài đất nước, đồng hành với những suy tư bất chợt, thích trò chơi ngôn từ trong khi vẫn một tay cầm cọ. Tôi mạo muội định danh chàng lãng tử một cách hàm hồ như thế bởi đã hơn một lần "ngộ" được qua mấy dòng tuyên ngôn của anh: ...


6.07.2008 | Huệ Trân : Lòng sông cạn Tình cờ, lật một trang sách, bắt gặp hai câu thơ của thi sỹ Seamus Heaney, người đoạt giải Nobel văn chương năm 1995:
“The riverbed, dried up, half full of leaves,
Us, listening to a river in the trees”
Không biết hai câu này trích từ một bài thơ nào của ông, hay đây là bài thơ ngắn đã thừa sức trải dài tới mốc điểm giá trị văn học cao quý, được thế giới công nhận?
“Nửa lòng sông cạn, lá rơi đầy,
Ta nghe sông chảy xiết trong cây”...


5.07.2008 | Nguyễn Mạnh Trinh : Khi thi ca thành tôn giáo: Phạm Công Thiện Phạm Công thiện, ông là ai? Có nhiều người đã hỏi như thế. Triết gia? Thiền sư? Thi sĩ? Văn sĩ ? Hay là một người lang thang rong chơi trong cuộc đời? Hay là nghệ sĩ với ước vọng thành một tài năng lớn của thế giới? Hoặc là một người đang trong cơn mộng du suốt cả đời?

Vào những năm thập niên 60 ở Sài gòn, Phạm Công Thiện xuất hiện như một hiện tượng. Sách vở của ông đã được đón đọc nồng nhiệt và trong giới sinh viên học sinh đọc sách của ông là một thời thượng. Họ thích nói về “Ý thức mới trong văn nghệ & triết học”. Họ tán thưởng “Ngày sinh của rắn”. Có người thú nhận thích đọc ông dù chẳng hiểu bao nhiêu. Và trong cái gọi là “họ” ấy có tôi. Một cậu sinh viên mê sách vở và tràn ứ mơ mộng lãng mạn...



1.07.2008 |
Huệ Trân : Cây lá và con người - thảnh thơi và phiền não ...Theo Phật-luật, hàng năm, giới xuất gia, tùy hoàn cảnh và môi trường, phải câu hội về một nơi để cùng thúc liễm thân tâm, trau giồi giới đức. Thời gian đó được gọi là mùa An Cư Kiết Hạ. An là giữ thân nơi tịnh mặc tĩnh lặng. Cư là trụ, là ở. Kiết là giữ tâm lại một chỗ. An Cư Kiết Hạ là thúc liễm thân tâm vào nơi an tịnh trong mùa Hạ. Trong tinh thần đó, trường Hạ là nơi quy tụ giới xuất gia cùng về. Ấy thế mà, khi xưa, có trường Hạ chỉ độc nhất một người. Trường hạ đó là rừng cây Sala thuộc một quận lỵ nhỏ nằm hướng đông bắc, tả ngạn sông Hằng. Và người về an cư kiết hạ ở đó chính là vị đã ban luật an cư, là người đã đạt Giác Ngộ, là Đức Thế Tôn. Sao lạ vậy?...


28.06.2008 | Thích Phước An : Hoài Khanh, Người thi sĩ đi tìm lại nguồn cội của một dòng sông ...Sự đồng cảm này được thể hiện qua bài thơ Nhớ Nguyễn Du, được Hòai Khanh làm để đăng trong tạp chí Tư Tưởng, cơ quan luận thuyết của Viện Đại học Vạn Hạnh, số đặc biệt có chủ đề là Nguyễn Du với Phật giáo. Cùng cần nhắc lại là tạp chí này quy tụ hầu hết những nhà văn nhà thơ cùng những nhà biên khảo danh tiếng nhất của miền Nam trước 1975 được Phạm Công Thiên và sau đó là Tuệ Sĩ đứng ra điều hành.


19.06.2008 | Nguyễn Mạnh Trinh : Những mảnh vụn, ngày ... tháng 6 ...Tháng 6. Mấy ngày hôm nay trời rộ nóng. Trời xanh thăm thẳm vút cao những tầng mây. Những cơn mưa đã qua. Mùa hạ tới. Một buổi chiều cuối tuần, nhìn cuốn lịch treo tường, giở trang sách, đọc bài thơ. Ngày 4 tháng 6 năm 1989, biến cố Thiên An Môn. Hồng quân Trung Hoa xả súng bắn vào đoàn biểu tình và cả ngàn người bị thương vong. Hình ảnh một người sinh viên hiên ngang đứng chặn trước một đoàn xe tăng đã thành một biểu hiện sống động cho những người không sợ chết liều mình tranh đấu cho lý tưởng dân chủ tự do...


15.06.2008 | Không Quán :  Phóng sinh ...Khoan khoái, Long đứng giậy bỏ đi về hướng trạm xe buýt và tiếp tục hướng tâm cầu nguyện. Trên cành cây, hình như có tiếng chim kêu ríu rít, chàng chợt suy nghĩ tiếp. Con chim dường như đang phản đối là chàng đã cướp miếng ăn điểm tâm buổi sáng của nó. Chàng giật mình, nhớ lại câu chuyện đức Phật Thích Ca thời còn tại thế đã từng cắt bắp vế để đền cho con chim bù cắt đến đòi đức Phật trả lại con chim sẻ trốn sau lưng ngài khi bù cắt bắt được. Long lại quay lại thêm lần nữa và mở cặp của mình ra lấy một phần thức ăn trưa rắc vụn trên lề đường nơi con chim đã làm rớt chú giun xuống...

Thanh thản bước đi về hướng xe trạm buýt, chàng hoan hỷ tiếp tục cầu nguyện cho hết phần hành trì buổi sáng. Một ngày thật đẹp trời và nhất là một ngày không uổng phí đã bắt đầu...



13.06.2008 |
Nguyễn Mạnh Trinh :  Hoàng Anh Tuấn, và những bài thơ để lại.... Hoàng Anh Tuấn, suốt cả một đời làm thơ, viết rất nhiều, cả đến mấy trăm bài, nhưng chưa từng in một tập thơ nào ngoài một tập in lúc còn học ở bên Pháp lúc thuở đầu đời. Và, để lúc gần cuối đời, các con ông mới gom lại một ít bài thơ để thành tập thơ “Yêu em, Hà Nội”. Thơ của ông làm ra, chính ông cũng quên như bài thơ mà với riêng tôi là một kỷ niệm… Và với chính cuộc đời ông, cũng là một trò chơi. Trong việc làm đạo diễn, làm nhà soạn kịch, làm người viết tiểu thuyết đăng báo hàng ngày, hay làm công chức giám đốc đài phát thanh Đà Lạt,... cũng vẫn là người ngông nghênh với cuộc đời, coi nhẹ mọi sự. Và chính cái cá tính ấy đã làm thơ ông trẻ trung, đã làm ngôn ngữ đẫm chất cảm xúc. Thơ tự nhiên, không làm dáng, không kiểu cách và nhất là không “nghiêm trọng“ một cách giả tạo...



10.06.2008 |
Đng Văn Sinh : Thơ Đường nhân chuyến thăm Cố Đô Sau chuyến đi Huế vào dịp trung thu năm Bính Tuất, Đặng Văn Sinh bắt chước người xưa theo kiểu “nối điêu”, làm được mấy bài thơ chữ Hán theo thể Đường luật, trong đó có một bài ngũ ngôn tứ tuyệt, ba bài thất ngôn tứ tuyệt và một bài thất ngôn bát cú nhằm ghi lại cảm xúc của mình trên hành trình vào thăm Cố đô. Các bài đều đã được phiên âm và dịch nghĩa, riêng phần thơ , tôi có nhờ nhà thơ Nguyễn Đào Trường, 74 tuổi, hiện đang cư ngụ ở số nhà 65, phố Đinh Văn Tả (48 Bắc Hàn Giang cũ), thành phố Hải Dương dịch giúp. Xin chân thành cảm ơn cụ Nguyễn Đào trường và kính chuyển cả phần nguyên tác cùng bản dịch đến độc giả, những gì còn khiếm khuyết xin được lượng thứ...


7.06.2008 | Nguyễn Mạnh Trinh :  John Updike, từ “Rabbit, Run” đến “Terrorist” John Updike là một nhà văn Hoa Kỳ nổi tiếng với bộ tiểu thuyết về nhân vật Rabbit : Rabbit, Run; Rabbit, Redux; Rabbit is Rich; Rabbit, at Rest; Rabbit Remembered. Hai cuốn tiểu thuyết Rabbit is Rich và Rabbit at Rest đoạt giải thưởng Pulitzer. Chủ đề của bộ tiểu thuyết này là đời sống ở một thành phố nhỏ ở Hoa kỳ và nhân vật thuộc giới trung lưu theo đạo Protestant. John Updike nổi tiếng là một người cầm bút có hoa tay và ý tưởng rất phong phú. Ông đã hoàn tất 22 cuốn tiểu thuyết và đã xuất bản hơn một tá tuyển tập truyện ngắn và cả những tập thơ, những tiểu luận phê bình văn học và  truyện thiếu nhi nữa. Cả trăm bài viết đủ loại đã đăng tải trên The NewYorker từ năm 1950. Những tác phẩm của ông xoay quanh những chủ đề như dục tính, số phận con người, nỗi chết và mô tả, phân tích những diễn biến nội tâm của con người. Ông có khuynh hướng đào sâu vào những phần ẩn mật của cuộc sống để mong tìm ra được những phần  khuất nẻo  nhiều xung đột  của cuộc sống trôi đi  lặng lẽ nhưng rất nhiều phức tạp.


7.06.2008 | Huệ Trân : Người giao hàng cần mẫn Trong những sinh hoạt hàng ngày, không ai trong chúng ta không từng phải đi mua sắm những nhu yếu phẩm, những vật dụng cần thiết để phục vụ cho cái thân sống lâu, sống mạnh. Có những món ta tự đi, có những món người bán sẽ đến giao tận nhà. Có những món giao đột suất, có những món giao định kỳ … Những người giao hàng định kỳ đó, trông thì có vẻ siêng năng, đều đặn, nhưng thế nào chả có lúc trái gió, trở trời hay có việc gia đình bất thường mà người đó đã không thể giao hàng đúng hẹn! Nhưng có một người giao hàng không bao giờ trễ hẹn và món hàng người ấy giao không bao giờ suy suyển chất lượng. Chẳng phải người ấy chỉ giao hàng cho một nhà, một phố, mà người ấy giao khắp nơi, khắp chốn, bất cứ nơi nào, dù nơi đó có sự  hiện hiện của nhân loại hay không...


7.06.2008 | Nguyễn Mạnh Trinh : "Chiến Trường Xưa" của Vũ Uyên Giang Có những tập thơ, mà sự ra đời như một duyên do tiền định của những bất ngờ kỳ thú. Như tập thơ của Vũ Uyên Giang “Chiến trường Xưa “ là một.

Nhà thơ Trần Hoài Thư khi sưu tập lại những bài thơ cũ in trước năm 1975 ở thư viện trường đại học Cornell để làm những tuyển tập thi ca như Thơ Miền Nam, Thơ Lục Bát đã tìm thấy một số bài của Vũ Uyên Giang  và tuyển chọn vài bài rồi gửi tất cả cho họ Vũ. Tự nhiên, anh nảy ra ý định in tập thơ “Chiến Trường Xưa” và thực hiện ngay lập tức. Thế là, trong một thời gian ngắn, chúng ta có thêm một tập thơ mang lại một không gian, thời gian thuở nào...


7.06.2008 | Huệ Trân : Nhất tự vi sư “Nhất tự vi sư. Bán tự vi sư”. Ai từng cắp sách đi học, dù có học chữ Hán hay không, thế nào cũng từng được một lần nghe câu đó. “Một chữ cũng là thầy. Nửa chữ cũng là thầy”, ý nói, người dạy ta, dù ít dù nhiều, ta đều phải tôn kính là thầy.

Thuở xưa, khi còn là thời của những cụ đồ nho, trao truyền chữ Hán cho học trò, thầy thường nghiêm minh lắm! Với lứa học trò nhỏ, lớp học không thể thiếu cái roi mây để răn đe những trò lười biếng. Với lớp tuổi lớn hơn chút thì cái roi mây dùng để đập mạnh xuống sàn, cùng với tiếng quát “Ra kia, quỳ xuống!” khi trò không thuộc bài! Thầy càng nghiêm khắc thì trò càng mau tiến bộ, và cha mẹ học trò thường thành tâm, khúm núm ôm trái dưa to nhất giàn, bó rau tươi nhất vườn, củ khoai ngọt nhất luống, mà họ chăm sóc, chờ ngày mang biếu thầy để tỏ lòng biết ơn.


5.06.2008 | Huệ Trân : Hành trình về phương đông “Hãy lên đường! kìa, mặt trời rực rỡ!” Lữ khách đã nghe theo tiếng gọi thầm thì tự thẳm sâu tiềm thức, vững tin và vững tâm mà đi như thế. Túi vải đã rách, áo đã sờn vai, đôi giầy đã lủng, bàn chân bắt đầu sưng, nhưng lữ khách như không sờn lòng. “Hãy lên đường! Kìa, mặt trời rực rỡ!”

Lữ khách đã leo qua nhiều ngọn đồi, lội qua nhiều dòng suối, đi ngang nhiều phố thị, vượt nhiều khu rừng, ngủ dưới gốc cây, tắm bên sông cạn …. Lữ khách không nhớ cuộc hành trình bắt đầu từ đâu, càng không biết sẽ kết thúc ở đâu vì mỗi ban mai, mặt trời rực rỡ phương đông lại mời gọi lên đường...


3.06.2008 | Nguyễn Huệ Chi : Thử định vị Tự Lực Văn Đoàn Trước khi phát biểu mấy ý kiến trong bản tham luận ngắn này - giới hạn vào hai đặc điểm thuộc tính theo tôi là cốt lõi của Tự lực văn đoàn với tư cách một tổ chức văn học, chứ không bàn sâu đến thành tựu sáng tác của họ - xin được nói vài lời phản biện với bản Báo cáo đề dẫn mở đầu Hội thảo, trong phần điểm lại hai mặt: con người tiến bộ và con người phản động của Nhất Linh, nhân người đề dẫn có mời gọi sự phản biện của đại biểu “để cho ý kiến đề dẫn sáng tỏ hơn”.

Tôi nhắc lại một câu bất hủ trong lá thư tuyệt mệnh của nhà văn Nhất Linh: “Đời tôi để cho lịch sử xử”. Nhất Linh tin chắc lịch sử sẽ phán xử công bằng với mình. Nhưng lịch sử mà ông hiểu là cả một thời đoạn dài, đủ sức sàng lọc mọi giá trị và vén xong các lớp mây mù để lộ diện quy luật vận hành khách quan của nó...


1.06.2008 | Không Quán : Nhật ký Dharamsala : 1 | 2 | 3 | 4 | 5
Lời tác giả: Đây là một cuốn nhật ký, ghi chép cuộc hành trình đi về Ấn độ để học đạo. Tác giả nhân khi chùa Văn Thù Sư Lợi tổ chức chuyến đi hành hương các Phật tích tại Ấn, đã tháp tùng theo, nhưng không phải để theo phái đoàn đi hành hương mà là để đi về Dharamsala, nơi trú ngụ của đức Đạt Lai Lạt Ma hiện giờ để tu học.

Nhật ký không những ghi chép lại cuộc hành trình mà còn ghi lại những cảm tưởng của tác giả, những điều mắt thấy tai nghe trên đường đi…


1.06.2008 | Nguyễn Mạnh Trinh : Văn chương tình dục trong nước và sau chiến tranh Ở nền văn học miền bắc trước 1975, thời kỳ chiến tranh nên tình yêu nhất là tình dục là một phần rất nhỏ nhoi so với những lời cổ vũ ra trận, so với những hình tượng của những anh hùng của chiến thắng của niềm tin vào ngày mai của tấm lòng ái quốc. Trên thực tế chiến tranh tàn phá tất cả từ đất nước đến con người, tạo những mất mát về vật chất lẫn tinh thần, hủy hoại những tình cảm trong sáng của con người và những nhu cầu tự nhiên như sinh lý, như yêu thương. 

Tình yêu, dĩ nhiên không phải chỉ làu trong những đời sống chay tịnh thanh khiết mà còn ở trong tình dục của bản năng tự nhiên con người và cả trong những ham muốn về thể xác lẫn tinh thần. Tình dục, đôi khi còn tượng trưng cho sức sống của con người, chữ dâm trong văn học nhiều khi là cấm kỵ với nhiều người nhưng lại có sức tồn tại lâu dài...


27.05.2008 | Chiêu Hoàng: Nỗi buồn của Thiên Thần Tôi. Một Thiên Thần bé nhỏ với hoài vọng mơ ước có thể mang lại niềm vui cho tất cả mọi loài… Tôi rất nhỏ, chắc chỉ bằng một đoá hoa nắng trong không gian, vì vậy mà thân tôi rất nhẹ, có thể bay đến bất cứ nơi nào tôi muốn và nghe được rất nhiều tâm tư của mọi người.

Sáng nay, khi mới vươn vai sau giấc ngủ dài, tôi cảm thấy tâm hồn mình rất lạ, có lẽ tôi vừa bước qua một cơn mộng. Mà có phải đó thực là Mộng, hay đó chỉ là một mảnh đời chập chùng mà tôi vừa kinh qua? Nhưng dẫu sao, tôi vẫn luôn gìn giữ tâm mình thật trong sáng, bởi đã từ bao giờ không biết, tôi thường tự cho mình có trách nhiệm là chỉ mang lại Hạnh phúc cho tất cả những người mà tôi gặp trong ngày… Và bây giờ, tôi đang thả mình rơi một cách hồn nhiên, đôi khi tôi thực không còn phân biệt mình có thân hay không nữa, bởi tôi có cảm tưởng mình đang hoà tan vào không gian thênh thang, vào những vạt nắng vàng chơi vơi bay theo những cơn gió không định hướng…


27.05.2008 | Chiêu Hoàng: Thiền bệnh Dạo sau này, ông thực sự không hiểu bà nữa... Hình như với tình yêu rất đằm thắm ông dành cho bà suốt gần ba mươi năm qua cũng không đủ để làm bà hạnh phúc... Ông khổ tâm không ít.  Nhiều hôm, ngồi một mình ngoài sân sau, đắm chìm trong dòng suy tưởng, cố tìm ra nguyên nhân sao bà lại không vui... Có phải tại ông vụng về quá chăng? Phải chăng bà vẫn không hiểu được tình yêu ông dành cho bà thiệt là rộng lớn tới chừng nào? Hay tại khoảng thời gian mười hai năm xa cách quá dài, nên có lẽ tình yêu bà dành cho ông đã nhạt phai?



26.05.2008 | Huệ Tran: 
Đi ngang trời thái không Kho tàng kinh điển, thi kệ của Đạo Phật truyền lại cho nhân gian biết bao châu ngọc để suy ngẫm, tu tập, thưởng thức, mài giũa … tùy căn cơ, nhu cầu và cảm quan nhận thức của mỗi người.

Có hành giả đang thối chí, tụng một bản kinh đúng tâm trạng mình, bỗng như chạm được vào bàn tay phải, luôn buông thõng xuống của Đức Phật A Di Đà trong ngụ ý sẵn sàng cứu vớt, độ những ai cầu được độ. Hành giả ấy bỗng lấy lại sự tinh tấn, khiến tiếng chuông ngân vang lảnh lót hơn, nhịp mõ khoan nhặt rộn rã hơn, phiền muộn như lớp vỏ sần sùi vừa lột sạch, trái ngon, hạt chín thơm tho hiển bầy...



25.05.2008 | Huệ Tran: 
Tình cờ nắng phai
“Chiều thơm hoa cúc vàng thơ
Trà pha hương nắng tình cờ nắng phai”
Tôi “tình cờ” đọc được hai câu thơ rất thơ, rất thiền này của tác giả có bút hiệu rất ngắn: Lữ.
Tên tác giả khá xa lạ đối với tôi, không biết vì tác giả mới “xuống núi” hay vì bây giờ tôi mới có duyên đọc tới?
Điều đó không có gì đáng nói mà nội dung bài viết tôi đọc được mới đáng nói.
Ủa, mà có gì đáng nói đâu khi tất cả chỉ là tình cờ! Cứ cho là như thế đi!
Gió tình cờ làm bay phấn hoa. Đất tình cờ đón lấy. Nắng tình cờ sưởi ấm. Mưa tình cờ tưới tẩm. Nên hạt tình cờ nẩy mầm. Cây tình cờ mọc. Hoa tình cờ đơm bông. Gió lại tình cờ đem phấn hoa bay xa … bay tới đâu? nào ai biết! Đất nơi nào đón phấn? nào ai hay! Nhưng giòng chảy đó, chắc chắn vẫn quay đều, vạn hữu vẫn hiện đủ bao mùa mưa nắng.
..


23.05.2008 | Huệ Tran:  Thiên nhị bá ngũ thập 

Mỗi sáng ra vườn sớm
Tâm nở một bài thơ
Hăm lăm (25) câu dài, ngắn
Mênh mang lời kinh thư.

50 ngày thi sỹ
50 bài thơ hoa
Trời bỗng dưng rất nắng
Vàng rực áo ca-sa



23.05.2008 | Nguyễn Mạnh Trinh
: Những mảnh vụn, Ngày... Tháng... “… Ai là người sẽ đặt câu hỏi với chúng ta: văn học sẽ làm được gì để chống trả lại sự công hãm khốc liệt của cường quyền công khai? Là: chúng ta phải nhớ mãi rằng bạo lực không thể đơn độc một mình và cũng không có khả năng tồn tại duy nhất, nó bắt buộc phải bắt tay với sự dối trá. Giữa bạo lực và dối trá có mối quan hệ sâu sắc ruột thịt tự nhiên: bạo lực được che đậy kín đáo bằng dối trá và dối trá cũng nhờ vào bạo lực để tồn tại. Nếu có một kẻ nào tự nhận bạo lực là phương pháp áp dụng của mình thì bắt buộc phải chọn dối trá làm chỉ nam hướng dẫn. Khi khởi đầu quyền thế, bạo lực nghiễm nhiên công khai và rất là kiêu hãnh.  Nhưng khi đã bành trướng, đủ sức mạnh áp chế với vị trí độc tôn của mình, nó lại cảm thấy bất an với dông bão chung quanh và chỉ thấy sẽ tồn tại được nếu cứ tiếp tục dối trá.  Và dối trá đã sẵn được ngụy trang bằng nhũng ngôn từ ngọt ngào hoa mỹ. Bạo lực không nhất thiết luôn luôn bóp cổ bẻ họng trực tiếp dân chúng mà phần đông chỉ đòi hỏi từ nhân dân của chúng một lời thề từ dối trá, để có mặt trong vai trò  ấy một cách tự nguyện.



17.05.2008 | Phổ Đồng : Thời gian

Vì nguyện lực Người chôn vùi cát bụi
A-Tăng-kỳ, bao kiếp nối đường quanh
Từ Đâu-suất gót mờ vang bóng nguyệt
Ứng mộng vàng thác chất một lần sanh
...


11.05.2008 | Nguyễn Mạnh Trinh :  Joseph Brodsky, nhà thơ lưu vong ...Một cách diễn tả khác, vào những con số không mà những người lãnh đạo và những người cuồng tín với chủ nghĩa đại đồng cứ chực chờ tìm cách điều khiển và lợi dụng, thì nghệ thuật lại điểm lên “chấm, chấm, phẩy và dấu trừ” biến đổi mỗi một con số không thành nét mặt nhân bản, dù không luôn luôn lôi cuốn, nhưng là của con người...” Joseph Brodsky,  giải Nobel văn chương nam 1987, người bị trục xuất ra khỏi nước Nga, người coi thi ca như lẽ sống của đời mình và đã không trở về quê hương sau khi chế độ Cộng sản bị thay đổi. Thi ca của ông vẫn còn được đời nhắc đến như một bằng chứng của tri  thức trong một chế độ độc tài toàn trị. Thơ đã cất lên và có tiếng vang cả thế giới.

 


6.05.2008 | Kịch của thầy Nhất Hạnh : Nẻo về tiếp nối đường đi… Vào lúc mười hai giờ rưỡi khuya ngày 5 tháng 7 năm 1967, tại xã Bình Phước, tỉnh Gia Định, năm thanh niên bị một toán người lạ mặt tới dẫn đi và bắn chết trên sông Sài Gòn. Năm người đều là tác viên của Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội, một tổ chức của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất hoạt động thuần túy bất bạo động cho sự hàn gắn thương tích chiến tranh và tái thiết thôn xóm. Họ tên là Hy, Tuấn, Thơ, Lành và Đính. Tuấn là một tu sĩ trẻ tuổi...


6.05.2008 | Nhất Hạnh : Xin đứng bên nhau Tôi không hiểu vì sao ... năm giòng đầu là lời của thầy Thanh Văn, giám đốc trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội (TNPSXH), trong một bài diễn văn đọc tại lễ cầu siêu cho những tác viên PSXH bị kẻ lạ mặt tới thảm sát vào đêm 4.07.1967 tại Bình Phước. Biến cố này đã xảy tới cho bốn tác viên Hy, Tuấn, Thơ, Lành. Họ bị bắn chết tại bờ sông Thủ Thiêm trong khi còn đang xúc tiến công việc phát triển cọng đồng tại xã Bình Phước, tỉnh Bình Dương. Thảm trạng này xảy ra chỉ ba tháng sau khi những người lạ mặt đến tận trường TNPSXH đêm 26.04.1967 để giết tác viên của trường bằng lựu đạn. Mười hai người sinh viên đã gục ngã, người chết, người bị thương...


3.05.2008 | Võ Thị Bình Nguyên : Mất mẹ Những năm tháng ngọt ngào khi tôi còn Mẹ, đã vĩnh viễn xa tôi cách đây mười mấy năm rồi. Những lúc nghe đến bài hát “Mừng tuổi Mẹ” hay “Rau đắng mọc sau hè” là tôi chỉ chực tuôn trào nước mắt. Có mất Mẹ rồi, mới thấy những ngày còn Mẹ mình đã không biết trân trọng… Mỗi lúc nhà tôi sum họp bên phòng khách của Võ Gia Trang, anh 8 tôi đàn và lũ nhóc chúng tôi hay hát hò những bản nhạc mà mình yêu thích, thậm chí hát cả những bài hát “trạy đi” (sửa lời của bài hát)… Như cháu lên 3… cô thương cháu vì... có Ba đón về… Mẹ tôi im lặng, không hưởng ứng những bài hát “nhảm nhí” của chúng tôi… Mẹ tôi bảo anh tôi: Đàn bài “Lòng Mẹ” cho Má hát đi!

Chúng tôi làm như “cụt hứng”, vì “Chương Trình” đang dzui quá trời mà Má lại đòi hát Lòng Mẹ, nghe nó... sao... sao... đó! Nhưng chìu ý của Má tôi, anh tôi đàn... Má tôi hát... tôi nghe dửng dưng!!! (Giờ tôi mới biết được rằng Má tôi cũng có Mẹ và cũng nhớ Mẹ của Má tôi như bây giờ tôi đang đau khổ vì mất Mẹ đây mỗi khi hát bài hát đó!)...


3.05.2008 | Trần Đỗ Cung : Sáu mươi năm qua Năm sau 1944 tình hình đã đổi khác. Nước Pháp trong hoàn cảnh chiến bại với Đức Quốc Xã đã phải để quân Nhật mượn đường xuống phía Nam. Lòng ái quốc nổi lên mãnh liệt tuy nhiên chính quyền Bảo Hộ vẫn duy trì bộ máy cai trị. Theo truyền thống Đại Hội Sinh Viên vẫn được tổ chức trước cuối năm. Trước ngày hội trong Đông Dương Học Xá đã chuyền tay nhau bản lời Việt Tiếng Gọi Sinh Viên hứng khởi của Mai Văn Bộ và Nguyễn Thành Nguyên. Những câu như “này sinh viên ơi đứng lên đáp lời sông núi” hay “cùng nhau xông pha nơi gươm giáo”, “thù nước lấy máu đào đem báo” đã khơi động mãnh liệt ý chí quật cường chống Tây. Lời ca Việt ngữ được giữ bí mật tuyệt đối nên chúng tôi phải học thuộc lòng. Buổi đại hội khai mạc. Khi tấm màn nhung kéo lên và khi loạt vỗ tay chấm dứt thì ca đoàn lên giọng “này sinh viên ơi” thay cho “é-tu-di-ants” trước sự ngạc nhiên lúc đầu đưa đến tràng pháo tay như sấm giậy của cử tọa nhất tề đứng lên kéo theo cả các quan Tây chưa hiểu đầu đuôi câu chuyện...


3.05.2008 | Võ thị Trúc Giang : Abstand - khoảng cách ! ...Này em, này anh, sao hạnh phúc đang có trong tay mà đi than mây khóc gió hở ?? Anh / em không được quyền than van, than van buồn thả lạc mình vào không gian mùa Thu mây xám, ảm đạm như hiện nay, chỉ những người nào bất hạnh kém may mắn mới được phép BUỒN thôi ! Ô hay ! ta không được phép buồn à ? Buồn và làm thơ lãng mạn cũng phải có Giai Cấp à ?? thế mà xưa nay mình cứ ngỡ lãng mạn hòa mình vào trăng sao kiểu như Hàn Mạc Tử, kiểu như Trịnh Công Sơn, kiểu như Vũ Thành An, Trần Trung Đạo, Quốc Nam... là do bẩm sinh trời ban tặng chứ, ngờ đâu Miệng Đời cũng khắt khe ngăn cấm nữa à ?? Nhưng miệng đời có cấm được không Tâm Hồn Người Bay Không Biên Giới ra ngoài khung cửa sổ tìm nhau và gặp nhau ?? ...


2.05.2008 | Nguyễn Đào Tường : Chùm thơ Nguyễn Đào Tường

Đi
Oi bức kéo dài mây trốn đâu
Độc quyền trời gội nắng trên đầu
Cỏ cây vàng úa người khao khát
Một thoáng gió chiều đợi bấy lâu
.

...........


1.05.2008 | Nguyễn Mạnh Trinh :  Xuân Vũ, "Kẻ sống sót" từ "Đường đi không đến" ...Xuân Vũ qua những chân dung kể trên đã phác họa lại chân thực một nền văn học mà trong đó người cầm bút lúc nào cũng viết với cái án văn tự luôn đe dọa. Mà án văn tự như vụ Nhân văn Giai Phẩm không văn tự, không án lệnh, nhưng chỉ là những thủ đoạn ngấm ngầm mà độc hại gấp trăm lần những tù có án. Người chịu đựng không phải  riêng một mình mà cả những người trong gia quyến, trong thân tộc thậm chí cả những người liên quan nữa. Một vụ án kéo dài suốt mấy chục năm, cho đến bây giờ vẫn còn ảnh hưởng. Như năm nay, tập thơ Trần Dần bị cấm, mặc dù ông đã được trao giải văn học khi đã qua đời. Hay những lệnh ngầm khiến những nhà văn bị ghi tên trong sổ đen bị gạt ra ngoài luồng và khó có cơ hội góp mặt vào một nền văn học chính thống.

Xuân Vũ đã viết: ”.. Viết văn đối với tôi, là một việc khó khăn, cao quý, gian khổ và đau khổ. Lắm khi còn đầy đe dọa. Nhưg nếu chết đi mà còn được tái sinh theo thuyết luân hồi của nhà Phật thì tôi xin được tiếp tục cầm bút để viết nốt những gì còn bỏ dở ở kiếp này. Ôi, cây bút gầy gò nhỏ bé! Nhưng nếu không có nó thì loài người chỉ là một lũ người câm...” 



30.04.2008 | Huệ Trân : Dòng sông và giọt nước Sáng hôm nay, tôi được lên Sơn Cốc, được Thầy cho một tách trà nóng, được thiền hành trên những bãi cỏ xanh; và bài thơ xưa như một cảm ứng nhiệm mầu cho tôi thấy tôi ngày trước. Ngày trước đó, chẳng phải là thời gian hạn cuộc hai mươi, ba mươi, hay bốn mươi năm trước, mà ngày trước đó chỉ là nét thảo mơ hồ của lúc mặt trời mọc hay khi trăng lên. Ngày trước đó, tôi từng là giọt nước, mải mê đùa cùng những hạt sương tan nên đã không nghe thấy tiếng mời gọi của dòng sông:
“Hãy thôi là giọt nước nhỏ cô đơn
Hãy là dòng sông để cùng chảy ra biển lớn”


26.03.2008 | Võ thị Trúc Giang : Để số vốn cho con ...Con ơi, khuya lắm rồi nhưng mẹ biết bạn bè của mẹ trong và ngoài nước cũng đang khóc như mẹ. Mẹ biết khuyên con cái gì bây giờ để thể hiện tình yêu nước non hở con ?

Hỡi các thanh niên Việt nam trẻ tuổi - Hỡi mầm non tương lai của nước Việt – Hỡi những người con của Mẹ Việt nam hôm nay trong và ngoài nước hãy sát cánh, hãy bỏ hết mọi tỵ hiềm, hận thù để sát cánh bên nhau vì chỉ có Sức Mạnh Của Quần Chúng trong giai đoạn này chúng ta mới có hy vọng đạp đổ được chế độ  cs độc tài phi nhân đạo. Đây là những dòng nhật ký mẹ ghi cho con làm số vốn để con biết mình sẽ làm gì khi ra trường và trong tương lai là một người của thế hệ trẻ hải ngoại nữa nhé.


30.04.2008 | Nguyễn Mạnh Trinh : Những mảnh vụn ngày ... tháng ... Tháng ba, năm 1975, những ngày tháng bắt đầu tấn thảm kịch cho dân tộc. Tháng ba, năm 2008,  dư âm chiến tranh vẫn còn trong những người sắp về già như tôi. Trong trí nhớ một thời là những hằn dấu không phai, là những thương tích của một cuộc đổi đời khủng khiếp.

Ký ức,  có phải là một vết thương sâu, khi nghĩ về và nhớ lại. Ba mươi năm trước, thời gian có lẽ dài với một đời người nhưng với lịch sử, chỉ là một cái tích tắc chớp mắt. Chiến tranh, với tất cả sự phi lý của nó, kéo dài  hơn hai chục năm rồi đột nhiên chấm dứt. Sự chấm dứt ấy, có thể là niềm vui của chục triệu người Việt này  bên phe chiến thắng nhưng cũng là nỗi đau của chục triệu người Việt bên phe thua trận.


30.04.2008 | Nguyễn Mạnh Trinh : Gửi những cánh đại bàng gãy cánh

Ô hô!
Xưa, cùng chung mang Tổ Quốc Không Gian, khúc quân hành đã hát vang cùng sông núi.
Nay, gợi câu thề Bảo Quốc Trấn Không, lời sắt son cùng xã tắc vẫn ngậm ngùi.

Than ôi!
Cánh sắt biền biệt khung trời, trung nghĩa đài lửa thắp vọng người đi
Trời cao ôm vùi thân xác, chiến trường nào dầu dãi  nếp phi bào
Vận nước đến thời
Anh hùng gãy cánh
....



26.04.2008 | Đặng Văn Sinh :
"Luật đời và cha con", vở bi hài kịch thời đại… Ngay sau khi “Luật đời và cha con” được phát hành, tuần báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức hội thảo. Đây là việc làm phải nói là khá khôn ngoan nhằm định hướng dư luận để tránh búa rìu từ những cơ quan quyền lực rất có thể giáng xuống đầu tác giả và nhà xuất bản. Có lẽ vì thế nên hầu hết các tham luận chỉ dừng lại ở một vài hiện tượng tiêu cực, cán bộ tham nhũng, suy thoái đạo đức, nhân cách, dẫn đến gia đình đổ vỡ… mà không dám đi sâu vào bản chất vấn đề tác giả đặt ra vốn là nguyên nhân chính dẫn đến màn bi hài kịch gia đình Lê Hòe...


26.03.2008 | Võ thị Trúc Giang : Mất xác ...Nay ta ngồi đây đấy Hương, viết thư cho nhỏ! Ta nhớ nụ cười của nhỏ hiền lành quá đi thôi ! Cớ sao nhỏ bị Biển cướp đi đời mi quá sớm như thế ?? Ngày ta đi vượt biên trong chuyến của ta có chị ruột của Hương, mi biết mà phải không ? Trong chuyến đi chung với ta, chị ấy để lại nhà ba đứa con gái, vợ chồng chị đi trước chỉ  dắt theo thằng con trai út và một thằng cháu trai đi cùng, còn ba đứa con gái anh chị nói là sẽ đi theo người em gái đi sau, người em gái đó tức là Hương...


24.04.2008 | Huệ Trân :  Bên kia sông

... Bởi vì:
Kẻ thù là sự vô minh.
Con người là nạn nhân của sự vô minh.
Nạn nhân nào cũng đáng thương như nhau.
Nạn nhân nào cũng đáng được độ dưới cái nhìn từ bi của Đạo Phật.

Những Tăng Đoàn liễu nghĩa lời Phật dạy, Đã và Đang theo dấu chân Đức Thế Tôn, NHẬP THẾ ĐỘ ĐỜI chứ không chỉ làm Thanh Văn, Duyên Giác. Nhập thế bằng Trí Tuệ. Lặng thinh trước thị phi. Dũng mãnh đi trên đường Phật đi, mới thật sự là đền ơn Chư Phật. Những Tăng Đoàn đó, mang tinh thần vị tha bình đẳng, đã và đang mở rộng trái tim, bước những bước chân chánh niệm từ Âu sang Á, từ Đông sang Tây, độ hết những ai cầu được độ...



20.04.2008 | Nguyễn Mạnh Trinh : Tưởng niệm Nguyên Sa Hai bài thơ. Hai thi sĩ. Viết về một nhà thơ lớn của văn học Việt Nam để tưởng niệm. Thơ kiệm lời nhưng ý lại mênh mang. Thơ như những nhắc nhở về người ra đi nhưng thơ cũng viết về những điều để lại. Cụ Tiên Điền ngày xưa đã than rằng ba trăm năm nữa còn có ai nhắc đến Tố Như thì bây giờ kẻ hậu sinh vẫn nhắc đến Nguyễn Du cũng như đã mười năm sau khi thi sĩ từ trần thơ Nguyên Sa vẫn có người chép và in lại từ trong nước vượt qua những bức tường ý thức hệ chính trị để thành những trang cảo thơm  làm đẹp  cho đời cho văn học Việt Nam…  



20.04.2008 |
Trần Đan Hà :  Mưa xuân về muộn Lâm trở về quê sau một biến động của đất nước, một khúc quanh lịch sử đã trôi qua, nhưng thảm cảnh chiến tranh vẫn còn ám ảnh. Từ những ngày triệt thoái cao nguyên, với hàng  hàng lớp lớp chui ra từ lửa đạn; đến những ngày Sài gòn tan tác, cảnh hổn loạn khiến cho bao người hớt hải, kinh hoàng. Mọi chọn lựa đều không mang tính trọn vẹn để đáp ứng nhu cầu cho những người đã một lần đánh mất quê hương. Ngày đi, anh chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ trở lại nơi chốn thân yêu, sau một lần phải ngậm ngùi bỏ lại tất cả với bao nuối tiếc. Vì nơi ấy, chiến tranh đang lan tràn, khiến cho hoài vọng trở về vẫn còn mịt mù khuất vắng. Ngỡ như cuộc chia xa sẽ dài mãi chưa biết đến bao giờ...


20.04.2008 | Trần Đan Hà : Cây đa bến cộ còn lưa Người Việt Nam chúng ta, không ai lại không có một góc trời quê hương nho nhỏ ở trong lòng, mà người đời thường gọi là "địa phương". Nơi đây chúng ta sinh ra và lớn lên, nhìn thấy sự hiện diện tất cả những gì xung quanh ta; những hình ảnh ấy sau nầy nó sẽ trở thành "kỷ niệm". Như con đường làng hai bên có hàng tre bao bọc, lả lướt theo bước chân em lần đầu tiên theo mẹ đến trường. Ngôi trường cũng nằm khuất sau hàng cây đổ bóng xuống chiều, khi mỗi lần vang lên hồi trống tan trường, là niềm vui cho xôn xao mộng ước được trở về dười mái gia đình, có cha mẹ có anh chị em quây quần trong niềm yêu thương đầm ấm...


18.04.2008 | Huệ Trân : Vị đạo sư tối thượng Tôn giáo nào cũng có những nhà truyền giáo, phát nguyện rao giảng những điều mà họ tin là mang đến hạnh phúc cho nhân loại. Những vị giáo chủ, người khai sáng ra tôn giáo đó, tất nhiên là nhà truyền giáo đầu tiên về đạo của mình. Trong lịch sử tôn giáo của nhân loại, vị giáo chủ, và cũng là nhà truyền giáo tích cực nhất, bền bỉ nhất, đơn giản nhất, từ bi nhất, không thể ai khác hơn là Đức Phật. Điều này không mơ hồ mà có thể chứng nghiệm, khi ngược giòng lịch sử qua tài liệu, kinh sách, biên khảo, nhận định v.v… từ hơn hai ngàn năm trăm năm nay...


Hoàng-Hạc-Quán : Như cánh chim di Qua một đêm mưa rả rích, buổi sáng thức dậy nhìn ra biển qua khung cửa kính từ ban công khách sạn vẫn thấy một màu ảm đạm dù mưa đã tạnh hẳn. Không thể bỏ ý định đi dạo trên bãi biển vì chiều nay tôi sẽ phải trở về thành phố mặt trời của mình, sa mạc và núi non... Là một người thích biển, tôi thích biển lắm vì ngày xưa tôi yêu Phượng và Phượng sống ở vùng biển. Những gì thuộc về Phượng về biển hầu như đều ăn sâu bám chặt vào từng góc cạnh ký ức của tôi. Có biển là có Phượng, biển luôn mang hình ảnh Phượng của ngày xưa trở về cùng tôi, trong sáng hòa lẫn chút gì đó rất dịu dàng, tế nhị. Ý tưởng bắt đầu lan man, tôi nén tiếng thở dài xua đuổi dòng nghĩ ngợi. Như cố tình câu giờ mong thời gian đi chậm lại để còn chờ ông mặt trời xuất hiện, tôi pha ly café và ngồi xuống chiếc ghế ở góc phòng nhâm nhi nhưng rồi vẫn cảm thấy sốt ruột, đồng hồ trên chiếc máy điện thoại đã đổi sang con số 8 vậy là tôi quyết định xuống biển...


12.04.2008 | Nguyễn Mạnh Trinh : Lê Văn Trương, tiểu thuyết của triết lý người hùng Lê văn Trương (1906-1964), một tiểu thuyết gia đã viết tới gần 100 tiểu thuyết, người viết văn trong thời kỳ 1935-1940 một thời lừng lẫy làm mưa làm gió trên văn đàn. Trong văn học Việt Nam, thời tiền chiến là một thời kỳ thành đạt nhất với nhiều đóng góp đáng kể của Tự Lực Văn Đoàn và các nhà văn không tập hợp thành nhóm như Nguyễn Công Hoan, Lan Khai, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Lưu Trong Lư, Vũ Hoàng Chương... và Lê Văn Trương. Ông là thần tượng một thời và có nhiều ảnh hưởng mà cái triết lý người hùng của ông đã thuyết phục và lôi cuốn đông đảo độc giả. Tuy vậy, ông không được đánh giá cao lắm trong giới các nhà phê bình văn học. Trong “Nhà văn hiện đại” Vũ Ngọc Phan nhìn ngắm ông từ môt chân dung ít thiện cảm.



11.04.2008 | Vĩnh Hảo :
Vô hữu khủng bố ...Ánh sáng từ bi trí tuệ của Phật giáo không thể vì lý do gì mà không chiếu rọi đến những nơi tăm tối, nơi mà hàng mấy chục triệu người đang cố gắng ngoi mình dậy từ hậu quả chiến tranh, nghèo đói, bất công, đạo đức băng hoại... Phật tử Việt Nam không thể vì hai triệu đảng viên mà bỏ quên tám chục triệu người dân. Đức Đạt-lai Lạt-ma cũng không vì 60 triệu đảng viên cộng sản mà chối bỏ 1 tỉ 240 triệu người dân Trung Hoa. Đức Giáo Hoàng John Paul II cũng không vì 700 ngàn đảng viên mà không quan tâm đến 10 triệu người dân Cuba. Nói theo cách của Đức Đạt-lai Lạt-ma, trên một tỉ người dân Trung Hoa, “xứng đáng được làm nước chủ nhà của cuộc tranh tài Thế Vận Hội,” thì trên 80 triệu dân Việt Nam bao gồm 60 - 70% là phật-tử, xứng đáng được làm nước chủ nhà cho Lễ Vesak 2008 của Liên Hiệp Quốc.


11.04.2008 | Huệ Trân : Vá áo chép kinh
- Quảng mạc thiên hoang cố lý, nhi phế hưng cạnh tẩu kinh đào, phiến diệp phù nang, quải nạp đằng la thử ngạn.
Dịch nôm: Chốn cũ dặm dài man mác, bởi phế hưng xô dậy sóng cồn, chiếc lá thuyền nang, vá áo chép kinh đất khách.
- Đức hành thế khoác tham phương, tỷ triêu lộ hàm huy diệu cảnh, không hoa thủy nguyệt, huyền hà bích lạc thần châu.
Dịch nôm: Đức tu mấy bước mù xa, tợ sương sớm nắng hồng đọng bóng, hoa trời trăng nước, ngân hà dằng dặc quê cha...


5.04.2008 | Phong Thu : Sài Gòn mưa vẫn rơi Cô bé ôm chồng báo trên tay đi khắp nơi trong thành phố Sài Gòn. Nếu sáng nó có mặt ở hồ con Rùa, vườn Tao Đàn, ngã tư Bảy Hiền, thì trưa hay chiều nó chạy đến khu vực ngã ba Ông Tạ, Lăng ông bà Chiểu, chợ Bến Thành... Nó chạy đi suốt ngày không biết mệt. Đôi chân giang hồ, phiêu bạc của nó đã chai sạn trong những tháng ngày dầm mưa, dãi nắng. Nó đi qua nhiều biệt thự, cao ốc, siêu thị, cửa hàng. Nơi mà nó chỉ được đứng nhìn trong sự thèm khát, mơ ước. Đôi khi nó đến những biệt thự sang trọng, sơn phết xinh đẹp, lịch sự nó biết đó là nhà của cán bộ, hay của những người có thân nhân ở nước ngoài. Có người tội nghiệp cũng mua cho nó vài tờ báo, nhưng cũng có người thấy nó là tránh xa như hủi. Nó cũng biết rằng nơi nào là chung cư hay cơ quan nhà nước thì sập xệ, tồi tàn, dơ bẩn, xuống cấp. Ở những xóm lao động nghèo thì nơi đó nó không hy vọng kiếm ra tiền. Người dân nghèo không có tiền ăn lấy đâu ngày nào cũng mua báo...


3.04.2008 | Nguyên Thần : Thầy Tuệ Sỹ

Thầy là cây tùng trong sa mạc
Gió cát lửa đời nướng khô thân xác
Ôi ! Còn chăng khóe mắt rực hồng quang
Ánh trăng mờ soi bước khách đoạn trường
Ai chia sẻ khối sầu vương quặn thắt
Buốt giá rừng hoang rung khí phách
Nào ngại gì chiếu rách thân đơn
Rung đùi cười gió táp mưa tuôn

.....


3.04.2008 | Đặng Văn Sinh : Cây mít tố nữ Làng Yên Ninh thuộc tổng Cao Sơn, phủ Trường Lưu nằm dọc phía hữu ngạn sông Cái. Ðứng trên cao trông như mũi mác hơi phình ở giữa mà vuốt nhọn hai đầu. Ngày trước, nghe đâu từ thời Hồng Ðức, có quan Tư nghiệp Quốc tử giám, người tổng Phù Vân về quê, qua đò nhìn thấy thế đất làng Yên, bảo với anh học trò cùng đi : ”Làng này được thế đất tốt nhưng tiếc rằng mạch bị chẻ làm hai nên đuối sức, hiếm nhân tài”. Lời tiên tri của quan Tư nghiệp tỏ ra ứng nghiệm. Hết đời này đến đời khác, dân làng Yên chỉ làm ruộng. Vụ nông nhàn, đàn ông thêm nghề quăng chài, đàn bà chuyên nhặt phân chó đem sang chợ Buộm bán. Những đời sau, các bậc kỳ mục trong làng thấy dân thất học thì lép vế với thiên hạ mới bàn nhau mở trường, đón thầy về dạy chữ thánh hiền cho con cháu những nhà khá giả. Ðược mười chín năm thì có người đỗ hương cống rốt bảng.


3.04.2008 | Nguyễn Đào Tường : Thơ Nguyễn Đào Tường
                    Vua chiến trường
                           (Nhân một lần vào thăm Viện Bảo tàng quân đội)

Xa gần gầm thét chiến trường xưa
Thảm họa dân tình nổi tiếng vua
Vươn cổ tự hành kiêu ngạo thế
Gục đầu nằm xó thảm thương chưa?


31.02.2008 | Nguyễn Mạnh Trinh : Hội nhập văn học? thế nào? bao giờ?... Đời sống thường có những câu hỏi. Có hay không một nền văn học lưu vong ở hải ngoại? Cũng như, những người cầm bút ở hải ngoại nghĩ thế nào về sự giao lưu và hội nhập? Mà hội nhập thế nào, hội nhập vào văn học dòng chính ở nước họ định cư, cũng như hội nhập vào dòng văn học trong nước ?

Hội nhập vào văn học  ở những nước mà họ sinh sống nổi bật nhất ở những thế hệ một rưỡi hoặc thứ hai. Họ viết bằng Anh ngữ  hoặc Pháp Ngữ và hình như dù họ viết với tâm cảm Việt Nam nhưng đối tượng độc giả có lẽ không phải chỉ riêng người Việt mà còn cả những người bản xứ. Thực tế, họ đã tạo được sự để ý của giới xuất bản cũng như phê bình và cũng chiếm được nhiều giải văn học. Họ  là Linda Le viết Pháp ngữ, là  Monique Trương, Aimee Phan, Lan Cao, Andrew Lam, Kien Nguyen, le thi diem thuy, Đao Strom, Nguyen Minh Bich, Mộng Lan,…viết Anh Ngữ.


30.03.2008 | Nguyễn Đào Tường : Họa thơ tết Con Chuột của Hà Sĩ Phu

Chuột chí gặm quần…
đảo phía xa
Dân lành càng rách,
hở thêm ra
Chuột “đồng”
càng béo càng kêu
“chí”(!)
Chí... choé cho đau
nỗi nước nhà.

Quần đảo đông đàn...
chuột mấy xa
Đêm ngày kho lẫm
khoét tung ra
Ngoài "đồng"
cắn lúa đùa chi
"chí"
Reo rắc tai ương
bại đất nhà.

29.03.2008 | Đại Lãn : Công án thiền là một đối tượng nhận thức? Khi chúng tôi đặt vấn đề này, chúng tôi vẫn biết đây là, một việc làm sai lầm ngốc nghếch; bỡi vì vấn đề này đối với Thiền Tông chúng không can hệ gì. Hơn nữa, như chính đức Phật đã dạy ngài Ma Ha Ca Diếp: "Ta có chánh pháp nhãn tạng, diệu tâm Niết bàn, thực tướng vô tướng, nay trao lại cho Ma Ha Ca Diếp". (Ngẫu kiến Đại Phạm Thiên vương vấn Phật quyết nghi kinh), và cho đến Bồ Đề Đạt Ma khi mới sang Trung Quốc tuyên bố rằng: ”Chỉ thẳng tâm người thấy tánh thành Phật, chẳng lập văn tự, truyền riêng ngoài giáo". (Huyết mạch luận trong Thiếu Thất lục môn). Rõ ràng đã nêu Tông chỉ và sự kế thừa của Thiền tông như thế nào rồi. Nhưng ở đây, chúng tôi vẫn đặt ra vì chúng có những nguyên nhân sâu xa, và cấp bách của chúng...


29.03.2008 | Tịnh Ý :  Mối tình Phạm Thái - Trương Quỳnh Như, Chứng tích của tình yêu tự do và lãng mạn Trong văn học cổ của nước ta -bình dân cũng như bác học- từ điệu hò câu hát mộc mạc ở miền quê, đến những khúc ngâm, thể truyện của các tác gia, tình yêu vẫn là đề tài được nhiều người ưa chuộng, giới sáng tác cũng như giới thưởng ngoạn. Đề tài tình yêu trong văn học rất phong phú. Từ những mối tình được truyền tụng trong dân gian như Thoại Khanh-Châu Tuấn, chuyện tình Trương Chi-Mị Nương lãng mạn hiền hòa đến những mối tình bi thương dang dở như Kim Trọng-Thúy Kiều, Hạnh Nguyên - Mai Sinh, pha lẫn chút hương vị tiên giới như chuyện tình của Giáng Kiều - Tú Uyên hay đượm chút thần thoại ly kỳ như chuyện tình giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh và nàng Mị Nương… tác phẩm nào cũng xây dựng trên những câu chuyện tình...


25.02.2008 | Nguyễn Mạnh Trinh :  Thanh Tâm Tuyền, tháng ba và những trang sách Tháng ba. Những tháng ba định mệnh của một thi sĩ tiên phong, một nhà văn lớn. Tháng ba, tháng mà thi sĩ ra đời (5/3/1936) và tháng ba, cũng là thời điểm thi sĩ dời trần thế (22/3/2006). 1936 - 2006.Bẩy mươi mốt tuổi thọ. Thi sĩ Thanh Tâm Tuyền.

Tháng ba, cũng là thời điểm của “Một  chủ nhật khác” cuốn tiểu thuyết cuối cùng thi sĩ viết tại miền Nam  trong  những giờ khắc của một chính thể hấp hối và của một cuộc chiến đã đến lúc ngã ngũ:

”.. Cuối tháng ba bước sang tháng tư, trận chiến bùng nổ quy mô khốc liệt tại các vùng giới tuyến. Quảng Trị mất. Kontum, Bình Long bị uy hiếp. Đầu tháng năm ấy hòa đàm Ba Lê lại đình hoãn vô hạn định. Hoa Kỳ tái oanh tạc miền Bắc dội bom Hà Nội. Hải Phòng, thả mìn phong tỏa các hải cảng Bắc Việt.



25.02.2008 | Huệ Trân : Con đường thăng hoa tâm linh Thượng Tọa Narada Mahathera, người từng bầy tỏ lòng qúy kính sâu sa đối với Đức Phật Cồ Đàm qua tác phẩm The Buddha đã nhận xét và dẫn chứng sự quan sát của nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng khắp thế giới để chứng minh rằng những phương thức thuyết giảng, hội chúng Phật tử và hình thành tăng đoàn tại Ấn Độ cách nay hơn 2500 năm đã trở thành những mô hình căn bản được áp dụng và thực thi tại các nghị trường ngày nay. Tinh túy của những mô hình đó phải khởi đi từ sự bình đẳng, không phân biệt giai cấp, nam nữ, giầu nghèo sang hèn và phải được tưới tẩm bằng tâm từ bi. Khi ta thương người như thương ta thì mọi hàng rào dị biệt tự động bị phá vỡ để không ai nhìn ai là kẻ thù mà kẻ thù, nếu có, chính là sự vô minh.



18.02.2008 | Huệ Trân : Đi tìm quê hương ...Hình ảnh Thầy và chiếc võng trên hành lang nhỏ hẹp dẫn vào Thị Ngạn Am là hình ảnh quá thân quen đối với Phật tử Việt Nam khắp năm châu, vì hình ảnh đó không hề thay đổi từ khi vị tu sỹ mang bản án tử hình, được đổi thành chung thân khổ sai, rồi quản thúc vô thời hạn tại tu viện Quảng Hương Già Lam cho đến ngày nay. Tất cả những từ ngữ “tử hình, chung thân, quản thúc …”  rồi bây giờ đang là “thân cộng, phản bội, chạy theo danh lợi v.v…” đều do tâm địa và miệng lưỡi thế gian đặt cho. Còn Thầy ư? Thầy vẫn lặng thinh như vạn hữu. Vạn hữu có nói gì đâu mà vẫn đủ bốn mùa mưa nắng!...



17
.03.2008 | Trần Đan Hà : Huế bây giờ Nói đến xứ Huế, cố thi sĩ Bùi Giáng có hai câu thơ mà nhiều người hay nhắc nhở :

Dạ thưa xứ Huế bây giờ  
Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương  

Phải chăng núi Ngự là biểu tượng cho đấng trượng phu, đã một thời dâng hiến tấm lòng trung trinh, ý chí sắt son đáp đền ân sông nghĩa núi; phò vua giúp nước để đem lại thanh bình thịnh trị cho dân lành một cuộc sống hạnh phúc an vui. Còn sông Hương là tượng trưng cho nét dịu dàng và thơ mộng. Dòng sông hiền hòa chảy xuôi êm đềm, thướt tha như những tà áo trắng của các cô nữ sinh trường Đồng Khánh đang bay về muôn lối. Dập dìu như từng cánh hoa xuân đua nở trên thành phố quê hương, của một thời vàng son...

                        Xem tiếp

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.